Đề tài Một số biện pháp dạy học Luyện từ và câu nhằm bồi dưỡng tư duy cho hoc sinh lớp 4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Năng lực tư duy là điều kiện cần và đủ để khám phá và lĩnh hội tri thức. Ngày nay, khi nền kinh tế tri thức tác động mạnh mẽ đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất thì việc rèn luyện tư duy của mỗi người lại càng hết sức cần thiết. Trong nền kinh tế ấy, tri thức trở thành quyền lực, trở thành chìa khoá mở cửa tương lai. Không có những năng lực, phẩm chất của tư duy, con người không có khả năng nắm bắt tri thức, lĩnh hội tri thức và cũng không có khả năng vận dụng tri thức.
Làm thế nào để phát triển tư duy cho người học một cách hiệu quả? Đó là câu hỏi đặt ra không chỉ cho ngành Giáo dục mà cho toàn xã hội.
Trong thực tế, phát triển tư duy cho người học là mục tiêu quan trọng của các chương trình dạy học. Để đạt được mục tiêu đó, chương trình thường cấu trúc theo hướng đồng tâm và phát triển; Phương pháp dạy học hướng vào người học nhằm tôn trọng lợi ích, quyền lợi, sáng tạo cá nhân của họ. Nhờ đó, tư duy của người học sẽ được hình thành và phát triển trong môi trường, điều kiện tốt nhất.
“Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng” (Mác). Ngôn ngữ và tư duy luôn có mối quan hệ biện chứng, chặt chẽ. Thực tế cho thấy trẻ em có kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ thì những năng lực, phẩm chất tư duy của các em cũng được thể hiện rõ. Ngược lại, trẻ em không có ngôn ngữ hoặc khả năng ngôn ngữ kém thì năng lực tư duy cũng hạn chế. Tuy vậy, cần nhận thức rằng, ngôn ngữ và tư duy thống nhất chứ không đồng nhất.
Mối quan hệ biện chứng giữa ngôn ngữ và tư duy cho thấy môn Tiếng Việt có nhiều lợi thế trong việc rèn luyện và phát triển tư duy cho học sinh. Chính vì vậy, mục tiêu cơ bản của việc dạy học Tiếng Việt là hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp cho học sinh. Điều đó cũng có nghĩa là hình thành và phát triển điều kiện cần thiết, quan trọng để phát triển tư duy.
Mặt khác, Tiểu học là cấp học đầu tiên đặt cơ sở cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người, đặt nền tảng cho giáo dục phổ thông và các cấp học trên. Là những chủ nhân tương lai của đất nước, đòi hỏi học sinh cần phải có khả năng tư duy cần thiết.
Nhằm giúp học sinh có khả năng tư duy, môn Tiếng Việt ở Tiểu học đặt ra mục tiêu là trang bị cho các em những kiến thức về hệ thống tiếng Việt, chuẩn tiếng Việt, rèn cho học sinh kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp. Trong đó phân môn Luyện từ và câu là một trong những phân môn quan trọng có ý nghĩa to lớn trong chương trình Tiểu học. Luyện từ và câu giúp học sinh mở rộng, hệ thống hoá vốn từ và trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ và câu. Rèn cho học sinh một số kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu. Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói - viết thành câu, có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp, rèn luyện phát triển tư duy, bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp cho học sinh.
Việc bồi dưỡng và nâng cao chất lượng phân môn "Luyện từ và câu" sẽ giúp các em làm giàu vốn từ, vốn tri thức về tâm hồn. Từ đó, các em tích luỹ cho mình những kỹ năng tư duy phù hợp.
Nhận thức được những vấn đề trên nên em quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp dạy học Luyện từ và câu nhằm bồi dưỡng tư duy cho hoc sinh lớp 4”.
phần 1 như sau: “Muốn tìm trạng ngữ trong câu ta làm như thế nào” và câu hỏi: “Trạng ngữ vừa tìm được bổ sung ý nghĩa gì cho câu?”. 1. Muốn tìm trạng ngữ trong câu ta làm như thế nào? - Yêu cầu từng cặp học sinh trao đổi, trả lời câu hỏi. - Kết luận chung: Đúng lúc đó, một viên thị vệ hớt hải chạy vào. 2. Trạng ngữ vừa tìm được bổ sung ý nghĩa gì cho câu? - Tiến hành tương tự như trên. - Kết luận chung: Trạng ngữ Đúng lúc đó bổ sung ý nghĩa thời gian cho câu. 3. Đặt câu hỏi cho loại trạng ngữ nói trên. - Gọi học sinh đọc đề bài - Yêu cầu học sinh tự làm bài; - Gọi học sinh chữa bài: Chẳng hạn: - Hôm nay (hôm qua, ngày mai, sáng nay ) trường em làm lễ khai giảng năm học mới. - Ngay sau buổi học (ngay trong giờ ra chơi, vào ngày mai) chúng em tổ chức sinh hoạt lớp. - Giáo viên kết luận chung và nhấn mạnh: không những chúng ta phải đặt câu đúng câu trúc mà còn cần phải hay, có ý nghĩa và độc đáo. II.Phần ghi nhớ: SGK/134 + Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh rút ra từng nội dung phần ghi nhớ trong SGK: Giáo viên nêu hai câu hỏi cho phần ghi nhớ: - Để xác định thời gian diễn ra sự việc nêu trong câu, ta có thể thêm vào câu thành phần gì? - Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời cho các câu hỏi gì? - Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ. - Yêu cầu học sinh đặt câu có trạng ngữ chỉ thời gian để minh hoạ. - Giáo viên giải thích lại bằng những ví dụ học sinh đã làm; - Yêu cầu học sinh học thuộc nội dung cần ghi nhớ đó. 2.4. Luyện tập Mục tiêu: giúp học sinh vận dụng những kiến thức về trạng ngữ chỉ thời gian kết hợp với quá trình tư duy linh hoạt, sáng tạo để xác định trạng ngữ chỉ thời gian trong các câu trong các đoạn văn và viết thêm các trạng ngữ chỉ thời gian vào những câu thích hợp nhằm làm cho ý của câu thêm rõ ràng, đoạn văn được mạch lạc. Từ đó rèn kĩ năng phân tích, suy luận logic, phát triển tính mềm dẻo, linh hoạt và thuần thục trong tư duy của học sinh. Bài 1: - Yêu cầu học sinh tự làm bài; gọi học sinh chữa bài. - Kết luận: a) buổi sáng hôm nay; vừa mới ngày hôm qua; qua một đêm mưa rào. b) từ ngày còn ít tuổi; mỗi lần Tết đến...Hà Nội. Bài 2: - Yêu cầu học sinh viết bài. - Kết luận. a) Mùa đông, cây chỉ... Đến ngày đến tháng, cây lại nhờ gió... b) Giữa lúc gió đang gào thét ấy, cánh chim đại bàng... Có lúc, chim lại vẫy cánh... 3. Củng cố, dặn dò - Nhấn mạnh nội dung bài. - Yêu cầu học sinh về nhà học thuộc nội dung cần ghi nhớ, tự đặt hai câu có trạng ngữ chỉ thời gian . - Nhận xét tiết học. -Bài sau: Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu. - Một học sinh bất kì. - 2 học sinh viết bảng 2 bài tập. - Lớp viết nháp. +1 học sinh đọc yêu cầu 1. Cả lớp đọc thầm lại. + Từng cặp học sinh trao đổi, trả lời câu hỏi. 2 học sinh phát biểu ý kiến. (học sinh sẽ phải phân tích cấu tạo câu: tìm chủ ngữ, vị ngữ trong câu và dựa vào phân tích cấu tạo câu để xác định được trạng ngữ của câu) + Cả lớp và giáo viên nhận xét kết luận đáp án đúng. (Học sinh phải đặt câu hỏi có từ:“Bao giờ?”, “Khi nào?”, “Mấy giờ?”.). - Học sinh đọc đề bài. - Học sinh tự làm bài của mình. - Học sinh nhận xét. - Học sinh cả lớp tham gia phát biểu. + 2 học sinh đọc phần ghi nhớ trong SGK. Cả lớp đọc thầm lại. - 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại. - Học sinh làm việc cá nhân hoặc trao đổi theo cặp - Cả lớp sửa lại bài theo lời giải đúng. - Hoc sinh đọc yêu cầu của bài tập2. Cả lớp đọc thầm lại. - Học sinh làm việc cá nhân – các em viết bài ra nháp. + 3 – 4 học sinh đọc bài của mình. + 1-2 học sinh nhắc lại nội dung cần ghi nhớ của bài. Bài 2: Luyện từ và câu: Động từ I - Mục tiêu: * Hiểu được ý nghĩa của động từ, tìm được động từ trong câu văn, đoạn văn, dùng những động từ hay, có ý nghĩa khi nói hoặc viết * Rèn các thao tác tư duy trong dạy học. * Rèn luyện tinh thần tự giác trong học tập. II - Đồ dùng dạy - học * Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn ở bài tập 1 phần nhận xét * Giấy khổ to và bút dạ III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ Kiểm tra bài cũ: - Gọi học sinh đọc bài tập đã giao từ tiết trước. - Gọi học sinh đọc thuộc lòng và tình huống sử dụng các câu tục ngữ. - Nhận xét và cho điểm từng học sinh. 2/ Dạy - học bài mới: a/. Giới thiệu bài: - Viết câu văn lên bảng: Vua Mi-đát thử bẻ một càng sồi, cành đó liên biến thành vàng. - Yêu cầu học sinh phân tích câu. + Những từ loại nào trong câu mà em đã biết? - Vậy tử bẻ, biến thành thuocj loại từ gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó. b/. Tìm hiểu ví dụ: - Gọi học sinh đọc phần nhận xét. - Yêu cầu học sinh thảo luận trong nhóm để tìm các từ theo yêu cầu. - Gọi học sinh phát biểu ý kiến. Các học sinh khác nhận xét, bổ sung. - Giáo viên kết luận. * Các từ: - Chỉ hoạt động của anh chiến sĩ hoặc của thiếu nhi: nhìn, nghĩ, thấy. - Chỉ trạng thái của các sự vật. + Của dòng thác: đổ, (đổ xuống). + Của lá cờ: bay. - Các từ nêu trên chỉ hoạt động, trạng thái của người hoặc của vật. Đó là động từ. Vậy động từ là gì? c/. Ghi nhớ. - Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ. - Vậy từ bẻ, và từ biến thành có là động từ không? Vì sao? - Yêu cầu học sinh lấy ví dụ về động từ chỉ hoạt động, động từ chỉ trạng thái. d/. Luyện tập Bài 1: - Gọi học sinh đọc yêu cầu và mẫu. - Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm. Yêu cầu học sinh thảo luận và tìm từ. Nhóm nào xong trước dán phiếu lên bảng để các nhóm khác bổ sung. - Kết luận về các từ đúng. Tuyên dương nhóm tìm được nhiều động từ. Bài 2: - Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung. - Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi. Dùng bút ghi vào vở nháp. - Gọi học sinh trình bày, Học sinh khác theo dõi, bổ sung lời giải đúng. - Kết luận lời giải đúng. a/ Đến - Yết kiến - cho - nhận - xin - làm - dùi - có thể - lặn. b/ Mỉm cười - ưng thuận - thử - bẻ - biến thành - ngắt - thành - tưởng - có. Bài 4: - Gọi học sinh đọc yêu cầu. - Treo tranh minh hoạ và gọi học sinh lên bảng chỉ vào tranh để mô tả trò chơi. - Hỏi học sinh đã hiểu cách chơi chưa. - Tổ chức cho học sinh thi biểu diễn kịch câm. + Hoạt động trong nhóm. GV đi gợi ý các hoạt động cho từng nhóm. - Tổ chức cho từng lượt học sinh thi: 2 nhóm thi, mỗi nhóm 5 học sinh. - Nhận xét, tuyên dương nhóm diễn được nhiều động tác khó và đoán đúng động từ chỉ hoạt động của nhóm bạn. 3/ Củng cố, dặn dò: + Hỏi: Thế nào là động từ? + Động từ được dùng ở đâu? - Nhận xét tiết học. - Dặn học sinh về nhà viết 10 từ chỉ động tác đã chơi ở trò chơi xem kịch câm. - 2 học sinh đọc bài. - 3 học sinh đọc thuộc lòng và nêu tình huống sử dụng. - Học sinh đọc câu văn trên bảng - Phân tích câu: Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng. + Em đã biết: * Danh từ chung: Vua, một, cành / sồi / vàng * Danh từ riêng: Mi - đát - Lắng nghe. - 2 học sinh tiếp nối nhau đọc thành tiếng từng bài tập - 2 học sinh ngồi bàn thảo luận, viết các từ tìm được vào vở nháp. - Phát biểu, nhận xét, bổ sung. - Chữa bài (nếu sai). - Động từ là từ chỉ hoạt động trạng thái của sự vật. - 3 học sinh đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm để thuộc ngay tại lớp. - Bẻ, biến thành là động từ. Vì bẻ là từ chỉ hoạt động của người, biến thành là từ chỉ trạng thái của vật. - Ví dụ: * Từ chỉ hoạt động: Ăn uống, xem ti vi, kể chuyện, múa, hát, đi chơi, thăm ông bà, đi xe đẹp, chơi điện tử * Từ chỉ trạng thái: Bay là là, lượn vòng, yên lặng - 1 học sinh đọc thành tiếng. - Hoạt động trong nhóm. - Viết vào VBT: + Các hoạt động ở nhà: Đánh răng, rửa mặt, ăm cơm, uống nước, đánh cốc chén, trông em, quét nhà, tưới cây, tập thể dục, cho mèo ăn, cho gà ăn, nhặt rau, vo gạo, đun nước, pha trà, nấu cơm, gấy quần áo, làm bài tập, xem ti vi, đọc chuyện, chơi điện tử + Các hoạt động ở trường: Học bài, làm bài, nghe giảng, lau bàn, lau bảng, kê bàn ghế, chăm sóc cây, tưới cây, tập thể dục, sinh hoạt sao, chào cờ, hát, múa, kể chuyện, tập làm văn nghệ, diễn kịch - 2 học sinh đọc thành tiếng. - 2 học sinh ngồi cùng bàn trao đổi, làm bài. - Học sinh trình bày và nhận xét, bổ sung. - Chữa bài nếu sai. - 1 học sinh đọc thành tiếng. - 2 học sinh lên bảng mô tả: * Bạn nam làm động tác cúi gập người xuống. Bạn nữ đoán hoạt động cúi. * Bạn nữ làm động tác gối đầu vào tay, mắt nhắm lại. Bạn nam đoán đó là hoạt động ngủ. - Học sinh trả lời. Ví dụ: + Từng nhóm 4 học sinh biểu diễn các hoạt động có thể nhóm bạn làm bằng các cử chỉ, động tác. Đảm bảo học sinh nào cũng được biểu diễn và đoán hoạt động. * Động tác trong học tập: Mượn sách (bút, thước kẻ), đọc bài, biết bài, mở cặp, cất sách vở, viết, phát biểu ý kiến. * Động tác khi vệ sinh thân thể hoặc môi trường: Đánh răng, rửa mặt, rửa dép, chải tóc, quét lớp, lau bảng, kê bàn ghế, tưới cây, nhổ cỏ, hốt rác * Động tác khi vui chơi, giải trí: Chơi cờ, nhảy dây, trồng nụ trồng hoa, kéo co, đá cầu, bơi tập thể dục, chơi điện tử, đọc truyện - Học sinh thi. + Học sinh trả lời. - Học sinh lắng nghe và thực hiện. PHẦN KẾT LUẬN - Việc đổi mới nội dung chương trình cũng như phương pháp dạy học theo sự phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay là một bước đi đúng hướng. Nhưng có thay đổi đến đâu, nội dung hình thức hiện đại nào đi nữa thì môn Luyện từ và câu ở Tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng là không thể thiếu được trong nhà trường. Dù đó chỉ là những bài tập mang tính sơ đẳng, nhưng với bất kì thời đại nào giá trị của nó cũng phù hợp và sâu sắc. Nó đã để lại trong lòng mỗi cá nhân chúng ta khi lớn lên những vốn từ ngữ phong phú, những giá trị về giáo dục qua các từ ngữ đó. Sử dụng bài tập thực hành trong môn Luyện từ và câu của học sinh lớp 4 không có nghĩa là toàn diện. Nhưng nó đã có tác động mạnh mẽ lên quá trình nhận thức của học sinh ở bậc Tiểu học, góp phần làm giàu vốn từ ngữ và những hiểu biết cơ bản cho học sinh. Chính vì vậy chúng ta cần phát huy cao hơn nữa về cách dạy môn Luyện từ và câu ở Tiểu học, khẳng định sự đổi mới của ngành giáo dục là có hiệu quả và bắt nhịp được với sự phát triển của thế giới. - Giáo dục cho học sinh phát triển toàn diện trong dạy học ở Tiểu học là một chiến lược cần thiết và cấp bách của giáo dục nước nhà trong giai đoạn hiện nay. Nội dung chương trình trong sách giáo khoa đối với tất cả các môn cung cấp cho học sinh những kiến thức thiết yếu nhằm đáp ứng hết những gì trong cuộc sống hằng ngày của các em. Đối với phân môn Luyện từ và câu cũng vậy, nó là một phân môn đóng góp không nhỏ đến việc xây dựng vốn từ cho học sinh trong quá trình phát triển nhân cách. Nhưng vấn đề quan trọng ở đây có đạt hiệu quả của bài dạy hay không khi tổ chức dạy học cho học sinh thì lại hoàn toàn phụ thuộc vào người giáo viên giảng dạy. - Bồi dưỡng tư duy là một vấn đề không thể thiếu và mang tầm chiến lược đối với mỗi quốc gia. Con người cần có tư duy để lao động, học tập và làm việc. Một con người làm việc một cách máy móc không có tư duy suy nghĩ thì con người đó không thể thành công. Mà học sinh Tiểu học là măng non, tương lai của đất nước nên cần phải bồi dưỡng ngay từ những bài học đầu tiên. Nhận thức được tầm quan trong đó tôi đã nghiên cứu đề tài trên. Qua nghiên cứu tôi thấy rõ vai trò, thực tế dạy và học phân môn Luyện từ và câu lớp 4. Là một giáo viên Tiểu học bản thân tôi sẽ không ngừng tìm tòi, phát hiện học hỏi và đúc rút nhiều kinh nghiệm hơn nữa trong quá trình học tập và xây dựng chuyên môn cho bản thân để trong tương lai có thể thực hiện các tiết dạy luyện từ và câu sáng tạo, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng học cho học sinh. - Trên đây là công trình nghiên cứu của em nhưng do hạn chế về mặt kinh nghiệm và thời gian kiểm tra thực nghiệm chưa có nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận dược sự thông cảm và ý kiến đóng góp từ phía cô. Xin chân thành cảm ơn! Phiếu điều tra tình hình học tập của học sinh (1) Họ và tên học sinh:.................................................. Lớp:......................................................................... Trường:.... Quận (Huyện):......................................................... Tỉnh (Thành phố):................................................... Em hãy cho biết ý kiến của mình qua các câu hỏi sau. Câu 1: Đối với các bài học có nội dung hội tổ chức trò chơi học tập các em có thái độ như thế nào? (Đánh dấu x vào 1 trong 3 ô trống hoặc ghi ý kiến khác của em) ¨ Rất thích ¨ Bình thường ¨ Không thích Ý kiến khác:......................................................................................................... Câu 2: Các em có tiến hành thảo luận nhóm trong giờ học Luyện từ và câu không? (Đánh dấu x vào 1 trong 3 ô trống hoặc ghi ý kiến khác của em) ¨ Thường xuyên ¨ Thỉnh Thoảng ¨ Không Ý kiến khác:......................................................................................................... Câu 3: Em có thường trao đổi với các bạn về cách làm bài tập khi thảo luận nhóm không? (Đánh dấu x vào 1 trong 3 ô trống hoặc ghi ý kiến khác của em) ¨ Thường Xuyên ¨ Thỉnh Thoảng ¨ Không Ý kiến khác:......................................................................................................... Câu 4: Trong giờ học có nội dung phát triển tư duy em hoạt động như thế nào? (Với mỗi hoạt động, hãy đánh dấu x vào 1 trong 3 cột) Các hoạt động Mức độ hoạt động Rất thích Thích Không thích - Nghe giáo viên hướng dẫn - Trao đổi, thảo luận với bạn để hoàn thành yêu cầu bài tập - Đưa ra ý kiến của mình - Lắng nghe ý kiến của các bạn về cách làm bài Câu 5: Em thích những hoạt động nào trong giờ học Luyện từ và câu? (Với mỗi hoạt động, hãy đánh dấu x vào 1 trong 3 cột) Các hoạt động Mức độ hoạt động Rất thích Thích Không thích - Nghe giáo viên hướng dẫn - Trao đổi, thảo luận với bạn để hoàn thành yêu cầu bài tập - Đưa ra ý kiến của mình - Lắng nghe ý kiến của các bạn về cách làm bài Câu 6: Em thường gặp khó khăn gì khi học các tiết Luyện từ và câu? (Đánh dấu x vào ô trống hoặc ghi ý kiến khác của em) ¨ Nêu ra suy nghĩ của mình về vấn đề GV đưa ra. ¨ Làm bài tập theo những cách khác nhau. Ý kiến khác:......................................................................................................... Câu 7: Em có thường xuyên được nêu lên suy nghĩ của mình trong các giờ học Luyện rừ và câu không? (Đánh dấu x vào 1 trong 3 ô trống hoặc ghi ý kiến khác của em) ¨ Thường xuyên ¨ Thỉnh Thoảng ¨ Không Ý kiến khác:......................................................................................................... Câu 8: Khi gặp khó khăn em sẽ làm gì? (Đánh dấu x vào 1 trong 3 ô trống hoặc ghi ý kiến khác của em) ¨ Nhờ thầy cô hướng dẫn ¨ Trao đổi, thảo luận với các bạn trong nhóm để được giúp đỡ ¨ Không làm gì cả, im lặng ngồi nghe các bạn trong nhóm nói Ý kiến khác:......................................................................................................... Câu 9: Em cảm thấy giờ học khi được GV tổ chức trò chơi học tập? (Đánh dấu x vào ô trống hoặc ghi ý kiến khác của em) ¨ Giờ học lôi cuốn, hấp dẫn em ¨ Em được học tập tích cực, hiểu bài sâu sắc ¨ Giờ học tẻ nhạt Ý kiến khác:......................................................................................................... Phiếu thăm dò ý kiến (Dành cho giáo viên tiểu học) Xin anh chị vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề sau: Câu 1: Theo anh, chị thì việc vận dụng các phương pháp phát triển tư duy trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh có quan trọng không? (Đánh dấu x vào 1 trong 3 ô trống hoặc ghi ý kiến khác của anh chị) ¨ Rất quan trọng ¨ Quan trọng ¨ Không quan trọng Ý kiến khác:......................................................................................................... Câu 2: Anh (chị) có thường xuyên vận dụng các phương pháp phát triển tư duy trong dạy học tiếng Việt không? (Đánh dấu x vào 1 trong 3 ô trống hoặc ghi ý kiến khác của em) ¨ Thường xuyên ¨ Thỉnh Thoảng ¨ Không Ý kiến khác:......................................................................................................... Câu 3:Khi dạy phát triển tư duy tròn Luyện từ và câu, anh (chị) thường tích hợp những phân môn nào của môn Tiếng Việt? ¨ Tập đọc ¨ Chính tả ¨ Kể chuyện ¨ Tập làm văn Câu 4: Theo anh chị khó khăn khi vận dụng các phương pháp nhằm phát triển tư duy trong dạy học Luyện từ và câu cho học sinh là gì? (Đánh dấu x vào ô trống hoặc ghi ý kiến khác của anh chị) ¨ Mất nhiều thời gian chuẩn bị ¨ Khó hướng dẫn học sinh ¨ Học sinh không biết cách thực hiện ¨ Giáo viên chưa có kinh nghiệm Ý kiến khác:......................................................................................................... Câu 5: Anh, chị thường sử dụng phương pháp nào trong dạy Tiếng Việt? (Với mỗi phương pháp, hãy đánh dấu x vào 1 trong 3 cột phù hợp với suy nghĩ của anh chị) Phương pháp Mức độ sử dụng Thường xuyên Đôi khi Không sử dụng 1. Thảo luận nhóm 2. Tổ chức trò chơi học tập 3. Phân tích ngữ liệu 4. Nêu vấn đề 5. Tích hợp các phân môn 6. Luyện tâp, thực hành Câu 6: Theo anh chị khi vận dụng các phương pháp phat triển tư duy vào trong dạy học Luyện từ và câu, các mục đích dưới đây có tầm quan trọng như thế nào? (Với từng mục đích, hãy đánh dấu x vào 1 trong 5 cột phù hợp nhất với suy nghĩ của anh chị) Mục đích của việc sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy học Rất quan trọng Hơi quan trọng Phân vân Không quan trọng lắm Hoàn toàn không quan trọng 1. Phát triển năng lực tư duy cho học sinh 2. Giúp cho học sinh biết cách phat biểu cảm nghĩ 3. Giúp học sinh mạnh dạn, tự tin hơn 4. Phát triển kĩ năng giao tiếp cho các em 5. Phát triển ngôn ngữ cho học sinh 6. Hình thành cho học sinh kĩ năng tham gia hội thoại, xử lí tình huống 7. Gây hứng thú học tập cho học sinh 8. Rèn cho học sinh kỹ năng thực hành và vận dụng vào cuộc sống Câu 7: Theo anh (chị) các phương pháp bồi dưỡng năng lực tư duy có giúp ích gì trong quá trình dạy học? (Đánh dấu x vào 1 trong các ô trống sau hoặc ghi ý kiến khác) ¨ Học sinh hứng thú hơn ¨ Học sinh biết cách phát biểu cảm nghĩ ¨ Học sinh hiểu bài nhanh. Ý kiến khác:......................................................................................................... Câu 8: Anh chị đã tiến hành dạy học Luyện từ và câu theo các cách nào dưới đây và hiệu quả của từng cách như thế nào? (Đánh dấu x vào cột phù hợp với suy nghĩ của anh chị) Các cách sử dụng Mức độ sử dụng Hiệu quả Thường xuyên Ít khi Chưa sử dụng Hiệu quả Ít hiệu quả Không hiệu quả GV đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. HS thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của GV. GV đặt vấn đề, gợi ý để HS tìm ra cách giải quyết vấn đề. HS thực hiện cách giải quyết vấn đề. GV cung cấp thông tin, tạo tình huống. HS phát hiện và xác định vấn đề, tự lực đề xuất các giả thuyết và lựa chọn cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của GV khi cần. Cách sử dụng khác của anh chị:........................................ .............................................. Câu 9: Theo anh chị, học gặp những khó khăn gì? (Đánh dấu x vào những cột phù hợp với suy nghĩ của anh chị) Khó khăn Đồng ý Phân vân Không đồng ý 1. Mất nhiều thời gian chuẩn bị cho bài dạy 2. Khó hướng dẫn cho học sinh giải quyết vấn đề 3. Học sinh khó tự mình phát hiện vấn đề 4. Khó tạo ra được tình huống có vấn đề 5. GV khó chủ động về thời gian 6. GVchưa có kinh nghiệm trong việc sử dụng Xin cảm ơn sự hợp tác của anh, chị! Họ và tên giáo viên:................................................................. Nơi công tác (Trường):............................................................ Quận (Huyện):......................................................................... Tỉnh (Thành phố):.................................................................... TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt, Lê A. 2/ Phương pháp dạy học Tiếng việt 1, Lê Phương Nga - Đỗ Xuân Thảo Lê Hữu Tỉnh. 3/ Phương pháp dạy học Tiếng việt 2, Lê Phương Nga - Nguyễn Trí. 4/ Sách giáo khoa Tiếng việt 4. 5/ Sách giáo viên Tiếng việt 4. 6/ Tài liệu bồi dưỡng cốt cán cấp Tỉnh, môn Tiếng việt lớp 4. 7/ Tập sách giáo dục Tiểu học.
File đính kèm:
- boi_duong_nang_luc_tu_duy_cho_hoc_sinh_lop_4_3836.docx