Đề tài Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn Giáo dục quốc phòng - An phần: lý thuyết

A- PHẦN MỞ ĐẦU:

I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

a- Cơ sở lý luận

 GDQP-AN là một bộ phận không thể thiếu được trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc của mỗi quốc gia. GDQP-AN đây là một trong những nội dung giáo dục toàn diện của nhà trường góp phần rèn luyện và hình thành nhân cách ở học sinh, đồng thời cũng là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược đào tạo con người mới XHCN.

 Trong giai đoạn hiện nay, trước tình hình diễn biến của thế giới vô cùng phức tạp, chiến tranh, khủng bố, Đảng và nhà nước ta hết sức quan tâm đến những vấn đề này, nhất là công cuộc bảo vệ An ninh tổ quốc.Trong đó nhận thức qua những bài học như: Bảo vệ biên giới quốc gia, Luật nghĩa vụ quân sự .vv. Giúp các em thêm tin yêu cuộc sống, tin vào sự lãnh đạo của Đảng và đặc biệt hơn đó là khơi dậy lòng tự hào dân tộc thêm tin yêu hình ảnh “Anh bộ đội Cụ Hồ”và quyết tâm học tập phấn đấu tốt hơn để trang bị kiến thức phục vụ trong lực lượng vũ trang.

 Trong các nhà trường THPT hiện nay việc giáo dục các em có được tinh thần ham học cũng như sự tìm tòi sáng tạo và lòng tự hào dân tộc là điều hết sức quan trọng đó cũng là mục tiêu của Nhà nước ta, trong đó bộ môn GDQP-AN đóng một vai trò hết sức quan trọng. Sự hiểu biết tìm tòi và sáng tạo đó cũng như yêu lòng yêu quê hương Đất Nước phải luôn được các Thầy, Cô giáo bồi dưỡng thông qua những tư liệu thực tế, trong đó những lần tập huấn bộ môn có một ý nghĩa to lớn về tri thức đó cũng là cầu nối tri thức giữa GV và HS. Để có chất lượng đội tuyển thi HSG bộ môn GDQP-AN cũng như việc khẳng định sự hiểu biết của các em đây là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả dạy và học của bộ môn trong nhà trường, đồng thời cũng là một cơ sở quan trọng để đánh giá chất lượng dạy và học của một nhà trường.

Đối với bộ môn GDQP-AN cũng vậy, chất lượng HSG sẽ là cơ sở khẳng định việc dạy và học của Thầy Trò.

 

doc13 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 1798 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn Giáo dục quốc phòng - An phần: lý thuyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 học của bộ môn trong nhà trường, đồng thời cũng là một cơ sở quan trọng để đánh giá chất lượng dạy và học của một nhà trường.
Đối với bộ môn GDQP-AN cũng vậy, chất lượng HSG sẽ là cơ sở khẳng định việc dạy và học của Thầy Trò.
	Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn đi sâu vào ứng dụng một số phương pháp trong giảng dạy phần nhận thức và những tư liệu băng hình trực quan sinh động thông qua giáo án điện tử từ tập huấn thực tế do những chuyên viên tập huấn nhiệt tình hướng dẫn để tìm ra những hình thức học phù hợp nhất trong huấn luyện đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP-AN, đặc biệt là phần thi: Nhận thức
b- Cơ sở thực tiễn
* Mặt mạnh:
	Được sự quan tâm tin tưởng giao phó của BGH Nhà trường cũng như sự tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong huấn luyện đội tuyển, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của các đồng nghiệp trong tổ bộ môn TD, GDQP-AN. Ngoài ra tôi còn có một thuận lợi không nhỏ đó là về trang thiết bị dạy học đầy đủ và đạt tiêu chuẩn do sở GD & ĐT trang cấp, cũng như tư liệu băng hình trong những lần tập huấn được các chuyên viên hướng dẫn nhiệt tình kết hợp với thực tiễn công tác đã giúp tôi rất nhiều trong huấn luyện. Ngoài ra tôi còn tham khảo ý kiến của một số giáo viên dạy bộ môn Lịch sử, Địa lí về kiến thức có liên quan, cách làm bài và trình bày bài viết.
	Mặt khác, trường THPT3 Cẩm Thuỷ nằm ở khu vực vùng cao huyện Cẩm Thuỷ nên đa số học sinh rất thích học khối xã hội, nhiệt tình, nhanh nhẹn, ngoan ngoãn các em không phân biệt giữa bộ môn này với bộ môn khác rất thích thú và hào hứng đối với những tiết học lí thuyết có trình chiếu bằng giáo án điện tử đặc biệt là có sự đam mê trong học tập bộ môn GDQP-AN. Trong những tiết lí thuyết các em rất hăng say phát biểu và có những câu hỏi rất thực tế, ngoài ra sau khi kết thúc phần lí thuyết tôi thường tổ chức cho các em có những câu hỏi trắc nghiệm mục đích để tuyển chọn một số học sinh có khả năng tham gia đội tuyển HSG. Trong đó phần : lý thuyết được các em học khối xã hội rất hào hứng và quan tâm.
* Mặt yếu:
Bên cạnh những mặt mạnh đó chúng tôi còn khó khăn như:
- Do nhà trường đang trong giai đoạn xây dựng hoàn thiện. Điều kiện phòng máy chiếu nhà trường chưa đáp ứng được nhiều các bộ môn, các bộ môn đều có nhu cầu sử dụng phòng chiếu nên trước khi giảng dạy cần phải đăng kí và di chuyển học sinh từ phòng học đến phòng máy chiếu
- Quan niệm của một số phụ huynh vẫn còn coi đây là một bộ môn phụ nên việc tập đội tuyển của học sinh còn gặp nhiều hạn chế, không muốn cho con em mình tham gia đội tuyển vì sợ ảnh hưởng đến các môn học khác.
- Điều kiện kinh tế nhân dân trong vùng còn khó khăn, việc đi lại học tập còn nhiều bất cập, nhiều học sinh ở xa đi học còn phải đi qua đò, qua phà, cách trường hàng chục cây số. Ngoài ra đa số các em học xong buổi học chính khoá là về nhà giúp đỡ gia đình nên thời gian tham gia thảo luận và làm bài còn nhiều hạn chế, nhất là vấn đề thảo luận các bài học.
II- MỤC ĐÍCH SÁNG KIẾN
	Từ thực tiễn công tác và tham gia quá trình tập huấn tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm trong huấn luyện đội tuyển đặc biệt là phần tư liệu băng hình giảng dạy các bài giảng phần lý thuyết và tôi đã mạnh dạn ứng dụng vào quá trình huấn luyện nhằm nâng cao thành tích đội tuyển HSG bộ môn GDQP-AN. Phần thi: Nhận thức.
III- ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN
Đối tượng: Đội tuyển HSG môn GDQP-AN, Trường THPT3 Cẩm Thuỷ, Năm học (2012 – 2013).
Thời gian: Năm học (2012 – 2013).
IV- KẾT QUẢ THI HSG CẤP TỈNH MÔN GDQP - AN
NĂM HỌC 2011- 2012(PHẦN THI: NHẬN THỨC)
TT
Năm học
Số HS tham gia
Số giải thi nhận thức
Tổng giải
Nhất
Nhì
Ba
KK
12
2011-2012
06
0
0
0
02
02
B- PHẦN NỘI DUNG
I- MỘT SỐ KINH NGHIỆM HUẤN LUYỆN KẾT HỢP VỚI BĂNG HÌNH TẬP HUẤN TRONG NÂNG CAO THÀNH TÍCH ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI BỘ MÔN GDQP-AN 
PHẦN: LÝ THUYẾT
1- Tuyển chọn, thành lập đội tuyển ngay sau khi kết thúc môn và đầu năm học mới.
 Sau mỗi bài học lí thuyết tôi đều biên soạn câu hỏi và kết hợp với câu hỏi trắc nghiệm để hỏi các em học sinh có cho điểm và chọn lọc một số học sinh có những câu hỏi đúng nhiều nhất khi năm học mới bắt đầu bằng các cách sau đây:
Dựa vào thành tích học tập qua bài kiểm tra lí thuyết của các em năm học trước để lập danh sách.
Học tập thảo luận theo bộ đề cho sẳn tích cực và tổ chức thi tuyển.
Kết hợp với giáo viên cùng tổ chuyên môn, giáo viên dạy các bộ môn xã hội và giáo viên chủ nhiệm các lớp có học sinh trong đội dự tuyển để bồi dưỡng các em để các em có đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham gia Hội thao GDQP-AN trong đó có phần thi nhận thức.
	- Từ các bước thành lập đó giúp chúng tôi có nhiều thời gian hơn trong việc lựa chọn những học sinh vào trong đội tuyển. Đặc biệt là kế hoạch ôn luyện ở nhà.
	- Đội dự tuyển trong quá trình lựa chọn có số lượng đông hơn, chúng tôi yueenr chọn khoảng 10 học sinh có kiến thức tốt về các bộ môn Xã hội không phân biệt nam hay nữ cùng nhau trao đổi và thảo luận qua bộ đề ôn tập mà Thầy đã biên soạn kết hợp với SGK. Mục đích để các em cố gắng ôn luyện trao đổi hiểu sâu vấn đề hơn qua từng bài, sau đó thi tuyển khoảng 3 lần và lấy điểm TB, công bố điểm và lấy đội tuyển chính thức tham dự hội thao HSG cấp tỉnh (không nên chọn danh sách cố định và thông báo quá sớm đội tuyển chính thức, như vậy các em sẽ có tâm lý thờ ơ, không cố gắng ôn luyện dẫn đến kết quả không cao. Trong 10 em lần đầu chọn 8 em, sau khi lập danh sách cho thi tuyển tiếp lần 2 và chọn 4 em chính thức. Đến thời gian chuẩn bị nạp hồ sơ thi chính thức thông báo đội tuyển tham gia thi HSG cấp tỉnh và cho các em tập làm bài thi có sự giám sát của thầy và chấm điểm rút kinh nghiệm.
.
2 - Thảo luận trao đổi rút kinh nghiệm qua từng bài.
 Qua những năm công tác trực tiếp đứng đội tuyển bản thân tôi đã có những trải nghiệm thực tế đặc biệt là phần thi: Nhận thức. Tôi hướng dẫn các em về nhà ôn luyện kết hợp với những thông tin thời sự có liên quan trong đó có cả các bộ môn xã hội như ; Sử , Địavv. Sau đó tôi lên lịch thảo luận từng tuần, yêu cầu các em đến đúng giờ tất cả các câu thảo luận đều được lưu lại đặc biệt là những nội dung mở rộng các vấn đề. Sau khi thảo luận xong các em trao đổi về cách làm bài và trình bày bài viết giáo viên trực tiếp hướng dẫn. Phần câu hỏi trắc nghiệm tôi tự cho các em ra sau đó trao đổi bằng cách người này hỏi người kia. Sau mỗi lần như vậy các em thấy có sự tiến bộ rỏ rệt cả về kĩ năng và thời gian tiếp thu câu hỏi giúp các em tự tin hơn trong những lần thảo luận tiếp theo. 
3- Hiệu quả của băng hình tập huấn được các chuyên viên hướng dẫn.
 Bản thân tôi rất may mắn được các chuyên viên của Sở giáo dục hướng dẫn tận tình đặc biệt là những phần lý thuyết khó như bài: Biên giới quốc gia, Ma túy, Luật nghĩa vụ quân sự, Công tác phòng không nhân dân.vv. Qua những lần tập huấn đó tôi đã ứng dụng vào huấn luyện đội tuyển và thực sự có hiệu quả như: Băng hình, tranh ảnh, Giáo án điện tửvv. Sau khi tập huấn tôi đã có những tư liệu cần thiết và rất thiết thực. Để đội tuyển dể tiếp thu bài học hơn tôi đã dùng băng hình trình chiếu cho các em xem ở nhiều góc độ khác nhau. Trong bài Biên giới quốc gia khó thì tôi cho băng hình dừng lại để các em dể hình dung và nắm được cơ bản hiểu hơn về các đường biên giới, đây có thể nói là một biện pháp gây hứng thú cho học sinh. Sau khi xem xong băng hình các em bắt đầu thảo luận các câu hỏi trắc nghiệm có liên quan đến bài và qua đó các em hiểu sâu hơn. Bên cạnh đó các em thêm hiểu biết về chủ quyền biên giới quốc gia và thêm yêu Quê hương Đất nước mình hơn.
4 - Phối hợp với các giáo viên tổ Xã hội tham gia bồi dưỡng cho các em đội tuyển.
	Như chúng ta đã biết phần Lý thuyết là một nội dung rất rộng nó có liên quan đến rất nhiều các bộ môn đặc biệt là bộ môn : Lịch Sử và Địa Lý. Nên để có hiệu quả trong bồi dưỡng đội tuyển HSG tôi trao đổi với các Thầy, Cô giáo hướng dẫn các em về cách làm bài và kiến thức ngoài xã hội. Phần lý thuyết mang tính chất phải kiên trì và không ngừng học hỏi trau rồi kiến thức. Để mỗi buổi học có chất lượng cao thì trước hết phải tạo cho các em tinh thần thoải mái và sự động viên kịp thời sẻ mang lại hiệu quả cao trong huấn luyện nhất là những bước đầu hình thành kĩ năng làm bài và tiếp thu bài ở các em. Trong quá trình huấn luyện trao đổi thảo luận cần phải có 2 giáo viên, một giáo viên ra câu hỏi và một giáo viên ghi kết quả những câu trả lời để đảm bảo khi tổng kết trao đổi đạt kết quả cao, sau mỗi lần trao đổi như vậy cần có rút kinh nghiệm và tìm ra những cái chưa hiệu quả bổ xung cho những lần trao đổi sau sao cho phù hợp, giúp nâng cao thành tích đội tuyển.
- Giáo viên nhận xét sau mỗi câu hỏi và tìm ra những điểm yếu để khắc phục và phát huy điểm mạnh. Tuy nhiên để có được những kỉ năng làm bài và tiếp thu bài thuần thục thì cần phải có thời gian. Bên cạnh đó sau mỗi lần thảo luận tôi đều tổng hợp lại và trao đổi với các thầy, cô giáo ở các môn xã hội để rút kinh nghiệm.
5- Một số tư liệu về chiến tranh hiện đại và thông tin thời sự mới nhất trong nước và thế giới trước khi các em bước vào học tiếp thu bài.
	Như chúng ta đã biết để có được sự đam mê tìm tòi sáng tạo, cũng như sự hưng phấn trong quá trình học tập thì những thông tin có liên quan đến bài học nhất là những tư liệu trực quan sinh động cũng không kém phần quan trọng.
Trước khi bước vào thảo luận cũng như làm bài tôi thường mở cho các em xem một số hình ảnh về Biển đảo mục đích để cho các em nhớ lại bài chủ quyền Biên giới Quốc gia và một số tư liệu khác như: các hình ảnh về Thiên tai, Ma túyvv.
- Qua một số tư liệu đó tôi thường biên soạn một số câu hỏi trắc nghiệm và sau đó hỏi từng em còn các em khác nhận xét bổ xung sau khi bạn trả lời xong các em tỏ ra rất hào hứng.
6- Đảm bảo cơ sở vật chất phòng máy tốt nhất cho các em tham gia tập luyện.
	Trong năm học 2012-2013 được sự quan tâm của Sở GD & ĐT cấp cho trường chúng tôi những trang thiết bị đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, trong đó bộ tranh ảnh và máy chiếu phục vụ cho giảng dạy giáo án điện tử rất đầy đủ là một yếu tố rất thuận lợi khi các em học tập trao đổi và tiếp thu bài. Ngoài ra BGH nhà trường có sự quan tâm rất đặc biệt cho bộ môn đó là trang bị thêm những tư liệu sách tại thư viện và mỗi lần như vậy các em đều rất tự giác tìm tư liệu có liên quan đến bài học.vv. Đây là điều kiện thuận lợi để các em khi tham gia hội thao cấp tỉnh không bị bỡ ngỡ dẫn đến chất lượng giải không cao trong đó có phần thi nhận thức.
	Chính vì vậy khi huấn luyện đội tuyển chúng tôi cũng thường cho các em làm bài trong những điều kiện khác nhau. Trong phòng yên tỉnh và trong lớp học chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất như trong hội thao GDQP - AN để học sinh hưng phấn hơn trong tập luyện và không bỡ ngỡ trong phương pháp làm bài.
7 - Sử dụng phương pháp khăn phũ bàn trong mỗi buổi thảo luận bài.
 Trong quá trình tập huấn cấp tỉnh tôi được các chuyên viên hướng dẫn phần giảng dạy lý thuyết với phương pháp khăn phũ bàn tôi thấy đây là một phương pháp rất hay và tôi đã mạnh dạn ứng dụng phương pháp này trong những buổi thảo luận và nó đã thực sự có hiệu quả. Phương pháp này như sau: Trong quá trình thảo luận tôi chia đội tuyển thành 2 nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh và ngồi vào 2 dãy bàn độc lập sau đó tôi đưa ra câu hỏi và 2 đội thảo luận ghi đáp án thống nhất ý kiến chung nhất ra ngoài giấy và sau đó chuyển lên cho giáo viên và những ý kiến riêng khác cũng được bảo lưu nghi ra giấy và đưa lên sau. Sau đó giáo viên nhận xét tìm ra những đáp án đúng chung nhất và bổ xung thêm. Với phương pháp này các em rất hào hứng khi tất cả đều có sự thống nhất cao trong đáp án.
8- Rèn luyện tâm lý làm bài cho học sinh trước khi bước vào hội thao cấp tỉnh.
	Tâm lý làm bài là vấn đề hết sức quan trọng trong khi thi, nhất là vấn đề về môi trường, không gian, thời gian tham gia cuộc thi, nó sẽ quyết định đến thành tích của học sinh. Ở lứa tuổi này các em thường hay mất bình tĩnh và càng mất bình tĩnh hơn khi các em mới lần đầu rời khỏi mái trường đi một quảng đường gần 100km để đến địa điểm thi đó là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình làm bài thi. 
	Vì thế cần rèn luyện cho các em tâm lý thi vững chắc, đặc biệt là phương pháp làm bài phải mang tính chất là kiên trì, không vội vàng bình tỉnh đọc câu hỏi và gạch ra giấy nháp những ý chính sau đó triển khai phân tích làm rỏ. Với tất cả các câu hỏi thì trong khi làm bài câu nào có thể làm được thì làm trước và câu nào khó hơn thì để sau điều này sẻ giúp các em tự tin hơn trong khi làm bài.
	Trong phần thi nhận thức nếu học sinh gặp phải câu khó thì các em sẻ dẫn đến trán nản luôn có ý tưởng làm cho qua loa cho xong chuyện rồi nạp bài đi ra ngoài sớm khi thời gian làm bài còn rất dài đây cũng là những trường hợp phổ biến trong thi viết nói chung.
	Để rèn luyện tâm lý làm bài tôi áp dụng một số phương pháp sau đây:
Lên kế hoạch làm bài.
 - Cho học sinh làm quen với cấu trúc bộ đề thi cấp tỉnh của các năm trước.
	- GV bố trí phòng làm bài riêng biệt có tính thời gian làm bài cụ thể.
	- Hai tuần cho làm bài một lần có sự giám sát của giáo viên thực hiện nghiêm túc.
9- Soạn bộ đề câu hỏi cho các em tự học ở nhà.
	Thông thường một tuần đội tuyển sẻ thảo luận và trao đổi một buổi vì ngoài buổi học chính ra các em còn học bồi dưỡng vào buổi chiều nên tôi đã tự mình biên soạn những câu hỏi trong SGK thành bộ đề câu hỏi cho các em học trước khi nhận bộ đề tôi dặn các em về nhà trong thời gian có thể các em tự học và có gì còn thắc mắc thì hỏi Thầy. Trong bộ đề câu hỏi đó tôi biên soạn rất cụ thể và tách biệt 3 khối: Khối 10, khối 11, khối 12. Trong đó có phần tự luận và phần trắc nghiệm sau mỗi bài, ngoài ra tôi còn trang bị Sgk cả 3 khối học cho các em được đăng kí mượn từ thư viện của nhà trường. Mục đích nhằm nâng cao tính tự giác ở các em giúp các em có kế hạch để học bài sao cho có hiệu quả. Như vậy các em sẽ có một quá trình học tập thường xuyên, liên tục và thành tích sẽ được nâng cao.
10- Trò chơi tạo sự hưng phấn đan xen vào từng buổi thảo luận tạo tinh thần sảng khoái, tự giác tích cực ở học sinh.
	- Trong quá trình thảo luận không phải lúc nào thầy và trò cũng liên tục đặt câu hỏi rồi trả lời câu hỏi. Đặc thù của môn thi nhận thức là cần phải có thời gian suy nghỉ kiên trì và thoải mái, nếu gò bó quá các em sẽ dẫn đến trán nản và hiệu quả học sẽ không cao. Để tạo tinh thần thoải mái đan xen vào từng buổi học, trước khi bước vào học và giữa giờ học tôi thường cho các em chơi một trò chơi mang tính rèn luyện phản xạ đó là trò chơi: làm theo tôi làm chứ không làm theo tôi nói có thưởng và có phạt rỏ ràng. Mục đích của trò chơi này là giúp các em có được một khoảng thời gian nghỉ ngơi để lấy lại sự hưng phấn trong những lần trao đổi bài tiếp theo, các em rất hào hứng và vui vẻ.
11- Duy trì các buổi học và thảo luận theo đúng kế hoạch cố định, nghiêm túc.
	Để nâng cao thành tích cũng như tinh thần tự giác học tập thì cần phải duy trì các buổi thảo luận và rút kinh nghiệm đều đặn và nghiêm túc, nếu duy trì tốt các buổi học thì các em sẽ cũng cố kiến thức ngày một tiến bộ hơn và cách làm bài cũng sẽ thuần thục hơn.
	Yêu cầu: giáo viên cùng học sinh trao đổi và rút kinh nghiệm. Cần tổ chức các buổi thảo luận thật nghiêm túc và có hiệu quả.
	Giáo viên phải sắp xếp lịch học tập cụ thể cho từng buổi, yêu cầu học sinh đến đúng giờ, đúng địa điểm, tư liệu, bộ đề câu hỏi, trang phục cần thiết. Học tập phải nghiêm túc có hiệu quả dưới sự hướng dẫn của giáo viên, giáo viên đưa ra những câu hỏi trong chương trình học và mở rộng thêm ở ngoài, thời gian học và nghỉ ngơi phải phù hợp với yêu cầu đề ra. Như vậy học sinh sẽ thấy được tác dụng của từng buổi học, các em sẽ thực hiện đúng, đây cũng là cơ sở để các em về nhà tự tập học trong thời gian rảnh rỗi. Mỗi buổi làm thử đề thi phải coi như một buổi thi thật.
	Nếu không tổ chức buổi học đều đặn và nghiêm túc thì sẽ tạo cho học sinh tâm lý thờ ơ và chán nản, không muốn tiếp tục tham gia nữa. Như chúng ta đã biết để đạt thành tích cao thì không thể coi nhẹ trong mỗi buổi học, không để các em xem buổi học như buổi đi chơi, như vậy đội tuyển sẽ không có chất lượng, không có thành tích tốt.
12- Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm bồi dưỡng văn hoá đạo đức trên lớp và sự tạo điều kiện gia đình học sinh.
	Mỗi học sinh đến trường đầu tiên đó là học làm người, sau đó là học chữ và khẳng định mình bằng học lực và vốn hiểu biết trên sách vở dưới sự dạy dỗ của Thầy Cô. Để tham gia hội thao HSG bộ môn GDQP-AN thì các em tham gia phải đủ các điều kiện đó là học lực trung bình và hạnh kiểm khá trở lên ở tất cả các bộ môn, đây là điều kiện cần và đủ để học sinh tham gia đội tuyển.
	Mỗi học sinh trong đội tuyển đều có hoàn cảnh khác nhau, vì vậy giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm phải biết kết hợp nắm được hoàn cảnh gia đình của các em để từ đó tìm ra những biện pháp thích hợp để động viên khích lệ các em học tập tốt và tham gia đội tuyển đều đặn, có kết quả cao.
Ví dụ: Gia đình của các em chủ yếu là nghề nông và trồng rừng, nhà ở xa, neo người, các em một buổi đi học và một buổi ở nhà phụ giúp gia đình làm việc, cho nên thời gian học các bộ môn phụ để thi sẽ gặp nhiều khó khăn. Để duy trì tập luyện cũng như thời gian học đúng với quy định thì tôi và giáo viên chủ nhiệm của lớp em học động viên em và nhờ một số bạn bè cùng lớp gần nhà có thể phụ giúp em trong học tập(học nhóm), công việc như thu hoạch mùa màng, trồng rừng, như vậy các em sẽ có thời gian tham gia đội tuyển đều đặn hơn .
II- KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
	Kết quả thi HSG cấp tỉnh môn GDQP-AN Năm học 2012- 2013
(Phần thi: Nhận thức).
TT
 Năm học
Số HS tham gia
Số giải thi nhận thức
Tổng giải
Nhất
Nhì
Ba
KK
12
2012-2013
04
0
02
01
03
	So sánh kết quả thi học sinh giỏi phần thi Nhận thức(2012- 2013) chúng ta thấy thành tích đã được cải thiện rõ rệt (2011- 2012) chỉ đạt 2 giải trong đó 6 học sinh tham gia, còn năm (2012-2013) với số lượng là 4 học sinh tham gia trong đó đạt 3 giải. Điều này chứng tỏ kinh nghiệm trong quá trình huấn luyện và băng hình trực quan sinh động trên có thể áp dụng tốt trong công tác huấn luyện bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDQP-AN. Không chỉ riêng là mình phần thi Nhận thức mà có thể áp dụng với cả phần thi thực hành.
	Kết quả thi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên có thể khẳng định rằng mạnh dạn ứng dụng thực tiễn có từ kinh nghiệm công tác và những hiệu quả của băng hình trực quan sinh động từ quá trình tập huấn đã góp phần không nhỏ trong nâng cao thành tích đội tuyển học sinh giỏi. Từ những trải nghiêm trên học sinh đã thực sự hứng thú và tích cực tự giác hơn trong huấn luyện, điều này thể hiện rất rõ qua thành tích mà các em đã đạt được trong năm học vừa qua(2012- 2013).
C- KẾT LUẬN
- Để đạt thành tích cao đây là sự nỗ lực bản thân không ngừng của học sinh. Các em đã tuân thủ kế hoạch huấn luyện cũng như phương pháp đề ra của giáo viên một cách nghiêm túc.
- Công tác huấn luyện cần phải thường xuyên và liên tục, đan xen với nhiều phương pháp thì mới thật sự có hiệu quả, dựa vào kinh nghiệm qua nhiều năm đứng đội tuyển tôi cũng đã rút ra được một số kinh nghiệm đó là không nên tiến hành theo thời vụ mà phải có một nền móng trước khi chọn đội tuyển.
- Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, thầy cô giáo bộ môn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong công tác huấn luyện.
	Trên đây là những trải nghiệm thực tế công tác cuả tôi cùng với sự phối hợp giúp đỡ của các chuyên viên bộ môn GDQP-AN, đã giúp tôi có được những kết quả thiết thực trong công tác huấn luyện, bồi dưỡng học sinh giỏi bôn môn GDQP -AN(phần thi: Nhận thức) Trường THPT3 Cẩm Thuỷ, có thể nó chưa hẳn đã đúng vì những trải nghiệm của tôi còn ít, thời gian công tác cũng chưa thật dài, những lần tập huấn với bản thân tôi có thể có hiệu quả trong huấn luyện phù hợp với trường tôi còn đối với các giáo viên cùng bộ môn nó chưa chắc đã có hiệu quả. Rất mong được sự đóng góp ý kiến từ phía các thầy cô giáo và bạn bè động nghiệp.
	Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
 XÁC NHẬN CỦA 
 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Cẩm Thuỷ, Tháng 05 năm 2013
 Tôi xin cam đoan đây là SKKN 
 của mình viết, không sao chép nội dung 
 của người khác. 
 Người thực hiện
 Nguyễn Văn Kiên

File đính kèm:

  • docmot_so_kinh_nghiem_huan_luyen_ket_hop_voi_bang_hinh_tap_huan_trong_nang_cao_doi_tuyen_hoc_sinh_gioi.doc
Sáng Kiến Liên Quan