Đề tài Một số giải pháp quản lí và giáo dục cho lớp có nhiều học sinh cá biệt, học sinh yếu
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Lý do chọn đề tài:
Trong mười năm giảng dạy tại trường THPT Hồng Bàng, tôi được phân
công giảng dạy môn toán và kiêm nhiệm thêm là chủ nhiệm lớp. Đặc thủ của học
sinh trường tôi thì đại đa số đầu vào là học sinh cá biệt và học lực yếu, kém. Vì vậy
ngoài công việc giảng dạy thì việc quản lí, giáo dục nhân cách, đạo đức cho các em
cũng đóng một phần rất quan trọng. Để quản lí lớp học, nhà trường cử ra một trong
những giáo viên đang giảng dạy làm chủ nhiệm lớp. Giáo viên chủ nhiệm (GVCN)
được Hiệu trưởng lựa chọn từ những giáo viên có kinh nghiệm giáo dục, có uy tín
với học sinh, được Hội đồng giáo dục nhà trường nhất trí phân công chủ nhiệm lớp
học để thực hiện mục tiêu giáo dục. Như vậy khi nói đến GVCN là đề cập đến vị
trí, vai trò, chức năng của người làm công tác chủ nhiệm lớp, còn nói đến công tác
chủ nhiệm lớp là đề cập đến những nhiệm vụ, nội dung công việc mà người GVCN
phải làm, cần làm và nên làm.
Xây dựng tập thể lớp vững mạnh là yêu cầu giáo dục bắt buộc của tất cả các
trường trung học phổ thông, đó cũng là nhiệm vụ quan trọng của giáo viên chủ
nhiệm. Một tập thể lớp vững mạnh sẽ là động lực thúc đẩy mọi hoạt động khác
nhất là hoạt động học tập ở trường. Bên cạnh đó khi giáo viên làm tốt công tác chủ
nhiệm và có phương pháp tốt thì sẽ tạo điều kiện và thời gian để bồi dưỡng và
hoàn thành tốt chuyên môn của mình.
Là giáo viên chủ nhiệm lớp tôi rất mong muốn học trò của mình là những
con ngoan, trò giỏi, tài đức vẹn toàn để sau này lớn lên các em tự tin, năng động,
bản lĩnh bước vào đời, trở thành những người công dân có ích cho xã hội.
Về bản thân, tôi đã chủ nhiệm rất nhiều năm, và thành tích các năm trước là
rất khả quan, nhiều năm chủ nhiệm với nhiều lớp khác nhau và các lớp đó đều
đứng tốp đầu trong các phong trào thi đua của trường. Nhưng năm nay tôi được
phân công chủ nhiệm lớp 12C9, là một trong những lớp yếu và có nhiều học sinh
cá biệt nhất của trường. Chính vì vậy ngay từ đầu tôi đã rất băn khoăn, trăn trở.
Với những kinh nghiệm tích lũy được qua thực tế công việc, tôi xin được trao đổi
cùng các đồng nghiệp về “Một số biện pháp quản lí và giáo dục cho lớp có nhiều
học sinh cá biệt, học yếu” với mong muốn nâng cao hiệu quả của công tác chủ
nhiệm lớp, góp phần cùng nhà trường hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục trong giai
đoạn đổi mới đất nước hiện nay
tâm con cái, mặc dù ai cũng muốn con mình học giỏi, ngoan ngoãn. Vậy làm thế nào để phụ huynh nào cũng nắm bắt kịp thời kết quả học tập của con em mình? Đó cũng là điều tôi trăn trở suy nghĩ. Từ đó tôi đi đến quyết định: Mình phải thường xuyên liên hệ phối hợp với gia đình học sinh. (Em Trần Quang Lợi là một học sinh hay trốn học, cúp tiết, thường xuyên chơi game trước khi đến lớp dẫn đến đi học trễ, trong lớp thì hay đùa giỡn, gây mất trật tự, Những vi phạm của em làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến điểm thi đua của lớp. Tôi tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và được biết gia đình em ba mẹ đều làm nghề buôn bán nên rất bận rộn, không có thời gian theo sát con, không quan tâm việc học của em được và điều đáng ngại là em cần tiền là đưa cho mà không cần biết để làm gì. Vì vậy em theo bạn bè lêu lổng, lười biếng học hành. Em lợi dụng những buổi học trái buổi để đi chơi điện tử, thậm chí lên lớp còn giả vờ bệnh để về đi chơi game. Biết vậy tôi liền kết hợp với phụ huynh bằng cách ở lớp thường xuyên điểm danh em, thông báo gia đình nắm thời khóa biểu cũng như giờ giấc học tập, đi về để kiểm tra. Gia đình và giáo viên chủ nhiệm thường xuyên gặp gỡ, trao đổi và thông báo cho nhau về tình hình học tập ở lớp cũng như ở nhà để có biện pháp khắc phục kịp thời. Cụ thể trong đầu học kì I, em trốn tiết mấy lần, tôi lập tức gọi điện thoại thông báo cho ba mẹ em biết để kịp thời xử lí. Hôm sau tôi gặp riêng em và khuyên bảo, tôi phân tích cái sai của em để cho em hiểu. Em hứa sẽ từ bỏ trò chơi game vô bổ này. Trang 17 Thêm vào đó, ở lớp tôi luôn có lời khen em ấy dù là việc tốt nhỏ để em cảm thấy mình không bị bỏ rơi, luôn được thầy cô và bạn bè quan tâm và tôn trọng. Qua thời gian uốn nắn cùng sự hỗ trợ nhiệt tình của gia đình tôi thấy em có sự tiến bộ rõ rệt từ một học sinh lười biếng ham chơi mà nay đã đi học đều dặn hơn và có định hướng học tập đúng đắn. Giả sử nếu không có sự phối hợp nhịp nhàng giữa gia đình với Giáo Viên chủ nhiệm thì làm sao em Lợi có sự tiến bộ này?) Đặc biệt ở trường tôi là trường tư thục nên vấn đề học phí cũng là vấn đề mà nhiều học sinh phải bỏ lỡ việc học hành của mình, mặc dù các em rất mong muốn. Vì vậy tôi thường hay quan tâm đến hoàn cảnh của từng em để góp phần đảm bảo được sĩ số của lớp và ở lớp tôi năm nay đã giúp đỡ được nhiều em có hoàn cảnh khó khăn để tiếp bước đến trường như: (1) Em Trần Thị Hoài Thương, bản thân em bị bệnh nặng đi học cũng hay phải nghĩ để đi điều trị bệnh, hoàn cảnh gia đình khó khăn, phức tạp ba mất sớm, mẹ có chồng khác nên học hành chủ yếu là anh trai lo nhưng rất vất vã. Để giải quyết trường hợp này tôi đã huy động mạnh thường quân trong lớp và một phụ huynh đã đóng học phí cho em nguyên một năm học. (2) Em Nguyễn Thị Huệ thì mẹ và anh trai bị chết vì tai nạn giao thông hai năm liên tiếp, nhà chỉ còn người bố không có sức lao động và bà nội 90 tuổi, vì vậy kinh tế khó khăn kèm thêm nhà không ai lo nên em cũng có ý định nghĩ học nhiều lần nên tôi và các bạn trong lớp đã phải đến nhà động viên rất nhiều kèm thêm tôi đã xin được Chủ Tịch HĐQT của nhà trường giảm cho em 50% Học phí, xin bên chữ thập đỏ cấp được một phần học bổng, và lớp đóng góp giúp đỡ bạn một phần quà đón tết, (3) Em Lê Văn Minh có hoàn cảnh khó khăn nên lớp cũng đã vận động được cho em một tháng học phí là 550.000 đồng và một phần quà đón tết.. Chính nhờ vào sự quan tâm động viên ủng học kịp thời đó mà các em đã tiếp tục đến trường. Vì vậy tôi xem những "trái ngọt” trên đây là niềm vui, là động lực để mình phấn đấu nhiều hơn nữa trong sự nghiệp trồng người mà mình đã dồn hết nghị lực trong bao năm qua. Qua ví dụ trên tôi thấy rằng Giáo Viên chủ nhiệm phải huy động tiềm năng trí tuệ và khả năng của các bậc phụ huynh vào việc giáo dục toàn diện học sinh đặc biệt là vấn đề tư tưởng đạo đức, ý thức học tập cũng như là việc phòng chống các tệ nạn xã hội. Muốn có sự phối hợp này rất cần sự nhận thức một cách đầy đủ trách nhiệm của chính bản thân phụ huynh học sinh và sự nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ của GVCN. b. Phối hợp với Ban Giám Hiệu nhà trường. Mỗi tháng BGH tổ chức họp HĐSP một lần đề ra kế hoạch chủ nhiệm cho GVCN của cả trường cũng như ở các khối lớp. Kế hoạch của BGH chính là “Kim chỉ nam" cho mỗi giáo viên chủ nhiệm. Đồng thời trong lần họp định kỳ, BGH cũng được nghe những phản ảnh từ GVCN về thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện hoặc có ý kiến đề xuất nào tôi trực tiếp gặp BGH để BGH kịp thời điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp. Những khó khăn thắc mắc tôi đều xin ý kiến chỉ đạo hoặc nhận sự giúp đỡ từ phía BGH. Trang 18 c. Phối hợp với các Giáo viên bộ môn: Ở bậc THPT các em được học rất nhiều môn, mỗi môn học là một giáo viên phụ trách. Do đó kết quả học tập cũng như từng hành vi cử chỉ thái độ của các em, GVCN không thể tự mình nắm bắt, rất cần sự phối hợp, hỗ trợ của với các giáo viên bộ môn. Đây là một hoạt động liên tục, thường xuyên gắn bó thống nhất giữa dạy học và giáo dục. Bản thân người giáo viên giảng dạy trên lớp cũng là người giáo dục tốt nhất. Để sự phối hợp này được nhịp nhàng đồng bộ tôi đã làm các công việc sau: - Thường xuyên thông báo trao đổi với giáo viên bộ môn về tình hình học tập của lớp, cũng như của từng học sinh, để giáo viên nắm bắt được khả năng trình độ của các em mà có phương pháp giảng dạy thích hợp. Tôi còn đề nghị giáo viên bộ môn có kế hoạch quan tâm hơn những em yếu kém giúp các em lấy lại căn bản. Tôi xin phép GVBM được dự giờ thăm lớp mình để biết được thực lực từng môn của các em như thế nào, từ đó đề ra biện pháp giúp đỡ phù hợp. GV bộ môn cần thường xuyên kiểm tra bài vở, gọi các em phát biểu ý kiến. Những câu trả lời đúng GVBM tuyên dương hoặc là cộng điểm để các em có hứng thú trong học tập và không còn phải sợ bị gọi đến tên. - Đối với lớp tôi đề nghị các em mạnh dạn đóng góp ý kiến, nêu những trở ngại trong các bộ môn học đối với giáo viên bộ môn. Các em không nên tự ti giấu dốt, có vấn đề gì chưa rõ cứ nhờ giáo viên bộ môn giúp đỡ. Tôi luôn tạo mối quan hệ gần gũi giữa học sinh với giáo viên bộ môn bằng cách: khuyên các em phải biết kính trọng, quan tâm đến hoàn cảnh các thầy cô. - Tôi thường xuyên kiểm tra sổ đầu bài của lớp rồi trao đổi cùng giáo viên bộ môn về những nhận xét các tiết học. Tôi đề nghị giáo viên bộ môn ghi thật cụ thể đúng người đúng tội để tránh tình trạng chung chung không biết xử lí em nào. - Nhằm nắm bắt kịp thời tình hình học của các em tôi thường xuyên liên hệ với GVBM để xem qua điểm số của các bài kiểm tra miệng, 15 phút và 45 phút. Với cách làm này tôi sẽ nắm bắt được kết quả học tập của từng em và thông báo về gia đình để gia đình cùng nhà trường có biện pháp giáo dục tích cực. Theo tôi nghĩ không nên để các em mất căn bản mà phải điều chỉnh kịp thời đúng lúc bởi thông thường khi đã mất căn bản môn nào rồi thì các em sẽ chán học môn đó thậm chí không có cảm tình ngay với giáo viên phụ trách bộ môn đó. d. Phối hợp với tổ chức Đoàn thanh niên, cờ đỏ trong nhà trường Giáo viên chủ nhiệm phải nắm bắt được kế hoạch của nhà trường, Đoàn thanh niên để phối hợp và phổ biến kịp thời đến học sinh. Thường xuyên động viên, đôn đốc nhắc nhở các em tham gia tốt các hoạt động đoàn thể, phong trào thi đua do đoàn thể phát động. Trên cơ sở đó Giáo Viên chủ nhiệm lại đề ra các hình thức thi đua giữa các tổ, nhóm và các cá nhân. Kết thúc mỗi đợt thi đua lại chọn ra những tập thể (tổ, nhóm) và các cá nhân xuất sắc để biểu dương khen thưởng. Để tạo hứng thú cho học sinh trong việc xây dựng bài học ở trên lớp, tôi gợi ý các em tính điểm thi đua cho mỗi lượt phát biểu. Kết quả nhiều giờ học diễn ra sôi nổi và có chất lượng, giáo viên dạy rất phấn khởi. Trang 19 Với học sinh ngoài việc các em học tập kiến thức văn hóa thì việc các em tham gia các hoạt động của Đoàn là điều tất nhiên. Thông qua những hoạt động của Đoàn, các em sẽ được rèn luyện thêm nhiều phẩm chất của người học sinh cần có như là: tình đoàn kết, lòng nhân ái, tinh thần cầu tiến, phối hợp với Đoàn là giáo viên chủ nhiệm, hiểu biết về hoạt động Đoàn của các em, luôn động viên nhắc nhở uốn nắn các em trong các hoạt động của Đoàn. Ví dụ: Em Nguyễn Thị Thùy Dương là một học sinh khá của lớp, một cán bộ Đoàn tích cực xuất sắc. Em tham gia hầu hết các hoạt động, phong trào của nhà trường rất tích cực... Nhưng vì quá ham hoạt động nên sức học của em giảm rõ rệt. Qua trên hiểu tôi được biết em mất quá nhiều thời gian vào các buổi tập. Tôi đã trao đổi với thầy bên Đoàn , và yêu cầu thời gian tập rõ ràng, khoa học. Bên cạnh đó tôi cũng động viên em cố gắng hoàn thành tốt các phong trào, song cũng phải dành thời gian công sức thích hợp cho việc học văn hóa. Tôi đã nhắc nhở em "nhiệm vụ chính của người học sinh là học". Không chỉ thế trong kế hoạch hoạt động Đoàn còn có biểu điểm thi đua hàng tuần giữa các lớp. Tôi luôn nắm chắc biểu điểm này để làm cơ sở đưa ra biểu điểm thi đua cho phù hợp với trách nhiệm của mình. Trong biểu điểm thi đua có mức độ khen thưởng và kỉ luật. Để làm tốt được điều này cần có sự kết hợp theo dõi của các tổ trưởng, lớp trưởng, lớp phó, căn cứ vào sổ đầu bài. Mỗi tuần tổng kết một lần, tuần nào đạt điểm cao đứng vị thứ nhất, nhì, ba về thi đua thì được nhà trường tặng cờ luân lưu. Đồng thời, tôi luôn dành những lời khen tặng học sinh khi tốt, phê bình học sinh vi phạm tùy theo mức độ nặng nhẹ từ khiển trách trước lớp đến làm bản kiểm điểm, cảnh cáo dưới cờ. Tất cả các việc làm này tôi đều kết hợp với bên cờ đỏ trong giờ sinh hoạt dưới cờ hàng tuần nhằm tạo sự thống nhất đồng bộ tránh sự rắc rối không đáng có. IV.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM. 1. Kết quả đạt được. Dù là lớp có nhiều học sinh yếu, cá biệt nhất của trường (cái lớp mà lúc đầu năm tất cả các Giáo viên đều nhận định là lớp “đặc biệt”) nhưng bằng tất cả sự nỗ lực của bản thân tôi cùng với sự quan tâm của Ban Giám Hiệu, các đoàn thể và tất cả các thầy cô trong nhà trường cũng như sự cộng tác nhịp nhàng ăn ý của phụ huynh học sinh. Tôi đã đạt được kết quả khả quan học sinh biết vâng lời và yêu quý thầy cô giáo, biết xác định động cơ học tập đúng đắn, tập thể học sinh biết thương yêu đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Đặc biệt sau một năm học lớp 12C9 được sự tin tưởng thương yêu của tất cả các thầy cô, ai cũng hào hứng khi bước vào lớp giảng dạy. Riêng bản thân tôi được phụ huynh tín nhiệm, nhà trường và đồng nghiệp tin tưởng. Kết quả cả năm đạt được như sau: -Thi đua lớp đứng thứ 16/31 - Phong trào nuôi heo đất đứng thứ 4/31 - Văn nghệ đạt một giải nhì , một giải khuyến khích. Trang 20 - Tham gia tất cả các hoạt động của đoàn, trường . -Tất cả các em đều được tham gia kì thi trung học phổ thông quốc gia. - Chất lượng học lực và hạnh kiểm tăng lên đáng kể, không có học sinh học lực yếu kém, không có học sinh hạnh kiểm yếu, giảm thiểu học sinh có hạnh kiểm khá, Trung Bình. Học lực Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 1 2.2% 16 34.8% 39 84.8% 0 0% 0 0% Hạnh kiểm Tốt Khá Trung bình Yếu 41 89,1% 4 8,7% 1 2.2% 0 0% 2. Bài học kinh nghiệm. Nhìn chung biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm thì nhiều, tuỳ theo đặc điểm tình hình của mỗi lớp, giáo viên chủ nhiệm có thể tìm cho mình những biện pháp thích hợp, không nên áp dụng rập khuôn máy móc bất kỳ một phương pháp tiên tiến nào bởi lẽ sản phẩm đây chính là "con người”. Tuy nhiên điều cơ bản nhất là giáo viên chủ nghiệm phải tạo được uy tín với học sinh và đồng nghiệp về năng lực chuyên môn và tư cách đạo đức, tác phong công việc. Chỉ có thể trở thành GVCN tốt khi thực sự là một tấm gương mẫu mực trong cuộc sống, giải quyết tốt các mối quan hệ không chỉ đối với học sinh lớp chủ nhiệm mà còn với gia đình, đồng nghiệp, với mọi người ở nơi cư trú. Có thể thấy mọi cử chỉ, cách ăn mặc, nói năng, đi đứng, thái độ biểu hiện của GVCN đối với mọi hiện tượng xã hội lúc có mặt học sinh hay không có mặt học sinh đều có ảnh hưởng đến nhân cách học sinh lớp chủ nhiệm. Xây dựng tập thể lớp vững mạnh là hết sức phong phú và phức tạp. Đòi hỏi ngoài những phẩm chất và năng lực của mọi giáo viên bình thường khác, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải có lòng nhiệt tình, yêu nghề, yêu trẻ sâu sắc, chấp nhận gian khó và rèn luyện năng lực hoạt động xã hội, đoàn thể, chính trị,... để làm tốt công tác chủ nhiệm của mình. Trong công tác này giáo viên chủ nhiệm không nên nóng vội, áp đặt, mà cần có lòng kiên nhẫn, có nghệ thuật giao tiếp với học sinh, luôn đặt quyền lợi của học sinh lên trên hết, dành thời gian và tâm sức thì khi đó công tác chủ nhiệm sẽ không còn khó khăn phức tạp mà sẽ là niềm vui cho mỗi giáo viên khi đến trường. Trên đây là một số biện pháp nhằm xây dựng tập thể lớp vững mạnh trong công tác chủ nhiệm mà tôi đã sử dụng và đạt được kết quả rất tốt sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm "Đặc biệt là năm học 2014 - 2015 vừa qua”. Dù đã cố gắng rất nhiều nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong Trang 21 nhận được nhiều ý kiến đóng góp của cấp trên, đồng nghiệp, để tôi có dịp bổ sung, sửa chữa và tích luỹ thêm được nhiều kinh nghiệm hay nhằm phục vụ cho sự nghiệp giáo dục V. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ: 1. Kết luận: Công tác chủ nhiệm là một công việc thường xuyên, khá gắn bó với người giáo viên và hầu như giáo viên dạy bộ môn nào cũng từng trải qua công tác này. Vì vậy, đối với mỗi nhà giáo trong quá trình đảm nhiệm trọng trách này đều tích luỹ cho mình một số kinh nghiệm riêng. Hơn nữa trong thời đại ngày nay, cùng với sự tiến bộ của xã hội, sự giao lưu văn hoá, kinh tế, rộng rãi như đã nói ở trên thì vấn đề làm sao để đáp ứng tốt vai trò một giáo viên chủ nhiệm là vấn đề không hề cũ. Kéo theo, những kinh nghiệm mà giáo viên chủ nhiệm tích luỹ được cần được quan tâm, chia sẻ, bồi dưỡng thêm nhằm mục đích làm tốt công tác chủ nhiệm làm tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân đã tin tưởng giao phó là giáo dục, rèn luyện các em ngày càng tốt hơn, giúp các em trở thành những thanh niên ưu tú, sống hoàn thiện, có ích trong tương lai. Chính vì những lẽ đó mà tôi đã dành khá nhiều thời gian, tâm sức cho công tác chủ nhiệm lớp mình. Hôm nay tôi mạnh dạn trình bày đề tài “Một số biện pháp quản lí và giáo dục cho lớp có nhiều học sinh cá biệt, học yếu”, đúc kết kinh nghiệm từ quá trình chủ nhiệm lớp của bản thân tôi trong các năm học vừa qua, đặc biệt là năm 2014 - 2015. Rất mong sự góp ý chân thành của cấp trên cùng quý bạn đồng nghiệp để tôi ngày càng có thêm nhiều kinh nghiệm quí báu trong công tác chủ nhiệm lớp, giúp tôi hoàn thành công tác tốt hơn và cũng là hoàn thiện bản thân mình hơn. 2. Kiến nghị: Để công tác chủ nhiệm thật sự đi vào chiều sâu và có hiệu quả cao tôi xin có một số ý kiến đề nghị như sau: Phụ huynh học sinh phải thật sự quan tâm hơn nữa trong việc kiểm tra việc tự học, tự rèn của con em mình ở nhà và thật sự nhiệt tình cộng tác với Giáo Viên chủ nhiệm trong việc giáo dục học sinh - Tập thể Giáo Viên bộ môn phải có những biện pháp phù hợp, đồng bộ trong việc kết hợp với Giáo Viên chủ nhiệm giáo dục học sinh - Chính quyền địa phương luôn tạo điều kiện giúp đỡ về vật chất cho học sinh nghèo, những học sinh có hoàn cảnh khó khăn từ quỹ khuyến học để các em có điều kiện đến trường như những học sinh khác và tham gia vận động học sinh ra lớp cùng với Giáo Viên (nhất là Giáo Viên chủ nhiệm) - Ban giám hiệu nhà trường có những biện pháp chỉ đạo sâu xác, kịp thời và đồng bộ đối với tất cả Giáo viên chủ nhiệm lớp trong nhà trường. Cần có nhiều hơn nữa tổ chức các chuyên đề sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm có chất lượng để tất cả Giáo Viên trong nhà trường nắm bắt và áp dụng Trang 22 - Sở giáo dục cần tổ chức nhiều hơn nữa các hội thao chuyên đề về công tác chủ nhiệm và các lớp tập huấn về công tác chủ nhiệm cho tất cả Giáo Viên trong ngành (nhất là Giáo viên chủ nhiệm). VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Nhiệm vụ GVCN trong điều lệ Trường THPT theo quyết định số 07/2007/QĐ-BGD ĐT ngày 02/04/2007 của bộ trưởng bộ Giáo dục và đào tạo 2.Công tác Giáo viên chủ nghiệm lớp ở trường trung học phổ thông(của Nhà xuất bản Giáo dục do Phó giáo sư,Tiến sỹ Hà Nhật Thăng viết). 3.Tài liệu bồi dưỡng cán bộ, quản lí Giáo viên về công tác chủ nhiệm trong trường Trung Học Cở Sở , Trung Học Phổ Thông(của Bộ Giáo dục-Đào tạo do PGS,TS Nguyễn Thanh Bình Viết) 4.Đổi mới phương pháp quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực (Của Vụ Giáo dục Trung học-Bộ Giáo Dục và Đào tạo cùng tổ chúc cứu trợ trẻ em của Thuỵ Điển phát hành) 5.Một số bài viết trên internet về công tác chủ nhiệm. 6.Sổ điểm và sổ chủ nhiệm các lớp 11 năm 2013-2014 của Trường Trung Học Phổ Thông Hồng Bàng. Xuân Lộc, ngày 20 tháng 5 năm 2015 Người thực Hiện Nguyễn Thị Duyên SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT HỒNG BÀNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Xuân Lộc, ngày 23 tháng 5 năm 2015 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2014 – 2015 Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp quản lí và giáo dục lớp chủ nhiệm có nhiều học sinh cá biệt, học yếu. Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Duyên Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường THPT Hồng Bàng Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục - Phương pháp dạy học bộ môn: .. - Phương pháp giáo dục - Lĩnh vực khác: ... Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị Trong ngành 1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây) - Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn - Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây) - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao - Giải pháp thay thể hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao - Giải pháp thay thể một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao - Giải pháp mới nhất gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Trong Tổ/ Phòng/ Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành - Đưa ra các giải pháp khuyến khích có khả năng áp dụng thực tiễn, để dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Trong Tổ/ Phòng/ Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Trong Tổ/ Phòng/ Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành Xếp loại chung: Xuất sắc Khá Đạt Không xếp loại Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chếp lại nguyên văn nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình. Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh nghiệm này đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem xét, đánh giá; tác giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nguyên văn nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của chính tác giả. Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả và người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm. NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Nguyễn Thị Duyên Lê Sỹ Toàn
File đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_quan_li_va_giao_duc_lop_co_nhieu_hoc_sinh_ca_biet_hoc_sinh_yeu_0788.pdf