Đề tài Nghiên cứu thiết kế tài liệu điện tử hỗ trợ dạy học Vật lí 10 trung học phổ thông

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Những thành tựu của công nghệ tin học ngày nay đang từng ngày, từng giờ

xâm nhập sâu rộng đến hầu hết mọi lĩnh vực đời sống kinh tế và xã hội tác động

mạnh mẽ đến sự phát triển khoa học và giáo dục của mỗi quốc gia.

Trƣớc những vận hội và thách thức mới trong xu thế hội nhập toàn cầu, đòi

hỏi đất nƣớc ta phải đào tạo ra những thế hệ con ngƣời lao động mới thông minh,

năng động và sáng tạo, thích ứng với nền kinh tế toàn cầu-nền kinh tế tri thức.

Để đạt đƣợc mục đích đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng mà nhà

trƣờng phải quan tâm là đổi mới PPDH. Đây là mục tiêu lớn đƣợc Đảng, Nhà nƣớc

và Ngành Giáo dục và Đào tạo đặt ra, mục tiêu này đã và đang đƣợc thực hiện một

cách tích cực trong những năm vừa qua và những năm sắp tới. Nghị quyết Hội

nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá VIII chỉ rõ:

"Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền

thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp

dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào QTDH "

Về vấn đề đổi mới PPDH, Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2001-2010, ở mục

5.2 ghi rõ: "Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc truyền

thụ tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư

duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự

thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp, phát

triển năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của HS

trong quá trình học tập "

Điều 28, mục 2 của Luật Giáo dục (2005) cũng quy định: "Phương pháp

giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của

HS, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự

học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm,

đem lại niềm vui, hứng thứ học tập cho HS "

pdf43 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 1973 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Nghiên cứu thiết kế tài liệu điện tử hỗ trợ dạy học Vật lí 10 trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dụng lệnh Save As của Dreamweaver đặt tên mới để tạo lập các trang web còn lại, 
sau đó tiến hành thay đổi nội dung và chỉnh sửa các địa chỉ liên kết cho phù hợp. 
2.2.5. Chỉnh sửa và ghi đĩa để sử dụng. 
Sau khi đã thực hiện hoàn tất các bƣớc trong mục 2.2.3 và 2.2.4 của quy 
trình thiết kế TLĐT, cho hoạt động thử để phát hiện lỗi và khắc phục. Kiểm tra tất 
cả các liên kết của tất cả các trang, kiểm tra nội dung, sửa lỗi chính tả, kiểm tra sự 
trình diễn của các bài giảng điện tử, kiểm tra sự hoạt động của các bài trắc 
nghiệm Nhờ thêm đồng nghiệp cùng kiểm tra và góp ý để chỉnh sửa. 
Đem TLĐT sử dụng thử nghiệm trên càng nhiều MVT khác nhau càng tốt 
nhằm phát hiện những khiếm khuyết, những hạn chế khi sử dụng để từ đó có biện 
pháp khắc phục và bổ sung kịp thời những yêu cầu về mặt kĩ thuật, mỹ thuật. 
Ghi TLĐT vào đĩa CD thử nghiệm và tiến hành giới thiệu đĩa CD này với 
các giáo viên vật lí để thăm dò ý kiến, thu nhận những thông tin phản hồi. Tiếp tục 
hoàn thiện và chỉnh sửa dựa trên cơ sở những góp ý bổ ích của đồng nghiệp trƣớc 
khi ghi đĩa CD chính thức đƣa vào sử dụng trong dạy học. 
2.3. Hƣớng dẫn sử dụng tài liệu điện tử trong dạy học vật lí 
2.3.1. Một số yêu cầu đối với hệ thống 
 Các yêu cầu đối với hệ thống sử dụng Windows nhƣ sau : 
- CPU Intel hoặc tƣơng đƣơng, 300 Mhz hoặc nhanh hơn, sử dụng Windows 
98, Windows 2000, Windows Me, Windows NT(với ServicePack 3) hoặc 
Windows XP. 
- Netscap hoặc Internet Explorer 5.0 trở lên. Tối thiểu 128 MB RAM . 
- Tối thiểu 200 MB trống trên ổ cứng. 
- Màn hình có hỗ trợ tối thiểu 256 màu với độ phân giải tối thiểu 800x600. 
- Một ổ CD-ROM. ( Nếu có cổng USB sẽ sử dụng thuận tiện hơn) 
 Các yêu cầu đối với các máy Macintosh nhƣ sau : 
- Power Macintosh G3 hoặc mới hơn, Mac OS 9.1, Mac OS 9.2.1, hoặc Mac 
OS X 10.1 hoặc mới hơn. Mac OS Runtime for Java (MRJ) 2.2 hoặc mới hơn. 
- Netcape Navigator hoặc Internet Explorer 5.0 trở lên. 
- Tối thiểu 128 MB RAM. Tối thiểu 275 MB trống trên đĩa cứng. 
- Màn hình hỗ trợ tối thiểu 256 màu với độ phân giải 800x600. Ổ CD-ROM. 
Trên đây là các yêu cầu tối thiểu đối với hệ thống mà Macromedia đã nêu ra 
khi sử dụng Dreamweaver MX để thiết kế các trang web đƣa vào sử dụng trong 
thực tế. 
Ngoài ra trên máy tính sử dụng nên cài đặt : 
- Microsoft Office XP hoặc Office 2003 để có thể xem tốt các hiệu ứng của 
các bài giảng điện tử; 
- Phần mềm xem phim, nghe nhạc thông dụng nhƣ: RealOne Player, 
Windows Media Player hay WINAMP; Phần mềm xem và xử lí ảnh nhƣ ACDSee, 
PhotoShop, 
- Các font Unicode, VNI ( các font Unicode đƣợc sử dụng để soạn thảo 
trong Dreamweaver MX, các font VNI đƣợc sử dụng để soạn thảo câu hỏi trắc 
nghiệm trong Authorware6) 
2.3.2. Hướng dẫn sử dụng tài liệu điện tử trong dạy học 
 -34- 
2.3.2.1. Hƣớng dẫn chung cách vận hành TLĐT. 
Nhấp đúp chuột vào tập tin home.htm trên đĩa CD chứa TLĐT, màn hình 
đầu tiên của tài liệu điện tử xuất hiện nhƣ hình 7. 
Trong trang chủ này, cột phía bên trái của màn hình chứa mục chọn các bài 
học, mục chọn tổng kết chƣơng và mục chọn kiểm tra chƣơng. Phần chính của 
trang giới thiệu một cách khái quát về Cơ học, Động học và Động lực học Muốn 
nghiên cứu bài học nào, hãy nhấp chuột vào mục chọn có tên của bài học đó. Muốn 
ôn tập chƣơng, nhấp vào mục chọn TỔNG KẾT CHƢƠNG, muốn kiểm tra khả 
năng tiếp thu sau khi đã học xong phần Động học nhấp vào mục chọn KIỂM TRA 
CHƢƠNG. 
Giả sử muốn nghiên cứu bài 4. SỰ RƠI TỰ DO ta tiến hành các bƣớc sau 
đây: 
– Nhấp chuột vào mục chọn Bài4. SỰ RƠI TỰ DO ở cột phía bên trái màn 
hình của trang chủ, trang web giới thiệu bài3 xuất hiện nhƣ hình 8. 
(Hình 7: Hình thức trang chủ phần Động học) 
 -35- 
( Hình 8: Trang chủ bài 4) 
Các nội dung mà TLĐT hỗ trợ cho hoạt động dạy học bài 4 gồm: kiến thức 
trọng tâm, câu hỏi, bài tập, thông tin bổ sung, giáo án, bài giảng điện tử, ôn tập, 
kiểm tra. 
Thanh 
menu 
ngang 
nằm phía 
trên màn 
hình chứa 
những 
mục chọn 
đã đƣợc 
liên kết 
đến các 
trang web 
trình bày 
những nội 
dung nói 
trên. 
Muốn 
xem nội 
dung nào 
thì nhấp 
chuột vào mục chọn có tên tƣơng ứng trên thanh menu. 
 -36- 
( Hình 9. Trang trình bày KT Trọng tâm) 
– Nhấp chuột vào mục chọn KT Trọng tâm trên menu ngang, màn hình trang web 
trình bày kiến thức trọng tâm bài4 xuất hiện (hình 9). Sử dụng thanh cuộn ngang 
nằm phía dƣới và thanh cuộn dọc nằm ở phía bên phải màn hình để xem toàn bộ 
nội dung chứa trong trang web này. Những nội dung trong trang web KT Trọng 
tâm học sinh cần phải xem lại và nắm thật kĩ trƣớc khi xem những nội dung khác 
của TLĐT. 
– Tƣơng tự, nhấp chuột vào mục chọn Câu hỏi để xem, sử dụng và trả lời 
các câu hỏi có liên quan đến bài học ở dạng trắc nghiệm; nhấp chuột vào mục chọn 
Bài tập để giải hoặc xem hƣớng dẫn giải các bài tập, nhấp chuột vào Giáo án để 
xem giáo án,... Hình thức của các trang web này đƣợc trình bày trong phần phụ lục. 
– Nhấp chuột vào mục 
chọn Bài giảngĐT hộp thoại 
File Download (hình 10) xuất 
hiện, hãy nhấp open để mở bài 
giảng điện tử và sử dụng. 
Muốn quay trở lại TLĐT nhấp chuột vào nút trên thanh công cụ của 
trình duyệt hoặc nhấp biểu tƣợng (home) trên bài giảng điện tử. Khi trình 
chiếu bài giảng điện tử nên nhấp phải chuột, chọn full screen để xem ở chế độ toàn 
màn hình. Trong quá trình sử dụng Bài giảngĐT, nếu thấy xuất hiện biểu tƣợng 
(information) hãy nhấp chuột vào các biểu tƣợng đó để xem những đoạn phim mô 
phỏng đƣợc thiết kế bởi FLASH. 
– Nhấp chuột vào mục chọn 
Ôn tập hoặc Tự kiểm tra, hai hộp 
thoại sau đây sẽ lần lƣợt xuất hiện 
(hình 11,12), hãy chọn Run để 
chạy chƣơng trình. 
( Hình 10. Hộp thoại File Download) 
 -37- 
(hình 11,12. Hộp thoại cảnh báo khi Download file và chạy chƣơng trình) 
Sau khi nhấp chọn Run, file Ontap hoặc Kiemtra trắc nghiệm sẽ hoạt động, 
một hộp thoại xuất hiện yêu cầu HS nhập họ tên rồi nhấn Enter, nếu là ngƣời sử 
dụng lần đầu nhấp vào nút Đăng nhập. Tên và điểm của HS sẽ đƣợc lƣu vào máy 
tính. 
Màn hình kiểm tra trắc nghiệm sẽ xuất hiện câu hỏi và các phƣơng án trả lời 
A, B, C, D. Sử dụng chuột để nhấp vào phƣơng án trả lời, phần mềm sẽ cho HS 
biết ngay phƣơng án vừa chọn là đúng hay là sai, với các câu khó đều có giải thích 
vì sao đúng, vì sao sai. Ví dụ trong câu hỏi sau (hình 13), là màn hình sau khi chọn 
phƣơng án B. 
(Hình 13. Màn hình kiểm tra trắc nghiệm) 
Trong bài ôn tập nếu chƣa chọn đƣợc phƣơng án trả lời đúng, HS đƣợc phép 
chọn lại để tìm ra phƣơng án trả lời đúng. Trong bài tự kiểm tra HS chỉ đƣợc phép 
chọn một lần trƣớc khi nhấp vào nút để trả lời câu tiếp theo, nhấp vào nút 
để xem lại câu hỏi trƣớc, nhấp vào nút để kết thúc. Sau khi HS hoàn thành bài 
kiểm tra, phần mềm trắc nghiệm sẽ tự động thống kế số câu trả lời đúng, số câu trả 
lời sai và chấm điểm theo thang 10. 
TLĐT với cấu trúc và nội dung đƣợc thiết kế nhƣ đã trình bày ở trên sẽ hỗ 
trợ đƣợc nhiều mặt trong hoạt động giảng dạy của GV nhƣ : Cách tổ chức các hoạt 
động nhận thức nhằm tích cực hoạt động nhận thức của HS đƣợc thể hiện trong 
giáo án, sử dụng các bài giảng điện tử để trình chiếu khi dạy học, dễ dàng truy cập 
đến những kiến thức của bài học trƣớc liên quan đến bài giảng, dễ dàng đƣa ra câu 
 -38- 
hỏi và bài tập cho HS áp dụng, dễ dàng minh hoạ các sự vật hiện tƣợng bằng các 
mô phỏng, các đoạn phim, các hình ảnh sinh động 
Đối với hoạt động học tập của HS TLĐT cũng góp phần kích thích sự hứng 
thú và tích cực trong hoạt động tự chiếm lĩnh tri thức; hỗ trợ ôn tập, hệ thống hoá 
kiến thức; hỗ trợ việc tự học ở nhà, tự kiểm tra để biết năng lực học tập của mình 
đến đâu mà có kế hoạch tự điều chỉnh cho phù hợp. 
2.3.2.2. Tài liệu điện tử hỗ trợ hoạt động dạy của giáo viên. 
Trƣớc khi dạy bài mới, ở nhà GV sử dụng tài liệu này xem giáo án để có thể 
sửa đổi, bổ sung các mục tiêu hay các hoạt động của thầy và trò, soạn lại thành 
giáo án của riêng mình. Tiếp theo mở file bài giảng điện tử trên đĩa để chỉnh sửa lại 
theo ý đồ dạy học của mình. Sau khi đã chỉnh sửa bài giảng nên lƣu ý kiểm tra lại 
liên kết giữa bài giảng và TLĐT xem có hoạt động bình thƣờng hay không . Nếu 
có trục trặc phải thực hiện việc liên kết lại nhờ chức năng hyperlink. 
Ở trên lớp, trƣớc khi vào bài mới có thể dùng phần kiểm tra trắc nghiệm của 
bài học trƣớc để kiểm tra mức độ tiếp thu kiến thức bài cũ của học sinh. 
Trong quá trình dạy học, khi cần cho HS tham khảo những nội dung kiến 
thức đã đƣợc học từ các bài trƣớc giáo viên dễ dàng và nhanh chóng truy xuất đến 
nơi chỉ cần vài lần nhấp chuột. Sau khi dạy xong GV dễ dàng đƣa ra các bài tập để 
HS áp dụng, hoặc các câu hỏi kiểm tra đã có sẵn trong TLĐT để HS thảo luận và 
trả lời. Cuối tiết học nếu có nhiều thời gian, sử dụng phần kiểm tra trắc nghiệm để 
đánh giá mức độ lĩnh hội kiến thức của HS trong giờ học. 
Trong giờ bài tập, ôn tập chƣơng Động học, sử dụng TLĐT sẽ gặp rất nhiều 
thuận lợi vì tất cả các dạng câu hỏi, bài tập, những kiến thức cơ bản đã đƣợc trình 
bày đầy đủ trong từng bài, có hệ thống hoá lại trong mục TỔNG KẾT CHƢƠNG. 
Nếu trƣờng có phòng máy nối mạng có thể cho HS sử dụng các bài kiểm tra bằng 
trắc nghiệm để đánh giá khả năng học tập của HS. 
2.3.2.3. Tài liệu điện tử hỗ trợ cho học sinh tự học. 
Ngoài việc đƣợc tiếp cận một số nội dung của TLĐT dƣới sự hƣớng dẫn GV 
trên lớp trong quá trình học tập. Khi về nhà, HS vẫn có thể xem lại bài giảng, xem 
lại phần kiến thức trọng tâm để nắm vững hơn kiến thức của bài học. Tiếp đó có 
thể mở rông thêm hiểu biết của mình bằng cách xem thêm những thông tin bổ sung 
liên quan đến kiến thức của bài học. Những phần nội dung này đƣợc thiết kế rất dễ 
sử dụng, có minh hoạ hình ảnh động nên gây đƣợc hứng thú cho HS khi tự nghiên 
cứu. Sau khi đã xem kĩ và nắm chắc những kiến thức trọng tâm của bài học, HS có 
thể tự trả lời các câu hỏi trong phần Câu hỏi, có thể học nhóm để trao đổi và tranh 
luận với nhau. Có thể sử dụng bài tập trong phần Bài tập, vận dụng kiến thức vừa 
đƣợc học để tự mình giải. Nếu gặp khó khăn, chỉ cần nhấp chuột vào kí hiệu HD ở 
cuối bài tập sẽ có hƣớng dẫn hoặc đáp án xuất hiện để tra cứu. 
Sử dụng phần Ôn tập bằng trắc nghiệm để trả lời những câu hỏi liên quan 
đến nội dung những kiến thức đã đƣợc học, sau khi đã ôn tập HS có thể sử dụng 
phần Kiểm tra để tự đánh giá khả năng lĩnh hội kiến thức của bản thân mình đến 
đâu. 
Khi ở nhà HS nên thƣờng xuyên và tự giác sử dụng các bài kiểm tra này để 
tự học, tự kiểm tra, tự đánh giá khả năng học tập của mình. Đến khi nào đạt đƣợc 
điểm từ 8 trở lên, kiến thức bài học đó HS đã nắm khá vững. Cũng có thể sử dụng 
các bài kiểm tra này để thi đua nhau giữa các đôi bạn học nhóm. 
 -39- 
Sau khi học xong toàn bộ các bài của phần Động học, HS nên thƣờng xuyên 
sử dụng lại các bài ôn tập và kiểm tra chƣơng để chống lãng quên. 
2.3.3. Một số yêu cầu đối với người sử dụng tài liệu điện tử. 
TLĐT đƣợc thiết kế rất dễ sử dụng, không yêu cầu nhiều kiến thức tin học 
và các kĩ năng thao tác phức tạp trên máy tính. Tuy nhiên, một số kĩ năng tối thiểu 
cần phải biết khi sử dụng là : 
+ Biết cách lắp ghép các thiết bị ngoại vi vào máy tính. 
+ Biết khởi động máy tính và sử dụng chuột để kích hoạt chƣơng trình. Biết 
cài đặt fonts cho máy tính. 
+ Biết một số lệnh cơ bản trong việc xử lí file nhƣ tạo thƣ mục lƣu trữ file, 
đặt tên file, truy tìm file, copy file, 
+ Biết sử dụng các chức năng cơ bản trong bộ Microsoft Office nhƣ Word, 
Exel, Powerpoint nhƣ soạn thảo, cắt, dán, chèn, liên kết, 
+ Biết thực hiện một số thao tác trên các thanh kéo ngang, kéo dọc để di 
chuyển vùng hiển thị trên màn hình máy tính ( biết truy cập Internet). 
2.3.4. Một số hạn chế của tài liệu điện tử. 
TLĐT chỉ hoạt động tốt trên các máy tính có cấu hình tƣơng đối cao. Với 
các máy tính có cấu hình thấp do không thể cài đặt đƣợc các bộ OFFICE phiên bản 
mới nhƣ OFFICE 2003 hay OFFICE XP nên các file bài giảng điện tử sẽ không 
trình diễn đƣợc một số hiệu ứng. Để khắc phục điều này ngƣời sử dụng nên đến 
các máy tại các trung tâm dịch vụ Internet ADSL có cài đặt những OFFICE nói 
trên để xem. 
TLĐT sẽ hữu dụng hơn nếu trƣờng học đƣợc trang bị máy tính và máy chiếu 
Projecter. Sẽ càng tốt hơn nếu trƣờng học có phòng máy tính nối mạng, vì lúc đó 
có thể tổ chức cho HS sử dụng TLĐT này thực hành ngay trên máy khi ôn tập và 
kiểm tra. 
2.4. Kết luận chƣơng 2 
Những nội dung trong tâm đã đƣợc nghiên cứu trong chƣơng 2 có thể đƣợc 
trình bày tóm tắt nhƣ sau : 
 Việc phân tích đặc điểm, nội dung kiến thức và phƣơng án hình thành các 
khái niệm trong phần Động học chất điểm của SGK là để thấy đƣợc những thuận 
lợi và khó khăn khi dạy học. Trên cơ sở đó xác định đƣợc những kiến thức trọng 
tâm của từng bài học, định đƣợc mục tiêu cụ thể cho từng bài từ đó mới tiến hành 
soạn câu hỏi, chọn lọc bài tập, soạn giáo án, thiết kế bài giảng điện tử, xây dựng 
các bài tự ôn tập và tự kiểm tra bằng trắc nghiệm. Đây là những công việc cần thiết 
và rất quan trọng trƣớc khi tiến hành thiết kế TLĐT hỗ trợ dạy học, có nhƣ vậy khi 
sử dụng mới có thể tổ chức các hoạt động nhận thức của HS một cách phù hợp. 
 Sử dụng những tính năng mạnh mẽ và hữu ích của Dreamweaver MX 
trong việc thiết kế web để đƣa ra quy trình thiết kế TLĐT hỗ trợ dạy học một cách 
khá cụ thể, rõ ràng sao cho dựa trên cơ sở của quy trình này những GV có sự quan 
tâm đến lĩnh vực tin học cũng có thể tự mình thiết kế đƣợc TLĐT phục vụ cho mục 
đích dạy học của mình. Cấu trúc và hình thức trình bày của TLĐT đƣợc nghiên 
cứu, xây dựng một cách rất chặt chẽ, khoa học và dễ sử dụng tƣơng tự nhƣ một 
website dạy học để GV và HS gặp nhiều thuận lợi khi sử dụng. 
  Nội dung đƣa vào trong TLĐT đƣợc đầu tƣ nhiều thời gian nghiên cứu, chọn 
lựa, xây dựng để có thể hỗ trợ tốt cho GV và HS trong hoạt động dạy học vật lí. 
 -40- 
 Hƣớng dẫn cách sử dụng TLĐT dành cho GV trong giảng dạy và cho HS 
dùng trong tự học ở nhà sao cho TLĐT có thể mang lại hiệu quả cao trong hoạt 
động dạy học vật lí. 
 Nêu lên một số yêu cầu tối thiểu đối về kĩ năng mà ngƣời sử dụng cần 
phải có và một số hạn chế của TLĐT để có thể khắc phục khi sử dụng. 
Nghiên cứu thiết kế TLĐT hỗ trợ dạy học không những góp phần nâng cao 
chất lƣợng dạy học mà nó còn làm tăng thêm sự đam mê, yêu thích sáng tạo trong 
nghiên cứu khoa học cho những ngƣời thiết kế, từ đó có thể có thêm những sáng 
tạo mới, những đóng góp mới hữu ích hơn cho sự phát triển của nền giáo dục tỉnh 
nhà. 
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 
Khai thác các ứng dụng của CNTT trong dạy học nhằm đổi mới phƣơng 
pháp và nâng cao chất lƣợng dạy học đang đƣợc sự quan tâm của nhiều giáo viên 
và những ngƣời tâm huyết với ngành giáo dục. Hiện nay tuy đã có nhiều nghiên 
cứu khoa học về ứng dụng CNTT đã đƣợc công bố và đƣa vào ứng dụng trong dạy 
học mang lại hiệu quả cao nhƣng vẫn còn nhiều tính năng kì diệu mà con ngƣời 
chƣa khai thác hết trong lĩnh vực này. Với sự say mê nghiên cứu khoa học, lòng 
yêu nghề của những ngƣời nghiên cứu giáo dục chắc chắn còn nhiều công trình 
công trình khoa học mới sẽ đƣợc hoàn thiện và đƣa vào áp dụng trong dạy học để 
đem lại chất lƣợng ngày càng cao cho nền giáo dục nƣớc nhà. 
Khi nghiên cứu thiết kế đề tài, chúng tôi có điều kiện nghiên cứu kĩ hơn về 
chƣơng trình, mục tiêu và nội dung sách giáo khoa phân ban mới; đã thiết kế tiến 
trình dạy học cho các bài học thuộc phần Động học; kiến thức về tin học, kĩ năng 
sử dụng các ứng dụng, các phần mềm đƣợc nâng cao hơn. 
 Trong quá trình áp dụng đề tài vào dạy học các bài học ở trên lớp chúng tôi nhận 
thấy việc GV tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS gặp rất nhiều thuận lợi, 
nhanh chóng, sinh động và hấp dẫn. HS có nhiều hứng thú, sôi nổi và tích cực 
trong việc tham gia xây dựng bài. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm cho thấy chất 
lƣợng học tập của HS đƣợc nâng cao hơn. 
 Qua quá trình thực hiện đề tài chúng tôi có một số kiến nghị đối với các nhà 
trƣờng và các nhà quản lí giáo dục ở địa phƣơng nhƣ sau: 
– Cần phải quan tâm hơn nữa trong việc trang bị đồ dùng dạy học, phòng 
học bộ môn, phòng máy vi tính nối mạng, phòng dạy học có trang bị máy chiếu 
projector để dùng trong dạy học. 
– Cần tạo điều kiện để các GV say mê khoa học có nhiều thuận lợi hơn trong 
việc nghiên cứu các ứng dụng CNTT trong dạy học. 
 -41- 
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu và tiến hành đƣa đề tài áp 
dụng trong dạy học nhƣng do giới hạn về nội dung của đề tài, thời gian thực hiện 
luận văn, điều kiện cơ sở vật chất và khả năng có hạn của bản thân nên đề tài chỉ 
dừng lại ở phần Động học chất điểm. 
Sông Ray, ngày 15 tháng 05 năm 2012 
 NGƢỜI THỰC 
HIỆN 
 Phan Sĩ
 -42- 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Dƣơng Trọng Bái, Vũ Thanh Khiết (2005) , Từ điển vật lí phổ thông, NXB Giáo 
dục. 
2. Lƣơng Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Trần Chí Minh, Vũ Quang, 
Bùi Gia Thịnh (2006), Sách giáo khoa vật lí 10-Ban cơ bản, NXB Giáo dục. 
3. Lƣơng Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Trần Chí Minh, Vũ Quang, 
Bùi Gia Thịnh (2006), Sách giáo viên vật lí 10-Ban cơ bản, NXB Giáo dục. 
4. Lƣơng Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh 
(2006), Sách bài tập vật lí 10-Ban cơ bản, NXB Giáo dục. 
5. Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, 
NXB Giáo dục. 
6. Lê Văn Giáo (2001), Bài giảng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS trong 
dạy học Vật lí ở trường phổ thông, ĐHSP Huế. 
7. Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thuỷ (1988), Tâm lí học tập 1, NXB 
Giáo dục. 
8. Bùi Văn Huệ (2000), Giáo trình tâm lí học, NXB ĐHQG Hà Nội. 
9. Nguyễn Thế Khôi, Phạm Quý Tƣ, Lƣơng Tất Đạt, Lê Chân Hùng, Nguyễn Ngọc 
Hƣng, Phạm Đình Thiết, Bùi Trọng Tuân, Lê Trọng Tƣờng (2006), Sách giáo 
khoa vật lí 10-Nâng cao, NXB Giáo dục. 
10. Nguyễn Thế Khôi, Phạm Quý Tƣ, Lƣơng Tất Đạt, Lê Chân Hùng, Nguyễn 
Ngọc Hƣng, Phạm Đình Thiết, Bùi Trọng Tuân, Lê Trọng Tƣờng (2006), Sách 
giáo viên vật lí 10-Nâng cao, NXB Giáo dục. 
11. Phạm Xuân Quế (2004), Bài giảng Sử dụng máy vi tính trong dạy học vật lí, 
Trƣờng ĐHSP Hà Nội. 
12. Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Giáo dục, NXB Chính trị.
13. Nguyễn Trƣờng Sinh (2004), Macromedia DREAMWEAVER MX, NXB Lao 
động-Xã hội. 
14. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hƣng (2001), Tổ chức hoạt động nhận thức 
cho học sinh trong dạy học vật lí ở trường phổ thông. NXB ĐHQG Hà Nội. 
15. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hƣng, Phạm Xuân Quế (2002), Phương 
pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông. NXB ĐHSP. 
16. Nguyễn Viết Thịnh, Phạm Kim Chung (2002), Xây dựng phần mềm trắc 
nghiệm bằng Macromedia Authorware, Trƣờng ĐHSP Hà Nội. 
17. Phạm Hữu Tòng (2001), Lí luận dạy học vật lí ở trường trung học, NXB Giáo 
dục, Trƣờng ĐHSP Hà Nội. 
18. Phạm Hữu Tòng (2004) , Dạy học vật lí ở trường phổ thông theo định hướng 
phát triển hoạt động học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học, NXB 
ĐHSP. 
19. Lê Công Triêm (2004), Những vấn đề cơ bản của giáo dục phổ thông hiện nay, 
Bài giảng cho học viên cao học, Trƣờng ĐHSP Huế. 
20. Lê Công Triêm (2004), Nghiên cứu chương trình vật lí phổ thông, Bài giảng 
cho học viên cao học, Trƣờng ĐHSP Huế. 
 -43- 
21. Lê Công Triêm, Nguyễn Đức Vũ (2004), Phương pháp nghiên cứu khoa học 
giáo dục, NXB ĐHSP. 
22. Lê Công Triêm, Nguyễn Đức Vũ, Trần Thị Tú Anh (2002), Một số vấn đề hiện 
nay của phương pháp dạy học đại học, NXB Giáo dục. 
23. Lê Trọng Tƣờng, Lƣơng Tất Đạt, Lê Chân Hùng, Phạm Đình Thiết, Bùi Trọng 
Tuấn (2006), Sách bài tập vật lí 10-Nâng cao, NXB Giáo dục. 
24. Nguyễn Thị Hồng Việt (2003), Tổ chức hoạt động nhận thức cho HS trong dạy 
học vật lí ở trường THPT, NXB Giáo dục. 
25. Trần Đức Vƣợng (2003), Bài giảng Cơ sở lí luận về thiết bị dạy học, Hà Nội 
Một số địa chỉ Internet đã tham khảo: 
10098.2
94.2
87.6
70.4
49.7
24.7
8
2
100
93.1
88.4
75.1
9.4
22.8
50.3
1.30
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
2 3 4 5 6 7 8 9 10 §iÓm
Tû lÖ HS ®¹t ®iÓm 
Xi trë xuèng (%)
§C
TN

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_thiet_ke_tai_lieu_dien_tu_ho_tro_day_hoc_vat_li_10_trung_hoc_pho_thong_4569.pdf
Sáng Kiến Liên Quan