Đề tài Một số kinh nghiệm trong giảng môn chạy bền đối với học sinh Trường PT dân tộc nội trú tỉnh và học sinh lớp 10 nói riêng

MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG GIẢNG MÔN CHẠY BỀN ĐỐI VỚI

HS TRƯỜNG PT DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH VÀ HS LỚP 10 NÓI RIÊNG

ĐẶT VẤN ĐỀ

I/ Lời nói đầu

Hiện nay phong trào TDTT trong đời sống xã hội nói chung và trong trường học

nói riêng với mục đích rèn luyện thể chất và trí tuệ trong đời sống hiện đại của thế

kỷ XXI con người không ngừng vận động và phát triển về tư duy cao nên rèn

luyện thể lực, phát triển thể chất là một trong những yếu tố quan trọng, không thể

thiếu được.

Như trong câu nói của đ/c Thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Chữ Thể dục rất hay,

đó là sự giáo dục và rèn luyện cải tạo cơ thể con người. Là một cơ thể sống, người

ta có thể “dạy nó, rèn luyện nó, cải tạo nó từ khi còn nhỏ đến bất cứ tuổi nào nếu

biết cách làm!.” “Chữ Thể dục hay lắm: giáo dục cơ thể, đào tạo cơ thể, rèn luyện

cơ thể”.

Như Bác Hồ có nói “Phải đào tạo con người vừa hồng vừa chuyên, tức là người

có đầy đủ đức tính “Đức, Trí, Văn thể, Mỹ”. Đối với môn thể dục cũng góp phần

quan trọng tạo nên những phẩm chất cần thiết cho con người toàn diện.

Cùng với xu thế đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy và học.

Trong bộ môn thể dục của tôi, tôi cùng muốn xin đóng góp thêm phần kinh nghiệm

của mình sau những năm giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn và

nâng cao sức khoẻ HS và đào tạo ra con người mới XHCN phải có đầu óc thông

minh, nhanh nhẹn và mạnh khoẻ để phục vụ trong công cuộc XD phát triển và bảo

vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.

pdf13 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 1650 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số kinh nghiệm trong giảng môn chạy bền đối với học sinh Trường PT dân tộc nội trú tỉnh và học sinh lớp 10 nói riêng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n là luyện tập ý chí và nghị lực của con người đấy. Mà 
con người có ý chí và nghị lực cao thì sẽ làm được mọi việc trong cuộc sống” hay 
những năm tôi dạy đã qua có môn này và khi kiểm tra cũng có 1 số HS nữ chạy về 
đến nơi là mệt mỏi quá sức, mặc dù thành tích đảm bảo. Nhưng cũng vì vấn đề đó 
và từ những phản ánh của HS đó đã làm cho tôi phải suy nghĩ và đặt câu hỏi ngược 
lại là mình dạy như thế nào, hay nguyên nhân vì sao để HS phát lo khi học môn 
này để có những phản ánh và xảy ra hiện tượng như thế?. Vì vậy mình phải dạy 
như thế nào đó để cho HS thấy bộ môn này cần phải học, phải ham thích và tự giác 
học và rèn luyện nhiệt tình. Đến khi kiểm tra em nào cũng hoàn thành tốt cự ly (trừ 
những em bị bệnh tật đặc biệt) và có sức khoẻ, dẻo dai chứ không phải sức khoẻ 
ngày một giảm sút. 
 - 4 - 
Tuy vậy do tác dụng to lớn của môn chạy bền đối với việc rèn luyện sức khoẻ 
cho con người nói chung, cho thanh thiếu niên HS nói riêng, nên bộ môn này nó 
được đưa ra thành 1 bộ môn quan trọng trong chương trình giáo dục thể chất cho 
HS PTTH nói chung với khối lớp 10 nói riệng. Là khối đầu cấp học cần phải có sự 
chuẩn bị như thế nào? Đó và vấn đề cần phải giải quyết cụ thể nhất so với cả 
chương trình giảng dạy PTTH. 
Do với việc những tác dụng trong việc 1 số HS chạy về mệt mỏi quá sức, với 
việc tạo cho HS rèn luyện như thế nào để có sức khoẻ và dẻo dai thì phải luyện tập 
như thế nào sao cho bộ môn khô cứng, đơn điệu này, chỉ có “Chạy mãi thế này” trở 
thành bộ môn mà HS nhìn nhận được cái cần của nó phải ham thích và tự giác 
luyện tập môn này. Mặc dù bộ môn này khó tạo được sự ham muốn tập luyện xong 
tôi cũng mạnh dạn nêu ra ở đây 1 vài kinh nghiệm trong việc giảng dạy bộ môn này 
cho HS trong chương trình lớp 10 mà tôi đã thu lượm được qua vài năm tìm hiểu, 
nhìn nhận và trăn trở với nó, gần đây trong phong trào cải tiến phương pháp giảng 
dạy nói chung. Đối với bộ môn giáo dục thể chất tôi xin đưa ra 1 số ý kiến, sáng 
kiến trong giảng dạy mong các đồng nghiệp xa gần tham khảo, trao đổi, đóng góp ý 
kiến để bộ môn này được hoàn thiện, nâng cao chất lượng giảng dạy hơn nữa. Tạo 
cho HS coi như môn này trở thành nhip đập trong trái tim của mỗi HS nói riêng và 
con người chúng ta nói chung không thể thiếu được. 
III/ Đặc điểm tình hình của trường và đối tượng nghiên cứu 
1. Đặc điềm tình hình của trường 
- Trường PT Dân tộc Nội trú Tỉnh là một trong những trường chuyên biệt của 
tỉnh Đồng Nai. Tổng số học sinh của trưởng hàng năm khoảng 390 em nhập học từ 
đầu năm ,với tổng số lớp là 12 lớp trong đó mỗi khối 4 lớp. Riêng đối với khối lớp 
10 theo chỉ tiêu của cấp trên cho tiếp nhận là 140 học sinh. 
- Đối tượng học sinh vào học là hầu như là dân tộc thiểu số trên địa bàn trong 
tỉnh Đồng Nai và đa số các em học sinh gia đình thuộc diện hộ gia đình nghèo khó 
trong tỉnh. Với điều kiện gia đình nghèo khó nên chế độ ăn uống của các em ở nhà 
hầu là thiếu thốn vì vậy sức khoẻ của các em đa số là yếu, không được khoẻ mạnh 
như học sinh trường ngoài. 
- Tất cả các em học sinh lên trường học là sống tập thể, ở nội trú tại trường nên 
điều kiện ăn ở, học tập và sinh hoạt điều diễn ra tại trường. 
- Vì vậy trong quá trình học tập và sinh hoạt tại trường các em học sinh có 
những thuận lợi và khó khăn như sau: 
1.1 Thuận lợi 
- Do tất cả các em học sinh được ở tại khu ký túc xá của trường với điều kiện cơ 
sở vật chất, sân bãi dụng cụ của trường khá đầy đủ nên việc luyện tập ngoại khoá 
của các em tại trường thuận lợi hoàn toàn. 
- Được sự quan tâm và tạo điều kiện kịp thời của ban giám hiệu nhà trường đã 
tạo điều kiện tốt cho tôi để tiếp cận và kiểm tra theo dỏi, nhắc nhở và động viên kịp 
thời cho các em luyện tập ngoại khoá thường xuyên, liên tục để tạo nên thói quen 
rèn luyện thể thao nói chung, luyện tập chạy bền nói riêng. 
 - 5 - 
- Tôi được sắp xếp ở tại khu tập thể của trường nên việc vào trường theo dỏi 
động viên các em học sinh luyện tập ngoại khoá dễ dàng hơn. 
- Do đặc điểm tâm sinh lý của các em học sinh khối lớp 10 này đang trong thời 
kỳ phát triển ở lứa tuổi dậy thì nên cơ thể các em phát triển nhanh về hình thái, tố 
chất thể lực nên đây là điều kiện cực kỳ quan trọng thể chất của các em học sinh. 
- Với đặc điểm môn chạy bền là môn đòi hỏi phải luyện tập thường xuyên, ien 
tục với thời gian dài và môn này được đưa vào kiểm tra ở cuối học kỳ nên việc 
luyện tập sức bền của các em tương đối thuận lợi. 
1.2 Khó khăn 
- Do điều kiện lúc còn ở gia đình của các em học sinh còn gặp nhiều khó khăn 
như phải làm việc nặng nhọc ngay từ khi còn nhỏ mà điều kiện ăn uống bồi dưỡng, 
sinh hoạt thiếu thốn không đảm bảo sức khoẻ. Do hầu hết các em học sinh sống ở 
vùng sâu, vùng xa nên thiếu điều kiện chăm lo sức khoẻ nên các em mang nhiều 
bệnh tật dẫn đến thể chất, sức khoẻ bẩm sinh của các em rất yếu. 
- Do chể độ ăn uống theo chế độ của nhà nước của các em học sinh chưa được 
cao, nên đối với việc rèn luyện thể lực của bộ môn này với khối lượng vận động 
trong thời gian ngắn (6 tiết/6 tuần) ở khối lớp 10 mà để đảm bảo yêu cầu về chất 
lượng với phần cứng thể lực này thì khó đảm bảo mà phải vận dụng giờ ngoại 
khoá. 
- Chế độ ăn uống và bồi dưỡng trong luyện tập sức bền của các em học sinh 
chưa có, việc trang bị giày trong luyện tập nội, ngoại khoá chưa có nên việc luyện 
tập của các em dễ bị chấn thương chân vì vậy sẽ làm hạn chế quá trình luyện tập 
thường xuyên của các em. 
- Hầu hết trạng thái, tâm lý luyện tập và thi đấu, ý chí vượt qua khó khăn trong 
luyện của các em học sinh còn yếu (nhìn nhận theo kinh nghiệm giảng dạy các em 
học sinh đặc thù “dân tộc thiểu số” còn yếu không mạnh dạn, tự tin như các em học 
sinh trường ngoài). Đây cũng là 1 yêu tố mà giáo viên cần phải nổ lực theo xác 
thường xuyên và động viên các em mới khơi dậy được tinh thần và ý chí của các 
em. 
 Từ những thực trang trên, với kinh nghiệm giảng dạy 22 năm đi từ thực tế 
dạy tại trường PT Dân tộc Nội trú tỉnh tôi thấy là việc rèn luyện TDTT để nâng cao 
sức khỏe, thể chất, trí tuệ cho các em là một trong những vấn đề cần phải được 
quan tâm và phát triển nâng cao. Hôm nay chọn chuyên đề nghiên cứu là:“Một số 
kinh nghiệm trong giảng dạy môn Chạy bền đối với học sinh trường PT Dân tộc 
Nội trú tỉnh và học sinh lớp 10 nói riêng” 
2. Đối tượng nghiên cứu 
- Là học sinh khối lớp 10 của trường PT Dân tộc Nội trú tỉnh Đồng Nai 
- Với cụ thể là học sinh khối lớp 10 và hàng năm theo chỉ tiêu quy định của tỉnh 
số lượng học sinh được tuyển vào trên địa bàn toàn tỉnh là 140 em học sinh. Theo 
chỉ tiêu hàng năm thống kề của khối lớp 10 thì số lượng học sinh nữ hơn gấp đôi số 
học sinh nam. 
 - 6 - 
- Với số học sinh nữ được tuyển vào hầu như sức khoẻ của các em yếu hơn học 
sinh nam. 
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
I. Soạn thảo bài tập ứng dụng 
1. Nhận định tình hình chung 
Theo tôi nhận thấy khi huấn luyện một số vận động viên học sinh hay học sinh 
của 1 khối lớp với môn Điền kinh nói chung trước hết chúng ta phải tìm hiểu về 
tình hình sức khoẻ chung, gốc gát về tố chất thể lực, điều kiện sống cũng như chế 
độ ăn uống, dinh dưỡng của các em, thời gian huấn luyện, tập luyện của các em từ 
đó mới đưa ra bài tập phù hợp với các em để không ảnh hưởng về lâu về dài đến 
sức khoẻ của các em sau này. 
Vì vây đối với đặc điểm đối tượng là học sinh của trường PT Dân tộc Nội trú 
tỉnh Đồng Nai và khi các em bước vào luyện tập môn Chạy bền thì trước hết cần 
chú ý có 2 đặc điểm sau: 
* Thứ nhất: Về thuận lợi là các em ở tại trường nên có điều kiện tốt trong luyện 
tập và giáo viên ở khu tập thể của trường nên dễ dàng theo dỏi nhắc nhở, động viên 
các em luyện tập như vậy có thời gian tổ chức cho các em thường xuyên, liên tục 
luyện tập. Vì vậy có thể đưa phần mềm vào ứng dụng vào thực tế. 
* Thứ 2: Chế độ ăn uống và bồi dưỡng của các em học chưa được đảm bảo nên 
không thể luyện tập căng thẳng trong thời gian ngắn. Vì vậy chúng ta không thể 
luyện tập thể lực cho các em với cường độ và khối lượng lớn trong thời gian ngắn 
được mà sẽ nâng lên từ từ khối lượng và cường độ luyện tập thì mới vừa phải đảm 
bảo tính “Vừa sức và có khởi đầu đảm bảo được” 
 Theo tôi có 2 yếu tố cơ bản có quan hệ chặc chẽ đầu tiên khi luyện tập cho 
các em học sinh hay vận động viên để đảm bảo trong kiểm tra, thi đấu đạt kết quả 
tốt thì trước hết phải có chế độ ăn uống phù hợp với bài tập của giáo viên (HLV) 
đưa ra. Chứ nếu bài tập quá căng mà chế độ ăn uống, bồi dưỡng không phù hợp sẽ 
có hại đến sức khoẻ của các em sau này. Với điều kiện đặc điểm như vậy theo tôi 
phần mềm thể lực cần tập luyện vừa phải, sau đó tăng dần khối lượng và cường độ 
luyện tập thời gian có thể kéo dài (Luyện tập ở phần mềm). 
2. Phần bài tập ứng dụng 
- Với theo đúng nội dung theo phân phối chương trình trong 1 tiết học của các 
em và với thời lượng quy định cho 1 môn. Chẳng hạn như môn Chạy bền thì khó 
có thể đảm bảo cho các em học đảm bảo tốt cho việc luyện tập để phát triển sức 
bền, nên tôi chỉ đưa nội dung chính trong phần bài tập ngoại khoá, còn trong giờ 
chính khoá chủ yếu chỉ kiểm tra và hổ trợ thêm trong phần bài tập ngoại khoá. 
- Ở đây tôi khồng đề cập chính đến các bài tập kỹ thuật trong giờ luyện tập 
chính khoá mà chỉ trình bày 1 số ý tưởng về cách soạn thảo các bài tập ứng dụng 
cho các cho các em ở môn Chạy bền vào các buổi tự tập ngoại khoá để từ đó 
chuẩn bị cho bài tập chính khoá và kiểm tra kết thúc môn. 
 - 7 - 
2.1 Huấn luyện sức bền cơ bản 
Nhằm mục đích mở rộng và nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống tim 
mạch, các chức năng trao đổi chất trong điều kiện đủ ôxy và phát triển sức bền 
chung cho các nhóm cơ lớn. Phương tiện huấn luyện là các bài tập phát triển 
chung, đó là các bài tập với khối lượng vừa đến lớn, có cường độ từ 40% - 85% 
sức, quãng nghỉ không có hoặc ngắn (Nghỉ tích cực bằng đi bộ hoặc chạy nhẹ 
nhàng), các dạng bài tập ứng dụng: 
+ Bài tập 1: Chạy đạp sau liên tục 60 – 100m. 
+ Bài tập 2: Chạy nâng cao đùi 20m chuyển sang chạy tốc độ 100m. 
+ Bài tập 3: Chạy gót chạm mông 20m chuyển sang chạy 200 – 300m (70% 
sức). 
+ Bài tập 4: Chạy theo đường díc dắc 20m chuyển sang chạy tốc độ 50m. 
+ Bài tập 5: Chạy biến tốc cự ly 100m + 100m hoặc 200m + 200m. 
+ Bài tập 6: Chạy lặp lại cự ly chạy từ 100 – 200m. 
+ Bài tập 7: Quay dây tại chổ tần số nhanh 30’ – 1 phút. 
+ Bài tập 8: Chạy trên địa hình tự nhiên, vòng số 8 từ 2 đến 3 phút. 
+ Bài tập 9: Chạy tuỳ sức 5 – 7 phút. 
+ Bài tập 10: Chạy biến tốc cự ly 300 – 500m. 
+ Bài tập 11: Chạy Việt dã biến tốc 1000 – 1500m tối đa ở giai đoạn đầu sau đó 
tăng dần từ 3000 – 4000m. 
2.2 Phương pháp huấn luyện sức bền chuyên môn 
2.2.1 Phương pháp kéo dài 
+ Phương pháp liên tục: Duy trì tốc độ vận động trong một thời gian dài, cường 
độ vận động có thể xác định rõ ràng thông qua mạch đập. Cường độ vận động tuỳ 
theo yêu cầu của từng môn thể thao, có thể dao động trong khoảng 140 – 150 l/ph. 
Nếu sử dụng mạch đập để xác định cường độ vận động của học sinh, cần chú ý các 
đặc điểm là những học sinh ở lứa tuổi 16, 17 khi thực hiện các lượng vận động 
thường có mạch đập cao hơn những học sinh lứa tuổi 18, 19. 
+ Phương pháp thay đổi: Thay đổi tốc độ vận động có kế hoạch trong quá trình 
thực hiện lượng vận động, khi tăng tốc độ vận động làm cho các hoạt động của các 
cơ quan cung cấp năng lượng bị căng thẳng, tạo nên quá trình trao đổi thiếu ôxy 
trong khoảng thời gian nhất định. 
+ Phương pháp ngẫu hứng; Tốc độ vận động thay đổi theo hứng thú của học 
sinh. Phương pháp này sử dụng trong môi trường tự nhiên. 
2.2.2 Phương pháp dãn cách 
Là phương pháp tập luyện mà trong đó có sự luân phiên một cách có hệ thống 
giữa các giai đoạn vận động ngắn, trung bình và dài với các quãng nghỉ ngắn, 
 - 8 - 
không dẫn đến sự hồi phục đầy đủ. Tốc độ vận động và thời gian nghỉ được xác 
định trên cơ sở nhiệm vụ tập luyện. 
2.2.3 Phương pháp lặp lại 
Được vận dụng trong huấn luyện phát triển sức bền là lặp lại từng phần của các 
yêu cầu thi đấu chuyên môn. Yếu tố chính của lượng vận động và thời gian vận 
động. 
II. Quá trình giảng dạy 
1. Một số hình thức giảng dạy và tập luyện 
Trong những hoạt động giảng dạytheo quy định bắt buộc trên lớp nói chung 
trước tiên tôi xin chưa trinh bày chi tiết chỉ muốn nêu một số hình thức giảng dạy 
và tập luyện riêng đó là: 
- Liên tục thay đổi các hình thức khởi động hoặc có thể thay đổi bằng các trò 
chơi vận động đểv tạo cho các em học sinh có hứng thú, lôi cuốn, hấp dẫn, làm 
nóng cơ thể, nâng dần khối lượng vận động để các em bước vào giờ luyện tập tốt 
hơn, hoặc có thể đưa thêm 1 số trò chơi hồi tỉnh để làm giảm đi sự căng thẳng trong 
tập luyện của các em, bớt đi tâm lý nặng nề sau buổi tập thể lực của môn chạy bền. 
Những trò chơi như: Chạy tiếp sức, chạy thoi tiếp sức, người thừa thứ 3 
- Thường xuyên nhắc nhở các em phân bố sử dụng sức trong bài tập sức bền, 
ứng dụng theo từng giáo án, thầy dặn dò cuối buổi tập có nhấn mạnh ý nghĩa của 
việc phân phối sức trong bài tập ứng dụng để thích nghi với với bài tập trên lớp 
mới có tác dụng tốt. 
- Trong buổi tập chia làm nhiều tốp luyện tập và liên tục kiểm tra thành tích, 
kiểm tra chỉ số sinh lý cơ thể cần thiết để buộc các em chú ý luyện tập và đề phòng 
1 số trường hợp không mạnh dạn, lười tập luyện. Hướng dẫn học sinh biết cách 
kiểm tra sức khoẻ, thể lực của mình. Nói chung giáo viên phải hoà nhập với học 
sinh về sự diễn biến thể lực của các em để đề ra bài tập phù hợp vớiv từng buổi tập. 
- Đề ra các bài tập ứng dụng trong tập luyện ngoại khoá, về cuối môn tăng dần 
khối lượng vận động, sau đó xen kẽ các bài tập nhẹ nhàng để điều chỉnh thể lực của 
các em học sinh cho phù hợp với thời kỳ kết thức và kiểm tra. 
- Cuối mỗi buổi tập nên để dành ít phút rút kinh nghiệm luyện tập hoặc nêu 
những gương luyện tập, thi đấu của học sinh trong trường để làm động lực cho 
các em học cố gắng luyện tập. 
 - 9 - 
2. Một số hình ảnh tư liệu về việc tổ chức tập luyện và thi đấu của học sinh 
trường 
Ảnh: Học sinh tập luyện chạy bền vào buổi sáng 
Ảnh: Tổ chức Hội Khoẻ Phù Đổng cấp trường môn Chạy bền nam 
 - 10 - 
Ảnh: Tổ chức Hội Khoẻ Phù Đổng cấp trường môn Chạy bền nữ 
Ảnh: Đội học sinh tham gia giải Việt dã tỉnh Đồng Nai năm 2014 
Ảnh: Học sinh nhận giải Việt dã tỉnh Đồng Nai năm 2014 
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ 
I. Kết quả thực tế đạt được 
- Qua thời gian tổ chức cho các em học sinh luyện tập ngoại khoá thì tình hình 
sức khoẻ của các em nâng lên rõ và tất cả các khi kiểm tra tiêu chí rèn luyện thân 
thể ở môn Chạy bền đạt 100% hàng năm. 
 - 11 - 
- Trong quá trình triển khai tập luyện tổ chức kiểm tra và thi đấu cấp trường, từ 
đó chúng tôi đã chọn ra được một đội tuyển học sinh có tố chất, năng khiếu môn 
Chạy bền để tổ chức cho các em luyện tập thêm để các em thi đấu các giải. 
+ Phần thống kê số liệu kiểm tra môn Chạy bền của khối lớp 10 trong năm 
Năm học Tổng số HS 
khối lớp 10 
Tỉ lệ đạt đầu năm Tỉ lệ đạt cuối năm 
2013 - 2014 138 74 (53,62%) 138 (100%) 
2014 - 2015 133 69 (51,88%) 133 (100%) 
+ Phần thống kê thành tích học sinh của trường thi đấu môn Chạy bền đạt được 
trong những năm gần đây như sau: 
Năm Cấp độ giải Thành tích đạt được 
2012-2013 
Hội thi Văn hoá - Thể thao các 
Dân tộc Thiểu số tỉnh 
+ 2 huy chương cá nhân (1 vàng, 
1 bạc) 
+ 2 huy chương đồng đội(1 vàng, 
1 bạc) 
2013-2014 
+ Đại hội TDTT lần thứ 3 
huyện Trảng Bom. 
+ Hội thi Văn hoá - Thể thao 
các Dân tộc Thiểu số tỉnh. 
+ Giải Việt dã truyền thống 
tỉnh. 
+ 1 huy chương vàng . 
+ 1 huy chương bạc cá nhân nữ 
và huy chương bạc đồng đội nữ 
+ 1 huy chương bạc cá nhân nữ 
- Thông qua đó đã có nhiều học sinh hăng hái tham gia tập luyện ngoại khoá 
môn Chạy bền nhằm nâng cao sức khoẻ, thể lực nói chung và sẵn sang tham gia thi 
đấu các giải. 
II. Đề xuất, khuyến nghị, khả năng áp dụng 
- Môn Chạy bền nên thường xuyên tổ chức thi đấu trong trường nhân dịp các 
ngày lễ lớn trong năm nhằm nâng cao thể lực, tìm ra nhân tài cho trường, để tổ 
chức cho các em tập luyện tham gia thi đấu giải ở các cấp tổ chức. 
- Nên đầu tư thêm một số dụng tập luyện chuyên biệt với đặc điểm bộ môn, nhà 
trường cần hổ trợ thêm kinh phí tổ chức tập luyện và chế độ khen thưởng, bồi 
dưỡng kịp thời nhằm động viên tinh thần cho các em học sinh hăng hái luyện tập. 
- Hầu như các em học sinh trong trường sau một thời gian động viên nhau luyện 
tập, sau đó môn Chạy bền trở thành truyền thống luyện tập theo thói quen hằng 
ngày vào mỗi buỗi sáng. Đa số số các em cố gắng luyện tập để có thành tích tốt, để 
 - 12 - 
được tham gia vào đội tuyển của trường và được luyện tập nâng cao để thi đấu các 
giải lớn đem lại vinh quang cho trường cũng như các nhân của các em học sinh. 
Trảng Bom ngày tháng năm 2015 
Người thực hiện 
Nguyễn Trung Hậu 
 - 13 - 
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI 
Trường PT Dân tộc Nội trú tỉnh 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
Trảng Bom, ngày tháng năm 2015 
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Năm học: 2014 – 2015 
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong giảng dạy môn Chạy bền đối với HS 
trường PT Dân tộc Nội trú và HS lớp 10 nói riêng 
Họ và tên tác giả: Nguyễn Trung Hậu Chức vụ: Giáo viên Thể dục, Trưởng ban PT TDTT 
Đơn vị: Trường PT Dân tộc Nội trú tỉnh 
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) 
- Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: Chạy bền  
- Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: ........................................................  
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành  
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây) 
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, 
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây) 
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu 
quả cao  
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao  
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, 
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) 
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: 
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc 
sống: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: 
 Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  T rong ngành  
Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá  Đạt  Không xếp loại  
Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của 
người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình. 
Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh nghiệm này 
đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem xét, đánh giá; tác 
giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ 
của chính tác giả. 
Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả và người 
có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm. 
NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN 
XÁC NHẬN CỦA TỔ 
CHUYÊN MÔN 
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ 
BM04-NXĐGSKKN 
x
x
X
X 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_giang_mon_chay_ben_doi_voi_hs_truong_pt_dan_toc_noi_tru_tinh_va_hs_lop.pdf
Sáng Kiến Liên Quan