Đề tài Một vài hướng tiếp cận đọc - Hiểu văn bản thơ ở trường trung học phổ thông
Trong những năm học gần đây, một thực trạng đáng buồn xảy ra là học sinh
rất thờ ơ, lãnh đạm với môn Ngữ văn. Đa số các em chưa có ý thức học, thậm chí
xem nhẹ môn học này. Tôi xin lấy một ví dụ: Ở sách ngữ văn 10 tôi ra đề bài viết
số 2 về bài văn tự sự như sau:“Em hãy tưởng tượng mình là quyển sách văn học và
kể về chính mình?”.Tôi xin dẫn nguyên văn đoạn viết của học sinh: “Bạn có biết
tôi là ai không?Tôi là quyển sách văn học đây. Tôi buồn quá! chẳng có ai quan
tâm đến tôi cả. Các bạn học sinh chẳng ngó ngàng gì tới tôi, trong giờ học Ngữ
văn các bạn học sinh đâu có mang tôi theo tới lớp, vứt tôi ớ một xó xỉnh, mạng
nhện bám đầy mình tôi. Nếu như các thầy cô giáo có bắt học sinh mang sách đến
lớp, thì tôi mới được đút vào cặp một cách vội vàng. Ngày hôm đó tôi mừng lắm vì
được đến trường nhưng nghĩ cũng tủi, trong khi các bạn sách toán, lý thơm tho
mùi giấy in còn tôi toàn mùi ẩm mốc, rồi khi về đến nhà tôi lại bị vứt vào một
xó ”
Hay trong một bài viết: Cảm nghĩ của em về vẻ đẹp trong đoạn thơ sau:
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi.
Đèo cao ánh nắng dao gài thắt lưng
Rừng thu trăng rọi hòa bình.
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.”
( Việt Bắc – Tố Hữu)
ồn thơ ảo não. MỘT VÀI HƯỚNG TIẾP CẬN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN THƠ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SKKN: Nguyễn Thị Liên - Trang 28 - đến với hồn thơ ảo não, luôn thấm đậm một nỗi buồn. Đấy là “ Cái buồn tỏa ra từ đáy hồn một người cơ hồ không biết tới ngoại cảnh” (Hoài Thanh). Văn bản “Tràng giang” là một minh chứng. Huy C aän Traøng Giang Tìm hiểu tiểu dẫn GV: Qua phần tiểu dẫn sách giáo khoa em hãy trình bày khái quát những nội dung chính về cuộc đời của Huy Cận? Hãy nêu những tác phẩm chính của Huy Cận ? + HS: Trình bày trước lớp + GV: Nhận xét,chốt ý - Quê hương: Hà Tĩnh . - Gia đình : Nhà nho nghèo - Thời đại : Tây học - Phong cách : + Yêu thơ đường + Chịu ảnh hưởng của VH Pháp . - Cuộc đời : - Thơ ông hàm súc, giầu chất suy tưởng triết lí. - Tác phẩm chính: SGK "Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài" MỘT VÀI HƯỚNG TIẾP CẬN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN THƠ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SKKN: Nguyễn Thị Liên - Trang 29 - + Trước CM: nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới. Thơ ông mang nỗi buồn nhân thế; , nỗi buồn của người dân mất nước ý thức sâu sắc về cảnh ngộ non sông và thân phận con người. “Một chiếc linh hồn nhỏ Mang mang thiên cổ sầu” “Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm.. Cùng đất nước mà nặng buồn sông núi ?” + Sau CMT8 : Là nhà thơ tiêu biểu cho thơ ca cách mạng.Thơ Huy Cận vừa giàu cảm xúc tươi mới của cuộc đời vừa mang đậm nội dung triết lý về sự sống bất diệt, về tình yêu đất nước, về sức mạnh nhân dân và vẻ đẹp tâm hồn dân tộc Việt Nam. GV nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Theo Huy Cận, bài thơ Tràng giang được gợi tứ từ sông Hồng trong một buổi chiều thu năm 1939, nhà thơ đứng ở bến Chèm ngắn nhìn cảnh sông nước mênh mang. Song, nhà thơ không chỉ dừng lại ở việc miêu tả một dòng sông cụ thể mà mở ra những trường liên tưởng lớn lao về sông nước, cuộc đời. GV:ĐVĐ - Xuất xứ bài thơ? - Em có nhận xét như thế nào về nhan đề Tràng Giang? - Lời đề từ gợi cho em nghĩ đến điều gì ? HS: trả lời cá nhân GV: nhận xét, mở rộng: Lúc đầu bài thơ có nhan đề là Chiều bên sông, nhan đề ấy cụ thể quá ít sức gợi. Sau đó tác giả đổi thành Tràng giang. Hơn nữa, hai chữ Tràng giang với âm hưởng của từ Hán - Việt gợi không khí cổ kính, trang trọng, thiêng liêng và vĩnh hằng. Tràng giang đồng nghĩa với “Trường giang” (sông dài) nhưng nếu là “Trường giang” thì cái hay của tiêu đề sẽ giảm đi rất nhiều. Cách hiệp vần “ang” tạo dư âm vang – xa – trầm – lắng - mênh mang. Như vậy, nhan đề Tràng giang không chỉ tả con sông dài 2. Xuất xứ: - Trích trong tập “Lửa thiêng” 1940 3.Nhan đề và lời từ: a/ Nhan đề: Tràng giang Gợi sắc thái cổ kính Gợi liên tưởng Gợi cảm b/ Lời đề từ: MỘT VÀI HƯỚNG TIẾP CẬN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN THƠ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SKKN: Nguyễn Thị Liên - Trang 30 - mà còn là gợi ra con sông rộng lớn (đại giang), không phải con sông cụ thể nào mà đó là con sông mang ý nghĩa khái quát gợi lên nỗi buồn mênh mang, rợn ngợp. Lời đề từ tập trung thể hiện tư tưởng và ý đồ nghệ thuật của tác giả "Bâng khuâng": nỗi buồn- sầu lan tỏa, nhẹ nhàng mà lắng sâu trước cảnh sông dài trời rộng (tràng giang), đồng thời tạo nên vẻ đẹp hài hòa vừa cổ điển Tràng giang với hiện đại( nỗi buồn nhớ bâng khuâng) của chàng thanh niên thời Thơ mới. Như vậy câu thơ đề từ vừa cho chúng ta bức tranh sông nước, trời mây bao la tĩnh lặng. Đằng sau bức tranh thiên nhiên là bức tranh tâm trạng của một nhà thơ lãng mạn đa cảm, đa sầu trước dòng sông đất nước. Hoat động : Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản. GV:Hướng dẫn học sinh đọc bài thơ với giọng trầm buồn, dư vang, sâu lắng chứa chất nỗi buồn. Ví dụ: ở 3 câu thơ đầu của bài, nhịp 2/2/3 được sử dụng để diễn tả những lớp sóng xô đẩy, gối lên nhau, đuổi theo nhau về phía chân trời xa và nỗi buồn của nhà thơ cũng trải rộng miên man không dứt. Sóng gợn/ tràng giang/ buồn điệp điệp Con thuyền/ xuôi mái/ nước song song Thuyền về/ nước lại/ sầu trăm ngả Thâu tóm: Cảnh Tình II. Đọc - hiểu văn bản 1) Khổ 1: Hình ảnh ước lệ, cổ điển: + sóng gợn, thuyền, nước Cảnh mênh mông vô định rời rạc. - Từ láy : Điệp điệp Tạo dư ba Song song vang vọng gợi nỗi buồn thương da diết, miên MỘT VÀI HƯỚNG TIẾP CẬN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN THƠ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SKKN: Nguyễn Thị Liên - Trang 31 - GV: Có thể chia bố cục bài thơ như thế nào? HS: Trả lời Ở bài thơ này có thể chia bố cục hai phần: bức tranh thiên nhiên và bức tranh tâm trạng. Hoặc: Chia theo từng khổ thơ để tìm hiểu. HS: Trả lời GV: Hãy nêu cảm nhận về bức tranh sông nước mênh mông của dòng tràng giang ở khổ thơ 1? (gợi ý: Hãy phân tích những hình ảnh sóng, thuyền, cành củi khô để thấy được biểu hiện tâm trạng của tác giả?) HS: trả lời. GV: nhận xét, chốt kiến thức: Hình ảnh : “Sóng gợn” :sóng nhỏ cứ nhấp nhô nối tiếp nhau trải dài trên khoảng không gian rộng lớn. “Con thuyền xuôi mái” thả mái xuôi dòng gợi sự phó mặc buông trôi lênh đênh trôi dạt trên dòng sông gợi người đọc liên tưởng đến thân phận con người trong dòng đời. “Củi một cành khô”: nét hiện đại, một hình ảnh chân thực thô ráp đời thường đưa vào trong thơ tạo nên “cuộc Cách mạng trong thơ” Hoài Thanh vừa tả thực vừa có sức biểu tượng rất lớn cho những kiếp người nhỏ bé lênh đênh, trôi nổi, lạc lõng cô đơn vô định giữa cuộc đời. GV: Trong khổ thơ tác giả sử dụng triệt để nghệ thuật gì? Tác dụng? HS: trả lời. GV: nhận xét, chốt kiến thức: Nghệ thuật tương phản: rộng lớn bao la: “Tràng giang”, “trăm ngả” >< nhỏ nhoi cô đơn: “sóng gợn”, “một con thuyền”, “một cành củi”. Càng làm nổi bật cái nhỏ nhoi vô định. Ám ảnh ta bởi nỗi sầu , cô đơn, rợn ngợp trước thiên nhiên. man không dứt. -Tương phản: Củi một cành khô >< lạc mấy dòng (nhỏ nhoi) (rộng lớn) Kiếp người nhỏ bé đơn côi chia lìa trước cuộc đời. Bức tranh tràng giang đẹp nhưng buồn, không gian bao la vô định nhưng rời rạc hững hờ. 2. Khổ 2: MỘT VÀI HƯỚNG TIẾP CẬN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN THƠ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SKKN: Nguyễn Thị Liên - Trang 32 - GV:Ở khổ thơ thứ nhất mở ra một bức tranh như thế nào ? HS: trả lời GV: ĐVĐ - Sang khổ thơ thứ hai bức tranh giang được tô điểm thêm những hình ảnh nào? - Câu thơ thứ nhất tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để diễn tả tâm trạng? HS: trả lời. GV: nhận xét, chốt kiến thức: Cảnh sông nước được hoàn chỉnh hơn bằng những chi tiết mới như: Cồn nhỏ lơ thơ, gió đìu hiu, chợ chiều, làng xa, trời chiều, bến cô liêu. GV: Câu thơ thứ hai có 2 cách hiểu: + Đâu (đâu có, không có) tiếng làng xa vãn chợ chiều. + Đâu (đâu đây vẳng lại) tiếng làng xa vãn chợ chiều. Anh/chị chọn cách hiểu nào? Vì sao? HS: thảo luận, các nhóm cử đại diện trình bày. GV: nhận xét, chốt kiến thức: Dẫu hiểu theo cách nào thì hình ảnh chợ chiều đã vãn trong câu thơ cũng gợi thêm một nét buồn...Chính cái âm thanh mơ hồ đó càng làm nổi bật cái tĩnh lặng hoang vắng của không gian. Dùng cái động để nói cái tĩnh là biện pháp nghệ thuật quen thuộc của thơ ca cổ. GV:Em hãy nhận xét và nêu tác dụng về nghệ thuật của câu 3 và câu 4 ?(Em có cảm nhận gì về từ "sâu chót vót"?) HS: trả lời. GV: nhận xét, chốt kiến thức: + Sâu chót vót: Đặc tả độ cao rợn ngợp của bầu trời khoảng cách vô cùng vô tận giữa trời và nước. Đồng thời còn gợi ra liên tưởng vòm trời phản chiếu xuống dòng sông tạo nên sự đan quyện của cả ba chiều không gian cao- dài - - Từ láy: Lơ phơ Đìu hiu Gợi được sự vắng vẻ, trống trải, thưa thớt của cảnh vật. Nỗi buồn lan toả tràn khắp không gian. - Âm thanh: Chợ chiều đã vãn Từ “đâu” đặt ở đầu câu càng làm cho âm thanh ấy mơ hồ không xác định , âm thanh yếu ớt gợi thêm không khí tàn tạ,vắng vẻ tuy thoáng chút hơi người. - Sâu chót vót: Lạ hoá về cách cảm nhận - Sông dài trời rộng > < bến cô liêu Gợi nhỏ bé đơn độc, buồn bã Bức tranh tràng giang chìm sâu vào tĩnh lặng, cô đơn, hiu quạnh MỘT VÀI HƯỚNG TIẾP CẬN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN THƠ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SKKN: Nguyễn Thị Liên - Trang 33 - rộng + Bến cô liêu: rất nhỏ bé, hoang vắng, Cả khổ thơ nhấn mạnh nỗi buồn thấm sâu vào cảnh vật. Con người ở đây trở nên nhỏ bé, có phần như bị rợn ngợp trước vũ trụ rộng lớn, vĩnh hằng và không thể không cảm thấy “ lạc loài giữa cái mênh mông của đất trời, cái xa vắng của thời gian”- Hoài Thanh. GV: Em có cảm nhận gì về không gian của bức tranh tràng giang? HS: trả lời GV: Cảnh vật trong khổ 3 có gì đáng chú ý? Hình ảnh “ bèo dạt” gợi cho ta liên tưởng gì? Điệp từ “không” nhằm tô đậm cảm xúc gì? HS: trả lời, trình bày trước lớp. GV: nhận xét, chốt kiến thức: GV: ĐVĐ 3. Khổ 3 : - Hình ảnh “bèo dạt” thân phận, kiếp người chìm nổi - Điệp từ phủ định: không cầu, không đò Gợi trống vắng u buồn. Tình đời, tình người bơ vơ Sự khát khao gắn bó với con người trong tâm hồn nhà thơ. - Bờ xanh , bãi vàng Ngả sang màu của sự tàn lụi. Cảnh có thêm màu sắc nhưng chỉ càng buồn hơn, chia lìa hơn. 4. Khổ 4 : - Hình ảnh ước lệ, cổ điển: +Từ láy: lớp lớp +Động từ: đùn +Hình ảnh đối lập: Bầu trời ><Cánh chim Cảnh hùng vĩ, nên thơ nhưng MỘT VÀI HƯỚNG TIẾP CẬN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN THƠ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SKKN: Nguyễn Thị Liên - Trang 34 - - Khổ thơ cuối diễn tả không gian gì? - Em có nhận xét gì hình ảnh cánh chim trong thơ Huy Cận? Không gian hùng vĩ, tráng lệ. Bầu trời chiều thường đi liền với hình ảnh cách chim quen thuộc trong thơ ca truyền thống: “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi” hay “ Chim hôm thoi thóp về rừng” Trong thơ của Huy Cân cánh chim ấy nhỏ bé hơn, cô đơn hơn trước bầu trời rộng lớn song với một tâm hồn lãng mãn,cánh chim ấy có sức nặng diệu kì chở nặng hoàng hôn chỉ cần nghiêng cánh là hoàng hôn sập xuống. Nhà thơ không chỉ quan sát cảnh vật bằng mắt mà bằng cả cảm giác tinh tế bước đi của thời gianvà sự biến đổi cảnh vật theo thời gian. ( Liên hệ Đỗ Phủ) GV:Tìm câu thơ diễn tả trực tiếp nỗi lòng của thi nhân? So sánh với 2 câu thơ của Thôi Hiệu? Thôi Hiệu: Yên giang ba thượng sử nhân sầu (Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai ) Hai nhà thơ đều thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương trước phong cảnh tràng giang +Người xưa: Nhìn cảnh gợi tình nhìn khói sóng mà nhớ quê hương +Huy Cận: Không nhìn“khói sóng” vẫn nhớ quê hương da diết. Nỗi nhớ ấy luôn thường trực trong tâm hồn tác giả. Một nỗi nhớ cụ thể trực tiếp không có khói sóng nhưng có tất cả những gì quen thuộc thân thiết nhất gợi tình quê: con thuyền, cánh bèo, củi...Đó là cái tình của cái “tôi”cô đơn rợn ngợp trước thiên nhiên muốn tìm về hơi ấm của quê hương . GV: Tình yêu thiên nhiên ở đây có thấm đượm lòng yêu nước thầm kín không ? Vì sao? Đây là thời kì cả dân tộc Việt Nam trong những năm ngột ngạt dưới thời Pháp thuộc. Là thời các nghệ sĩ bày tỏ lòng yêu nước một cách xa xôi hình như rợn ngợp quá. - Tâm trạng: nhớ nhà, nhớ quê hương. Nỗi buồn sâu sắc da diết hơn. hơn. III. Tổng kết - Ghi nhớ SGK 1. Nghệ thuật - Sự kết hợp giữa sắc thái cổ điển và hiện đại. - Nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ láy có tính biểu cảm (lơ thơ, đìu hiu, chót vót). 2.Ý nghĩa văn bản Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên, nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, niềm khao khát hoà MỘT VÀI HƯỚNG TIẾP CẬN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN THƠ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SKKN: Nguyễn Thị Liên - Trang 35 - bóng gió (Thề non nước- Tản Đà, ...). Huy Cận từng viết về nỗi buồn sông núi- nỗi buồn của người dân thuộc địa trước giang sơn bị mất chủ quyền. Ở bài thơ này, nỗi buồn sầu ấy đã hoà vào nỗi bơ vơ trước thiên nhiên hoang vắngvà niềm thiết tha với thiên nhiên tạo vật ở đây cũng là niềm thiết tha với quê hương đất nước. “Tràng giang là bài thơ ca hát non sông đất nước, do đó dọn đường cho lòng yêu Giang sơn Tổ quốc”. Hoạt động 3 : Tổng kết - Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ SGK. Tổng kết thành nội dung phần ghi nhớ - Hãy nêu những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?Rút ra ý nghĩa văn bản của bài thơ? Hoạt động 4: Luyện tập GV: Cho HS Thảo luận nhóm Liên hệ mở rộng tính thời sự: - Qua bức tranh thiên nhiên Tràng Giang em có suy nghĩ gì về môi trường sống hiện nay? -Từ tình yêu nước thầm kín của tác giả trình bày suy nghĩ về lòng yêu đất nước của tuổi trẻ hiện nay? HS: Thảo luận, tự do phát biểu ý kiến cá nhân. nhập với cuộc đời và lòng yêu quê hương đất nước tha thiết của tác giả. IV. Luyện tập D. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC TẬP Ở NHÀ :Củng cố - Nắm được bài thơ : Có sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và hiện đại ( nhan đề, tứ thơ, thi liệu, nghệ thuật.) - Hiểu được: Cảm xúc của tác giả cũng như các bài thơ mới là nỗi buồn vô tận và tình yêu đất nước thầm kín. : Dặn dò Về nhà học thuộc lòng đoạn thơ Soạn bài : Đây thôn Vĩ Dạ RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG KIẾN THỨC BÀI HỌC ... ... ... MỘT VÀI HƯỚNG TIẾP CẬN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN THƠ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SKKN: Nguyễn Thị Liên - Trang 36 - IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI: Áp dụng đề tài Một vài hướng tiếp cận Đọc - hiểu văn bản thơ ở trường trung học phổ thông đã góp phần tạo sự hứng thú, góp phần tạo niềm say mê, học hỏi của học sinh và đạt hiệu quả cao trong giờ học. Tiết học Đọc- hiểu văn bản thơ không còn đơn điệu, buồn tẻ mà có sự chủ động của học sinh trong giờ học, giáo viên trở thành người hướng dẫn, định hướng giúp học sinh cảm thụ tác phẩm một cách tích cực. Đề tài Một vài hướng tiếp cận Đọc - hiểu văn bản thơ ở trường trung học phổ thông là cách tạo được hướng tiếp cận tác phẩm chủ động, khêu gợi hứng thú và khả năng ham học hỏi về văn bản thơ ở HS trong giờ học Ngữ văn. Qua áp dụng sáng kiến kinh nghiệm của tôi vào thực tế, tôi thu được kết quả khá khả quan sau: Để đánh giá kết quả đã đạt được, giáo viên dựa vào bài kiểm tra chất lượng học kì II( 2014-2015). Kết quả trước khi áp dụng Líp Sĩ số Giái Kh¸ TB Yếu- Kém SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) 12A4 37 0 5 13,5% 24 64,8% 7 18,9% 1 2,7% 11A5 35 1 2,85% 5 14,2% 22 62,8% 6 17,1% 1 2.85% Kết quả khi áp dụng Líp Sĩ số Giái Kh¸ TB Yếu- Kém SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) 12A4 37 2 5,4% 9 24,3% 23 62,1% 3 8,1% % 11A5 35 3 8,57% 10 28,5% 20 57,1% 2 5,71% % Như vậy, hai bảng số liệu là một kênh thông tin cho thấy kết quả khảo sát qua việc đối chiếu, so sánh.Tuy kết quả bài làm đạt điểm khá, giỏi chưa cao nhưng đó cũng là hiệu quả bước đầu đáng mừng về chất lượng học tập của các em đối với bộ môn Ngữ văn. Tôi nhận thấy rằng những biện pháp và hình thức dạy – học Một vài hướng tiếp cận Đọc - hiểu văn bản thơ ở trường trung học phổ thông đã góp phần phục vụ hữu ích và nâng cao hiệu quả, chất lượng các giờ dạy - học ngữ văn. Mong rằng nó sẽ được áp dụng rộng rãi để khơi gợi hứng thú học môn Ngữ văn đối với học sinh. MỘT VÀI HƯỚNG TIẾP CẬN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN THƠ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SKKN: Nguyễn Thị Liên - Trang 37 - V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Qua thời gian áp dụng đề tài này vào việc dạy và học Đọc- hiểu văn bản thơ, tôi thấy đây là kinh nghiệm tốt để giúp người giáo viên dạy Ngữ văn khi đứng trước những tác phẩm thơ có thể tự tin, chủ động trong khai thác, phân tích, tiếp cận các tác phẩm thơ đó để ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả của tiết dạy – học văn. Để có được kết quả cao khi thực hiện đề tài này, bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm sau: Với giáo viên: -Tạo không khí thoải mái, vui vẻ, thân thiện khi bước vào giờ học - Linh hoạt trong việc kiểm tra, đánh giá; việc soạn bài và giảng bài; và nhận xét học sinh trong giờ học môn ngữ văn. -Thường xuyên kiểm tra việc học bài và soạn bài mới. Đồng thời cần chú trọng đến công tác hướng dẫn tự học ở nhà cho học sinh. - Giáo viên phải thực sự là người yêu nghề, yêu văn chương, có kiến thức sâu sắc về những tác phẩm mà mình sẽ trực tiếp giảng dạy, tránh trường hợp bị động, lúng túng sẽ gây ra sự chán nản cho học sinh. - Điều quan trọng và mang tính quyết định nhất để tạo hứng thú cho học sinh là giáo viên phải chọn được phương pháp phù hợp để giúp học sinh tiếp cận và khai thác bài học kĩ lưỡng, chắc chắn sẽ tạo được hứng thú và kích thích học sinh học tập, mang lại kết quả khả quan. Còn nếu người giáo viên chưa tìm được hướng đi hợp lí và khoa học trong bài dạy mà chỉ dạy theo cảm tính thì bài dạy sẽ khó có chiều sâu, dàn trải, khó gây ấn tượng, hứng thú cho học sinh và sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn. Với học sinh: - Các em phải là những bạn đọc thực sự say mê, yêu thích văn học, đặc biệt là các tác phẩm thơ. - Mỗi học sinh phải có ý thức đọc trước tác phẩm, tự tìm hiểu hệ thống câu hỏi qua phần đọc hiểu văn bản. - Mỗi học sinh luôn ý thức tự rèn luyện các kỹ năng phân tích, tìm hiểu các yếu tố then chốt, yếu tố lặp đi lặp lại nhiều lần trong tác phẩm,tính nhạc, tính họa,....trong tác phẩm thơ - Vận dụng tốt những kinh nghiệm trên, theo tôi kết quả giờ Đọc- hiểu tác phẩm thơ mới có kết quả cao. Đồng thời khắc phục được tình trạng lười học, chán học, ngại học của học sinh. VI.KẾT LUẬN: Dạy văn nói chung và dạy Đọc- hiểu văn bản thơ nói riêng để thành công đòi hỏi rất nhiều yếu tố. Người giáo viên dạy Văn không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng mà còn góp phần bồi dưỡng tâm hồn cho học sinh. Muốn vậy cả thầy và trò đều phải "sống" với tác phẩm, thực sự say mê, hứng thú trên con đường khám phá cái hay cái đẹp của văn chương. MỘT VÀI HƯỚNG TIẾP CẬN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN THƠ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SKKN: Nguyễn Thị Liên - Trang 38 - Thực tế giảng dạy luôn nảy sinh sáng tạo và cũng là cơ hội để tích luỹ kinh nghiệm. Tất cả những giáo viên tâm huyết với nghề sẽ luôn trăn trở, tìm tòi những cách đi, áp dụng những phương pháp dạy học tích cực để giúp học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả nhất. Vì vậy, trong giới hạn chuyên đề này, tôi chỉ xin đưa ra vài suy nghĩ về kinh nghiệm khai thác Đọc- hiểu văn bản thơ có hiệu quả trong giờ học Ngữ văn ở trường trung học phổ thông. Hy vọng những sáng kiến kinh nghiệm của tôi sẽ góp phần nhỏ vào định hướng về về phương pháp khai thác văn bản thơ nhằm vận dụng vào thực tiễn giảng dạy, thâu tóm những yếu tố then chốt có ý nghĩa quan trọng trong tác phẩm văn chương - cụ thể là văn bản thơ - để giúp học sinh tiếp cận, hiểu và cảm nhận đúng giá trị của tác phẩm. Tôi mong rằng “Một vài hướng tiếp cận Đọc- hiểu văn bản thơ ở trường trung học phổ thông” sẽ góp phần bổ ích vào việc giảng dạy môn Ngữ văn thật sự có hiệu quả. Kinh nghiệm nhỏ có thể góp phần nhỏ vào việc tìm ra cách dạy học Đọc- hiểu văn bản thơ nói riêng, dạy học văn nói chung, một môn học vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật trong nhà trường. Tuy nhiên kinh nghiệm còn nhiều thiếu sót. Rất mong những ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! VII. PHỤ LỤC Đính kèm phiếu thăm dò ý kiến học sinh VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Sách Ngữ Văn 11&12 và sách Ngữ Văn 11&12 nâng cao. 2. Sách giáo viên Ngữ Văn 11&12 và sách giáo viên Ngữ Văn 11&12 nâng cao. 3. Sách hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn ngữ văn 11&12 (Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam) 4. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Ngữ Văn 11&12 5. Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11&12( Nguyễn Văn Đường - Nhà xuất bản Hà Nội) 6. Sách giảng văn Văn học Việt Nam 1997(Nhà xuất bản giáo dục) 7. 6 chuyên đề Dạy-học Ngữ văn THPT(Nhà xuất bản giáo dục) 8. Một số vấn đề về phương pháp dạy đọc hiểu Ngữ văn ở THPT- GS.TS Trần Đình Sử- Tài liệu bồi dưỡng giáo viên. Nhóm tác giả biên soạn SGK Ngữ văn thí điểm, bộ 1. Long Thành , Ngày 18 tháng 5 năm 2015 Người thực hiện Nguyễn Thị Liên
File đính kèm:
- skkn_mot_vai_huong_tiep_can_doc_hieu_van_ban_tho_o_truong_trung_hoc_pho_thong_5914.pdf