Đề tài Quản lí công tác chuyên môn theo định hướng đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn tại trường THCS & THPT Bàu Hàm năm học 2014 - 2015
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Sinh hoạt tổ chuyên môn là cụm từ rất quen thuộc đối với mỗi người giáo
viên, bởi lẽ đó là một việc làm thường xuyên trong hoạt động của nhà trường.
Đây là một trong các hình thức bồi dưỡng giáo viên, nhằm nâng cao năng lực
cho giáo viên, từ đó nâng cao chất lượng học tập của học sinh và nâng cao chất
lượng giáo dục nói riêng.
Tại Trường THCS & THPT Bàu Hàm, công tác quản lí hoạt động tổ
chuyên môn được hiệu trưởng rất quan tâm và được xem là nhiệm vụ then chốt
trong hoạt động của nhà trường, phân công trách nhiệm chính cho bản thân tôi –
phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, vấn
đề đổi mới trong sinh hoạt tổ chuyên môn của nhà trường đang rất được xem
trọng và đã đạt được một số thành quả nhất định, tuy nhiên cũng còn nhiều hạn
chế, các hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn đôi khi còn lúng túng, bỡ ngỡ, thiếu
chất lượng, hiệu quả.
Với mong muốn góp phần vào việc nâng cao chất lượng công tác chuyên
môn, từng bước đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn, đưa ra được các giải pháp
thúc đẩy công tác giảng dạy, tự học tập cho giáo viên do đa số giáo viên trong
trường còn trẻ về tuổi đời lẫn tuổi nghề, từng bước đưa chất lượng giáo dục của
nhà trường ngày một đi lên, tôi quyết định chọn đề tài “Quản lí công tác chuyên
môn theo định hướng đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn tại trường THCS &
THPT Bàu Hàm năm học 2014-2015” nhằm tìm hiểu và phân tích thực trạng
công tác quản lí việc đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn tại Trường THCS &
THPT Bàu Hàm năm học 2014-2015, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đề
xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc đổi mới sinh hoạt tổ chuyên
môn trong nhà trường, đưa nhà trường đạt chất lượng cao hơn trong công tác
giáo dục và đào tạo.
h họa, cần nhấn mạnh những điểm nổi bật và không xếp loại giờ dạy. Bước 4: Áp dụng Trên cơ sở bài giảng minh họa giáo viên nghiên cứu vận dụng, kiểm nghiệm những vấn đề đã được dự giờ và thảo luận, suy ngẫm áp dụng vào bài học hàng ngày cho phù hợp, đạt hiệu quả tốt. Trường THCS & THPT Bàu Hàm đã thực hiện theo các bước trên, bước đầu cũng có một số chuyển biến tích cực như dần đổi mới được suy nghĩ của giáo viên trong sinh hoạt tổ chuyên môn, giảm áp lực khi tiến hành một giờ dạy cho các giáo viên khác trong tổ cùng dự vì giáo viên dạy minh họa thực hiện theo giáo án chung của cả tổ, tiết dạy không đặt nặng việc đánh giá, xếp loại giáo viên, các giáo viên trẻ học hỏi được kinh nghiệm từ các giáo viên khác trong tổ. Học sinh có phần hứng thú hơn trong giờ học. Giáo viên hình thành thói quen lắng nghe lẫn nhau; rèn luyện cách chia sẻ ý kiến, từ đó hoàn thành mối quan hệ đồng nghiệp thân thiện, cộng tác và học tập lẫn nhau. Tuy nhiên, trong năm học vừa qua, số tiết thực hiện nghiên cứu bài học của nhà trường mới chỉ thực hiện được 2 tiết/môn/học kì, chủ yếu thực hiện ở các môn như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Anh, Văn, GDCD. Do mới bước đầu thực hiện, giáo viên còn nhiều lúng túng, giáo viên chưa từ bỏ được thói quen đánh giá giờ dạy qua hoạt động của người dạy, chưa thực sự thấy được vấn đề cốt lõi là học tập, hiểu và thông cảm với khó khăn của người dạy, đặt mình vào vị trí của người dạy để phát hiện những khó khăn trong việc học của học sinh để tìm cách giải quyết. Giáo viên chưa hình thành được thói quen chú trọng quan sát hoạt động của học sinh, ghi nhận để luyện tập cách quan sát và suy nghĩ về việc học của học sinh trong giờ học, luyện tập khả năng phán đoán nhanh nhạy, chính xác để điều chỉnh việc dạy phù hợp, việc học của học sinh. Về phía học sinh , nhất là đối tượng học sinh của nhà trường đa số là học sinh yếu kém, các em chưa có thói quen chủ động tiến hành các hoạt động học tập, chưa tích cực hợp tác với giáo viên nên công tác tổ chức giờ học của giáo viên ở một số tiết chưa đạt hiệu quả, chưa phát huy được năng lực chủ động, sáng tạo cho học sinh. 2.3.2.5. Dạy học theo chuyên đề Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa như hiện nay, các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường. Trên cơ sở rà soát chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo 18 phương pháp dạy học tích cực, xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong mỗi chuyên đề đã xây dựng. - Giáo viên tổ chức tình huống, giao nhiệm vụ cho học sinh. Học sinh hăng hái đảm nhận nhiệm vụ, gặp khó khăn, nảy sinh vấn đề cần tìm tòi giải quyết. Dưới sự chỉ đạo của giáo viên, vấn đề được diễn đạt chính xác hóa, phù hợp với mục tiêu dạy học và các nội dung cụ thể đã xác định. - Học sinh tự chủ tìm tòi giải quyết vấn đề đặt ra. Với sự theo dõi, định hướng, giúp đỡ của giáo viên, hoạt động học của học sinh diễn ra theo một tiến trình hợp lí, phù hợp với những đòi hỏi phương pháp luận. - Giáo viên chỉ đạo sự trao đổi, tranh luận của học sinh, bổ sung, tổng kết, khái quát hóa, thể chế hóa tri thức, kiểm tra kết quả học phù hợp với mục tiêu dạy học các nội dung cụ thể đã xác định. Tổ chức tiến trình dạy học như vậy, lớp học có thể được chia thành từng nhóm nhỏ. Tùy mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau. Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, không thể ỷ lại vào một vài người hiểu biết và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. Các kĩ thuật dạy học tích cực như sẽ được sử dụng trong tốt chức hoạt động nhóm trên lớp để thực hiện các nhiệm vụ nhỏ nhằm đạt mục tiêu dạy học. Tiến trình dạy học chuyên đề được tổ chức thành các hoạt động học của học sinh để có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng. Tại trường THCS & THPT Bàu Hàm, việc thực hiện dạy học theo chuyên đề còn nhiều lúng túng . Ở các tổ chuyên môn thực hiện chuyên đề theo từng chương trong sách giáo khoa, rất khó thiết kế lại theo các nội dung chuyên đề mới vì thực ra nội dung các chương đã được viết theo một chủ đề cụ thể. Mặt khác, đội ngũ giáo viên trong nhà trường còn rất trẻ, thiếu kinh nghiệm giảng dạy, chưa mạnh dạn cũng như chưa thực sự nắm chắc việc thiết kế các chuyên đề dạy học. Trong năm học 2014 – 2015, tổ Sử - địa đã thực hiện dạy học theo chủ đề tích hợp, liên môn. Giáo viên căn cứ vào nội dung chương trình, sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí, những ứng dụng phương pháp dạy học trong thực tiễn, tổ Sử - Địa đã xác định các nội dung kiến thức liên quan với nhau, có những điểm tương đồng từ đó xây dựng thành một vấn đề chung để tạo thành một chuyên đề dạy học. Chuyên đề đã được thực hiện, bước đầu có sự đổi mới về vấn đề dạy học tích hợp và liên môn, tuy nhiên số tiết thực hiện còn ít, mới chỉ dừng lại ở mức độ cơ bản. 2.3.2.6. Quản lí tổ chuyên môn trong công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực 19 Kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học sinh là những hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; nhận xét định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh nhằm mục đích giúp học sinh tự rút kinh nghiệm và nhận xét lẫn nhau trong quá trình học tập, tự điều chỉnh cách học, qua đó dần hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức, khả năng tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề trong môi trường giao tiếp, hợp tác; bồi dưỡng hứng thú học tập và rèn luyện của học sinh trong quá trình giáo dục. Thông qua kiểm tra, đánh giá, giáo viên rút kinh nghiệm, điều chỉnh hoạt động dạy học và giáo dục ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học và giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ; phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định phù hợp về những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có biện pháp khắc phục kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh. Đánh giá phải hướng tới sự phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh thông qua mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và các biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh dựa trên mục tiêu giáo dục THPT; coi trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập. Chú trọng đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh: đánh giá các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu, video clip,) về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập (sau đây gọi chung là sản phẩm học tập); kết hợp đánh giá trong quá trình dạy học, giáo dục và đánh giá tổng kết cuối kỳ, cuối năm học. Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh, đánh giá của cha mẹ học sinh và cộng đồng. Coi trọng đánh giá sự tiến bộ của mỗi học sinh, không so sánh học sinh này với học sinh khác; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự hứng thú, tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy năng khiếu cá nhân; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh. Đánh giá quá trình học tập của học sinh - Theo dõi, kiểm tra quá trình và từng kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh/nhóm học sinh theo tiến trình dạy học; quan tâm tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ của học sinh để áp dụng biện pháp cụ thể, kịp thời giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn. - Ghi nhận xét vào phiếu, vở, sản phẩm học tập... của học sinh về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được, mức độ hiểu biết và năng lực vận dụng kiến thức, mức độ thành thạo các thao tác, kĩ năng cần thiết... - Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh, quan sát các biểu hiện trong quá trình học tập, sinh hoạt và tham gia các hoạt 20 động tập thể để nhận xét sự hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực của học sinh; từ đó động viên, khích lệ, giúp học sinh khắc phục khó khăn; phát huy ưu điểm và các phẩm chất, năng lực riêng; điều chỉnh hoạt động, ứng xử để tiến bộ. Khuyến khích, hướng dẫn học sinh tự đánh giá và tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn: - Học sinh tự rút kinh nghiệm ngay trong quá trình hoặc sau khi thực hiện từng nhiệm vụ học tập, hoạt động giáo dục khác; trao đổi với giáo viên để được góp ý, hướng dẫn. - Học sinh tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn ngay trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập môn học và hoạt động giáo dục; thảo luận, hướng dẫn, giúp đỡ bạn hoàn thành nhiệm vụ. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh Đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh trong dạy học được thực hiện qua các bài kiểm bao gồm các loại câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu: - Nhận biết: học sinh nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩ năng đã học khi được yêu cầu. - Thông hiểu: học sinh diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình, có thể thêm các hoạt động phân tích, giải thích, so sánh; áp dụng trực tiếp (làm theo mẫu) kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập. - Vận dụng: học sinh kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết thành công tình huống, vấn đề tương tự tình huống, vấn đề đã học. - Vận dụng cao: học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn; đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống. Căn cứ vào mức độ phát triển năng lực của học sinh ở từng học kỳ và từng khối lớp, giáo viên và nhà trường xác định tỷ lệ các câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu trong các bài kiểm tra trên nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tượng học sinh và tăng dần tỷ lệ các câu hỏi, bài tập ở mức độ yêu cầu vận dụng, vận dụng cao. Đối với giáo viên, kết quả kiểm tra đánh giá vừa phản ánh thành tích học tập của học sinh vừa giúp giáo viên tự đánh giá vốn tri thức, trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, nhân cách uy tín của mình trước học sinh. Trên cơ sở đó không ngừng nâng cao và hoàn thiện cả về trình độ học vấn, về nghệ thuật sư phạm và nhân cách người thầy giáo. Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tại trường THCS & THPT Bàu Hàm được thực hiện rất nghiêm túc, khách quan và công bằng. Giáo viên xây dựng ma trận đề kiểm tra, các đề kiểm tra theo định hướng 21 phát triển năng lực học sinh theo 4 mức độ nhận thức, tăng cường các câu hỏi liên hệ thực tế, tăng cường ra đề theo định hướng mở, nhất là đối với các môn xã hội để học sinh được phát biểu suy nghĩ của mình cũng như vận dụng những kiến thức trong cuộc sống để giải quyết các vấn đề được đặt ra. Ở học kì I, nhà trường đã nhờ một số giáo viên có kinh nghiệm xem xét, chỉnh sửa đề kiểm tra cho các khối lớp, tăng cường kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Tuy nhiên do trình độ chung của học sinh quá thấp, còn nhiều bỡ ngỡ với định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá, học sinh còn giữ thói quen học thuộc lòng nên chất lượng của các bài kiểm tra chưa cao. Ở học kì II, công tác giảng dạy, ôn tập của giáo viên cũng như học sinh đã có sự chuyển biến trong phương pháp học tập, ôn tập nên chất lượng chuyên môn đã dần được nâng cao. Các bài kiểm tra từ 45 phút trở lên được kiểm tra tập trung, nhà trường phân công giáo viên coi chéo, chấm chéo. Điểm số của học sinh được nhập ngay vào phần mềm VNedu sau khi chấm. Trong các đợt thi học kì, nhà trường bố trí các khối lớp ngồi xen kẻ với nhau ví dụ như khối 10 thi chung với khối 11, khối 6 ngồi chung với khối 7, 8. 2.3.2.7.Tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn qua mạng Dưới sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và đào tạo, để tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn trong các trường; tạo môi trường chia sẻ, thảo luận, hỗ trợ lẫn nhau giữa các trường phổ thông, tổ chức các hoạt động học tập và hỗ trợ hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh trên mạng, nhà trường đã triển khai tập huấn cho giáo viên về "Trường học kết nối" trên mạng tại địa chỉ website: Bộ phận phụ trách tin học đã tạo tài khoản cho mỗi giáo viên và hướng dẫn cán bộ quản lí, giáo viên tham gia các hoạt động chuyên môn qua mạng. Giáo viên là người trực tiếp tham gia thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn trong các khóa học/bài học/chuyên đề. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, giáo viên có thể tham khảo các tài liệu điện tử trên mạng hoặc/và các tài liệu truyền thống; trao đổi tài liệu và thảo luận với các thành viên trong tổ/nhóm chuyên môn (trực tiếp và qua mạng); trao đổi với giảng viên/ban tổ chức về những vấn đề có liên quan. Tuy nhiên việc thực hiện sinh hoạt chuyên môn qua mạng thông qua địa chỉ trên tại trường THCS & THPT Bàu Hàm mới chỉ dừng lại ở mức độ làm quen với giáo viên, chưa triển khai được cho học sinh. Trong thời gian tới, nhà trường sẽ tích cực hơn nữa, khắc phục các khó khăn chủ quan và khách quan, tăng cường tuyên truyền cho giáo viên thấy được những mặt tích cực khi tham gia sinh hoạt chuyên môn qua mạng, tạo cho giáo viên thói quen tham gia thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, thảo luận các vấn đề chuyên môn nhằm tự học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thông qua giáo viên để triển khai đến học sinh nhằm giúp các em có môi trường học tập lành mạnh và hiệu quả. 22 III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Qua việc nghiên cứu lí luận, các cơ sở pháp lý của công tác quản lí hoạt động tổ chuyên môn theo định hướng đổi mới, cũng như từ việc mô tả và phân tích thực trạng công tác tại Trường THCS & THPT Bàu Hàm năm học 2014- 2015, cho thấy Hiệu trưởng cũng đã có sự quan tâm, nhận thức đúng về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác quản lí hoạt động tổ chuyên môn của nhà trường. Hiệu trưởng đã có sự chỉ đạo kịp thời và bản thân tôi thực hiện tương đối tốt việc xây dựng kế hoạch, theo dõi công tác này để có điều chỉnh, khen thưởng thoả đáng, kịp thời. Tuy nhiên, thật sự do hoàn cảnh khách quan của nhà trường, số lượng cán bộ quản lí chưa đủ so với nhu cầu nên các hoạt động của nhà trường đôi lúc còn chưa hoàn thiện, chưa đi vào bài bản. Để nhà trường có một bước chuyển mình, các hoạt động của nhà trường đi vào nề nếp thì cần phải có thời gian, cần phải có một kế hoạch mang tính chiến lược và thuyết phục. Muốn như vậy, ngay từ bây giờ nhà trường phải xây dựng được đội ngũ quản lí và một tập thể nhà trường đoàn kết, vững mạnh. Từ việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn theo định hướng đổi mới, đi sâu vào công tác chuyên môn, giảm bớt sinh hoạt hành chính, bản thân tôi kết hợp với các tổ trưởng chuyên môn và hội đồng chuyên môn của nhà trường triển khai các hoạt động chuyên môn, trong đó có việc thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, dạy học theo chuyên đề, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh...Kết quả chuyên môn của nhà trường dần được nâng cao, thể hiện qua kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm của học sinh năm học 2014-2015. Xếp loại hạnh kiểm năm học 2014 – 2015: LỚP Tổng số HS Hạnh kiểm Tốt Khá TB Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL 6 157 129 82.17 22 14.01 4 2.55 2 1.27 7 136 96 70.59 36 26.47 2 1.47 2 1.47 8 176 126 71.59 43 24.43 5 2.84 2 1.14 9 162 132 81.48 16 9.88 14 8.64 0 0.00 Tổng 631 483 76.55 117 18.54 25 3.96 6 0.95 LỚP Tổng số HS Hạnh kiểm Tốt Khá TB Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL 10 228 181 79.39 40 17.54 6 2.63 1 0.44 11 199 156 78.39 32 16.08 8 4.02 3 1.51 12 200 173 86.50 20 10.00 7 3.50 0 0.00 Tổng 627 510 81.34 92 14.67 21 3.35 4 0.64 23 Xếp loại học lực năm học 2014 – 2015: LỚP Tổng số HS Học lực Giỏi Khá TB Yếu Kém SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 6 157 28 17.83 54 34.39 50 31.85 23 14.65 2 1.27 7 136 17 12.50 40 29.41 60 44.12 19 13.97 0 0.00 8 176 25 14.20 61 34.66 64 36.36 26 14.77 0 0.00 9 162 18 11.11 51 31.48 93 57.41 0 0.00 0 0.00 Tổng 631 88 13.95 206 32.65 267 42.31 68 10.78 2 0.32 LỚP Tổng số HS Học lực Giỏi Khá TB Yếu Kém SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 10 228 9 3.95 92 40.35 104 45.61 23 10.09 0 0.00 11 199 10 5.03 77 38.69 95 47.74 17 8.54 0 0.00 12 200 15 7.50 120 60.00 65 32.50 0 0.00 0 0.00 Tổng 627 34 5.42 289 46.09 264 42.11 40 6.38 0 0.00 IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG - Sở Giáo dục & Đào tạo cần phải tham mưu với Bộ Giáo dục & Đào tạo cần phải điều chỉnh, bổ sung, thường xuyên tổ chức các hội thảo về quản lí công tác chuyên môn trong nhà trường. - Sở Giáo dục & Đào tạo cần có những hội nghị tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác tổ chức hoạt động tổ chuyên môn, quản lí dạy và học của nhà trường. Hội nghị còn có tính chất khen thưởng, động viên, triển khai cách làm hay, mới ở các đơn vị để chúng tôi có cơ hội học hỏi lẫn nhau nâng cao hiệu quả công tác. - Sở Giáo dục & Đào tạo cần tạo điều kiện hơn nữa trong việc tổ chức cho cán bộ quản lí giao lưu, học hỏi kinh nghiệm ở các trường có nhiều kinh nghiệm. - Đối với các cuộc thi triển khai trong nhà trường, Sở giáo dục nên có hướng dẫn cụ thể hơn trong việc thực hiện chế độ chi cho người thực hiện. - Sở Giáo dục có những hội thảo triển khai minh hoạ việc thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, dạy học theo chuyên đề để giáo viên có cơ hội học tập, trao đổi chuyên môn. Chuyên đề này rất sát với thực tế các trường phổ thông và tôi tin rằng trong quá trình triển khai công tác quản lí sinh hoạt tổ chuyên môn ở các trường phổ thông khác cũng gặp phải những khó khăn, hạn chế như ở Trường THCS & THPT Bàu Hàm, nhất là trong xu hướng đổi mới toàn diện hiện nay. Tôi rất mong qua chuyên đề đóng góp được một phần nhỏ của bản thân nhằm trao đổi một số vấn đề về công tác quản lí sinh hoạt tổ chuyên môn theo định hướng đổi mới trong trường phổ thông. Tôi cũng rất mong nhận được sự đóng góp và chia 24 sẻ kinh nghiệm từ quý thầy cô đồng nghiệp nhất là đối với các cán bộ quản lí có nhiều kinh nghiệm nhằm giúp bản thân tôi được học hỏi, rút kinh nghiệm trong quá trình quản lí sinh hoạt tổ chuyên môn của mình nhằm góp phần đưa chất lượng chuyên môn của nhà trường đạt thành quả tốt hơn trong thời gian tới. V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Các kế hoạch, hồ sơ của trường THCS & THPT Bàu Hàm năm học 2014-2015: - Kế hoạch năm học - Kế hoạch chuyên môn - Kế hoạch thực hiện sinh hoạt tổ chuyên môn của các tổ. - Hồ sơ lưu về công tác quản lí sinh hoạt tổ chuyên môn của nhà trường. 2. Giáo trình Nghiệp vụ quản lý Trường phổ thông của Trường cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Sáng kiến kinh nghiệm của bản thân năm 2014: “Công tác quản lí hoạt động dạy – học tại trường THCS & THPT Bàu Hàm năm học 2013-2014” Người thực hiện Nguyễn Thị Lam Hồng
File đính kèm:
- skkn_quan_li_cong_tac_chuyen_mon_theo_dinh_huong_doi_moi_sinh_hoat_to_chuyen_mon_tai_truong_thcs_thp.pdf