Đề tài Một số kinh nghiệm trong việc quản lý chăm sóc sức khỏe học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú

I./ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Như chúng ta đã biết con người là vốn quý nhất của xã hội, sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Con người muốn có sức khỏe tốt thì công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe phải được quan tâm ưu tiên hàng đầu.

Chăm sóc bảo vệ sức khỏe và giáo dục sức khỏe cho thế hệ trẻ ở các trường học là mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước, của mỗi gia đình và toàn xã hội.

Học sinh là mầm non tương lai của đất nước. Để có một thế hệ kế cận có đầy đủ năng lực trí tuệ sức khỏe cống hiến cho xã hội, thì nhiệm vụ giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho học sinh là một trách nhiệm lớn của ngành giáo dục.

Chính vì thế công tác quản lý chăm sóc sức khỏe học sinh trong các trường học hiện nay được đánh giá là một công tác rất quan trọng trong việc giáo dục toàn diện con người về thể chất và tinh thần. Nhưng thực tế hiện nay công tác này vẫn đang là vấn đề có nhiều bất cập, chưa thực sự được sự quan tâm đầu tư, hướng dẫn cụ thể theo một trình tự nhất định cả về chuyên môn lẫn cách thức thực hiện.

Với thực trạng ở nước ta hiện nay tình hình bệnh tật học đường ngày càng gia tăng, các bệnh lây nhiễm trong trường học đang ở mức báo động, đây là vấn đề bức xúc gây nhiều khó khăn cho ngành giáo dục và là vấn đề nóng mà xã hội rất quan tâm.

Ở trường PTDTNT liên huyện Tân Phú Định Quán trong những năm qua công tác quản lý và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng được lãnh đạo nhà trường hết sức quan tâm. Trước tình hình nguy cơ dịch bệnh và các nguy cơ tiềm ẩn của xã hội tác động, đe dọa sức khỏe học sinh nội trú hàng ngày (khi bên ngoài có dịch bệnh thì trong trường học sinh cũng bị bệnh hàng loạt), gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng giáo dục và làm cho công tác quản lý sức khỏe, chăm sóc sức khỏe cho học sinh trong nhà trường gặp rất nhiều khó khăn.

Bản thân tôi là một nhân viên y tế thực hiện công tác CSSKHS tại trường PTDTNT Tân Phú. Đứng trước thực trạng tình hình sức khỏe học sinh nội trú, hàng ngày bị bệnh phải nghỉ học nhiều, sức khỏe các em hàng ngày phải đối mặt với nguy cơ dịch bệnh tràn lan bên ngoài, đứng trước trách nhiệm là người thầy thuốc, tôi luôn trăn trở làm thế nào để có biện pháp tốt nhất cho công tác quản lý sức khỏe và chăm sóc sức khỏe cho học sinh có hiệu quả để các em có sức khỏe tốt nhất tham gia học tập. Từ những trăn trở trên năm học 2009 -2010 tôi đã hệ thống lại công việc từ đó rút ra một số kinh nghiệm trong việc quản lý và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho học sinh nội trú, áp dụng những kinh nghiệm này trong năm học

2010-2011 đã giúp tôi làm tốt hơn công tác chăm lo và bảo vệ sức khoẻ cho học sinh tại nhà trường. Qua những kinh nghiệm này, tôi muốn trao đổi với các bạn đồng nghiệp, các thầy cô giáo để cùng tìm ra những biện pháp tốt hơn trong công tác quản lý và chăm sóc sức khỏe học sinh nhất là học sinh Dân tộc nội trú góp phần giáo dục toàn diện và hình thành nhân cách một con người toàn diện, cống hiến cho xã hội, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao phó.

 

doc16 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 2770 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số kinh nghiệm trong việc quản lý chăm sóc sức khỏe học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chế cho em đó tiếp xúc với học sinh khác, đồng thời hỏi xem trong gia đình hoặc xung quanh nơi em ở có ai bị sốt hoặc bệnh như em không? Mục đích để xác định có phải em bị lây bệnh từ gia đình lên không? Nếu xác định là bệnh lây nhiễm tôi sẽ cách ly tạm thời theo dõi, điều trị và hướng dẫn em đó vệ sinh cá nhân thật tốt đề phòng lây nhiễm bệnh cho học sinh khác.
Khi thời tiết thay đổi bất thường hoặc lúc giao mùa các dịch bệnh cũng rất hay xảy ra, nắm bắt rõ điều này tôi hướng dẫn cụ thể cho các em cách phòng bệnh, theo thời tiết, theo mùa như: mùa Xuân sau Tết thì thường có các dịch bệnh như :Sốt phát ban (Rubenla), Sởi, Quai bị...,thời tiết nóng mùa hè thì hay xảy ra các bệnh tiêu chảy cấp, say nắng, cảm nóng, đau mắt đỏ...,thời tiết lạnh thì hay mắc bệnh cúm ho, viêm phổi... do đó hạn chế được số học sinh bệnh, mức độ nhiễm bệnh nhẹ hơn, điều trị mau nhanh khỏi có hiệu quả hơn.
2.5/Xây dựng, tập luyện kỹ năng sơ cứu đội xung kích Chữ Thập Đỏ:
Được lãnh đạo giao cho thành lập đội XKCTĐ, trước tiên tôi chọn đối tượng bằng cách kết hợp cùng giáo viên chủ nhiệm chọn những học sinh nhanh nhẹn, hoạt bát, thích giúp đỡ người khác, mỗi lớp bốn em, tiếp đó tôi làm công tác tư tưởng cho các em về mục đích thành lập đội xung kích CTĐ, vai trò quan trọng của đội trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày trong môi trường nội trú khi các em còn nhỏ phải xa gia đình đến đây phải đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau... Tham gia đội XKCTĐ đòi hỏi phải tự nguyện nếu em nào đồng ý sẵn sàng giúp đỡ bạn thì tôi lập danh sách trình lãnh đạo ra quyết định thành lập đội. Sau khi làm công tác tư tưởng cho các em, phân công nhiệm vụ cho từng em như: hàng ngày vào các giờ nghỉ các em có trách nhiệm quan sát, phát hiện các bạn trong phòng, trong lớp mình có biểu hiện mệt mỏi bệnh thì hỏi han động viên nhắc nhở bạn đi khám bệnh hoặc báo cho ban quản lý nội trú hoặc y tế, đồng thời nếu bạn bị bệnh nặng thì các em đó sẵn sàng chăm sóc, giúp tôi theo dõi ăn, uống thuốc đúng quy định, giặt dũ quần áo giúp bạn...
 Để làm tốt vai trò chức năng của đội và tăng hứng khởi, sự tò mò ham hiểu biết của các em, tôi hướng dẫn cho các em một số các kiến thức sơ cứu đơn giản hay gặp trong nội trú như: sơ cứu vết thương nhỏ, cầm máu tạm thời, sơ cứu gãy xương, điện giật, côn trùng cắn và một số kỹ năng nhỏ như: Sốt cao thì lấy nước ấm chườm hoặc lau người, chảy máu cam thì để người bệnh nằm, ngồi tư thế ngửa cao đầu và lấy tay bịt mũi giữ một lúc đồng thời chườm đá lạnh lên vùng trên và xung quanh mũi, đau bụng vùng quanh rốn thì pha một ly nước ấm với đường và một chút muối cho uống... Để khuyến khích việc làm của các em, hàng tháng tôi theo dõi, những em tích cực làm tốt, giúp bạn được nhiều và đề nghị lãnh đạo tuyên dương, trích quỹ khen thưởng, động viên và khen tặng những em đó, chính vì thế hiệu quả làm việc của các em rất tốt giúp tôi và bộ phận quản lý nội trú rất nhiều việc, tạo được tình đoàn kết gắn bó trong tập thể học sinh nội trú như trong một gia đình lớn.
2.6 Thực hiện tốt công tác phối kết hợp giữa các bộ phận quản lý học sinh cũng như các thầy cô giáo. 
Một mình dù có giỏi đến đâu cũng không thể bao quát, làm tốt hết mọi việc được. Bản thân tôi đã ý thức được công tác quản lý và chăm sóc sức khoẻ, y tế học đường trong trường phổ thông Dân tộc nội trú là công tác phức tạp đòi hỏi người làm công tác y tế sự kiên trì, nhẫn nại, tâm huyết và hết lòng vì học sinh thân yêu, 
đồng thời phải biết phối kết hợp giữa các bộ phận với giáo viên và tổng phụ trách để cùng nhau làm tốt công tác giáo dục, chăm sóc nuôi dưỡng học sinh. 
Đối với lực lượng quản lý nội trú và Đội xung kích Chữ Thập đỏ, đây là những người có mặt quản lý học sinh 24/24 giờ, gần gũi học sinh nhất, phối hợp với lực lượng này hàng ngày họ giúp tôi phát hiện được những em học sinh đau yếu, bỏ ăn một cách sớm nhất để kịp thời xử lý ngay, đối với công tác vệ sinh, lực lượng quản sinh quản lý nội trú là người hàng ngày đôn đốc học sinh thực hiện công tác vệ sinh ăn, ở vì vậy hàng ngày kiểm tra vệ sinh phát hiện những nơi chưa sạch, chưa đạt yêu cầu, tôi trao đổi trực tiếp với họ và cùng hướng dẫn học sinh giải quyết ngay không để vệ sinh nơi ăn ở bẩn, mất vệ sinh tồn đọng từ ngày nay qua ngày hôm sau.
Ví dụ: Trong tháng 10/2011 vừa qua học sinh bị nhiễm sốt siêu vi rất nhiều, hàng ngày có từ 10 đến 20 em bị sốt một mình tôi không thể nào chăm lo quán xuyến ăn uống của từng em được. Nhiều em mệt mỏi bỏ ăn, tôi và lực lượng quản sinh đến động viên và múc cháo bón cho từng em, vừa bón cho các em ăn vừa trò chuyện để các em cố gắng ăn, uống thuốc mau khỏi, trong đợt dịch bệnh mặc dù có nhiều học sinh sốt rất cao nhưng các em được phát hiện và chăm sóc kịp thời nên rất nhanh hồi phục, đặc biệt không có em nào nghỉ học quá một buổi do bệnh.
Phối hợp với tổ cấp dưỡng để thực hiện tốt chế độ nuôi dưỡng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vì chế độ nuôi dưỡng học sinh ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và sự phát triển thể chất của học sinh. Bản thân tôi ngoài trách nhiệm tuyên truyền hướng dẫn và giám sát chế độ ăn cho học sinh đảm bảo tuyệt đối vệ sinh và ATTP, đồng thời đảm bảo dinh dưỡng cho học sinh phát triển thể chất phòng chánh bệnh tật, tôi còn dành thời gian cùng họ tìm hiểu những biện pháp phát hiện thực phẩm nhiễm độc, nhiễm hóa chất có hại cho sức khỏe, cùng tham mưu với lãnh đạo xây dựng nội quy bếp ăn tập thể, xây dựng thực đơn phù hợp với lứa tuổi, phù hợp khẩu vị cho học sinh ăn ngon miệng. Khi có học sinh bệnh thì tôi báo kịp thời với tổ phục vụ để chế biến, nấu chế độ ăn cho người bệnh phù hợp tạo ra bữa ăn cho các em sao cho ngon miệng, để học sinh bệnh phục hồi sức khỏe nhanh. Đặc biệt khi học sinh ho nhiều thì thực đơn các bữa ăn cần tránh những thực phẩm như tôm, tép, cá biển, khi trời nóng cho thì thực đơn cần nhiều canh rau, nhất là canh chua cho dễ ăn, khi học sinh vào mùa ôn thi thì thực đơn nên có nhiều vitamin A, C để tránh mệt mỏi tăng cường trí nhớ như: bí đỏ, cà rốt, trứng, gan heo...Từ những việc làm này trong năm qua đã nâng cao hiệu quả nuôi dưỡng, không có tình trạng ngộ độc thực phẩm ở bếp ăn tập thể, học sinh ăn ngon miệng, ăn hết phần cơm.
Đối với lực lượng giáo viên, đây là lực lượng giáo dục và có uy tín với học sinh, họ có thể giúp tôi nắm bắt tâm tư tình cảm, đồng thời giáo dục sâu sắc có hiệu quả nhất ở đơn vị lớp về nội dung giáo dục sức khỏe lồng ghép trong các môn học của họ phụ trách giảng dạy như môn Sinh học, môn Thể dục, môn GDCD...trong năm học tôi đã sưu tầm các tài liệu có liên quan tới giáo dục vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường, tư thế ngồi học, sức khỏe sinh sản, các bệnh do 
nghiện hút ma túy, nghiện rượu, tai nạn giao thông... để cùng giáo viên giảng dạy các bộ môn Sinh học, GDCD tích hợp vào giảng dạy có hiệu quả thiết thực. Bên cạnh đó, giáo viên đứng lớp là người trực tiếp phát hiện học sinh ngồi học không đúng tư thế, phát hiện các biểu hiện bất thường về sức khỏe thì thầy cô nhắc các em điều chỉnh tư thế ngồi, nhắc các em hoặc trực tiếp đưa các em đến gặp y tế khám bệnh, phát hiện học sinh có biểu hiện tâm lý thay đổi có ngay các biện pháp phối hợp giúp đỡ... do đó hàng tuần bản thân tôi luôn chủ động gặp gỡ giáo viên chủ nhiệm ít nhất một lần, thông báo tình hình sức khỏe của từng lớp và tình hình thực hiện vệ sinh của lớp họ, hoặc khi tôi đi kiểm tra phát hiện các trường hợp học sinh lười biếng, cáo bệnh, trốn học thì kịp thời động viên, vận động các em lên lớp học để đảm bảo chất lượng học tập. 
Đối với Tổng phụ trách đội, đoàn thanh niên, phối hợp với họ để làm tốt công tác xây dựng môi trường “Xanh-Sạch-Đẹp”, thực hiện vệ sinh, giáo dục đạo đức, nền nếp học sinh, giaó dục tâm lý lứa tuổi... để các em có định hướng tốt đẹp trong môi trường nội trú, có tình cảm trong sáng, lành mạnh. Trong thời gian qua tôi phối hợp cùng Tổng phụ trách xây dựng các biểu điểm thi đua, tiêu trí về vệ sinh môi trường. Trong các phong trào “vui để học” tôi tham gia sưu tầm những câu hỏi liên quan tới sức khỏe, vệ sinh, giáo dục giới tính để cùng tổng phụ trách đưa vào nội dung, mục đích thực hiện tuyên truyền giáo dục KHHGĐ, phòng chống HIV-AIDS và các tệ nạn xã hội khác ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh. 
2.7/Xây dựng mối quan hệ thân thiện với học sinh và phụ huynh.
Để xây dựng mối quan hệ thân thiện với học sinh, trước hết tôi đã gần gũi tạo niềm tin cho các em, trò chuyện thân mật, tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình các em để các em tin tưởng bộc lộ cảm xúc, từ đó giúp tôi thuận lợi trong công tác khám chữa bệnh sau này, đối với những em bệnh nặng, bệnh mà gia đình có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện chăm nuôi con, tôi luôn giành nhiều thời gian chăm sóc động viên và đề nghị các em đội CTĐ quan tâm động viên bạn đồng thời tham mưu cho lãnh đạo và đại diện cha mẹ học sinh trích quỹ hội để có tiền mua sữa đường bồi dưỡng thêm cho các em. Gần gũi tâm sự với các em, tin tưởng các em, trong những năm qua bản thân tôi đã nắm bắt được tâm tư, tình cảm, những điều mà các em không biết thổ lộ với ai, từ đó tôi hướng dẫn và tư vấn cho các em, để các em xác định đúng tâm tư tình cảm, những vấn đề của tuổi mới lớn từ đó các em có thể sẵn sàng đối mặt, xử lý đúng với các tình huống xảy ra. 
Ví dụ: Em Tô Thị Nga lớp 9ª trước đây em rất sợ uống thuốc, nên nhiều khi bị bệnh em cũng không giám nói với ai, không giám đến khám bệnh. Một lần tôi quan sát phát hiện ra em đang bị bệnh sốt cao, tôi gọi em đến gần hỏi em nhưng em chỉ khóc không trả lời, tôi biết có vấn đề đối với em nên động viên, hỏi han và phát hiện em có một mụn nhọt rất to ở chỗ kín. Qua tìm hiểu tôi biết em rất hay mắc cỡ và đặc biệt sợ uống thuốc. Biết được điều này tôi động viên, phân tích chỉ ra sự nguy hiểm của bệnh nếu không uống thuốc, tôi nói: “Cô cũng như mẹ em ở nhà nên em yên tâm đừng ngại!”, sau đó tôi lấy loại thuốc Vitamin có vị ngọt, mùi thơm dễ uống động viên cho em uống trước, sau đó dần dần dùng thuốc bệnh và 
làm thủ thuật tiểu phẫu loại bỏ nhọt đồng thời nhắc em hàng ngày đến thay băng làm vệ sinh sạch sẽ. Qua lần đó em không sợ uống thuốc nữa, khi bị bệnh thì tự giác đến khám và uống thuốc đầy đủ.
Đối với cha mẹ học sinh, tôi luôn tạo niềm tin cho họ yên tâm khi gửi con ở trường nội trú. Khi học sinh mới nhập học bản thân tôi chủ động gặp gỡ trao đổi với họ, lấy ý kiến của họ trong các cuộc họp phụ huynh, đưa quy trình, cách thức thực hiện công tác chăm lo sức khoẻ học sinh ở nhà trường để họ hiểu từ đó có biện pháp thống nhất chung giữa gia đình nhà trường để họ yên tâm tin tưởng tạo điều kiện tốt cho việc thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ học sinh. 
Đối với học sinh có sức khỏe yếu, có bệnh mãn tính, đã thường xuyên điều trị ở nhà tôi gặp trực tiếp phụ huynh yêu cầu học cung cấp những thông tin cần thiết để tôi tiếp tục theo dõi ở trường và có hướng xử lý đúng. Khi phụ huynh lên thăm con tôi cũng thông báo lại tình hình sức khoẻ của con em họ để họ yên tâm. Khi học sinh đau ốm nặng thì tôi thông báo kịp thời với gia đình học sinh để họ phối hợp chăm sóc các em ở bệnh viện tuyến trên hoặc đưa về nhà để chăm sóc.
Ví dụ: em K’Jốc bị bệnh Tim, gia đình lại có hoàn cảnh rất khó khăn. Vào đầu năm học tôi gặp bố em hỏi thăm tình hình sức khoẻ của em trong trong hè. Hàng ngày tôi luôn quan tâm chú ý tới em, tham mưu với lãnh đạo huy động đội ngũ CBGVCNV và các em học sinh ủng hộ tiền để em bồi dưỡng thêm trong các đợt điều trị tại bệnh viện, và hỗ trợ khó khăn cho gia đình. Khi em về nghỉ phép tôi liên hệ gia đình theo dõi, chú ý chế độ ăn cho em, theo dõi biểu hiện bệnh. Trong năm học qua được chăm sóc chu đáo, ăn uống đầy đủ nên em rất ít nhiễm bệnh, gia đình rất yên tâm.
2.8/Thực hiện tốt công tác chuyên môn khám, điều trị và chăm sóc học sinh bệnh hàng ngày.
Việc xử lý sơ cấp cứu các tai nạn đột xuất: Các em học sinh đa số tuổi còn nhỏ ham chơi nên thường xảy ra tai nạn: ngoài việc chuẩn bị sẵn dụng cụ sơ cứu vết thương, sơ cứu gãy xương, bản thân tôi phải bình tĩnh xử lý nhanh đặc biệt tránh sai sót chuyên môn tôi không vội sử dụng thuốc giảm đau mà pha cho các em một ly nước trà đường nóng cho uống đồng thời động viên nhẹ nhàng cho học sinh yên tâm bớt sợ hãi, nếu vượt quá khả năng thì chuyển bệnh viện ngay.
Điều trị các bệnh thông thường hàng ngày: Đối với y tế trường học khác thì khi học sinh sốt ho, chỉ cần xử lý hạ sốt rồi báo gia đình, còn đối với y tế trường DTNT tôi phải khám chi tiết nếu bệnh thông thường, học sinh có thể vẫn đi học được thì cho thuốc uống điều trị và theo dõi trong ngày nếu tiến triển tốt thì tiếp tục điều trị cho khỏi để không ảnh hưởng đến học tập của các em, nếu không có tiến triển thì chuyển khám ở bệnh viện có các bác sỹ và điều kiện kỹ thuật y tế cao hơn theo đường BHYT, đồng thời thay mặt cha mẹ các em tiếp tục theo dõi diễn biến bệnh, uống thuốc theo toa. Còn nếu học sinh bệnh nặng nguy hiểm hoặc các triệu chứng đặc biệt khác lạ thì tôi nhanh chóng chuyển qua bệnh viện để các em được khám và điều trị kịp thời, nếu học sinh phải nằm viện thì thông báo gia đình cùng phối hợp chăm sóc.
Để tránh bỏ sót học sinh bệnh không chịu khai báo bản thân tôi hàng ngày phải đi từng phòng vào buổi sáng trước giờ lên lớp và buổi chiều sau giờ học sinh ăn tối, đồng thời cùng quản sinh, đội CTĐ trong những giờ đi kiểm tra phát hiện có học sinh nào có biểu hiện khác thường để kịp thời động viên và hỏi xem có khó chịu ở đâu, đau chỗ nào rồi tôi khám bệnh cho uống thuốc nếu nhẹ thì động viên các em lên lớp học.
Đôi khi có những em đau đầu mệt mỏi chán học tôi chỉ cần pha cho em một ly nước chanh đường uống xong động viên, phân tích cho em thấy em không bị bệnh chỉ mệt mỏi đôi chút nên em đó lại tiếp tục lên lớp học bình thường. Nhưng cũng có khi có em bị bệnh thì rất hoang mang khóc lóc, đòi về nhà làm ảnh hưởng tới học sinh khác, tôi phải động viên, an ủi các em đồng thời phân tích cho các em thấy những bạn khác nhỏ hơn, bệnh nặng hơn mà không khóc, đã cố gắng ăn uống đầy đủ và uống thuốc là khỏi bệnh và đi học bình thường. Động viên và tạo niềm tin cho các em đồng thời cùng các bộ phận cấp dưỡng, quản sinh lo chu đáo chế độ ăn uống và chăm sóc tận tình các em như cha mẹ các em ở nhà, từ đó học sinh yên tâm bệnh sẽ mau khỏi.
Ví dụ: Một số học sinh nữ lớp 7ª đầu năm học có biểu hiện chứng bệnh Hysteria tập thể, các em đang khoẻ mạnh bình thường tự nhiên một em nằm xuống giường la tức ngực khó thở, lập tức một lúc sau hàng loạt ba đến bốn em khác cũng nằm vật ra rên la và tức ngực khó thở. Hiện tượng này đã có ở những năm trước đây nó gây hoang mang cho các em học sinh khác. Xác định đây là hiện tượng bệnh Hysteria tập thể nên tôi cùng quản sinh tách những em đó ra mở cửa thông thoáng, giải tán đám đông không để các em khác vây quanh những em bệnh, để yên tĩnh cho các em nằm nghỉ pha thuốc cho uống đồng thời giải thích cho những em khác hiểu nếu như cứ xúm lại gây hoang mang, lo lắng làm ồn ào thì các bạn bị bệnh càng kích động hơn, để các bạn nghỉ sau 30 phút hoặc một giờ là các bạn bệnh sẽ trở lại bình thường. Để tránh hiện tượng này lặp lại tôi đã gặp những em hay bị chứng bệnh này, phân tích giải thích nguyên nhân dẫn đến bệnh này là do những suy nghĩ của các em, do tâm lý lứa tuổi, những suy nghĩ bồng bột, thần tượng hoá một sự việc mà gây nên. Đa số những em mắc bệnh này có tình cảm yếu đuối uỷ mị, sức chịu đựng kém nên ngoài việc nắm bắt tâm lý, giáo dục các em, tôi thường xuyên bám sát những em này trong giờ nghỉ buổi chiều, hạn chế để các em ngồi buồn một mình, lôi kéo các em tham gia các hoạt động vui chơi thể thao, xem phim đọc truyện để quên đi những suy nghĩ vẩn vơ. Qua một thời gia ngắn hiện tượng Hysteria tập thể ở học sinh nữ lớp 7ª không còn nữa, tập thể nữ trở lại vui vẻ sinh hoạt và học tập bình thường.
III.HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:
Sau khi áp dụng những biện pháp, kinh nghiệm trong việc quản lý và chăm sóc sức khỏe học sinh, đồng thời nghiêm túc thực hiện những ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo, công tác y tế học đường trong nhà trường ngày một hoàn thiện hơn. Việc quản lý sức khỏe học sinh được cải tiến, có hiệu quả cao, hàng ngày theo dõi chặt 
chẽ sức khỏe học sinh, không có biến cố bất thường. Trong các đợt dịch bệnh tại địa phương đã kiểm soát được dịch bệnh trong trường học, chất lượng sức khỏe học sinh nâng cao, khi học sinh phát bệnh nặng, cấp tính được phát hiện kịp thời, chuyển tuyến trên điều trị nhanh chóng phục hồi. Đặc biệt các bệnh học đường như: cận thị cong vẹo cột sống, bệnh nha học đường giảm giảm hẳn, hiện tại chưa có học sinh mắc các dấu hiệu bất thường về tâm sinh lý. Tỷ lệ học sinh nghỉ học do bệnh giảm nhiều, học sinh lên lớp học đều đặn hơn. Học sinh biết yêu thương đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau trong sinh hoạt hàng ngày. Các em có tiến bộ rõ rệt sau khi được hướng dẫn giáo dục về ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, bản thân mỗi em đã biết ăn ở sạch sẽ, tự chăm sóc bản thân. Tôi thực sự vui mừng khi nhìn thấy những gương mặt sáng sủa vui tươi của các em trong những ngày cuối năm học đã hoàn toàn thay thế những gương mặt, nghờ nghệch nhếch nhác hôm nào. Đặc biệt kết quả này tạo được niềm tin của phụ huynh học sinh đối với nhà trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và nuôi dưỡng học sinh dân tộc nội trú.
BẢNG TỔNG HỢP CÁC SỐ LIỆU SO SÁNH HAI NĂM HỌC
Tên bệnh – dịch bệnh và các tiêu chí CSSKHS
Trước khi thực hiện
Năm học 2009-2010
Sau khi thực hiện đề tài
Năm học 2010-2011
Số lượt Học sinh nghỉ học do bệnh
62 lượt
32 lượt
 Số học sinh Nằm viện 
24 em
10 em
Số lượt khám điều trị bệnh
1.320 lượt
1160 lượt
Tiêu chảy
82 ca
76 ca
Cận thị
14 em
14em
Bệnh răng, miệng
29 ca
16 ca
Sốt xuất huyết
8 ca
2 ca
Cúm, Sốt siêu vi
428 ca
342 ca
Viêm họng, hô hấp
242 ca
224 ca
III./ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ:
Để làm tốt hơn nữa công tác quản lý và chăm sóc sức khỏe học sinh nói chung và học sinh dân tộc nội trú nói riêng bản thân tôi xin đề xuất, kiến nghị một số nội dung như sau:
Tăng cường các biện pháp quản lý đội ngũ nhân viên y tế làm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh ở trường học, tạo điều kiện cho đội ngũ này học tập, nâng cao tay nghề, tiếp cận kịp thời khoa học công nghệ mới trong lĩnh vực y học để một phần đáp ứng nhu cầu công tác CSSKBĐ cho học sinh.
Tạo điều kiện cho nhân viên y tế các trường Dân tộc nội trú được giao lưu học hỏi kinh nghiệm trong công tác quản lý và chăm sóc sức khỏe học sinh ở loại hình trường chuyên biệt.
Những kinh nghiệm của bản thân tôi nêu trên thực hiện ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú liên huyện Tân Phú, Định Quán trong năm qua có hiệu quả cao, giúp tôi tháo gỡ nhiều vấn đề trong quản lý sức khỏe và chăm sóc sức khỏe cho học sinh, những kinh nghiệm này theo tôi cũng rất dễ thực hiện, có thể áp dụng tất cả các trường học đặc biệt là trường PTDTNT nhưng điều quan trọng là phải được sự quan tâm của lãnh đạo, sự đồng thuận của hội đồng sư phạm nhà trường và người cán bộ y tế phải là người có tâm huyết với công việc, thực sự yêu thương học sinh thì hiệu quả công tác sẽ cao hơn, đáp ứng được nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao cho là đào tạo một thế hệ trẻ có đủ năng lực sức khỏe và trí tuệ sau này trở về bản làng xây dựng quê hương đất nước. 
IV./TÀI LIỆU THAM KHẢO:
-Các Văn bản quy định, hướng dẫn công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho học sinh của liên bộ Y Tế - Giáo Dục.
- Báo điện tử VietNamNét.
-Tài liệu giáo dục sức khoẻ vị thành niên của nhà XB phụ nữ.
Những kinh nghiệm trên của bản thân tôi chưa hẳn được hoàn thiện lắm. Vậy nên tôi rất mong được sự đóng góp xây dựng của các bạn đồng nghiệp, các thầy cô giáo để góp phần làm tốt hơn nữa công tác chăm lo sức khoẻ cho thế hệ trẻ ở trường học.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tân phú, ngày 16 tháng 5 năm 2011
Người thực hiện
Vũ Thị Thu Hường
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
1./PTDTNT: Phổ thông dân tộc nội trú;
2./CSSKHS: Chăm sóc sức khoẻ học sinh;
3./CSSKBĐ: Chăm sóc sức khoẻ ban đầu;
4./BHYT: Bảo hiểm y tế;
5./BHTN: Bảo hiểm tai nạn
6./TTYT: Trung tâm y tế;
7./TTYTDP: Trung tâm y tế dự phòng;
8./CBGVCNV: Cán bộ giáo viên công nhân viên;
9./CTĐ: Chữ Thập Đỏ;
10./XKCTĐ: Xung kích Chữ Thập đỏ;
11./VSATTP: Vệ sinh an toàn thực phẩm;
12./KHHGĐ: Kế hoạch hoá gia đình.

File đính kèm:

  • docquan_ly_cham_soc_suc_khoe_hoc_sinh_o_truong_dtnt_5917.doc
Sáng Kiến Liên Quan