Đề tài Phó Hiệu trưởng với vai trò quản lý công tác Hoạt động ngoài giờ trong trường phổ thông
1.1 Lý do chọn đề tài:
Ngày nay bạo lực học đường đang là mối quan tâm không riêng của ngành giáo dục, mà đã trở thành vấn đề cả xã hội đều phải lo lắng trăn trở. Vấn đề ngăn chặn bạo lực học đường được bàn đến trong cả phiên họp của Quốc Hội, các trường học, được mọi giới quan tâm.
Bất kỳ trường học nào cũng đều có không ít học sinh "chưa ngoan", thế thì chúng ta đã làm gì để giáo dục những học sinh như thế này?! Áp dụng biện pháp nào để có thể giúp cho những học sinh chưa ngoan này có thể trở thành học sinh phát triển toàn diện.
Bản thân là một giáo viên đồng thời là Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác Hoạt động ngoài giờ, giáo dục đạo đức học sinh, với nhiều bức xúc trước vấn nạn học sinh chưa ngoan trở thành học sinh cá biệt với sự bất lực của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Bản thân cũng chứng kiến không ít trường hợp học sinh chưa ngoan được quan tâm giáo dục đúng mực đã trở thành những người có nhiều đóng góp cho xã hội và cũng chính những em này, sau này đã trở về trường nhiều hơn, biết ơn Thầy Cô giáo cũ nhiều hơn.
Hy vọng rằng với những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn sẽ góp phần đáng kể vào việc ngăn chặn bạo lực học đường, xây dựng thế hệ học sinh năng động, thân thiện, phát triển toàn diện.
Vấn đề con trẻ thiếu kỹ năng sống, thiếu tính tự tin, tự lập, sống ích kỷ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân đang là những cản trở lớn cho sự phát triển của thanh thiếu niên khiến không ít các bậc cha mẹ phải phiền lòng vì con, trong một xã hội phát triển năng động như hiện nay.
đề tài mà xã hội và học sinh đang quan tâm. Ưu điểm phương pháp này: Có thể truyền đạt nhiều nội dung trong thời gian ngắn. Người trình bày chủ động về nội dung trình bày Nhược điểm: Khó kêu gọi sự tập trung của học sinh theo dõi. Người trình bày có thể sẽ kéo dài thời gian do ý muốn trình bày nhiều nội dung. Cần một người trình bày có khả năng thuyết trình thật tốt. Phương pháp này thích hợp khi muốn chia sẻ nhanh một vấn đề ngắn, và thời gian thuyết trình cũng không nên quá 15. Nên biến bài thuyết trình thành câu chuyện kể để tăng phần lôi cuốn. Người trình bày có thể đứng gần học sinh hơn để rút ngằn khoảng cách với người nghe.Luôn đặt câu hỏi để lôi kéo sự quan tâm của học sinh.Có thể áp dụng phương pháp này trong nhiều trường hợp, cần ít thời gian cho sự chuẩn bị. Phương pháp 2: Học sinh làm tiểu phẩm về các đề tài do Nhà trường (thường do Trợ lý thanh niên) gợi ý trước. Các đề tài gợi ý tùy theo nhu cầu và tình hình xã hội, có thể là Chống bạo lực học đường Xây dựng kỹ năng giao tiếp với người lạ Kỹ năng định hướng, đọc bản đồ Kỹ năng phản ứng với hoàn cảnh Phòng chống ma túy. Phòng chống Aids. Phòng chống tai nạn An toàn giao thông. Vệ sinh thực phẩm... Các tiêu phẩm này thường diễn ra trong khoảng 10' - 15', và nên giao lần lượt cho các lớp trình bày. Xây dưng thành một buổi sinh hoạt tuyên truyền, tăng cường giao tiếp giữa nhóm người trình bày với học sinh toàn trường hoặc 1 khối lớp bằng cách đặt các câu hỏi yêu cầu người xem trả lời, thảo luận nhanh, chia sẻ những xuy nghĩ của các nhân với vấn đề được gợi ý. Giáo viên sẽ duyệt qua nội dung tiểu phẩm, hệ thống câu hỏi và chuẩn bị trước cho các nhóm trình bày kỹ năng định hướng, giải quyết các tình huống bất ngờ nhằm lôi kéo cho người xem đi theo nội dung của nhóm đã định trước. Trong buổi trình bày, nhà trường chuẩn bị trước 1 số quà nhỏ (kẹo, bánh, đồ dùng học tập...) để làm phần thưởng cho những câu trả lời hoặc câu hỏi do người xem nêu ra. Sau buổi trình bày, giáo viên (Trợ lý thanh niên hoặc người được giao nhiệm vụ quản trò) phải có kết luận cho vấn đề được nêu ra trong buổi sinh hoạt đồng thời cám ơn nhóm học sinh đã trình bày tiêu phẩm, cám ơn toàn thể học sinh đã tích cực tham gia buổi sinh hoạt, sau đó thông báo nội dung sinh hoạt lần kế tiếp, để học sinh có thể chuẩn bị trước. Ở phương pháp 2 còn có thêm ưu điểm là để học sinh phát triển tư duy phê phán tích cực, các em có cơ hội rèn luyện kỹ năng thế vai, tạo sự năng động và giúp học sinh có cơ hội cùng chung làm việc với nhau trong nhóm, phát huy khả năng lãnh đạo trong học sinh. Khó khăn có thể gặp phải khi đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống vào tiết sinh hoạt dưới cờ - và gợi ý khắc phục: 1. Học sinh không tập trung theo dõi nội dung sinh hoạt: Trước hết cần khẳng định: học sinh chỉ chăm chú lắng nghe và xem khi thấy nội dung cần thiết, lôi cuốn và có tốc độ diễn ra vừa phải hơi nhanh một chút. Do vậy việc chọn cho được nhóm trình bày và cách trình bày tiểu phẩm hết sức quan trọng. Nhóm trình bày không được quá 5 người, thời gian trình bày hoặc diễn ra tiểu phẩm không được quá 15', âm thanh phải rõ ràng, cần chuẩn bị ít nhất 2 bạn học sinh giữ nhiệm vụ chuyển micro đến các bạn học sinh làm khán giả. Việc giữ trật tự cũng cần phải quan tâm nhờ đội ngũ Thầy Cô giám thị, Giáo viên chủ nhiệm các lớp cũng cần có mặt để biết được nội dung này. Ngay sau giờ sinh hoạt dưới cờ, giáo viên chủ nhiệm có biện pháp chấn chỉnh trực tiếp với lớp khi có hiện tượng vi phạm, ồn ào hoặc mất tập trung... tiếp đó giáo viên chủ nhiệm cần đề cập đến nội dung đã sinh hoạt và muốn lắng nghe ý kiến của học sinh của lớp về vấn đề đã nêu thì lập tức sẽ tạo nên sự quan tâm của học sinh kế cả trong buổi sinh hoạt kế tiếp. 2. Giáo viên các lớp không hỗ trợ, hợp tác trong giờ sinh hoạt dưới cờ: Ban giám hiệu cần đặt qui định tất cả giáo viên đều phải có mặt trong giờ sinh hoạt dưới cờ có lồng ghép giáo dục kỹ năng sống để theo dõi nội dung giáo dục học sinh nhằm có biện pháp giáo dục đồng bộ, tránh sự trùng lắp, hoặc không thống nhất trong việc giáo dục kỹ năng sống trong học sinh. (Vì thực tế không phải giáo viên nào cũng được trang bị hoặc tự học hỏi đầy đủ về các kỹ năng sống) Ban giám hiệu đưa nội dung sinh hoạt kỹ năng sống trong giờ sinh hoạt dưới cờ đến tất cả giáo viên chủ nhiệm 1 tuần trước đó, để có sự chuẩn bị. Ban giám hiệu đưa tiêu chuẩn tham gia sinh hoạt lớp thành một tiêu chuẩn thi đua xếp hạng của lớp, tiêu chuẩn xét thi đua cá nhân cuối năm. Ban giám hiệu cũng cần đả thông trong hội đồng sư phạm việc cần thiết phải có sinh hoạt dưới cờ, nhằm cho giáo viên thấy được vai trò và nhiệm vụ của mình, mỗi giáo viên là tấm gương sống giáo dục học sinh, kế cả việc tham gia chào cờ đầu tuần. Những việc cần chuẩn bị cho giờ sinh hoạt dưới cờ có lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống: Âm thanh: loa phải đầy đủ, rõ ràng. Micro: hệ thống micro không dây, ít nhất 2 cái để có thể chuyền đến các học sinh muốn phát biểu. Dù, bạt: học sinh phải được che nắng thì mới có thể tập trung lắng nghe. Đội trật tự: đội cờ đỏ, xung kích để kịp thời hỗ trợ Thầy Cô giám thị chấn chỉnh trật tự. Nên chọn HS lớp lớn để theo dõi học sinh lớp nhỏ. Đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống vào giờ sinh hoạt chủ nhiệm hoặc giờ sinh hoạt ngoài giờ lên lớp Hiện nay việc thực hiện sinh hoạt chủ nhiệm đầu tuần thường theo một kịch bản cũ: Kịch bản 1: Giáo viên chủ nhiệm tổng kết hoạt động tuần qua, xem xét qua các lỗi vi phạm của học sinh, chấn chỉnh những sai phạm, cảnh cáo và ghi nhận những trường hợp tái phạm của học sinh. Sau đó là thông báo các hoạt động trong tuần sắp tới, nhắc nhở và phân công học sinh thực hiện theo kế hoạch. Phần thêm: GVCN kể hoặc đọc những câu chuyện mang tính giáo dục cho cả lớp nghe và từ đó học sinh rút ra được những kiến thức cần thiết. Kịch bản 2: GVCN giao lớp trưởng báo cáo tình hình tuần qua, những trường hợp sai phạm cần nhắc nhở, chấn chỉnh. Lớp trưởng đọc thông báo chung cho cả lớp và sau đó tổ chức văn nghệ hoặc các nội dung cần làm cho tuần sau. Phần thêm: GVCN giao cho một bạn trong lớp đọc hoặc kể những câu chuyện dang như "Tâm hồn cao thượng:" để giáo dục cách ứng xử cho học sinh trong cuộc sống.. Theo kịch bản như trên chỉ thích hợp với các lớp ngoan, ít vi phạm còn đối với các lớp thường xuyên có vi phạm thì giờ sinh hoạt lớp sẽ nhàm chán năng nề vì học sinh trong lớp cho rằng phải đối phó với những sai phạm trong tuần qua và tâm lý chung sẽ là mắc cỡ, e ngại,... riêng với những em thường xuyên vi phạm thì tình hình còn có thể bi đát hơn: tâm lý bất cần sẽ nảy sinh. GVCN sẽ mất cảm hứng để tiếp tục phần thêm khi lớp có nhiều học sinh vi phạm, Thầy Cô sẽ dễ dàng rơi vào trạng thái bực tức, nóng nảy và chắn chắc sẽ kéo dài thời gian rầy la cả lớp một cách không có chủ đích rõ ràng. Có thể thay đổi kịch bản giờ sinh hoạt chủ nhiệm sao cho tăng tính chủ động của học sinh nhiều hơn nữa, nâng cao vai trò của tập thể lớp chứ không phải vai trò của 1 lớp trưởng. Biến giờ sinh hoạt chủ nhiệm thành một buổi chơi với nhiều trò chơi khác nhau mà nội dung được giáo viên chủ nhiệm chuẩn bị trước. Các trò chơi này phải được lựa chọn và có chủ đích nhằm giáo dục kỹ năng tương ứng cho học sinh. Việc đưa giáo dục kỹ năng sống vào giờ sinh hoạt chủ yếu với cách làm sao cho tăng tính chủ động của học sinh trong lớp, phát huy khả năng từng cá nhân và nhấn mạnh trò của tập thể, để học sinh thấy được và luông phát huy khả năng phối hợp của nhóm trong khi giải quyết các vấn đề chung. Không nên sa đà vào việc tổ chức các trò chơi mang tính giải trí đơn thuần, sẽ làm sai lệch mục đích của việc lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống trong giờ sinh hoạt Khó khăn trong việc lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống vào giờ sinh hoạt và gợi ý khắc phục Lớp ồn ào, gây ảnh hưởng lớp kế bên. Ban giám hiệu cần tổ chức tiến hành sinh hoạt đồng thời tất cả các lớp và hãy chấp nhận sự ồn ào có định hướng chứ không phải ồn ào mất trật tự. Các trò chơi lặp đi lặp lại gây nhàm chán: chuẩn bị trước và tham khảo thêm các trò chơi cho phù hợp, thay đổi nội dung sinh hoạt, không hẳn cứ sinh hoạt là chơi trò chơi. Có thể tham khảo một số trò chơi như sau: Trß ch¬i xÕp h×nh: Ho¹t ®éng khëi ®éng Trước buổi sinh hoạt, cắt và chọn ra một số các hình khác nhau, số hình này tương đương với 1/2 số học sinh. Cắt những hình này ra làm đôi.Trong giờ sinh hoạt, phân phát một nửa của hình đó cho mỗi học sinh một cách ngẫu nhiên.Cho các học sinh đi lại quanh phòng và ghép lại với người có nửa hình còn lại phù hợp.Khi mà một học sinh đã tìm ra được người có nửa hình còn lại của mình thì học sinh phải phỏng vấn nhanh người đó. Tìm hiểu về người bạn của mình theo những yêu cầu mà giáo viên đã yêu cầu trước. (những việc làm tốt và chưa tốt trong tuần qua) Sau khoảng 10 phút, mỗi học sinh sẽ trình bày ngắn gọn về những hoạt động của người có một nửa hình ghép phù hợp với mình cho cả nhóm học sinh hoặc cả lớp. MONG MUỐN - Hy vọng và mối quan tâm về môn học nào đó (20 phút) Yêu cầu các học sinh lấy ra một mảnh giấy và trong một vài phút viết ra những mong muốn riêng của mình về một môn hoạc hoặc một hoạt động nào đó, nói lên những điều mình hy vọng sẽ đạt được, và cả những điều mà mình có quan tâm đến. Thu lại tất cả những mảnh giấy này để vào lẫn một hộp, sau đó yêu cầu mỗi học sinh chọn ra một mảnh giấy trong hộp và đọc lên những mong muốn/hy vọng/quan tâm cho cả nhóm học sinh nghe. Thầy Cô hoặc một học sinh xung phong viết ra những thông tin đó lên giấy khổ lớn. HOẶC Chia học sinh ra thành các nhóm nhỏ (4 hoặc 5), phân chia bảng thành các phần tương ứng cho các nhóm và yêu cầu các học sinh cùng nhau quyết định đưa ra những mong muốn, hy vọng và quan tâm đối trong thời gian tới. Sau đó ghi lại những phản hồi của từng cá nhân lên bảng, hoặc là thu lại những mảnh giấy của nhóm nhỏ và dán lên cho mọi người trong phòng đều thấy được. Tổng hợp lại những mong muốn của các học sinh, nêu ra điểm giống nhau về suy nghĩ, mong muốn của học sinh trong lớp. Thông báo cho học sinh biết được những nội dung cần làm trong tuần tới. Nhấn mạnh những việc cần đạt được và học sinh phải được biết rằng mức độ yêu cầu đạt được của mỗi học sinh khác nhau do vậy yêu cầu các em phải phấn đấu để đạt mức cao nhất. Trò chơi: Tìm vai Số lượng: 8 bạn + "khán giả" (bao nhiêu cũng được). Luật chơi: Mỗi bạn sẽ nhận được 1 tờ giấy, ghi rõ vai trò của từng bạn (ví dụ lãnh đạo, người chống đối, ủng hộ...). Bạn không được "bật mí" cho các thành viên còn lại biết vai trò của mình. Nhiệm vụ của các bạn là cùng nhau "diễn" (thảo luận về 1 chủ đề nào đó) để "khán giả" nhận ra người nào đang giữ vai trò gì trong nhóm. Ý nghĩa: Theo các nhà tâm lí, có 8 vai trò phổ biến trong nhóm (hình bên). Trò chơi giúp các bạn nhận đúng vai trò của từng thành viên trong nhóm, qua đó sẽ giúp các bạn hiểu được tâm lí, tính cách của mỗi người để có cách ứng xử đúng và làm việc nhóm hiệu quả hơn. Trò chơi: Lắng nghe Số lượng: từ 5 trở lên, có thể chơi trong nhóm nhỏ trước và mở rộng cho cả lớp Luật chơi: Mỗi bạn sẽ được phát 1 cây viết và 1 tờ giấy. Trong vòng 1 phút, các bạn sẽ ghi lại tất cả những tiếng động xung quanh mình. Ai ghi nhiều hơn, người đó sẽ thắng. Ý nghĩa: Đây là trò chơi nhằm rèn luyện kĩ năng lắng nghe, một trong những kĩ năng quan trọng nhất để làm việc nhóm hiệu quả, phản ánh sự tôn trọng hay xây dựng ý kiến lẫn nhau giữa các thành viên. Khi chịu lắng nghe, chắc chắn bạn sẽ có nhiều thông tin để giải quyết vấn đề hiệu quả hơn. Trò chơi 3. 180 độ...xoay! Số lượng: Lý tưởng nhất là 6 - 8 bạn Luật chơi: Người chơi xếp thành hình tròn, quay mặt ra ngoài, tay nắm tay. Sau đó tìm cách đổi chỗ cho nhau, sao cho tất cả thành viên đều quay mặt vào trong hình tròn mà không được chéo tay nhau (trong quá trình đổi vị trí không được buông tay ra). Ý nghĩa: Đây là trò chơi nhằm trang bị cho các teen kĩ năng "giải quyết vấn đề". Lúc đầu, có thể những người tham gia trò chơi này sẽ "bó tay" và cho rằng đây là công việc không thể thực hiện được. Nhưng khi được thảo luận, các bạn sẽ tìm ra giải pháp và thực hiện rất thành công. "Khi gặp một vấn đề nào đó trong cuộc sống, nếu tham khảo ý kiến của nhiều người, chắc chắn sẽ tìm ra được giải pháp tốt"- một bạn học sinh đã nói về "công dụng" của trò chơi mà bạn học được. Trò chơi: Chuyền bóng Số lượng: 10 bạn là tốt nhất. Luật chơi: Người chơi xếp thành hình tròn với yêu cầu là phải biết tên của nhau. Lần lượt người chơi sẽ chuyền bóng cho người đối diện, rồi người tiếp theo (theo chiều kim đồng hồ) cho đến hết vòng tròn. Khi chuyền bóng cho người nào, bạn phải gọi tên người đó. Lúc đầu, chỉ cần 1 trái bóng, sau đó tăng thêm 2, thêm 3, thêm 4 để gia tăng độ khó cũng như tốc độ chuyền. Trò chơi sẽ kết thúc khi bóng chạm đất. Trò chơi này có thể có 2 - 3 nhóm tham gia, nhóm nào giữ bóng lâu chạm đất nhất sẽ giành phần thắng. Ý nghĩa: Khi có 1 trái bóng, công việc của người chơi xem ra khá dễ dàng. Nhưng khi có nhiều trái bóng thì tình hình sẽ khác. Điều này cho thấy, với những vấn đề đơn giản, bạn có thể giải quyết một cách dễ dàng. Nhưng với vấn đề phức tạp, rắc rối hoặc cùng lúc xuất hiện nhiều vấn đề thì bạn cần biết ưu tiên giải quyết vấn đề nào trước, vấn đề nào sau, tránh để xảy ra tình trạng "ùn tắc", dễ dẫn bạn đến thất bại. Ngoài ra, sự bình tĩnh cũng là điều quan trọng khi đối mặt với những tình huống như vậy. (Trích từ Báo Tuổi Trẻ và tài liệu tập huấn kỹ năng sống của Unicef) Trò chơi: TRUYỀN TIN Thể loại: Trò chơi cảm giác, vận động nhẹ trong phòng và ngoài trời, khoảng 08 người tham dự. Rèn luyện: Nhận định chính xác các cử điệu từ người khác. Giáo dục: Tương trợ nhau,phải có sự nhanh nhẹn và hiểu ý nhau trong lời nói và hành động. Luật chơi: Đứng thành từng đội và mỗi đội cử 01 người đến Qt nhận bản tin, rồi trở về đứng cách những người của đội mình 1,5m và truyền laiï bản tin đó bằng cử điệu mà không được nói, cũng như không được nhép miệng. Đội nào nhận được bản tin và thực hiện theo bản tin trước là thắng. Mục đích: Gây bầu khí sôi động để dẫn vào chiều sâu lắng sau đó. Vật dụng: Các vật dụng của các bản tin. Lưu ý: Không nên nói những lời khó hiểu và khó thực hiện. Trò chơi: BAY TRONG SƯƠNG MÙ Thể loại: trò chơi cảm giác, vận đông nhẹ trong phòng lớp, hay vòng tròn. Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh và sự nhanh nhẹn. Giáo dục: Sự cố gắng nổ lực nhanh lẹ, chính xác. Luật chơi: Vài người làm máy bay bị bịt mắt, dang tay làm cánh. Để vài đồ vật (tương ứng với số máy bay) trên bàn, hay trong 1 vòng tròn nhỏ, làm mục tiêu cho máy bay đáp. - 5 người ngồi rải rác cố định là 5 ngọn núi cản trở đường bay. - Các máy bay quan sát địa hình 2 phút với 5 ngọn núi (3 phút với 8 ngọn núi). - Sau đó ra khỏi phòng, nghe hiệu còi, các máy bay cùng lúc bay vào: không đụng núi, không đụng nhau. - Khi bay, miệng ngậm lại hum...um...”. Máy bay nào đáp xuống mục tiêu an toàn (bắt lấy 1 đồ vật): Thắng. Mục đích: Gây bầu khí sôi động và có sự tranh đua. Vật dụng: Số khăn để bịt mắt, đồ vật Đưa giáo dục kỹ năng sống vào giờ học bộ môn. Đây là nội dung có lẽ là khó nhất và phụ thuộc rất nhiều vào tài biến hóa của giáo viên bộ môn và của nội dung bài học. Không thể thực hiện lồng ghép vào tất cả các tiết học, mà chỉ có thể áp dụng ở một số tiết học với nội dung phù hợp, đặc biệt với các bộ môn như Toán thì khả năng lồng ghép lại càng khó hơn rất nhiều. Để có thể thực hiện tốt phần nội dung này đòi hỏ giáo viên bộ môn phải luôn liên hệ nội dung bài học với thực tế cuộc sống, tận dụng sức mạnh của hoạt động nhóm để giúp các học sinh giải quyết những vấn đề khó. Có thể dẫn chứng một ví dụ dễ như sau: Cho các em học sinh chia thành nhiều nhóm nhỏ để ôn bài cũ hoặc giải bài tập mang tính chất liên hoàn (có thể chia thành nhiều công đoạn) để các em có thể rút ngắn thời gian hoàn thành công việc. Sau đó cho các em tự trình bày vấn đề của nhóm hoặc cá nhân, tự bảo vệ ý kiến của mình, trong khi đó, các bạn khác sẽ theo dõi, quan sát và phản biện, góp ý kiến chia sẻ sao cho bài tập, sản phẩm của bạn mình được hoàn thiện hơn. Vấn đề ở đây chính là phương thức tổ chức lớp học để học sinh có thể phát huy kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm, tạo động lực làm việc cho học sinh. Cái khó nảy sinh chính là nội dung chương trình sẽ là bước cản cho việc lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống vào, nếu như không khéo, vô hình trung giáo viên sẽ tự nâng cao gánh nặng cho chính bản thân hoặc cho học sinh. Và đây chính là yếu tố biện minh cho việc không thực hiện nội dung lồng ghép giáo dục kỹ năng sống trong bộ môn. Vai trò Ban giám hiệu phải được chú trọng ở bước giải quyết khó khăn này. Cần có những tiết thao giảng, dạy mẫu, có những giờ trao đổi, rút kinh nghiệm trong tổ bộ môn, Ban giám hiệu cần chú ý nhắc nhở giáo viên môn đưa nội dung cần lồng ghép vào trong nội dung môn học một cách tự nhiên, không gượng ép. 3.KẾT LUẬN Trong Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thì vấn đề giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường luôn luôn là đề tài nóng hổi, được sự quan tâm của hầu hết Thầy Cô, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm và người quản lý. Để có thể giáo dục kỹ năng sống tốt cho học sinh, cần phải có sự phối hợp cả gia đình, xã hội và nhà trường. Vai trò giáo dục của gia đình và xã hội giữ vị trí quan trọng, vai trò giáo dục của nhà trường mang yếu tố quyết định giúp các em có thể có những định hướng đúng đắn, để sau này trở thành những người con có ích cho xã hội, hiếu thảo trong gia đình và chính các em sẽ là tấm gương tốt cho các em học sinh khác mà người Thầy sẽ luôn lấy các em ra làm ví dụ khi giáo dục các học sinh khác. Về phía nhà trường, để làm tốt công tác giáo dục này, cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận, giữa các Thầy Cô.Vai trò của Thầy Cô chủ nhiệm là rất quan trọng. Trong lớp, Thầy Cô chủ nhiệm như là cha mẹ của các em, có tiếng nói điều chỉnh kịp thời các hành vi chưa đúng của các em, là tấm gương cho các em noi theo. Đồng thời người quản lý có vai trò vô cùng quan trọng trong công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Thầy Cô giáo dục các em không chỉ bằng lời nói mà bằng cả hành động, cử chỉ, thái độ, tác phong hàng ngày... Hãy cảm hóa, giáo dục các em bằng cả tấm lòng của người Thầy, người cha, người chị, người mẹ... Hãy nhìn các em với ánh mắt nhìn về tương lai, không nên dựa vào các hành vi nhất thời của các em mà đánh giá cả bản chất con người các em. Học sinh chúng ta chỉ là những cành cây non, đang muốn vươn lên trở thành cành cây vững chắc, hãy tạo điều kiện cho các em thể hiện mình, vươn lên nơi có ánh sáng vững bền, hãy giáo dục các em bằng thái độ thân thiện và tích cực. Cám ơn Thầy Cô đã bỏ thời gian để đọc qua đề tài này, mong rằng Thầy Cô sẽ có nhiều ý kiến đóng góp cho đề tài này để chúng ta cùng nhau hoàn thiện một cách cụ thể các biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan nhằm xây dựng nhà trường thành môi trường tích cực, thân thiện tạo thành ngôi nhà chung để các em cùng nhau phát triển nhân cách hoàn thiện nhất. Để mọi người có thể ủng hộ và tự giác thực hiện việc đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống vào trường học thì cần thiết phải hiểu đơn giản là chúng ta hãy để cho học sinh được hoạt động trong lớp qua từng giờ học qua từng bộ môn, hãy để cho học sinh cơ hội tự giải quyết vấn đề, cơ hội làm việc theo nhóm, hãy hướng dẫn cho học sinh liên hệ nội dung bài học với cuộc sống thực tế, ứng dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thường gặp trong cuộc sống. Mục tiêu giáo dục không chỉ là giảng dạy kiến thức cho học sinh mà cần làm thế nào để học sinh có thể tìm kiến thức và tự giải quyết vấn đề trong cuộc sống, làm thế nào để học sinh biết phát huy sức mạnh nhóm, tăng cường sự hợp tác trong giải quyết vấn đề. Làm như thế là người Thầy đã đưa được cần câu cho học sinh chứ không đưa con cá cho con em chúng ta. Biên Hòa, ngày 25 Tháng 5 năm 2012 Người viết Phạm Thị Thanh Hà
File đính kèm:
- pho_hieu_truong_voi_vai_tro_quan_ly_cong_tac_hoat_dong_ngoai_gio_trong_truong_thpt_3241.doc