Đề tài Nâng cao chất lượng đào tạo các lớp đại học liên kết ở trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Đồng Nai

Trong những năm qua, để phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng

Nai, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ các cấp, giáo viên

ngày càng lớn. Để đáp ứng nhu cầu này, các trường đại học, cao đẳng, trung học

chuyên nghiệp đã liên kết với Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Đồng Nai

(TTGDTX) tổ chức các khóa đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học, tạo điều kiện

thuận lợi cho cán bộ công chức, viên chức, người lao động có thể học tập thường

xuyên, phù hợp với nhu cầu và điều kiện của người học, góp phần nâng cao dân trí và

đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho địa phương.

Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Đồng Nai tiền thân là Trung tâm đào

tạo mở rộng Tỉnh trực thuộc UBND Tỉnh được thành lập, hoạt động từ năm 1994.

Đến năm 1996, UBND Tỉnh có quyết định số 375/QĐ-UBT ngày 13/02/1996 “đổi

tên thành TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN (TTGDTX) giao Sở

GD&ĐT Đồng Nai quản lý và hoạt động theo Qui chế TTGDTX tỉnh do Bộ Giáo

dục& Đào tạo ban hành.

Tại tỉnh Đồng Nai, ngoài TTGDTX Tỉnh, còn có các đơn vị lân cận cũng trực

thuộc Sở GD&ĐT có tư cách pháp nhân, bộ máy nhân sự, tài khoản, hoạt động khác

như: trường Bổ túc văn hóa Tỉnh, Trung tâm GDTX TP Biên Hòa, Trung tâm Giáo

dục Kỹ thuật Tổng hợp Hướng nghiệp Tỉnh, Trung tâm Tin học – Ngoại ngữ Tỉnh,

Trung học kỷ thuật công nghiệp, Trung tâm Đại học Mở, Trung tâm Đào tạo từ xa,

v.v

pdf12 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 1549 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Nâng cao chất lượng đào tạo các lớp đại học liên kết ở trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Đồng Nai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chất lượng đào tạo, giảm thiểu bức 
xúc từ xã hội như ở công văn 743/SGD&-GDCN ngày 20/4/2007 mà lãnh đạo Sở 
GD&ĐT Đồng Nai đã lên tiếng: “Tuy nhiên cũng có một số nơi chưa thực hiện đúng 
những quy định của Luật Giáo dục cũng như những Điều lệ, Quy chế tổ chức hoạt 
động của trường  Những vi phạm như vậy đã làm ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của 
người học, uy tín của ngành và gây nên sự bất bình trong xã hội”. 
 Qua quá trình quản lý các lớp đại học liên kết với các trường đại học, tôi xin 
đưa ra một số ý kiến về NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CÁC LỚP ĐẠI 
HỌC LIÊN KẾT Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH 
ĐỒNG NAI. 
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 
 1.Cơ sở lý luận 
- Luật Giáo dục do Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14.7.2005 
và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục số 44/2009/QH12; 
 - Quyết định 01/2007/QĐ-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo ban 
hành ngày 02/01/2007 về ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo 
dục thường xuyên, ở khoản 2, điều 4, chương I: “Cơ sở giáo dục đại học khi thực 
hiện chương trình giáo dục thường xuyên lấy bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt 
nghiệp đại học được phép liên kết với trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh”; 
 - Quyết định số 42/2008/QĐBGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành 
ngày 28/7/2008 về việc Ban hành quy định về liên kết đào tạo trình độ trung cấp 
chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, ở mục b, khoản 2, điều 7, chương II: “Đối với các 
khóa liên kết đào tạo cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học, địa điểm đặt lớp phải là 
các trường, các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh”; 
 - Công văn 5751/UBND-VX do UBND tỉnh Đồng Nai ban hành ngày 
23/8/2011 về việc Chấn chỉnh công tác liên kết đào tạo trình độ TCCN, cao đẳng, đại 
học trên địa bàn tỉnh: “Giao Sở Giáo dục và Đào tạo làm đầu mối giúp UBND tỉnh 
quản lý hoạt động liên kết đào tạo...”; 
 - Luật Giáo dục Đại học số 08/2012/QH13 ngày 18/6/2012 của Quốc hội, ở 
khoản 2, điều 4, chương I: “Giáo dục thường xuyên gồm vừa làm vừa học và đào tạo 
từ xa, là hình thức đào tạo theo các lớp học, khóa học tại cơ sở giáo dục đại học hoặc 
cơ sở liên kết đào tạo, phù hợp với yêu cầu của người học để thực hiện chương trình 
đào tạo ở trình độ cao đẳng, đại học”. 
2.Thực trạng và quá trình hoạt động liên kết đào tạo tại TTGDTX Tỉnh 
 2.1.Các lớp liên kết tại Trung tâm. 
 5 
TT 
Trường Đào tạo 
& cấp bằng 
TT Ngành học Học tại 
Quyết 
định 
trúng 
tuyển 
NĂM HỌC 
SỈ SỐ 
hiện nay 
ĐANG 
THỰC HIỆN 
CT HK/NĂM 
1 
ĐH 
ĐÀ LẠT 
1 Luật K35 Trung tâm 101 2011-2015 84 HK 6 
2 Luật K36 Trung tâm 78 2012-2016 77 HK 5 
3 Luật K37 Trung tâm 83 2013-2017 69 HK 3 
4 Luật K38 Trung tâm 109 2014-2018 109 HK 2 
2 
ĐH 
NÔNG - LÂM 
TP. HCM 
5 
BÁC SĨ THÚ 
Y 
Trung tâm 69 2014-2019 69 HK 2 
6 Nông học K3 Xuân Lộc 60 2011-2015 50 HK 6 
7 Chăn nuôi K3 Xuân Lộc 59 2011-2015 45 HK 6 
3 
ĐH 
TÂY NGUYÊN 
8 
BÁC SĨ THÚ 
Y K2 
Định Quán 83 2011-2016 70 HK 5 
4 ĐH TRÀ VINH 
9 Luật học K1 Long Khánh 114 2012-2016 89 HK 4 
 10 Kế toán VB2 Xuân Lộc 35 2013-2015 32 HK 3 
5 
ĐH 
LAO ĐỘNG - 
XÃ HỘI (CS II) 
11 
Công tác Xã 
hội K1 
Trung tâm 87 2013-2017 77 HK 3 
6 
ĐH KINH TẾ - 
LUẬT TP.HCM 
12 
Luật - Kinh tế 
VB2 
Trung tâm 114 2013-2016 109 HK 3 
13 
Luật - Dân sự 
VB2 
Trung tâm 112 2014-2017 91 HK 1 
7 
ĐHSP TP HỒ 
CHÍ MINH 
14 
CN GD ĐẶC 
BIỆT (VB2) 
Trung tâm 32 2014-2015 32 HK2 
8 
ĐH MỎ- ĐỊA 
CHẤT HN 
15 
KHAI THÁC 
MỎ K56 
Trung tâm 54 2011-2015 45 HK7 
9 
Trung cấp 
Phương Nam 
16 
Trung cấp 
Dược K2 
Xuân Lộc 30 2014-2016 30 HKI 
TỔNG SỐ HV,Sinh viên 1078 
2.2.Thực hiện quá trình liên kết. 
2.2.1.Về địa điểm đặt lớp: 
 Theo Quyết định số 42/2008/QĐBGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban 
hành ngày 28/7/2008 về việc Ban hành quy định về liên kết đào tạo trình độ trung 
cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, ở mục b, khoản 2, điều 7, chương II: “Đối với 
các khóa liên kết đào tạo cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học, địa điểm đặt lớp phải 
là các trường, các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh”. Trong khi đó, hiện có 
06 lớp đặt ngoài Trung tâm. Nhu cầu người học ở những nơi đó là có thực và nhu cầu 
đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nhân lực cho tốc độ xây dựng NÔNG THÔN 
MỚI rất cần, mà cự ly đến Trung tâm thì quá xa, 06 lớp này việc học tại Trung tâm 
là không thể. Để giải quyết mâu thuẫn này, Trung tâm có yêu cầu các cơ sở đặt lớp 
tham mưu UBND các huyện, thị xã có công văn đề nghị mở lớp, việc làm này cũng 
rất mơ hồ vì xem qua các văn bản quy phạm pháp luật liên quan thì không tìm thấy 
sự chính danh nào cho việc ký “trung gian”, vì thế Trung tâm ký hồ sơ pháp lý với 
 6 
trường ĐH, THCN rồi ký thuê mướn cơ sở vật chất ở các TTGDTX và TTDN ở các 
huyện, TX để đặt các lớp này cũng chỉ là giải pháp tình thế. 
 2.2.2.Về quy trình tuyển sinh 
Nội dung (A): Là khâu quyết định trong toàn bộ quy trình này, thường là tìm 
hiểu các sở, ban ngành trong tỉnh, đặc biệt là các lớp ngân sách do tỉnh cấp, quan hệ 
với Sở Nội vụ. Tuy nhiên, theo công văn 5751/UBND-VX do UBND tỉnh Đồng Nai 
ban hành ngày 23/8/2011 về việc Chấn chỉnh công tác liên kết đào tạo trình độ 
TCCN, cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh: “Giao Sở Giáo dục và Đào tạo làm đầu 
mối giúp UBND tỉnh quản lý hoạt động liên kết đào tạo...” thì trên địa bàn thường 
xuyên xẩy ra tình trạng không tuân thủ quy định này nên rất khó khăn cho Trung tâm 
trong việc tuyển sinh, vì do không hợp nhất được đầu mối cho nên việc “tranh giành” 
tuyển sinh gây ra bất ổn cho người học. Ví dụ, cùng một ngành học trong một thời 
điểm có đến 4 cơ sở giáo dục thông báo chiêu sinh, nên mỗi nơi chỉ được vài chục 
người ghi danh và rồi cả 4 cơ sở đều không mở lớp được. Nếu như có sự điều phối 
chặt chẽ từ 2 công văn này thì việc mở lớp ở 1 cơ sở là chắc chắn. Vì vậy, Trung tâm 
chỉ còn ký kết với những trường truyền thống, khi đã chiêu sinh ở Trung tâm thì 
không chiêu sinh với cơ sở giáo dục khác ở trong khu vực Trung tâm. 
 2.2.3.Về hồ sơ pháp lý: 
- Tờ trình đăng ký liên kết đào tạo. 
- Các điều kiện bảo đảm quy định về đăng ký liên kết đào tạo. 
- Các điều kiện (ban đầu) bảo đảm chất lượng đào tạo. 
- Ý kiến bằng văn bản của cơ quan chủ quản. 
- Thực hiện quy trình đăng ký liên kết đào tạo. 
 Theo Quyết định số 42/2008/QĐBGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành 
ngày 28/7/2008 về việc Ban hành quy định về liên kết đào tạo trình độ trung cấp 
chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, khó khăn nhất là công văn đề nghị của UBND 
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Bộ ngành có nhu cầu đào tạo. Do đó 
Trung tâm thường dùng Công văn 5751/UBND-VX do UBND tỉnh Đồng Nai ban 
hành ngày 23/8/2011 về việc Chấn chỉnh công tác liên kết đào tạo trình độ TCCN, 
cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh: “Giao Sở Giáo dục và Đào tạo làm đầu mối giúp 
UBND tỉnh quản lý hoạt động liên kết đào tạo...” cho các lớp ngoài ngân sách. 
 2.2.4.Về tổ chức tuyển sinh: 
- Thông báo công khai và đầy đủ các thông tin về kỳ tuyển sinh trên các phương 
tiện thông tin đại chúng về: số lượng, đối tượng, vùng tuyển, hình thức, lệ phí, địa 
điểm, lịch và những thông tin có liên quan như: ngành nghề, thời gian, hình thức, các 
phí (nếu có); 
- Tổ chức tuyển sinh theo các quy định hiện hành về công tác tuyển sinh đối với 
từng trình độ đào tạo. 
Điều tra nhu 
cầu người học 
(A) 
Tuyển sinh 
và đào tạo 
(C) 
 (C) 
Hồ sơ pháp lý 
(B) 
 7 
Từ cơ sở thông tin trên và thực tế, Trung tâm quan tâm những vấn đề sau: 
- Cơ sở pháp lý trong việc mở lớp. 
- Năng lực của trường đào tạo. 
- Năng lực của Trung tâm. 
- Hồ sơ quản lý sinh viên. 
- Công tác quản lý, kiểm tra và báo cáo của Trung tâm. 
 2.2.5 Năng lực của các trường đang liên kết 
 - Trường ĐH Đà Lạt: Lượng GV có học vị cao còn ít; do liên kết rộng khắp nên 
vẫn còn tình trạng “mời giảng”, đặc biệt là khoa Luật – việc mời giảng chắc chắn sẽ 
ảnh hưởng chất lượng đào tạo vì không gắn liền hoạt động chuyên môn, nghiên cứu 
khoa học tại trường, rất may số lượng này còn ít. 
 - Trường ĐH Tây Nguyên: Do nằm xa địa bàn đào tạo lại đào tạo ngành Thú y nên 
SV không tiếp cận được nhiều với thực hành thí nghiệm, ảnh hưởng không nhỏ đến 
chất lượng đào tạo. 
 - Trường ĐH Nông Lâm TP Hồ Chí Minh: Có 2 lớp ở Xuân Lộc mà Trường thì 
yêu cầu SV phải đến trường vào giờ thí nghiệm, rất tốt cho chất lượng đào tạo nhưng 
khó khăn về vấn đề đi lại. Đây là Trường có chất lượng đào tạo tốt nhất. 
 - Trường ĐH Kinh tế Luật TP. Hồ Chí Minh: Đây là trường có triển vọng vì 
chuyên nghiệp trong điều hành và chất lượng đào tạo. 
 - Các trường còn lại: Do đặc thù của ngành đào tạo nên việc học tại Trung tâm là 
thuận lợi. 
 2.2.6.Năng lực của Trung tâm: 
 - Phối hợp với đơn vị chủ thể (ĐVCT) để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở 
vật chất: phòng học, máy móc, thiết bị, học liệu, cho hoạt động dạy học; bố trí việc 
ăn ở thuận tiện cho người dạy. 
 - Phối hợp theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch đào tạo, nền nếp dạy-học đối 
với các lớp liên kết đặt tại Trung tâm và phản ảnh kịp thời với ĐVCT những biểu 
hiện sai phạm để kịp thời chấn chỉnh. 
 - Phối hợp với ĐVCT để thực hiện chế độ chính sách đối với người học như các 
lớp thuộc ngành Nông học và ngành Chăn nuôi của trường ĐH Nông Lâm TP.HCM. 
Lớp Công tác xã hội của Trường ĐH lao động – Xã hội cơ sở II TP. HCM, quản lý 
người học trong suốt quá trình đào tạo theo quy chế hiện hành.. 
 - Duy trì việc đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh lớp học và môi trường xung quanh. 
 - Minh bạch học phí và các khoản thu (có thông báo của lãnh đạo ĐVCT) 
 - Phân công giáo viên phụ trách các lớp, có chế độ báo cáo định kỳ. 
 2.2.7.Về hồ sơ quản lý sinh viên: 
 - Các văn bản giao nhiệm vụ của cơ quan quản lý có liên quan đến liên kết đào tạo 
khoá học. 
 - Hồ sơ quản lý khóa đào tạo: Kế hoạch giảng dạy; Sổ lên lớp hàng ngày; Sổ đăng 
ký học sinh, sinh viên (tập lý lịch trích ngang có dán ảnh của học sinh, sinh viên). 
 - Các loại hồ sơ thi, kiểm tra học phần, tốt nghiệp. 
 2.2.8.Công tác quản lý, kiểm tra và báo cáo của Trung tâm: 
 8 
- Công tác quản lý: Phòng Quản lý đào tạo phân công lịch học dựa trên phòng học 
hiện có của TTGDTX. 
 - lịch học từng Khoa/Trường mà trực tiếp là giáo viên phụ trách các lớp đã được 
phân công cung cấp kịp thời kế hoạch giảng dạy cho sinh viên. Đây là khâu quan 
trọng trong điều kiện thực tại của Trung tâm. 
 - Công tác kiểm tra: Lập quy chế phối hợp quản lý hoạt động liên kết đào tạo để 
tạo cơ sở pháp lý cho việc giám sát công tác thực hiện kế hoach, thúc đẩy nâng cao 
hiệu quả đào tạo. Trên cơ sở của quy chế phối hợp, công tác giảng dạy học tập đi vào 
nền nếp, chất lượng đào tạo được cải thiện và nâng cao 
 - Công tác báo cáo: Giáo viên phụ trách các lớp báo cáo theo định kỳ các mặt hoạt 
động dạy và học lắng nghe các ý kiến của học viên để giúp Trung tâm phối hợp với 
các trường liên kết chấn chỉnh uốn nắn kịp thời quá trình giảng dạy của giảng viên, 
nắm bắt các thiếu sót để bổ sung khắc phục các yếu tố tham gia vào quá trình đào tạo. 
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 
 - Hồ sơ mở lớp: Dựa vào các văn bản pháp lý, khi Trung tâm cần mở lớp đều xin 
phép cơ quan hữu quan nhằm tránh những rũi ro về sau mà đặc biệt người học sẽ 
gánh chịu. 
 - Kiểm soát được quá trình đào tạo và định hướng được việc phát triển ngành học. 
 - Đơn vị chủ trì và đơn vị hỗ trợ phối hợp bình đẳng. 
 - Giảm thiểu bức xúc từ người học và xã hội vì quá trình đào tạo được minh bạch. 
 - Quy mô đào tạo ngày càng tăng, đáp ứng được nhu cầu phát triển nguồn nhân 
lực của các địa phương trong cả nước. 
 - Hình thức đào tạo, ngành nghề đào tạo ngày càng đa dạng đáp ứng được nhu cầu 
và trình độ của người học. 
 - Chương trình đào tạo đã có nhiều cải tiến phù hợp với nhu cầu của người học và 
đáp ứng nguồn lực của xã hội trong từng thời kỳ phát triển của đất nước. 
 - Hệ thống học liệu ngày càng phong phú, đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo có 
chất lượng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc cập nhật thông tin, đổi mới nội dung, 
hình thức đào tạo. 
 - Hình thức, chương trình và nội dung thi tuyển, thời gian, hình thức đào tạo, 
phương pháp kiểm tra đánh giá có nhiều cải tiến phù hợp với người học, đảm bảo 
chất lượng. 
 - Đã thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục. Nhà nước và cá nhân đều có nghĩa vụ trong 
đào tạo góp phần thay đổi mặt bằng văn hóa của các địa phương. 
 - Huy động được hầu hết tiềm lực của đội ngũ giảng viên ở các trường đại học, cao 
đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trực tiếp tham gia đào tạo. 
 - Đội ngũ quản lý đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng, các Sở Giáo dục và Đào 
tạo, các Trung tâm giáo dục thường xuyên đã trưởng thành hơn về mặt quản lý theo 
hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý đào tạo. 
 - Việc áp dụng các phương pháp dạy học mới đối với hình thức đào tạo này cần 
phải được phát huy vì học viên ở hình thức này đã có trải nghiệm thực tiễn, tích lũy 
được nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, trong thực tế người dạy chưa tận dụng được thế 
mạnh vốn có của học viên. 
 9 
 - Việc quản lý chất lượng học, chất lượng đào tạo có sự phối kết hợp nhịp nhàng 
của các cơ sở giáo dục đại học với các Sở Giáo dục & Đào tạo, các Trung tâm giáo 
dục thường xuyên. Trong chương trình đào tạo loại hình này đã tính đến đặc điểm 
kinh tế giáo dục của từng địa phương đào tạo phù hợp với nhu cầu xã hội, tạo nguồn 
nhân lực có chất lượng và sát với thực tiễn địa phương. 
 - Trong quá trình đào tạo, các cơ sở đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng, trung 
học chuyên nghiệp có những chuẩn đào tạo chung được thiết kế trên chương trình, 
giáo trình chung nhất để tạo ra sản phẩm đào tạo có chất lượng đồng đều, tiện lợi cho 
việc sử dụng nguồn nhân lực với một phổ rộng. 
 - Việc mở rộng và tăng cường hợp tác liên kết với các trường đại học có uy tín, có 
chương trình giảng dạy phù hợp, có đội ngũ giảng viên giỏi về chuyên môn, có đạo 
đức nghề nghiệp từ đó vị trí và vai trò của Trung tâm GDTX tỉnh Đồng Nai ngày 
càng được khẳng định xứng đáng là địa chỉ tin cậy của mọi người và của toàn xã hội. 
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 
 --Việc liên kết đào tạo hiện nay cần phải thực hiện nghiêm túc: Luật Giáo dục 
hiện hành; 42/2008/QĐBGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 
28/7/2008 và 146/UBT do UBND tỉnh Đồng Nai ban hành ngày 14/01/2002; Công 
văn 5751/UBND-VX do UBND tỉnh Đồng Nai ban hành ngày 23/8/2011 về việc 
Chấn chỉnh công tác liên kết đào tạo trình độ TCCN, cao đẳng, đại học trên địa bàn 
tỉnh: “Giao Sở Giáo dục và Đào tạo làm đầu mối giúp UBND tỉnh quản lý hoạt động 
liên kết đào tạo...”. Tuy nhiên, 42/2008/QĐBGDĐT cần phải được điều chỉnh vì lắm 
rườm rà, khó thực hiện (nhất là hồ sơ mở lớp). 
 --Về hồ sơ mở lớp, phải có “công văn đề nghị của UBND tỉnh (thành phố) trực 
thuộc trung ương hoặc Bộ, ngành có nhu cầu đào tạo” gửi đơn vị chủ trì đào tạo. 
Xem ra rất khó thực hiện. Chỉ cần công văn của Trung tâm xin mở lớp gửi Sở 
GD&ĐT như tinh thần công văn 146/UBT do UBND tỉnh Đồng Nai ban hành ngày 
14/01/2002 về việc Quản lý thống nhất các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng theo hình 
thức giáo dục không chính quy. 
 - Chuẩn đánh giá hệ đào tạo VLVH chưa được các trường Đại học chú ý nên chất 
lượng các ngành học không giống nhau, từng môn học cũng khác nhau. Các đề kiểm 
tra đánh giá chưa thật sự coi trọng việc liên hệ thực tiễn, mới chú trọng đánh giá khả 
năng tiếp nhận tri thức mà ít coi trọng đến đánh giá về kỹ năng nghề nghiệp. 
 - Hệ VLVH chưa có sự cân đối trong đào tạo giữa các ngành nhất là đối với đào 
tạo cao đẳng và trung cấp nghề. Vì vậy, các trường cần khảo sát thống kê nhu cầu 
nghề để tự điều chỉnh vi mô giúp Nhà nước thực hiện được sự cân đối vĩ mô. 
 - Cần có hành lang pháp lý thông thoáng cho việc Trung tâm được bảo trợ pháp lý 
mở lớp ở các huyện và TX. Long Khánh nếu nơi nào bảo đảm được năng lực quản lý 
và CSVC, tạo điều kiện cho nhu cầu người học ở xa Trung tâm. 
 - Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các trường đại học công lập có chất lượng cao 
mở rộng liên kết đào tạo sau đại học tại các Trung tâm khi có đủ các điều kiện. 
 - Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các trường đại học tự chủ thời gian tuyển sinh 
hệ vừa làm vừa học để giúp CBCCVC và người dân có điều kiện thuận lợi tham gia 
dự thi tuyển sinh. 
 10 
 - Trong quá trình thực hiện liên kết đào tạo không bao giờ là bằng phẳng cũng gặp 
những trở ngại khó khăn nhất định, tuy nhiên cần phải trải qua thực tế mới rút ra 
những bài học bổ ích cho các bước tiếp theo. Nếu chúng ta luôn cầu thị biết lắng 
nghe tìm nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm thì việc liên kết đào tạo sẽ ngày 
càng hiệu quả. 
 Cách trình bày và lập luận của Tôi chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. 
Rất mong nhận được những nhận xét, góp ý của các quí đồng nghiệp nhằm nâng cao 
chất lượng đào tạo các lớp liên kết ngày một hoàn hảo hơn. 
 Xin chân thành cảm ơn. 
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
NỘI DUNG TRÊN ĐƯỢC THAM KHẢO 
- Luật Giáo dục do Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14.7.2005 và 
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục số 44/2009/QH12. 
- Quyết định 01/2007/QĐ-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành ngày 
02/01/2007 
- 42/2008/QĐBGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 28/7/2008 
- 62/2008/QĐ-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 25/11/2008 
- Luật Giáo dục Đại học số 08/2012/QH13 ngày 18/6/2012 của Quốc hội 
- 15/2011/TT-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 09/04/2011 
- 743/SGD&ĐT-GDCN do Sở GD&ĐT Đồng Nai ban hành ngày 20/04/2007 
- Công văn 5751/UBND-VX do UBND tỉnh Đồng Nai ban hành ngày 23/8/2011 
- Báo cáo tổng kết học kỳ 1 năm học 2014- 2015 của Trung tâm GDTX tỉnh Đồng 
Nai. 
- Tập san CLB giám đốc các Trung tâm GDTX Tỉnh ngày 10/3/2015 tại Gia Lai. 
 NGƯỜI THỰC HIỆN 
HÀ VĂN SƠN 
 11 
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI 
Đơn vị TRUNG TÂM 
GDTX TỈNH ĐỒNG NAI 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
Biên Hòa, ngày 15 tháng 5 năm 2015 
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Năm học: 2014 - 2015 
––––––––––––––––– 
Tên sáng kiến kinh nghiệm: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CÁC LỚP 
ĐẠI HỌC LIÊN KẾT Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH 
ĐỒNG NAI 
Họ và tên tác giả: HÀ VĂN SƠN Chức vụ: Trưởng phòng 
Đơn vị: Phòng quản lý đào tạo 
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) 
- Quản lý giáo dục  
- Phương pháp dạy học bộ môn:  
- Phương pháp giáo dục  
- Lĩnh vực khác: ........................................................  
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong 
Ngành  
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây) 
- Có giải pháp hoàn toàn mới  
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có  
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây) 
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng 
trong toàn ngành có hiệu quả cao  
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao  
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng 
tại đơn vị có hiệu quả  
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) 
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: 
 Tốt  Khá  Đạt  
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện 
và dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá  Đạt  
BM04-NXĐGSKKN 
 12 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu 
quả trong phạm vi rộng: Tốt  Khá  Đạt  
 Sau khi duyệt xét SKKN, Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, 
có ký tên xác nhận và chịu trách nhiệm của người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn 
vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm. 
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN 
(Ký tên và ghi rõ họ tên) 
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ 
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu) 

File đính kèm:

  • pdfskkn_nang_cao_chat_luong_dao_tao_cac_lop_dai_hoc_lien_ket_o_trung_tam_giao_duc_thuong_xuyen_tinh_don.pdf
Sáng Kiến Liên Quan