Đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trường mầm non Chu Minh
Hiện nay ở trường mầm non Chu Minh cũng như bao trường mầm non trong huyện Ba vì nói chung, việc giáo dục để phát triển thể lực cho trẻ được thông qua nhiều nội dung như: Chăm sóc nuôi dưỡng, phát triển vận động, tạo môi trường lành mạnh, thực hiện đúng chế độ sinh hoạt một ngày. cho trẻ và chúng ta có thể khẳng định rằng, một cơ thể khỏe mạnh luôn là tiền đề cho mọi tiềm năng. Do vậy giúp trẻ phát triển thể lực là một trong những nội dung quan trọng ở trường mầm non, là nhiệm vụ trọng tâm của người giáo viên mầm non. Song năm học 2013-2014 này, nội dung giáo dục thể chất cho trẻ còn là một chuyên đề phát triển thể chất, chính vì vậy chuyên đề phát triển thể chất cho trẻ mầm non, đòi hỏi giáo viên phải lựa chọn nội dung như thế nào cho phù hợp, thì với trẻ 5-6 tuổi phát triển thể chất cho trẻ, không ngoài các chỉ số cho phép, để đánh giá trẻ đạt bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi hiện nay.
Để cho giáo viên và phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của giáo dục thể chất và nắm vững những kiến thức, về giáo dục thể chất cho trẻ mầm non 5-6 tuổi, từ đó có phương pháp tập luyện và kế hoạch hợp lý cho bản thân, để dạy trẻ. Vì vậy tôi đã chọn đề tài để nghiên cứu: "Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trường mầm non Chu Minh" làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2013-2014.
g sát với thực tế, sẽ không có tính khả thi. Vì vậy để thực hiện hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ đạt hiệu quả cao, tôi phải tìm hiểu được một số nội dung sau.: - Đặc điểm tình hình: Thuận lợi, khó khăn của bản thân, của nhà trường.. - Mục đích của việc giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi là gì ? - Những nội dung yêu cầu cần đạt trong chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi.. - Các yêu cầu dứt điểm: Đối với trẻ, đối với giáo viên, đối với trường lớp.. -Dựa trên đặc điểm tình hình của lớp, của bản thân, để đề ra các biện pháp thực hiện phù hợp trước mắt. Biện pháp lâu dài, biện pháp thực hiện trong năm học, biện pháp của từng giai đoạn đối với trẻ.. * Việc xây dựng kế hoạch nhóm lớp, tôi luôn quan tâm chú trọng, kế hoạch năm, kế hoạch tháng, kế hoạch giáo dục các chủ đề, đều được xây dựng song trước thời gian nhà trường quy định, để trình ban giám hiệu phê duyệt, bổ xung ý kiến hoàn chỉnh cho tôi, được kịp thời thực hiện theo đúng thời gian kế hoạch đề ra. Từ việc xây dựng kế hoạch nhóm lớp, xây dựng kế hoạch các chủ đề giáo dục, đã giúp tôi bố trí xắp xếp được thời gian hợp lý, cho việc học tập và nghiên cứu để thực hiện chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ rất tốt. 4.3. Cho trẻ tập thể dục sáng đầy đủ và giáo dục chế độ dinh dưỡng hợp lý. Như chúng ta đã biết, tác dụng của tập thể dục sáng vô cùng tốt đối với mọi người và đặc biệt đối với trẻ em ở lứa tuổi mầm non, có ý nghĩa rất lớn về giáo dục và sức khoẻ. Buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy, được tập luyện thể dục đơn giản, con người sẽ được sảng khoái, cho cả ngày hoạt động, học tập và làm việc. Nhưng đối với trẻ em nhất là tuổi mẫu giáo, làm sao để trẻ có thói quen tập thể dục ngay sau khi ngủ dậy, điều này chỉ sẩy ra trong mỗi gia đình, mà đối với trẻ nông thôn 95% là bố mẹ làm ruộng, đã dậy đi làm từ khi con chưa ngủ dậy, nên làm sao trẻ có được thói quen thể dục sau ngủ dậy ở nhà. Vì thế đến trường, nhà trường, các cô giáo phải thực hiện nghiêm túc, duy trì thường xuyên việc cho trẻ tập thể dục sáng, nhận thức được điều đó, nên tôi đã duy trì thường xuyên cho trẻ tập luyện thể dục sáng, nếu thời tiết phù hợp tôi cho trẻ tập ngoài trời, tạo cho trẻ phát triển cơ hô hấp, còn nếu thời tiết không đảm bảo, tôi cho trẻ tập luyện trong lớp, để trẻ được vận đông tập luyện thường xuyên thành thói quen, được tập luyện thường xuyên như vậy, cơ thể của trẻ sẽ được nâng cao, hoạt động của các cơ quan trong cơ thể trẻ, sẽ thúc đẩy sự phát triển về những kỹ năng vận động cần thiết, củng cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng đắn. Đặc biệt là nó được rèn luyện và tạo thành thói quen cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non, thể dục sáng giúp cho cơ thể trẻ khoẻ mạnh, tinh thần sảng khoái, đồng thời tạo hứng thú cho trẻ tham gia các hoạt động có chủ đích. Nên khi cho trẻ tập thể dục sáng, tôi luôn kết hợp với nhạc như vậy vừa phát triển vận động, vừa phát triển tai nghe cho trẻ. Trẻ có thể hiểu được đội hình, đội ngũ, khẩu lệnh, hiệu lệnh, trẻ ý thức được mình cần phải tập như thế nào, thì là đúng và như thế nào là sai. Qua đó cũng rèn cho trẻ thói quen, vệ sinh sạch sẽ trước khi đến lớp, vì đầu gìơ thể dục, trước tiên bao giờ cũng cho bạn tổ trưởng, kiểm tra vệ sinh cá nhân, thấy có bạn nào chân tay, mặt mũi chưa được sạch sẽ trước khi đến lớp, mời đi vệ sinh sạch sẽ, mới vào tập luyện, ngày hôm sau sẽ khác ngay, chân tay, mặt mũi của trẻ nào cũng sạch sẽ trước khi đi học, tập thể dục buổi sáng, còn nhằm tác động cho công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh rất tốt, vì họ được nhìn thấy con em mình, được tập thể dục sáng ở trường, họ đều ở lại xem và họ nhận thức được tầm quan trọng của việc tập thể dục sáng, giúp cho mỗi phụ huynh nhận thấy không thể thiếu thể dục sáng ở trường đối với con mình, nên không thể cho con em mình đi học muộn, hay nghỉ học được. Ảnh các bé tập thể dục sáng ngoài trời. Ảnh trẻ thể dục sáng trong lớp học Thể dục buổi sáng giúp trẻ phát triển thể lực rất tốt, song nếu phát triển thể lực mà không chú trọng đến chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ, thì trẻ sẽ bị mất thăng bằng. VD như: Trẻ không ăn sáng đến trường cô yêu cầu tập luyện thể dục trẻ sẽ ra sao? Trẻ có tích cực tập không và tập có đúng kỹ năng không, thời gian tập có bền vững không. Vì thế để trẻ phát triển thể lực cân đối, có sức khoẻ tốt, thì ngoài việc cho trẻ tập luyện thể dục đầy đủ, còn phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ, việc cho trẻ ăn uống đủ chất, đủ lượng chủ yếu là do bộ phận nuôi dưỡng ở trường và gia đình trẻ, cho nên với cô giáo thì phải làm gì, để giúp cho trẻ có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bản thân tôi đã mạnh dạn thường xuyên trao đổi với tổ nuôi dưỡng, đóng góp ý kiến chân thành cho ban giám hiệu, để kịp thời bổ xung cho tổ nuôi dưỡng, cần có thực đơn hợp lý, phong phú theo mùa, cải thiện cách chế biến, sao cho hợp lý với trẻ hơn. Với các bậc phụ huynh tôi thường xuyên gặp gỡ trao đổi trực tiếp, về từng đối tượng trẻ, để phụ huynh hiểu được với trẻ nhỏ quan tâm như thế nào là đúng mức, phù hợp với trẻ nhất, để trẻ phát triển thể lực hài hoà và cân đối, ngoài ra trẻ còn đủ lực để tiếp thu các hoạt động trong ngày ở trường của trẻ, một cách tích cực thoải mái vui vẻ hồn nhiên, không bị gò bó, hay quá sức, yêu cầu phụ huynh cho con ăn sáng đầy đủ, không được nhịn, hay ăn tạm cái bánh, cái kẹo đi học. Việc cho trẻ ăn đủ chất, cần phải rèn trẻ có thói quen ăn nhiều rau xanh, uống đủ lượng nước, đây là hai yếu tố không kém phầm quan trọng, trong việc phát triển thể chất cân đối cho trẻ, nhưng rất nhiều trẻ em không có thói quen thích ăn rau, hay uống nhiều nước, dẫn đến nhiều nguyên nhân, ảnh hưởng đến sự phát triển về thể lực của trẻ nhất. Ngoài ra là giáo viên mầm non, cũng cần phải nắm rõ việc cân đối tỷ lệ các chất dinh dưỡng cho trẻ như : P = 14-16%; L= 24-26%; G= 60-62%, sau mỗi kỳ cân đo trẻ, tôi đều hỏi thăm kế toán, xem việc tính khẩu phần ăn của trẻ, đạt tỷ lệ các chất như thế nào, vì thấy có sự phát triển chậm, hay nhanh hơn, để có biện pháp tham mưu với tổ nuôi, thay đổi thực đơn, tạo cho trẻ ăn ngon miệng hơn. Nói đến chế độ dinh dưỡng, không thể thiếu được khâu an toàn thực phẩm, nên tôi luôn chú trọng đến an toàn thực phẩm cho trẻ như: Khi được phân công đến lịch giám sát giao nhận thực phẩm, tôi luôn quan tâm đến chất lượng thực phẩm, khi nhận thức ăn về cho trẻ, cũng cần chú ý các khâu an toàn thực phẩm cho trẻ ăn. Với trẻ tôi luôn giáo dục vệ sinh cá nhân, giáo dục trẻ ăn hết xuất, ăn đủ các chất phù hợp, có biện pháp rèn trẻ không ăn rau xanh, hoặc một số thực phẩm khác, nên lớp tôi 100% trẻ đều ăn các loại thực phẩm, mà nhà trường tổ chức cho ăn, một cách ngon miệng và hết xuất. 4.4. Lồng ghép tích hợp giáo dục thể chất trong các hoạt động khác và đánh giá trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi. Ngoài những tiết dạy hoạt động chung, của hoạt động phát triển thể chất, được quy định trong chương trình giáo dục mầm non, thì trong các hoạt động học và hoạt động khác, tôi đã lồng giáo dục thể chất một cách nhẹ nhàng, không gò bó mà đem lại kết quả cho trẻ, tôi luôn lấy trẻ làm trung tâm và lồng ghép các trò chơi có luật, của hoạt động giáo dục thể chất vào các giờ hoạt động học, điều này giúp cho giờ học được đan xen tĩnh, động hợp lý mà không để trẻ chán, ngược lại trẻ rất thích thú, trẻ rất vui vẻ học trong những tiếng hò reo cổ vũ, niềm phấn khởi của trẻ được thể hiện rõ, trên những khuôn mặt đáng yêu, làm cho các giờ học đó đều đạt kết quả cao hơn. VD: Trong hoạt động làm quen văn học, tôi cho trẻ chơi trò chơi: “ Ghép tranh” Trẻ phải đi theo đường hẹp, rồi bật qua con suối để mang những miếng ghép lên bảng, ghép sao cho hợp lý theo yêu cầu của cô. Trong hoạt động khám phá khoa học, Tôi cho trẻ chơi trò chơi như sau: Các con sẽ đi theo đường zíc zắc, mang những đồ dùng để đúng nơi quy định. Hoặc trong hoạt động âm nhạc, tôi có thể lồng ghép trò chơi: “ ai nhanh nhất” rồi bạn nào thua cuộc, sẽ phải nhảy lò cò quanh lớp Các hoạt động trên không chỉ tạo cho trẻ hứng thú trong giờ học mà còn rèn cho trẻ kỹ năng như: Phải biết lần lượt theo thứ tự, không chen lấn xô đẩy nhau, tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau, sự cố gắng của trẻ từ đó được hình thành, đây cũng là một yếu tố quan trọng, hình thành nên nhân cách của trẻ và đều góp phần giúp trẻ, phát triển thể lực một cách toàn diện. Ngoài hoạt động học ra, trong các giờ hoạt động ngoài trời, ngoài việc quan sát, trò chuyện có chủ đích, thì các trò chơi vận động là không thể thiếu được, nên tôi thường kết hợp cho trẻ, được tham gia các trò chơi như: Truyền bóng, kéo co, chạy tiếp sức, bịt mắt bắt dê, nhảy bao bố, mèo đuổi chuột, rồng rắn lên mây.Sau những hoạt động có chủ đích, trẻ được thả hồn mình, trong các hoạt động trò chơi như vậy, tổ chức các trò chơi vận động ngoài trời như vậy. Tôi thường quan tâm nhiều, đến các trò chơi dân gian để cho trẻ chơi, vì trò chơi dân gian, thì bất cứ chủ đề nào, ta đưa vào đều có thể phù hợp cho nội dung chơi của trẻ. Dù là một trò chơi vận động nhỏ đi chăng nữa, cũng có thể dạy cho trẻ nhiều kỹ năng sống giá trị như: Làm việc theo nhóm, tinh thần trách nhiệm, khả năng phối hợp, khả năng thích nghi, lòng tự trọng, tự tin và nhiều hơn thế nữa. Chúng ta không nên chờ đợi sự phát triển tự nhiên của trẻ, mà hãy chủ động, tập cho trẻ chơi thể thao từ sớm, để trẻ có thể phát triển tốt nhất về thể lực cũng như trí tuệ. Trò chơi vận động có ích lợi rất lớn, trong việc phát triển thể chất cho trẻ, giúp trẻ tiêu thụ năng lượng, nhưng lại sản sinh năng lượng, cũng từ vận động mà ra, nếu cho trẻ vận động đúng, trẻ sẽ ăn uống ngon miệng hơn và thèm ăn thấy đói bụng, trẻ ăn sẽ rễ hấp thu nhất, nhưng vận động những trò chơi vận động như thế nào cho hợp lý, với từng độ tuổi của trẻ, để đảm bảo tính vừa sức là rất quan trọng, Ảnh trẻ chơi trò chơi kéo co, thường xuyên tập luyện, trẻ rất thích thú. Cuộc sống của trẻ sẽ rất thú vị, khi trẻ được đến với những khám phá mới lạ, những niềm vui bổ ích, trẻ rất hào hứng khi tham gia vào những trò chơi. Khi tham gia chơi, lòng tự tin của trẻ được nâng cao, trẻ nhận ra được giới hạn của mình, nhận định được sự rủi do, giúp trẻ có một thái độ tích cực đối với tập luyện, trẻ có thể chơi rất rễ ràng và chơi ở bất cứ nơi nào. Trong khi những trò chơi như, xếp hình phải cần đến dụng cụ, trò chơi sáng tạo đòi hỏi nhiều nguyên liệu thủ công, thì những trò chơi vận động không cần đến bất kỳ một trang bị nào, trẻ có thể chơi ở trong lớp, chơi ngoài sân, không cần phải phức tạp lên kế hoạch trước, trò chơi vận động hoàn toàn có thể tự phát. Ảnh trẻ chơi các trò chơi vận động Ngoài việc cho trẻ tập luyện các hoạt động phát triển thể chất theo chương trình, thì việc cho trẻ tham gia hội thi, hội thao cũng sẽ giúp trẻ năng động hơn, trẻ có thái độ luyện tập, trẻ có điều kiện tiếp xúc, giao lưu với các bạn ở lớp khác, trường khác, từ đó trẻ ý thức được mình cần phải làm gì? Và trẻ tạo cho mình động cơ phấn đấu sau mỗi lần giao lưu thi đấu. Trong năm học này, trường tôi đã tổ chức ngày hội thể thao của bé. Giáo viên, học sinh và các bậc phụ huynh cũng đều nhiệt tình tham gia, trẻ rất hào hứng tập luyện và tích cực tham gia vào các trò chơi, các phần thi. Ảnh các trò chơi lớp A2 tham gia trong ngày hội thể thao Qua ngày hội thể thao trẻ được giao lưu, được chơi tập các hoạt động liên quan đến phát triển thể chất, đã giúp trẻ năng động hơn, khoẻ mạnh hơn. Từ đó cũng giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh sạch sẽ mọi lúc, mọi nơi với thông điệp: “Bé hãy rửa tay với xà phòng” Ảnh trẻ lớp A2 rửa tay với xà phòng trong ngày hội thể thao Để đánh giá trẻ 5 tuổi, về lĩnh vực phát triển thể chất, theo chỉ số, muốn đạt được điều đó, tôi đã chọn các chỉ số và các đề tài, sao cho phù hợp theo từng chủ đề, từng giai đoạn phát triển của trẻ, từ dễ, đến khó.. VD: Chỉ số 1: Yêu cầu trẻ bật xa tối thiểu 50cm, tôi đưa vào bài ở chủ đề bản thân, để giúp trẻ hiểu được chức năng của các bộ phận trên cơ thể và phát triển cơ lớn cho bản thân Chỉ số 4: Trẻ biết trèo lên xuống thang ở độ cao 1,5m so với mặt đất, tôi đưa vào bài ở chủ đề thực vật, đây là giai đoạn hai, trẻ đã quen trường lớp, có thói quen tập luyện vận động rồi., giúp trẻ biết phối hợp chân tay khéo léo, tinh thần bình tĩnh để kết hợp trèo thang hái quả.. Chỉ số 9: Trẻ biết nhảy lò cò được ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu, tôi đưa vào bài ở chủ đề động vật, làm các chú thỏ, chú ếch nhảy tìm thức ăn Bài nào có đánh giá chỉ số, tôi sử dụng bảng, cho trẻ đánh giá trực tiếp, cháu nào làm được tự lấy lô gô cài vào mặt cười, trẻ nào không thực hiện được tự lấy lô gô cài vào mặt mếu, điều này giúp trẻ tự biết kết quả của mình và trẻ ngày càng cố gắng hơn trong các hoạt động sau. Ảnh trẻ tự đánh giá chỉ số đạt, chưa đạt, gắn lô gô vào mặt cười, mặt mếu 4.5. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền – Phối hợp với phụ huynh và cộng đồng. Công tác giáo dục phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi, chỉ đạt kết quả tốt khi nhà trường và gia đình phối hợp với nhau chặt chẽ, thường xuyên và liên tục. Nhận thức được vai trò kết hợp của các bậc phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và công tác giáo dục thể chất cho trẻ nói riêng, ngay từ đầu năm học tôi đã có kế hoạch và nội dung tuyên truyền tới các bậc phụ huynh như sau: * Hình thức tuyên truyền: - Trong buổi họp phụ huynh các kỳ. - Qua hệ thống các bảng tuyên truyền tại góc lớp: như “Tháp dinh dưỡng” và “Bé cần gì để lớn và khoẻ mạnh” - Trao đổi trực tiếp với phụ huynh vào giờ đón trẻ và trả trẻ. - Xây dựng góc tuyên truyền, liên tục có nội dung mới lạ, để gây hứng thú cho phụ huynh quan sát. - Mời phụ huynh tham gia ngày hội thể thao của bé. - Tổ chức thường xuyên hoạt động thể dục sáng đúng giờ, cho phụ huynh được quan sát. * Nội dung tuyên truyền: - Cho trẻ ăn các chất có đủ dinh dưỡng hợp lý, chăm sóc sức khoẻ cho trẻ từ khâu vệ sinh cá nhân trẻ, đến cho trẻ ăn ngủ đúng giờ, cách phòng ngừa một số bệnh thường gặp ở trẻ em.. - Tạo dựng cho trẻ môi trường lành mạnh, thân thiện, Tạo điều kiện cho trẻ được lao động tự phục vụ, theo khả năng của độ tuổi, rèn luyện cơ thể cho trẻ tập thể dục sáng thường xuyên. -Tham gia giao lưu chương trình hội khoẻ, hội thao khi nhà trường tổ chức, hoặc ngay trong các lớp trong khối với nhau. Thông qua các ngày hội giao lưu này, sẽ tuyên truyền được rộng rãi tới toàn thể các bậc phụ huynh và cộng đồng, biết được tầm quan trọng của thể dục, thể thao, thông qua các nội dung đó, để giáo dục phát triển thể chất cho trẻ rất tốt. Ảnh trẻ lớp A2 giao lưu trong ngày hội thể thao có phụ huynh tham dự. IV. Kết quả thực hiện có so sánh đối chứng. Từ những biện pháp đã thực hiện, để nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi lớp A2 trường mầm non Chu Minh, tôi nhận thấy kết quả đạt được như sau: * Đối với phụ huynh: - Các bậc phụ huynh đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc giáo dục thể chất cho trẻ. Vì chất lượng của cuộc sống vì tương lai của con em, các bậc phụ huynh đã nêu cao tầm quan trọng của giáo dục thể chất cho trẻ, biết kết hợp với nhà trường giáo dục thể chất cho con em mình và mọi người xung quanh như. - 100% trẻ được đi học đúng giờ, được ăn chế độ ăn sáng đầy đủ, - Có ý thức quan tâm chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho con em mình trước khi đến lớp. - Biết đồng tình với cô giáo để cùng giáo dục trẻ, biết lao động tự phục vụ, theo khả năng sức khoẻ và độ tuổi. * Đối với trẻ: - Trẻ có thói quen hứng thú với việc tập thể dục sáng hàng ngày, được ăn uống theo chế độ, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tích cực tham gia vào các trò chơi vận động, có hứng thú trong các hoạt động phát triển thể chất. - Trẻ hiểu được ích lợi và sự cần thiết của việc tập luyện, giữ gìn vệ sinh, ăn uống hợp lý, để phát triển thể chất cho cơ thể mình như thế nào. Vì thế kết quả cuối năm trẻ đã đạt được một số kết quả như sau: - Đánh giá theo các tiêu chí khảo sát ban đầu: + Loại tốt: Hoàn thành bài tập đúng trong thời gian 5 phút. + Loại khá: Hoàn thành đúng bài tập trong thời gian 7 phút. + Loại trung bình: Hoàn thành bài tập đúng trong thời gian 10 phút. + Loại yếu: Chưa hoàn thành bài tập trong thời gian 10 phút hoặc làm sai bài tâp. Bảng kết quả cụ thể có so sánh đối chứng. Tổng số trẻ Thời điểm Tốt Khá Trung bình Số trẻ % Số trẻ % Số trẻ % 28 Trước khi thực hiện đề tài 3 10,7% 7 25% 18 64,3% Sau khi thực hiện đề tài 20 71,4% 6 21,4% 2 7,2% * Qua kết quả khảo sát đánh giá cho thấy: Tỷ lệ % -Tốt tăng: 60,7% -Khá giảm: 3,6% -Trung bình giảm: 57,1% So với trước khi áp dụng các biện pháp thực hiện đề tài, thì trẻ thực hiện các bài tập, xử lý các tình huống, đúng và nhanh hơn, kỹ năng, thao tác của trẻ tốt hơn, trẻ hứng thú với các hoạt động phát triển thể chất, sự bền bỉ rẻo giai của trẻ được kéo dài hơn. Đặc biệt góp phần không nhỏ vào việc giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng rất tốt, cụ thể cuối năm trẻ lớp A2 chỉ còn 1/28 trẻ SDD, bằng 3,5%, tỷ lệ so với đầu năm giảm được 4,5% trẻ SDD. * Đối với giáo viên. Giáo viên trường mầm non Chu Minh nói chung và nhất là giáo viên khối năm tuổi nói riêng, không còn quan điểm sợ, chán môn hoạt động phát triển thể chất cho trẻ là khô khan, khó sáng tạo nữa, ngoài ra còn học tập được nhiều loại trò chơi động, tích hợp phát triển thể chất cho trẻ vào các hoạt động khác, rất phong phú và đa dạng. V/ Rút ra bài học kinh nghiệm: Qua quá trình dạy học, với lòng yêu nghề, tâm huyết tận tụy với trẻ và đã áp dụng đề tài trên, tuy có đạt được một số thành quả, song đó chưa phải là nhiều, với sự mong đợi của tôi cũng như các đồng nghiệp, nhưng nó cũng là cả một quá trình, cố gắng nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ tận tình của ban giám hiệu nhà trường, các đồng chí, đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường, tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm đó là; 1. Giáo viên phải có kế hoạch năm, tháng, kế hoạch giáo dục các chủ đề rõ ràng cụ thể, phù hợp với khả năng của trẻ lớp mình và khả năng của bản thân giáo viên, cũng như điều kiện của nhà trường, kế hoạch phải xây dựng trước khi thực hiện. 2. Giáo viên phải có lòng say mê, yêu nghề mến trẻ, bản thân cần tích cực nghiên cứu, học tập qua nhiều tài liệu có liên quan, qua các phượng tiện thông tin đại chúng, đồng thời tự đúc rút kinh nghiệm, trong quá trình giảng dạy và học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp, đã có nhiều năm công tác và có nhiều thành tích trong giảng dạy, để nắm vững phương pháp giảng dạy và có kỹ năng trong giảng dạy trẻ, thực hiện các hoạt động. 3. Giáo viên phải biết phối kết hợp chặt chẽ, giữa cô giáo với nhân viên nuôi dưỡng và phụ huynh học sinh, làm tốt công tác tuyên truyền, để phụ huynh, cùng trẻ thường xuyên tham gia vào các hoạt động bề nổi của nhà trường, nhằm góp phần thúc đẩy cộng đồng tốt hơn. * Trên đây là một số kinh nghiệm nhằm :( Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi lớp A2, Trường Mầm non Chu Minh) Tuy rằng, việc thực hiện đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, với tôi trong năm học vừa qua. Nhưng tôi nhận thấy, về khả năng và năng lực chuyên môn của mình, còn hạn chế, nên không thể tránh khỏi những thiếu sót hay chưa đạt kết quả cao, so với các bạn bè đồng nghiệp. Rất mong được sự đóng góp ý kiến, của các bạn đồng nghiệp và Hội đồng khoa học các cấp, để đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi, được hoàn thiện hơn và được tiếp tục áp dụng, cho những năm tiếp theo, đạt hiệu qủa cao hơn. VI. Những kiến nghị sau khi thực hiện đề tài. Đối với PGD&ĐT, thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn, hoặc tổ chức phổ biến rộng rãi các tiết mẫu, các KSKN hay, đạt giải cao các cấp. Đối với nhà trường, tăng cường bổ xung đầu tư, các loại đồ dùng phương tiện dạy học, cho các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ hơn nữa. Xin chân trọng cảm ơn! Chu Minh, ngày 02 tháng 5 năm 2014 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi thực hiện trong năm học 2013- 2014 và tự viết lại không sao chép của người khác. Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn. Tác giả Ngô Thị Vân Đánh giá và xếp loại của Hội đồng khoa học cơ sở Ngày 2.tháng 5.năm 2014 Chủ tịch hội đồng Đánh giá và xếp loại của Hội đồng khoa học Ngành Giáo dục - Đào tạo Huyện Ba vì Ngày 2tháng 5 năm 2014 Chủ tịch hội đồng
File đính kèm:
- SKKN Vân năm học 2013-2014.doc