Đề tài Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường THPT

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá là một hoạt động tất yếu, là

một khâu rất quan trọng. Ngay trong nghị quyết số 29 – NQ/TW Đại hội Đảng

toàn quốc lần thứ XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ở phần

giải pháp thứ ba trong các giải pháp thực hiện có nêu: đổi mới căn bản hình thức

và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục đào tạo. Ngày 13

tháng 06 năm 2012 Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 711/QĐ-

TTg phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020". Trong chiến lược

nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn

luyện theo hướng phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự

học của người học.Thực hiện định kỳ đánh giá quốc gia về chất lượng học tập

của học sinh phổ thông nhằm xác định mặt bằng chất lượng và làm căn cứ đề

xuất chính sách nâng cao chất lượng giáo dục của các địa phương và cả nước”.

Công văn số 5466/BGDĐT-GDTrH ngày 07 tháng 8 năm 2013 hướng

dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2013-2014 của Bộ Giáo

dục và đào tạo và công văn số 1896 /SGDĐT-GDTrH hướng dẫn thực hiện

nhiệm vụ Giáo dục Trung học phổ thông năm học 2013-2014 của Sở Giáo dục

và đào tạo Đồng Nai cũng đã nêu một trong những nhiệm vụ trọng tâm của

trường trung học phổ thông là : “Tiếp tục tập trung chỉ đạo đổi mới đồng bộ

phương pháp dạy học và giáo dục, đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và

rèn luyện của học sinh; tạo ra sự chuyển biến tích cực, rõ nét về chất lượng và

hiệu quả hoạt động giáo dục trung học.”

pdf10 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 1751 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Trang 1 
Tên SKKN: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 
CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT 
  
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
Trong quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá là một hoạt động tất yếu, là 
một khâu rất quan trọng. Ngay trong nghị quyết số 29 – NQ/TW Đại hội Đảng 
toàn quốc lần thứ XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ở phần 
giải pháp thứ ba trong các giải pháp thực hiện có nêu: đổi mới căn bản hình thức 
và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục đào tạo. Ngày 13 
tháng 06 năm 2012 Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 711/QĐ-
TTg phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020". Trong chiến lược 
nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn 
luyện theo hướng phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự 
học của người học...Thực hiện định kỳ đánh giá quốc gia về chất lượng học tập 
của học sinh phổ thông nhằm xác định mặt bằng chất lượng và làm căn cứ đề 
xuất chính sách nâng cao chất lượng giáo dục của các địa phương và cả nước”. 
Công văn số 5466/BGDĐT-GDTrH ngày 07 tháng 8 năm 2013 hướng 
dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2013-2014 của Bộ Giáo 
dục và đào tạo và công văn số 1896 /SGDĐT-GDTrH hướng dẫn thực hiện 
nhiệm vụ Giáo dục Trung học phổ thông năm học 2013-2014 của Sở Giáo dục 
và đào tạo Đồng Nai cũng đã nêu một trong những nhiệm vụ trọng tâm của 
trường trung học phổ thông là : “Tiếp tục tập trung chỉ đạo đổi mới đồng bộ 
phương pháp dạy học và giáo dục, đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và 
rèn luyện của học sinh; tạo ra sự chuyển biến tích cực, rõ nét về chất lượng và 
hiệu quả hoạt động giáo dục trung học.” 
Để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, giáo viên phải xem đánh 
giá là quá trình và là một phần không thể thiếu trong hoạt động giảng dạy của 
mình. Mặt khác việc kiểm tra đánh giá cần được hiệu trưởng sử dụng để hướng 
dẫn học sinh học, giáo viên giảng dạy và giám sát, nâng cao chất lượng giảng 
dạy. 
Sau khi tham gia lớp bồi dưỡng cán bộ quản lí kết hợp với thực tiễn quản 
lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, tôi quyết định chọn đề tài 
“QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC 
SINH Ở TRƯỜNG THPT” nhằm đánh giá đúng thực trạng và đề ra một số 
giải pháp về hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh, góp phần nâng cao 
chất lượng và hiệu quả giáo dục trong nhà trường nói riêng và đáp ứng yêu cầu 
đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói chung. 
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 
1. Cơ sở lý luận 
Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong trường trung 
học phổ thông rất quan trọng trong quá trình dạy học. Việc kiểm tra thường 
xuyên, kiểm tra định kỳ theo quy định, cho điểm chính xác có ý nghĩa rất lớn, nó 
 Trang 2 
tạo được sự công bằng trong học tập cho học sinh, khích lệ học sinh làm cho các 
em nhận ra được năng lực thực sự để tự bổ sung hoàn thiện mình, đồng thời qua 
đó người thầy nắm được chất lượng đào tạo của mình, khả năng tiếp thu của học 
sinh để từ đó người thầy có những điều chỉnh về phương pháp dạy học cho phù 
hợp. Mặt khác, kết quả đánh giá chính xác của giáo viên giúp cho nhà quản lý 
giáo dục nắm được chất lượng của hoạt động dạy học trong nhà trường, từ đó 
đưa ra những chiến lược phát triển nhà trường hợp lý và khả thi. 
Trong những năm qua, việc đổi mới phương pháp trong hoạt động dạy và 
học là một nhiệm vụ cấp thiết và có tầm quan trọng chiến lược; đây là nhiệm vụ 
của mọi thành viên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trong các nội dung đổi 
mới ấy, hoạt động kiểm tra đánh giá học sinh có vai trò quan trọng trong việc 
nâng cao chất lượng giáo dục. 
Kiểm tra và đánh giá học sinh là nhiệm vụ thường ngày của giáo viên. 
Trong xu hướng chung của sự phát triển và đổi mới, công tác kiểm tra đánh giá 
cũng phải có những thay đổi tích cực, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của 
xã hội. 
2. Cơ sở thực tiễn 
Quy định về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh đã được nêu 
rõ trong điều lệ trường trung học ( điều 28), thông tư 58 của Bộ Giáo dục và đào 
tạo. Tuy nhiên, thực tế việc giáo viên kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học 
sinh đôi khi vẫn còn tiêu cực làm cho xã hội chưa yên tâm và tin tưởng vào chất 
lượng đào tạo của nhà trường. 
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là hoạt động bắt buộc và 
quen thuộc đối với tất cả giáo viên đứng lớp. Nhưng phần lớn các giáo viên có 
quan niệm việc ra đề kiểm tra cho học sinh đơn giản là có điểm số ghi vào sổ 
điểm để cuối học kì cuối năm đánh giá xếp loại học sinh. 
Hiện tượng tiêu cực trong hoạt động dạy thêm học thêm vẫn còn, giáo 
viên còn dùng con điểm để khống chế học sinh cũng là một hệ lụy ảnh hưởng rất 
lớn đến sự công tâm của người giáo viên trong việc kiểm tra đánh giá kết quả 
học tập của học sinh. 
 Trang 3 
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 
Kế hoạch hành động nâng cao chất lượng công tác đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường THPT dự kiến thực 
hiện trong một năm ( từ tháng 8/2013 đến tháng 7/2014): 
STT Nội dung 
công việc 
Mục tiêu cần đạt Người thực 
hiện 
Cách thức thực hiện, 
điều kiện thực hiện 
Khó khăn, 
rủi ro 
Biện pháp 
khắc phục 
1 Giáo dục, 
tuyên truyền 
chủ trương, 
phương pháp 
kiểm tra, đánh 
giá kết quả học 
tập của học 
sinh của nhà 
trường trong 
năm học. 
- Nâng cao ý thức, động 
cơ đúng đắn trong học 
tập, rèn luyện của học 
sinh. 
- Giáo dục ý thức tổ 
chức kỷ luật, tính trung 
thực thẳng thắn, ý thức 
trách nhiệm với bản 
thân. 
- Tạo tâm thế đúng đắn 
cho người giáo viên khi 
thực hiện nhiệm vụ của 
mình 
- Ban giám 
hiệu 
- Giáo viên bộ 
môn 
- Đoàn thanh 
niên 
- Giáo viên 
chủ nhiệm 
- Học sinh 
- Thực hiện từ đầu năm 
học ( lần họp cơ quan 
đầu tiên) 
- Thực hiện thông qua 
các buổi sinh hoạt tập 
thể như: chào cờ đầu 
tuần, sinh hoạt chủ 
nhiệm, hoạt động ngoại 
khoá, hoạt động ngoài 
giờ lên lớp, 
- Thái độ chủ 
quan, ỷ lại, 
thói quen 
không đúng từ 
trước 
- Sự vô cảm, 
thiếu trách 
nhiệm ( có thể 
có) ở một số 
giáo viên 
- Giáo dục 
thường xuyên, 
liên tục 
- Lắng nghe 
phản ánh để 
xử lý kịp thời 
 Trang 4 
STT Nội dung 
công việc 
Mục tiêu cần đạt Người thực 
hiện 
Cách thức thực hiện, 
điều kiện thực hiện 
Khó khăn, 
rủi ro 
Biện pháp 
khắc phục 
2 Tổ chức cho 
giáo viên học 
tập lại thông tư 
58, hướng dẫn 
thực hiện công 
tác khảo thí 
của nhà trường 
- Giáo viên nắm vững 
quy chế kiểm tra đánh 
giá xếp loại học sinh 
- Giáo viên nắm vững 
quy định về kiểm tra, 
công tác ra đề, coi kiểm 
tra, chấm bài, ghi điểm, 
đánh giá kết quả học 
tập của học sinh sau 
thống kê điểm 
- Ban giám 
hiệu 
- Giáo viên bộ 
môn 
- Giáo viên 
chủ nhiệm 
- Thực hiện từ đầu năm 
học ( lần họp cơ quan 
đầu tiên) 
- Sự thiếu tinh 
thần trách 
nhiệm ( có thể 
có) ở một số 
giáo viên 
- Nhắc nhở 
thường xuyên, 
liên tục. 
3 Kiện toàn hoạt 
động của bộ 
phận khảo thí 
- Các thành viên nắm rõ 
nội dung công việc, 
phối hợp thực hiện hiệu 
quả 
- Xử ký, nắm bắt thông 
tin ngược và phản ánh 
lại cho lãnh đạo đơn vị 
- Phó hiệu 
trưởng phụ 
trách khảo thí 
- Nhân viên tổ 
hành chính 
- Triển khai từ đầu năm 
học 
- Xây dựng kế hoạch 
hoạt động cụ thể 
-Năng lực nắm bắt và 
xử lý thông tin của các 
thành viên phải tốt 
- Chưa có chế 
độ bồi dưỡng 
-Năng lực 
nắm bắt và xử 
lý thông tin 
không kịp 
thời, thiếu 
chính xác dễ 
gây mất đoàn 
kết trong giáo 
viên và trong 
cả học sinh 
- Tham mưu 
đề xuất tìm 
hướng hỗ trợ 
- Chỉ đạo quản 
lý chặt chẽ 
 Trang 5 
STT Nội dung 
công việc 
Mục tiêu cần đạt Người thực 
hiện 
Cách thức thực hiện, 
điều kiện thực hiện 
Khó khăn, 
rủi ro 
Biện pháp 
khắc phục 
4 Đổi mới 
phương pháp, 
hình thức ra đề 
kiểm tra 
- Chính xác, khách 
quan, công bằng 
- Đúng chuẩn kiến thức, 
kỹ năng 
- Phù hợp với đối tượng 
học sinh 
- Phân hoá được học 
sinh 
- Rèn luyện cho học 
sinh năng lực tự kiểm 
tra, tự đánh giá kết quả 
học tập của bản thân và 
của người khác 
- Giúp gia đình học sinh 
và cộng đồng có biện 
pháp phối hợp cùng nhà 
trường 
- Các tổ trưởng 
chuyên môn, 
giáo viên cốt 
cán ở các bộ 
môn 
- Giáo viên 
chủ nhiệm 
- Ban đại diện 
cha mẹ học 
sinh các lớp và 
trường 
- Phương pháp dạy học 
phải có sự chyển biến 
tích cực giúp học sinh 
hình thành năng lực tự 
học và tự đánh giá 
- Hệ thống câu hỏi 
kiểm tra đánh giá cũng 
cần thể hiện sự phân 
hoá ( thông thường 
50% biết, hiểu, 25% 
vận dụng, 25% vận 
dụng nâng cao) 
- Sử dụng phiếu liên lạc 
điện tử giữa nhà trường 
và gia đình hiệu quả 
hơn 
- Năng lực 
chuyên môn 
và tinh thần 
trách nhiệm 
với nghề 
nghiệp của 
một bộ phận 
giáo viên chưa 
đáp ứng 
- Nhận thức từ 
phía gia đình 
học sinh chưa 
cao 
- Giáo dục ý 
thức, tuyên 
truyền chủ 
trương 
- Đưa vào quy 
chế thi đua 
 Trang 6 
STT Nội dung 
công việc 
Mục tiêu cần đạt Người thực 
hiện 
Cách thức thực hiện, 
điều kiện thực hiện 
Khó khăn, 
rủi ro 
Biện pháp 
khắc phục 
5 Lập kế hoạch 
kiểm tra chung 
- Đảm bảo tính khách 
quan, công bằng, chính 
xác 
- Học sinh và giáo viên 
chủ động kế hoạch học 
tập, ôn tập để đạt hiệu 
quả cao về kết quả học 
tập của học sinh 
- Ban giám 
hiệu 
- Tổ trưởng 
- Giáo viên bộ 
môn 
- Giáo viên 
chủ nhiệm 
- Học sinh 
- Thực hiện đầu năm, 
cụ thể hoá từng học kỳ 
- Tổ trưởng chuyên 
môn chịu trách nhiệm 
triển khai, thực hiện, 
kiểm tra, nhắc nhở 
- Ban giám hiệu kiểm 
tra đột xuất, định kỳ 
- Thời gian 
thực hiện 
trùng với các 
kế hoạch khác 
của nhà 
trường 
- Chấm trả bài 
không kịp thời 
- Giáo viên 
không cẩn 
thận nhầm 
điểm của học 
sinh 
- Tìm giải 
pháp tối ưu để 
khắc phục khi 
găp phải. Phối 
hợp với các bộ 
phận khác 
trong nhà 
trường nhịp 
nhàng 
- Công khai 
quy trình 
chấm bài cho 
toàn thể học 
sinh và phụ 
huynh học 
sinh 
- Tiếp nhận và 
xử lý kịp thời 
thông tin, phản 
hồi giáo viên, 
học sinh, phụ 
huynh 
 Trang 7 
6 Thống kê kết 
quả sau kiểm 
tra 
- Đánh giá phân tích 
chất lượng học sinh từ 
đó điều chỉnh phương 
pháp dạy phù hợp để 
học sinh học tập tốt hơn 
- Học sinh tự đánh giá 
bản thân 
- Ban giám 
hiệu 
- Tổ trưởng 
- Giáo viên bộ 
môn 
- Giáo viên 
chủ nhiệm 
- Thực hiện sau mỗi đợt 
kiểm tra chung 
- Phụ thuộc 
vào đường 
truyền mạng 
mạnh hay yếu, 
lỗi đường 
truyền 
- Máy tính bị 
hư 
- Sử dụng 
đường truyền 
dữ liệu ổn 
định 
- Giáo viên tin 
học hỗ trợ 
7 Xây dựng 
ngân hàng đề 
- Có thể chủ động trong 
công tác kiểm tra 
- Quá trình tạo đề từ 
ngân hàng đề sẽ tạo ra 
đề kiểm tra có tính 
khách quan cao, công 
bằng cho học sinh 
- Ban giám 
hiệu 
- Tổ trưởng 
- Giáo viên bộ 
môn 
- Thực hiện sau mỗi đợt 
kiểm tra, cuối học kỳ. 
- Đề trùng 
nhau 
- Độ khó của 
các câu hỏi 
khác nhau 
- Đề có khi 
còn sai sót 
- Xây dựng ma 
trận đề 
- Giáo viên ra 
đề theo đúng 
ma trận, ghi rõ 
mức độ khó 
lên từng câu 
hỏi 
- Tổ trưởng 
kiểm tra đề: độ 
khó, tính chính 
xác có đúng 
theo yêu cầu 
của ma trận đề 
 Trang 8 
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 
Trong năm qua kết quả kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh ở đơn 
vị đã có những thay đổi đáng kể về hình thức và nội dung như : 
- Quán triệt , chỉ đạo giáo viên trong đơn vị thực hiện công tác kiểm tra-
đánh giá học sinh trước đây là theo qui chế 40, thông tư 51 và nay là theo thông 
tư 58 của Bộ Giáo dục và đào tạo 
- Tiến hành công tác đánh giá kiến thức học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ 
năng 
- Triển khai công tác xây dựng ngân hàng dữ liệu bộ môn để tạo đề kiểm 
tra định kì 
- Tiến hành kiểm tra tập trung các môn: Toán, Lý, Hóa, Văn, Anh văn 
- Công tác coi thi, coi kiểm tra được quan tâm và quán triệt kỹ đến giáo 
viên; 
- Phân công giáo viên chấm bài chéo giữa các lớp 
- Công tác vào điểm, cộng điểm, xếp loại học sinh, in phiếu liên lạc, báo 
cáo thống kê số liệu  đều thực hiện bằng máy tính; 
- Trong dạy học và kiểm tra, giáo viên và học sinh không còn thái độ chủ 
quan như trước đây, chẳng hạn “học cái gì, thì thi cái ấy”. Kết quả xếp loại học 
lực học sinh qua các năm gần đây có chuyển biến một cách căn bản (bảng số 
liệu sau) 
Năm học 
Tỉ lệ (%) xếp loại học lực của học sinh 
Giỏi Khá TB Yếu Kém 
2012 -2013 4,5 27,7 59,1 7,6 1,1 
2013 -2014 7,2 41,35 45,36 5,98 0 
- Tiêu cực trong hoạt động dạy thêm, học thêm giảm rõ rệt, hiện tượng 
học sinh biết trước đề, phân biệt đối xử giữa các học sinh đã giảm đi khá nhiều. 
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 
Qua nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, có thể thấy việc nâng cao 
chất lượng giáo dục trong trường trung học phổ thông chính là thực hiện nhiệm 
vụ và mục tiêu của giáo dục nhằm xây dựng con người mới gắn bó với lý tưởng 
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. 
Muốn ổn định và nâng cao chất lượng giáo dục trung học phổ thông cần 
thiết phải thay đổi từ việc xây dựng chương trình, nội dung đào tạo đến việc đổi 
mới phương pháp dạy học, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh . 
Nhận thức rõ vị trí, vai trò của việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của 
học sinh trong hoạt động dạy học của nhà trường, đó là khâu quan trọng giúp 
nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Hiệu trưởng xác định trong việc 
kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh phải đạt mục tiêu: chính xác, 
 Trang 9 
công bằng, khách quan nên đã tiến hành thực hiện kiểm tra tập trung các môn 
như đã trình bày. Kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh phải 
được xây dựng rõ ràng, khoa học, dựa trên thực tiễn về nhân lực, vật lực và tài 
lực của nhà trường. Mục tiêu của công việc này phải được giáo viên và học sinh 
nắm rõ và phải mang tính khả thi. Ban lãnh đạo trường luôn sát cánh với giáo 
viên trong công tác này để cùng họ tháo gỡ khó khăn. 
Việc nâng cao chất lượng giáo dục bậc trung học phổ thông hiện nay, 
ngoài sự nỗ lực của đội ngũ giáo viên và học sinh trong nhà trường, cần sự quan 
tâm và hỗ trợ rất lớn của toàn xã hội, vì đó là lực lượng chính thúc đẩy sự phát 
triển của đất nước trong giai đoạn hội nhập như hiện nay 
Với sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước, của Ngành giáo dục, trên 
tinh thần đổi mới toàn diện các mặt giáo dục, với sự nỗ lực không ngừng của đội 
ngũ các thầy cô giáo, tôi tin tưởng và hy vọng trong thời gian tới, chất lượng 
giáo dục ngày càng phát triển nhằm đạt được mục tiêu chiến lược phát triển giáo 
dục mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. 
Cần hoạch định các chính sách giáo dục mang tính ổn định và bền vững 
hơn; có chỉ đạo cụ thể trong việc triển khai các phương pháp đánh giá phù hợp 
với đặc thù môn học, cấp học. 
Tiếp tục xây dựng biện pháp hạn chế việc dạy thêm, học thêm vì đây là 
một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tiêu cực trong kiểm tra đánh 
giá kết quả học tập của học sinh. 
Công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên cho giáo viên 
đã được tiến hành, tuy nhiên cần tổ chức hiệu quả hơn, mang tính thực tiễn cao, 
nên tránh những nội dung mang tính hàn lâm, khả năng vận dụng kém. Bên cạnh 
đó, nên thống nhất triển khai đều cho tất cả các môn học để quản lý thuận tiện 
hơn 
VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ 
thông có nhiều cấp học, ban hành theo thông tư số 12/2011/TT- BGDĐT ngày 
28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
2. Luật Giáo dục 2005, số 38/2005/QH11 và Luật sửa đổi, bổ sung của Luật 
Giáo dục 2005, số 44/2009/QH12 ngày 25 tháng 11 năm 2009 của Quốc Hội 
khóa 12. 
3. Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ 
thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 
của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
 Trang 10 
4. Quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-
BGDĐT, ngày 16/5/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quyết định số 
25/2013/QĐ-UBND, ngày 16/4/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai. 
5. Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục TP.HCM, Tài liệu cán bộ quản lý trường 
phổ thông, Lưu hành nội bộ, năm 2013, Module 4, Chuyên đề 9: Quản lý hoạt 
động dạy học và giáo dục trong trường phổ thông. 
6. Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục TP.HCM, Tài liệu cán bộ quản lý trường 
phổ thông, Lưu hành nội bộ, năm 2013, Module 1: Đường lối phát triển Giáo 
dục và đào tạo Việt Nam 
 Thống Nhất, ngày 08 tháng 04 năm 2015 
 Người thực hiện 
 Nguyễn Thị Xuân Hoa 

File đính kèm:

  • pdfskkn_quan_ly_hoat_dong_danh_gia_ket_qua_hoc_tap_cua_hoc_sinh_o_truong_thpt_5593.pdf
Sáng Kiến Liên Quan