Đề tài Một số biện pháp quản lý của Phó Hiệu Trưởng về đổi mới phương pháp dạy học ở trường PTDTNT Tỉnh Đồng Nai

1. Lý do chọn đề tài:

 Trước tốc độ phát triển quá nhanh của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin dẫn đến nền kinh tế trên thế giới cũng phát triển rất mạnh. Trong khi đó, Việt Nam, một quốc gia đang phát triển trên đà hội nhập kính tế quốc tế với rất nhiều thời cơ và thách thức. Muốn phát triển kinh tế nhanh, bền vững và giữ gìn được bản sắc văn bóa dân tộc thì cần có những con người Việt Nam có trình độ văn hóa, kỹ năng lao động, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, tâm thế sẵn sàng lao động vì lợi ích cá nhân, gia đình, xã hội, trình độ tổ chức, quản lý, tư duy kinh tế, tư duy kỹ thuật để có thể hợp tác lao động có hiệu quả, thích ứng kịp thời với sự thay yêu cầu lao động xã hội. Do vậy, chiến lượt phát triển Giáo dục-Đào tạo đến năm 2010, chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, nghị quyết số 37/2004/QH11 ngày 3/12/2004 của Quốc hội, quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/1/2005 tất cả cũng nhằm mục tiêu xây dưng nguồn nhân lực của quốc gia đáp ứng được những yêu cầu trên.

- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX - Đảng cộng sản Việt nam: “ Đổi mới PP dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học”.

- Mục tiêu giáo dục đến năm 2010: “ Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các cấp, bậc học và trình độ đào tạo; Phát triển đội ngũ nhà giáo, đáp ứng yêu cầu vừa tăng qui mô, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi mới PP dạy - học; Đổi mới quản lý giáo dục đào tạo, tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển giáo dục”.

- Chỉ thị 40 – CT/TƯ về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo va cán bộ quản lý giáo dục:

Muốn thực hiện được mục tiêu xây dưng nguồn nhân lực của quốc gia đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập thì cần phải đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục, phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp giáo dục, đổi mới quản lý giáo dục, tiếp tục hoàn chỉnh cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, phát triển mạng lưới trường, lớp, các cơ sở quản lý giáo dục, tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất cho giáo dục, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục. Trong đó, phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp giáo dục là trọng tâm, đổi mới quản lý giáo dục là khâu đột phá.

 

doc33 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 1659 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số biện pháp quản lý của Phó Hiệu Trưởng về đổi mới phương pháp dạy học ở trường PTDTNT Tỉnh Đồng Nai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hiện chiếm khoảng 70%. Các kỹ năng tự học như kỹ năng phân tích, tổng hợp, khái quát vấn đề, kỹ năng thực hành, kỹ năng đọc sách, nghiên cứu tài liệu chỉ ở mức độ trung bình và yếu. 
Nguyên nhân:
 Một là HS chưa được rèn luyện tính tích cực tự học và hứng thú trong quá trình tự tìm hiểu kiến thức trong quá trình từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.
 Hai là tuyển sinh đầu vào của trường chủ yếu là HS yếu cả học lực và kĩ năng sống.
Ba là HS là người dân tộc ít người nên nhận thức về tầm quan trọng của việc học còn hạn chế, khả năng tư duy trìu tượng yếu hơn khả năng tư duy cụ thể.
3.6. Về phối hợp hoạt động của Hội cha mẹ hoc sinh và các lực lượng khác:
Những điều chưa làm được:
Phối hợp hoạt động của hội cha mẹ học sinh còn yếu cả về mặt vật chất lẫn tinh thần.
 Nhà trường chưa đóng vai trò chủ động trong việc phối hợp gia đình với nhà trường và tư vấn cho họ để hỗ trợ học sinh hoc tập. Vì vậy chất lượng dạy học phần lớn phụ thuộc vào PPDH của giáo viên ở nhà trường.
*Nguyên nhân: Ý thức quan tâm về việc học của con em của cha mẹ học sinh là chưa cao. Điều kiện sống của nhân dân địa phương có học sinh theo học còn thấp và ở quá xa trường.
3.7. Nhận định chung về thực trạng QL đổi mới PPDH ở trường PTDTNT tỉnh Đồng Nai.
Những điều làm được:
- Cán bộ quản lý và hầu hết giáo viên đều nhận thức đúng đắn về tính cấp thiết của việc đổi mới PPDH hiện nay, đều nhận thức được vai trò quan trọng của tổ bộ môn trong việc tổ chức các hoạt động đổi mới PPDH nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
- BGH đã chỉ đạo các tổ chuyên môn triển khai một số chuyên đề, tổ chức thao giảng, rút kinh nghiệm về đổi mới PPDH, bồi dưỡng các kiến thức và rèn luyện các kỹ năng dạy học theo tinh thần đổi mới cho đội ngũ GV, xây dựng các chuẩn đánh giá chứa đựng một số tiêu chí về đổi mới PPDH của thầy trò. Nhờ vậy, bước đầu việc thực hiện đổi mới PPDH đã có những chuyển biến tích cực.
Những điều chưa làm được:
- Việc chỉ đạo hoạt động của các tổ chuyên môn chưa thật sâu sát lắm, nội dung các hoạt động chuyên môn chưa tập trung nhiều vào những vấn đề cụ thể, thiết thực cho công tác đổi mới PPDH, vì vậy việc đổi mới PPDH chưa thực sự thể hiện trong hoạt động hàng ngày của thầy và trò.
- Các yêu cầu về đổi mới PPDH đối với GV và học sinh tuy đã đưa vào tiêu chí thi đua, nhưng chưa có chế độ bồi dưỡng thích đáng trong vấn đề thực hiện hoàn tất kế hoạch soạn thảo hoàn thành bộ giáo án. Vì vậy, chưa tận dụng tối đa sức mạnh tổng hợp của các GV để tạo nên một bước đột phá trong quản lý đổi mới PPDH.
- Công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của GV để nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ dang dừng ở mức lý luận chung, còn một số mặt tổ, nhóm bộ môn chưa đi sâu vào chuyên đề cho từng môn học, chưa có những hướng dẫn cụ thể về cách thức thực hiện cho từng loại hình bài, phù hợp đặc thù của từng bộ môn. Vấn đề tạo động lực cho người học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng tự học cho HS chưa được quan tâm tổ chức.
Tóm lại: Đây là những kinh nghiệm cơ bản để tìm ra những biện pháp thích hợp hơn để tiến hành thành công đổi mới PPDH sẽ được trình bày trong chương tiếp theo. 
Chương 3:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC VÀ KẾT QUẢ SAU KHI TRƯỜNG PTDTNT TỈNH ÁP DỤNG NHỮNG BIỆN PHÁP TRÊN
I. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
1 BIỆN PHÁP 1: Chỉ đạo thực hiện nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh trong việc đổi mới PPDH
1.1. Mục tiêu biện pháp:
 	Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và tính cấp bách trong việc đổi mới PPDH của các tổ chuyên môn, GV và HS. 
1.2.Nội dung và cách thực hiện: 
Xây dựng kế hoạch: Lập kế hoạch hội thảo, tập huấn cho GV, tổ trưởng chuyên môn chụin trách nhiệm.
 Tổ chức và chỉ đạo: Tổ trưởng tổ chức họp tổ chuyên môn có nội dung thiết thực về đổi mới PPDH ngay đầu năm học để xác định lại ý nghĩa, vai trò, nội dung đổi mới PPDH cho các thành viên trong tổ, lãnh đạo nhà trường tham gia và phát biểu chỉ đạo thêm.
+ Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm sinh hoạt lớp phải có trách nhiệm thường xuyên nhắc nhở và hướng dẫn HS cách tự học và tự nghiên cứu để phối hợp tốt với GV bộ môn trong giờ học.
Kiểm tra, đánh giá: Thường xuyên kiểm tra và nhắc nhở cán bộ, GV, HS.
2. BIỆN PHÁP 2: Thực hiện chỉ đạo đổi mới PP nâng cao chất lượng DH theo qui trình:
2.1. Mục tiêu biện pháp:
Nhằm thực hiện một cách có khoa học để đem lại hiệu quả cao trong công tác chỉ đạo của BGH.
2.2.Nội dung và cách thực hiện: 
	Bước 1: Chuẩn bị
 - Xác định lại thực trạng đội ngũ GV hiện tại: Năng lực, hoàn cảnh vật chất và tinh thần.
 - Xem xét các điều kiện hiện tại: Cơ sở pháp lý, cơ sở vật chất, phương tiện và thiết bị dạy học, tính thống nhất cao của cán bộ, GV, nhân viên .
 - Xây dựng kế hoạch chỉ đạo: Khắc phục và hướng dẫn khắc phục những tồn tại; phát huy và nhân rộng những thành công.
 Bước 2 : Chỉ đạo điểm
 - Chọn mỗi môn học một tiết thao giảng theo PPDH đổi mới để rủt kinh nghiệm. 
 - Dự giờ, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm, hoàn chỉnh lại KHDH lưu trữ để nhân rộng.
Bước 3 : Chỉ đạo đại trà
 	 - Chỉ đạo thực hiện ở tất cả giáo viên và tất cả các môn học; các tổ chuyên môn lên kế hoạch, thực hiện.
 - Dự giờ, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm, hoàn chỉnh lại KHDH để lưu trữ và nhân rộng sau này.
Bước 4 : Tông kết, đánh giá
 	- Chỉ đạo và hướng dẫn tổng kết, thống kê và báo cáo cho các tổ thực hiện.
- Tìm ra những biện pháp mới hay hơn, phù hợp hơn, hiệu quả hơn trong việc đổi mới PPDH. 
3. BIỆN PHÁP 3: Tăng cường chỉ đạo hoạt động QL của tổ chuyên môn trong việc đổi mới PPDH
3.1. Mục tiêu biện pháp:
 	Nâng cao hiệu lực QL của các tổ chuyên môn trong việc thực hiện kế hoạch, nội dung chương trình, đặc biệt đổi mới PPDH
3.2.Nội dung và cách thực hiện: 
* Lập kế hoạch, xây dựng qui định nội bộ về hoạt động của tổ chuyên môn nhằm đổi mới PPDH
Trên cơ sở kế hoạch năm học của nhà trường về đổi mới PPDH, Hiệu trưởng yêu cầu các tổ chuyên môn cần có kế hoạch cụ thể, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân trong tổ những bài học nào, cuối mỗi năm học cần có sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới PPDH trong bộ môn mà họ đảm nhận. 
* Tổ chức, chỉ đạo đổi mới hoạt động của tổ:
+ Tổ chức chỉ đạo việc học tập, nghiên cứu, thảo luận các chuyên đề dạy học theo PPDH mới cho từng nhóm bộ. Với nội dung:
- Bồi dưỡng, rèn luyện các kỹ năng soạn bài theo hướng thiết kế hệ thống câu hỏi, hệ thống thao tác thực hành, tổ chức thảo luậncho học sinh theo đặc điểm của từng môn học.
- Bồi dưỡng, rèn luyện các kỹ năng dạy học trên lớp: kỹ năng tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, kỹ năng tạo tình huống có vấn đề, kỹ năng thực hành, thí nghiệm, kỹ năng ra đề kiểm tra theo kiểu trắc nghiệm..
- Bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng : Thực hành, sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, sử dụng phần mềm hỗ trợ, khai thác thông tin, đọc sách, nghiên cứu tài liệu tham khảo
+ Tổ chức, chỉ đạo soạn bài hoặc trao đổi theo nhóm về cách thức thiết kế KHDH theo PPDH tích cực.
+ Tổ chức chỉ đạo việc thao giảng theo PPDH tích cực và rút kinh nghiệm bổ sung KHDH. Tiến đến hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm.
+ Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về sử dụng các TBDH, các phương tiện kỹ thuật dạy học, kinh nghiệm về sự sáng tạo đồ dùng dạy học.
+ Động viên, khích lệ các thành viên trong tổ xem việc đổi mới PPDH nhiệm vụ, lương tâm, trách nhiệm của mỗi GV. 
* Kiểm tra, đánh giá, báo cáo:
Cụ thể số lượng, chất lượng tiết dạy, báo cáo kết quả và đề nghị khen thưởng, phê bình.
4. BIỆN PHÁP 4: Tăng cường quản lý hoạt động của các tổ chủ nhiệm và các Đoàn thể trong nhà trường
4.1. Mục tiêu biện pháp:
 	Phát huy tác dụng của GV chủ nhiệm, của Đoàn thanh niên trong việc giáo dục động cơ, thái độ học tập; hình thành và phát triển PP học tập đúng đắn cho học sinh, tăng cường quan tâm theo dõi và động viên của công đoàn
4.2. Nội dung và cách thực hiện:
- Quản lý việc lập kế hoạch:
+ Kế hoạch của từng bộ phận phải có các chỉ tiêu cụ thể nhằm đổi mới PP tự học của học sinh; kế hoạch của Đoàn cần có chỉ tiêu cụ thể về số lần tổ chức hội thảo, ngoại khoá, báo cáo sáng kiến kinh nghiệm học tậpCông đoàn phát động phong trào thi đua, có sơ kết,tổng kết, khen thưởng.
+ Nề nếp sinh hoạt, về quản lý học sinh theo hướng phát huy tính tự chủ, độc lập, sáng tạo trong hoạt động của học sinh, tránh hiện tượng chạy theo thành tích, gò ép học sinh.
+ Qui định nhiệm vụ của GV chủ nhiệm, BCH công đoàn, Đoàn trường. BCH chi đoàn, về cơ chế hoạt động và phối hợp hoạt động giữa các tổ chức nói trên.
- Tổ chức chỉ đạo hoạt động :
Trong chỉ đạo cần chú trọng đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt, tạo nên sự phong phú đa dạng, lôi cuốn học sinh tham gia tích cực, tự giác. Cần tổ chức các hoạt động tham quan, vui chơi, giải trí bổ ích, tạo điều kiện cho học sinh tham gia hoạt động xã hội, qua đó giáo dục đạo đức, lòng ham hiểu biết, sự say mê học tập của học sinh.
- Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá thi đua
+ Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, xếp loại thi đua tập thể, khuyến khích tính tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh trong học tập, rèn luyện. Tiến hành kiểm tra, xếp loại hàng tuần, hàng tháng,hàng kỳ, hàng năm và công khai xếp loại.
+ Mặt khác cần tạo điều kiện về thời gian, kinh phí cho các hoạt động, khen thưởng cho các tổ chức và cá nhân có thành tích. 
5. BIỆN PHÁP 5: Tăng cường QL hoạt động dạy học, bồi dưỡng PPDH cho đội ngũ GV
5.1. Mục tiêu biện pháp: 
Nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho đội ngũ GV, từng bước giúp họ đổi mới PPDH, đề xuất cải tiến qui trình, nội dung, hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, xây dựng chuẩn đánh giá giờ dạy theo hướng đổi mới PPDH.
5.2. Nội dung và cách thực hiện:
- Quản lý việc xây dựng kế hoạch dạy học: Trên cơ sở KHDH chung, dựa vào sự phân công của nhà trường, của tổ chuyên môn, yêu cầu mỗi GV phải xây dựng kế hoạch cá nhân về đổi mới PPDH. Kế hoạch đó phải được thông qua trước tổ CM, công bố lên bảng tin của tổ và được tổ trưởng, GV trong tổ, lãnh đạo nhà trường giám sát. 
- Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện đổi mới PPDH: Triển khai nhân rộng các KHDH đã thực hiện thành công và có ưu điểm ứng dụng rộng như: Cho phiếu bài tập về nhà để HS chuẩn bị trước, đến trường theo hướng dẫn của GV học sinh hoạt động nhóm, sau đó lên trình bày chính kiến, GV đúc kết bài học... hoặc những KHDH soạn,giảng bằng PowerPoint có những hiệu ứng hay và phù hợp...Tiếp tục thiết kế KHDH và thao giảng, rút kinh nghiệm tiếp tục cho phủ kín nội dung chương trình Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định. Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên PP tự học, tự nghiên cứu
+ Tích cực tổ chức các hội thi GV Giỏi, Thi giáo án điện tử, viết sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới PPDH và áp dụng các sáng kiến đó vào thực tế giảng dạy.
+ Xây dựng chuẩn đánh giá giờ dạy theo hướng đổi mới PPDH, tổ chức hoc tập, thảo luận tiêu chuẩn theo hướng đổi mới mà nhà trường đã xây dựng và ban hành.
 +	 Đổi mới viêc dự giờ: Ngoài việc qui định số tiết cần dự trong từng học kỳ, năm học, việc tổ chức dự giờ cần có mục đích, yêu cầu rõ ràng về nội dung và phương pháp. Tăng cường dự giờ đột xuất, dự giờ theo chuyên đề, đánh giá rút kinh nghiệm.
 + Đổi mới việc kiểm tra, QL điểm, đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng CNTT, thành lập ngân hàng đề, tổ chức kiểm tra chung nghiêm túc. Đổi mới hình thức kiểm tra : khuyến khích giáo viên kiểm tra thường xuyên với nhiều hình thức khác nhau: trắc nghiệm khách quan, tự luận, vấn đáp, thái độ học tập.... 
+ Kiểm tra, đánh giá: Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện và kết quả đạt được của phó hiệu trưởng chuyên môn, tổ, nhóm trưởng để có cơ sở nhắc nhở hoạt động này
6 BIỆN PHÁP 6 : Tăng cường quản lý các hoạt động học tập của học sinh
6.1. Mục tiêu của biện pháp: 
Tăng cường giáo dục động cơ, thái độ học tập, bồi dưỡng PP tự học, rèn luyện các kỹ năng tự học nhằm nâng cao chất lượng hoạt động học tập của học sinh.
6.2. Nội dung và cách thực hiện:
- Chỉ đạo các giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học:
Hướng dẫn học sinh lập thời gian biểu, nội dung tự học tương ứng hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. Tăng cường giáo dục động cơ, thái độ học tập đúng cho học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải liên kết, phối hợp với giáo viên bộ môn, CB lớp CB đoàn, đội cờ đỏ nhằm hướng dẫn , kiểm tra, uốn nắn hoạt động tự học của học sinh.
- Tổ chức, chỉ đạo việc bồi dưỡng PP tự học, rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh thông qua hoạt động dạy học trên lớp và hoạt động ngoài giờ.
+ Tổ chức các tiết giáo dục PP tự học, rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh. Tổ chức cho học sinh hoạt động trong giờ học. Hình thành PP tự học ngay trên lớp như: Tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ tư duy, khả năng diễn đạt, rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp, khái quát, trừu tượngTừ đó tạo cho học sinh PP tự nghiên cứu, tự đọc sách và tài liệu.
+ Thiết kế nội dung bài học với phần hướng dẫn về nhà có tình huống vừa sức ở các môn học để hàng ngày học sinh có thể tự giải quyết ở nhà nhằm ôn tập tốt bài cũ và tiếp thu bài học tiếp theo tốt hơn.
+ Sau mỗi đợt sinh hoạt ngoài giờ như: ngoại khóa, tham quan, cắm trạicần hướng dẫn học sinh làm thu hoạch, báo cáo, trao đổi, thảo luận để rèn luyện các kỹ năng tự học như: quan sát, phân tích, tổng hợp, khả năng phán đoán,nhận định, đánh giá một vấn đề, rèn luyện cách diễn đạt, cách bộc lộ bản lĩnh cá nhân
-Kiểm tra, đánh giá: Kiểm tra sổ chủ nhiệm, các kế hoạch sinh hoạt chủ nhiệm từ đó nhận định tuyên dương, khen thưởng những GV chủ nhiệm làm tốt công tác này
7. BIỆN PHÁP 7: Chỉ đạo công tác phối hợp hoạt động của GV chủ nhiệm, Đoàn thanh niên, Hội cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục khác.
7.1. Mục tiêu biện pháp:
 Phát huy sức mạnh phối hợp của GV chủ nhiệm, Đoàn thanh niên, Hội cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục khác để tiến hành thành công việc đổi mới PPDH.
7.2. Nội dung và cách thực hiện:
- Lập kế hoạch phối hợp giáo dục giữa nhà trường với Hội cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục khác để thống nhất mục đích, PPGD
Người quản lý lập kế hoạch phối hợp giữa các lực lượng này theo kế hoạch năm, tháng và hướng dẫn GV chủ nhiệm, Đoàn thanh niên phối hợp lên cụ thể theo kế hoạch tháng, tuần.
Thông qua GV chủ nhiệm, Đoàn thanh niên, Hội cha mẹ học sinh làm cho các tổ chức đoàn thể và các lực lượng liên quan nắm được tổng thể kế hoạch và hiểu rõ về tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt đổi mới PP tự học của học sinh để các tổ chức đoàn thể, các lực lượng giáo dục có các hoạt động phối hợp giúp đõ học sinh học tập, rèn luyện.
- Chỉ đạo phối hợp hoạt động :
 	Tổ chức họp định kỳ giữa GV chủ nhiệm và cha mẹ HS để thông báo tình hình nhà trường, tình hình học tập rèn luyện của học sinh tại trường. Thống nhất nhiệm vụ, nội dung và biện pháp giáo dục giữa gia đình và nhà trường.
Tổ chức các hội nghị để Đoàn viên thanh niên trao đổi kinh nghiệm tự học, Yêu câu GVBM tư vấn về PP tự học bộ môn cho HS ngay từ đầu năm.
Quản lý tốt giờ tự học, phát huy vai trò tự quản của các tập thể lớp. Tăng cường hoạt động của đội cờ đỏ.
- Kiểm tra, đánh giá: Kiểm tra sổ chủ nhiệm, tập hợp biên bản họp cha mẹ học sinh, biên bản sinh hoạt đoàn của các chi đoàn, kế hoạch Đoàn trường tổng hợp số liệu để nắm được mức độ phối hợp đồng thời có hướng chỉ đạo tiếp theo, đồng thời có tuyên dương khen thưởng.
8. BIỆN PHÁP 8 : Tăng cường quản lý về CSVC – TBDH và kinh phí cho việc đổi mới PPDH.
8.1. Mục tiêu biện pháp:
 Tăng cường hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị và phương tiện dạy học trong việc đổi mới PPDH. Huy động tài lực của cha mẹ HS và cộng đồng để trang bị máy chiếu đều khắp các phòng học.
8.2. Nội dung và cách thức thực hiện:
- Xây dựng kế hoạch:
+ Hàng năm nhà trường phải có kế hoạch sử dụng một phần nguồn kinh phí được cấp cho việc tu bổ CSVC – mua sắm trang thiết bị dạy học..
+ Xây dựng kế hoạch sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện dạy học; trang bị và bổ sung cơ sơ vật chất, thông qua Đại diện cha mẹ HS và các cá nhân có liên quan trong trường.
- Tổ chức và chỉ đạo thực hiện:
+ Phó hiệu trưởng, tổ, nhóm trưởng, GV kiêm nhiệm phòng thí nghiệm lập kế hoach thực hiện và thực hiện đúng kế hoach sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.
+ Đại diện cha mẹ HS có trách nhiệm tiến hành quyên góp, phó hiệu trưởng và tổ văn phòng có trách nhiệm huy động tài lực của các tổ chức, cá nhân kinh doanh, ngân hàng...dựa trên điều 104 Luật Giáo dục và Luật thuế thu nhập cá nhân.
+ Có kế hoạch sử dụng tài lực quyên góp một cách cụ thể hợp lý, kiểm tra việc thu,chi chính xác rõ ràng.
- Kiểm tra, đánh giá : Phó hiệu trưởng, tổ, nhóm trưởng, GV kiêm nhiệm phòng thí nghiệm báo cáo số liệu cụ thể theo mẫu của từng tuần, tháng cho Hiệu trưởng. Cán bộ quản lí có liên quan phải có kế hoạch kiểm tra, đôn đốc việc sử dụng TBDH của từng GV. Hiệu trưởng phải thường xuyên xem xét và khen thưởng điển hình và nhắc nhở những GV ít sử dụng thiết bị dạy học.
II. KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TRƯỜNG PTDTNT TỈNH ÁP DỤNG NHỮNG BIỆN PHÁP TRÊN
1. Thống kế về chất lượng kết quả xếp loại học lực và hạnh kiểm.
Năm học
Sí số
Xếp loại hạnh kiểm
Xếp loại lực học
Tỷ lệ lên lớp
Tỷ lệ tốt nghiệp
Tốt
Khá
TB
Yếu
Giỏi
Khá
TB
Yếu
2010-2011
356
57,9%
28,1%
9,6%
4,5%
4,8%
27,8%
55,1%
12,4%
98,9%
96%
2011-2012
361
64,8%
32,7%
11,4%
4,2%
9,1%
32,1%
44,6%
13,9%
	2. Thống kế về HS đạt giải HSG cấp tỉnh
Năm học
Số lượng giải
Chất lượng giải
Môn thi đạt giải
2010-2011
04
1 giải ba,3 giải KK
 Địa, Sinh, Văn
2011-2012
05
3 giải ba, 2 giải khuyến khích
Địa, Văn, OLYPICM Anh văn
	3. Thống kế HS thi đỗ vào đại học – cao đẳng.
Năm học
Số HS lớp12
Học sinh thi đỗ
cao đẳng
Học sinh thi đỗ
đại học
Tỷ lệ đỗ CĐ-ĐH
SL
TL
SL
TL
2010-2011
99
36
36,3%
6
6,0%
42,3%
2011-2012
115
KẾT LUẬN 
Qua nghiên cứu từ cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn, cơ sở lý luận và đặc biệt là thực trạng của trường PTDTNT Tỉnh Đồng Nai qua quá trình tiến hành có thể rút ra một số kết luận sau:
Đổi mới PP nhằm nâng cao chất lượng DH là hoạt động của quần chúng, phải được thực hiện thường xuyên, liên tục. Muốn thực hiện tốt đổi mới PP nhằm nâng cao chất lượng DH thì hiệu trưởng phải xác định được: Trường có những mặt mạnh, mặt yếu nào ? Bắt đầu đổi mới từ đâu ? Đổi mới những khâu nào? Đổi mới như thế nào ? Tất nhiên, để đổi mới PP nhằm nâng cao chất lượng DH hiệu quả phải được bắt đầu từ công tác kế hoạch hóa của người quản lí và người quản lí cần thực hiện đồng bộ, linh hoạt các biện pháp sau đây:
- Chỉ đạo thực hiện nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh trong việc đổi mới PPDH
- Thực hiện chỉ đạo đổi mới PP nâng cao chất lượng DH theo qui trình
- Tăng cường chỉ đạo hoạt động QL của tổ chuyên môn trong việc đổi mới PPDH
- Tăng cường quản lý hoạt động của các GV chủ nhiệm và các Đoàn thể trong nhà trường
- Tăng cường QL hoạt động dạy học, bồi dưỡng PPDH cho đội ngũ GV
- Tăng cường quản lý các hoạt động học tập của học sinh
- Chỉ đạo công tác phối hợp hoạt động của GV chủ nhiệm, Đoàn thanh niên, Hội cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục khác.
- Tăng cường quản lý về CSVC – TBDH và kinh phí cho việc đổi mới PPDH.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban bí thư TƯ Đảng ( 2004), Chỉ thị số 40 – CT/TƯ “ Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản giáo dục”.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 2010), Nhiệm vụ năm học 2010 – 2011.
3.Bộ Giáo dục và Đào tạo, Điều lệ trường cơ sở, trung học phổ thông và phổ thông có nhiều cấp học.
4. Nguyễn Hữu Chí, Đổi mới chương trình THPT và những yêu cầu đối với công tác quản lý của Hiệu trưởng.
5. Đảng Cộng sản Việt nam,Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX.
6. Luật giáo dục 2005, NXB GD
7. Nghị quyết số 37/2004/QH11 ngày 3/12/2004 
8. Nguyễn Ngọc Quang, Những khái niệm cơ bản về lý luận QL GD
9. Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/1/2005 
10. Vũ Quốc Long, Giáo trình bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn trường THPT

File đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_quan_ly_cua_pho_hieu_truong_ve_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_o_truong_ptdtnt_tinh_don.doc
Sáng Kiến Liên Quan