Đề tài Mỗi góc học tập của học sinh có một bản đồ và nội dung chú thích về quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam

1. TÊN SÁNG KIẾN

Triển khai mô hình “Mỗi góc học tập của học sinh có một bản đồ và nội

dung chú thích về quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam” ở Trường

THCS Tố Hữu, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên.

2. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Áp dụng trong lĩnh vực dạy học, giáo dục và tuyên truyền về biển, đảo tại

các trường học, cơ quan, đơn vị, các tổ chức chính trị, xã hội, các ban, ngành, đoàn

thể địa phương.

Áp dụng để tuyên truyền, giáo dục nâng cao hiểu biết và ý thức về chủ

quyền biển, đảo tại các trường học, trung tâm giáo dục, bệnh viện, trụ sở làm việc

của các cơ quan, các xí nghiệp, các tụ điểm công cộng, nhà văn hóa cộng đồng, kể

cả xe chở khách và máy bay chở khách.

Mô hình này, có hình ảnh trực quan của “bản đồ Việt Nam” và “nội dung

chú thích về hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam” sẽ giúp cán bộ,

công chức, viên chức (CBCCVC) và học sinh các trường học, học viên các trung

tâm giáo dục, CBCCVC các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ

trang, bệnh viện, công nhân các xí nghiệp, người dân, du khách, kể cả người nước

ngoài tại những nơi công cộng, hành khách ngồi trên xe và trên máy bay được

tiếp nhận thông tin thường xuyên, sẽ có thêm hiểu biết đúng đắn và đầy đủ, khẳng

định Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam. Qua đó, tạo sự đồng thuận và hợp

tác, giúp mọi người nâng cao ý thức bảo vệ biển, đảo và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam

pdf23 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 1720 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Mỗi góc học tập của học sinh có một bản đồ và nội dung chú thích về quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đến phụ huynh học sinh. 
Bước 3- Lựa chọn tấm bản đồ Việt Nam, dự thảo nội dung chú thích về 
Trường Sa, Hoàng Sa; báo cáo Đảng ủy xã Đức Bình Đông và xin ý kiến tư vấn, 
góp ý của Ban Tuyên giáo huyện Ủy Sông Hinh. 
Bước 4- In và phát bản đồ cho học sinh, cho CBVC trong ngày 05/9/2014 
nhân dịp khai giảng năm học 2014- 2015; 
Bước 5- Phân công phụ trách kiểm tra việc thực hiện treo bản đồ ở góc học 
tập tại nhà của mỗi học sinh, tại các lớp học và tại nhà trường thường xuyên, kiểm 
tra, đôn đốc việc dạy tích hợp qua các môn học. 
Ảnh- Học sinh nhận “bản thông điệp” trong ngày Khai giảng 
Nguồn: Phú Yên Online “Góc học tập của em Lê Thị Thùy Dương 
Trường THCS Tố Hữu treo bản đồ Việt Nam” - Ảnh: N.LY, 
 12 
Bước 6- Mời các thành viên nhà trường tham gia để thành lập các ban tuyên 
truyền và thực hiện các nội dung công việc theo kế hoạch. Trong đó: 
Mời Tổng phụ trách Đội và giáo viên dạy Mĩ thuật, giáo viên dạy Âm nhạc 
tham gia phụ trách tổ chức các hội thi: Văn nghệ, vẽ và triển lãm tranh; giáo viên 
Ngữ văn và Lịch sử tham gia phụ trách biên tập nội dung bài phát thanh măng non 
và thuyết trình về biển, đảo cho học sinh trong các buổi chào cờ hàng tuần. 
Bước 7- Mời báo cáo viên cấp huyện đã tham gia tập huấn kiến thức biển 
đảo do Sở GD&ĐT Phú Yên tổ chức để báo cáo lại cho CBVC và học sinh nhà 
trường. 
Bước 8- Phối hợp với Trung tâm học tập cộng đồng xã tổ chức tuyên truyền 
mô hình giáo dục biển, đảo cho phụ huynh và nhân dân tại các cuộc họp thôn, 
buôn. 
Bước 9- Tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả thực hiện 
“Mô hình” trên cơ sở tiếp nhận: Các nguồn thông tin trên báo chí, Website và dư 
luận đồng tình của xã hội; Quan sát sự hưởng ứng, tham gia của CBVC, thái độ tích 
cực hoạt động của học sinh; Khảo sát học sinh qua bài kiểm tra kiến thức biển, đảo. 
* Kết quả của sáng kiến 
Quá trình triển khai thực hiện “Mô hình giáo dục biển, đảo” này, chúng tôi 
thu được những kết quả ở từng công đoạn, từng nội dung và hiệu quả trong cách 
thức thực hiện như sau: 
- Được sự đồng ý của Đảng ủy xã Đức Bình Đông và Ban tuyên giáo Huyện 
ủy Sông Hinh cho phép triển khai “Mô hình” theo kế hoạch đề ra. Ông Lê Thành 
Tâm, Bí thư Đảng ủy xã Đức Bình Đông và Ông Lê Thăng Long, chuyên viên phụ 
trách tổ chức cán bộ Phòng GD&ĐT Sông Hinh đã đánh giá cao cách làm sáng tạo 
của nhà trường: “Đây là cách làm sáng tạo của Trường THCS Tố Hữu nhằm nâng 
cao nhận thức về chủ quyền biển đảo, ý thức bảo vệ Tổ quốc cho CBVC, học sinh 
và phụ huynh học sinh nhà trường nói riêng và mọi người dân nói chung. (Nguồn: 
songhinh.phuyen.gov.vn). 
- Sự thống nhất của Chi bộ và tập thể lãnh đạo, cũng như sự đồng thuận và 
nhiệt tình tham gia hưởng ứng rất tích cực của các đoàn thể và từng cá nhân CBVC 
của nhà trường. Giáo viên cũng đồng tình ủng hộ và nghiêm túc thực hiện việc tích 
 13 
hợp, lồng ghép các nội dung về biển, đảo một cách có chiều sâu vào các tiết dạy, 
tăng cường đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá nội dung này theo 
tinh thần chỉ đạo của Sở GD&ĐT. 
- Được sự đón nhận rất nhiệt tình của các em học sinh khi được học, nghe 
tuyên truyền và tham gia các hoạt động văn nghệ, vẽ tranh, phát thanh măng non, 
thuyết trình dưới cờ về biển, đảo. Đặc biệt là khi nhận “bản thông điệp” về treo tại 
“góc học tập”. Cùng với đó, phụ huynh cũng nhiệt tình hưởng ứng. Ông Lê Hùng 
Vương, phụ huynh của em Lê Thị Thùy Dương học sinh trường THCS Tố Hữu 
nhận xét: “Tôi thấy việc nhà trường giao bản đồ 
cho học sinh về treo ở góc học tập rất bổ ích. 
Không những cháu cố gắng học tập hơn mà còn 
quan tâm đến chuyện thời sự về biển đảo quê 
hương, nhất là trong thời gian Trung Quốc 
ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải 
Dương 981 vào vùng biển nước ta. Từ việc này, 
chúng tôi cũng quan tâm đến tình hình biển đảo 
và chắc chắn rất nhiều người khác cũng vậy”. (Nguồn: Phú Yên Online-Một cách 
làm thiết thực, Ngọc Ly- Anh Đào) 
- Làm được 160 “bản thông điệp” trên khổ giấy A3. Trong đó, phát cho 137 
học sinh của toàn trường từ lớp 6 đến lớp 9 để treo tại “góc học tập” ở nhà, mỗi học 
sinh có 01 bản; số còn lại treo tại 04 phòng học/04 lớp và các phòng chức năng, 
phòng làm việc của nhà trường; phát cho mỗi CBVC 01 bản tại Lễ khai giảng năm 
học- ngày 5/9/2014) 
 14 
- Làm 02 bản “thông điệp” lớn với kích thước mỗi bản 1,2m x 1,8 m treo tại 
Sảnh chính của nhà trường. 
- Nhà trường đăng cai tổ chức thành công 01 đợt tập huấn về kiến thức biển, 
đảo cấp huyện do Phòng giáo dục chủ trì. 
- Tổ chức quán triệt các văn bản pháp luật thường xuyên trong tất cả các 
cuộc họp, các buổi chào cờ và phát thanh 02 lần/tuần. 
- Phân công mỗi tổ, mỗi đoàn thể và mỗi lớp luân phiên thuyết trình về biển, 
đảo trong tất cả các buổi chào cờ đầu tuần trong cả năm học. 
- Phối hợp với Trung tâm học tập cộng đồng xã tổ chức truyên truyền 02 lần 
cho nhân dân và phụ huynh các văn bản quy phạm pháp luật về biển, đảo tại nhà 
văn hóa thôn Bình Giang và Buôn Thung của xã Đức Bình Đông có hơn 250 người 
tham dự. 
- Phát động cuộc thi tìm hiểu về biển, đảo; Gởi bài dự thi vận dụng kiến thức 
liên môn để giải quyết tình huấn thực tiễn cấp THCS với chủ đề “Biển đảo quê 
hương” cấp huyện và tỉnh 
- Tổ chức Thi vẽ tranh và trưng bày sản phẩm tranh về biển, đảo. 
- Tổ chức Văn nghệ hát về biển, đảo lồng ghép trong ngày khai giảng, Sơ kết 
HKI năm học 2014-2015 và ngày 26/3 học sinh tham gia rất sôi nổi. 
Nhìn chung, việc triển khai “mô hình giáo dục biển, đảo” ở trường THCS Tố 
Hữu, Sông Hinh đã tạo được hiệu ứng tích cực, có sức lan tỏa rộng rãi trong cộng 
đồng và được dư luận xã hội đồng tình. Mỗi CBVC, học sinh nhà trường không 
Nguồn: Phóng sự của STV Sông Hinh 
 15 
những được bổ sung thêm kiến thức về biển, đảo mà còn có sự hiểu biết đúng đắn 
về chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, đồng 
thời cũng hình thành ý thức trong việc bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. 
* Sản phẩm được tạo ra từ giải pháp: 
Tên gọi: Mô hình “mỗi góc học tập của học sinh có một bản đồ và nội dung 
chú thích về quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam” được triển khai ở 
Trường THCS Tố Hữu, huyện Sông Hinh được hiểu, thực chất đó là toàn bộ quá 
trình triển khai thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục về biển, đảo ở trường THCS 
Tố Hữu và được gọi chung là “Mô hình giáo dục biển, đảo”. Bao gồm các nội 
dung, hình thức và cách thức thực hiện cụ thể như sau: 
Nội dung 1: Làm và phát “Bản thông điệp” cho học sinh và CBVC nhà 
trường. Đây là nội dung trọng tâm của mô hình. Cụ thể đó là: 
- Làm bản in màu trên 
khổ giấy A3, trong đó có bản 
đồ Việt Nam và nội dung chú 
thích về quần đảo Trường Sa, 
Hoàng Sa của Việt Nam với 
dòng chữ “Trường THCS Tố 
Hữu hướng về biển đảo, bảo 
vệ tổ quốc” phát cho học 
sinh để treo tại “góc học 
tập” ở nhà của mỗi học sinh và tại các lớp học; phát cho CBVC treo tại nhà và các 
phòng làm việc; Làm 02 “bản thông điệp” lớn, mỗi bản có kích thước 1,2m x 1,8m 
treo tại Sảnh chính của nhà trường. 
Nội dung 2: Tất cả những nội dung và cách thức của công tác phổ biến các 
văn bản chỉ đạo của các cấp, của ngành và nhà trường cho tất cả CBVC, học sinh 
được gọi chung là “phổ biến văn bản chỉ đạo”. 
Nội dung 3: Toàn bộ nội dung, hình thức tổ chức quán triệt, tuyên truyền các 
văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến biển, đảo được giọi chung là “tuyên 
truyền pháp luật”. 
 16 
Nội dung 4: Gồm các hình thức tổ chức, các hoạt động hướng về biển, đảo 
do nhà trường triển khai và thực hiện như: Phát thanh măng non, thi vẽ và trưng 
bày tranh, thuyết trình trong lễ chào cờ, hát về biển đảo, tích hợp và lồng ghép vào 
các môn học được gọi chung là “Chuỗi các hoạt động” 
7.2. THUYẾT MINH VỀ PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN 
Sáng kiến này đã được áp dụng tại trường THCS Tố Hữu, huyện Sông Hinh 
do Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng nhà trường đồng chủ trì, để giáo dục, giảng dạy 
và tuyên truyền về biển, đảo cho CBVC, học sinh, phụ huynh và cộng đồng dân ở 
xã Đức Bình Đông, huyện Sông Hinh. 
Với ưu điểm, dễ làm, dễ triển khai và có hiệu quả tác động lâu dài, tạo được 
hiệu ứng tích cực, rộng rãi trong cộng đồng. Vì vậy, giải pháp sáng kiến này sẽ 
được áp dụng có hiệu quả trên phạm vi toàn tỉnh Phú Yên, nhất là trong lĩnh vực 
giáo dục, dạy học, công tác tuyên truyền về biển, đảo tại các trường học ở vùng 
miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; các cơ quan, đơn vị, các tổ chức chính 
trị- xã hội, các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh. Đặc biệt, tại các trường học, trung 
tâm giáo dục, bệnh viện, trụ sở làm việc của các cơ quan, các xí nghiệp, các tụ 
điểm công cộng, kể cả xe chở khách và máy bay chở khách để họ biết rõ thông tin 
về Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam thông qua chú thích và hình ảnh trực 
quan. Nhận xét về mô hình “Việc làm tuy nhỏ nhưng sẽ tạo được hiệu ứng lớn, mô 
hình sáng tạo này tuy chỉ mới bắt đầu triển khai nhưng không phải chỉ duy nhất, 
riêng trường THCS Tố Hữu, Sông Hinh mới làm được mà trong thời gian tới các 
trường học khác cũng có thể cùng triển khai để cùng chung tay giáo dục thế hệ trẻ 
về chủ quyền biển đảo và nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc”(Nguồn: Phuyen.edu.vn) 
 7.3. THUYẾT MINH LỢI ÍCH KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA SÁNG KIẾN 
Chúng tôi triển khai sáng kiến tại trường THCS Tố Hữu, huyện Sông Hinh 
với “Mô hình giáo dục biển, đảo”. Trọng tâm là giáo dục nâng cao hiểu biết và ý 
thức chủ quyền biển, đảo thông qua “Bản thông điệp” treo tại “góc học tập” của 
mỗi học sinh. Qua những nội dung và cách làm cụ thể đã tuyên truyền, giáo dục về 
biển, đảo như: Phổ biến văn bản chỉ đạo; tổ chức tuyên truyền pháp luật; lồng ghép 
tích hợp giáo dục qua các môn học; tổ chức “Chuỗi các hoạt động” hướng về biển, 
đảo. 
Chúng tôi đánh giá lợi ích thu được như sau: 
 17 
Thứ nhất: Tất cả CBVC, học sinh đã nắm vững các văn bản chỉ đạo của các 
cấp về ý nghĩa, tầm quan trọng, sự cần thiết và cấp bách của việc đẩy mạnh công 
tác tuyên truyền, giáo dục biển, đảo. 
Thứ hai: Tất cả CBVC, học sinh đã được trang bị các văn bản quy phạm 
pháp luật về biển, đảo. Qua đó, có thêm sự hiểu biết về chủ quyền, quyền chủ 
quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển, đảo; Ý thức cao trong việc 
chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước 
về biển, đảo và bảo vệ chủ quyền, biên giới lãnh hải, bảo vệ vững chắc nền độc lập 
của Tổ quốc. 
Thứ ba: Qua việc tổ chức “chuỗi các hoạt động” hướng về biển, đảo cùng 
với việc tích cực dạy học lồng ghép, tích hợp giáo dục qua các môn học đã giúp 
cho CBVC, học sinh được bổ sung kiến thức, nâng cao hiểu biết một cách cơ bản, 
khẳng định chắc chắn chủ quyền biển, đảo. Cụ thể: 
1- Qua kiểm tra học sinh bằng 20 câu hỏi trắc nghiệp (0,5điểm/câu) để xác 
định kiến thức học sinh qua các mặt: Biết một số đặc điểm về vị trí, giới hạn, tự 
nhiên, đặc biệt là tiềm năng kinh tế của Biển Đông; Hiểu phạm vi và quy chế pháp 
lí của các vùng biển và thềm lục địa, đặc biệt là một số căn cứ khẳng định chủ 
quyền biển, đảo của nước ta; Biết vị trí địa lí và đặc điểm của một số đảo, quần đảo trên 
vùng biển Tổ quốc; Hiểu ý nghĩa của vùng biển đối với tự nhiên, kinh tế và an ninh quốc 
phòng ở nước ta. 
 - Kết quả như sau: 
Tổng số: 137 HS toàn trường làm 
bài kiểm tra. Trong đó, đạt điểm: 
Nội dung kiến thức T.Số 
Câu 9-10 7-8 5-6 3-4 1-2 
1- Biển đông và vùng biển Việt Nam; 
2- Tài nguyên và khai thác tài nguyên; 
3- Bảo vệ môi trường biển, đảo Việt Nam. 
20 82 HS 43HS 8 HS 3 HS 1HS 
2- Kiểm tra để xác định học sinh hiểu biết về vị trí, vai trò, tiềm năng thế 
mạnh của biển, đảo Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Qua 
chấm bài kiểm tra: Có 71/137 HS đạt điểm Giỏi; có 42/137 HS đạt điểm Khá; có 
19/137 HS đạt điểm Trung bình; có 5 HS đạt điểm dưới Trung bình. 
 18 
3- Kiểm tra để xác định học sinh hiểu biết về cơ sở pháp lý, chứng cứ lịch sử 
và thực tiễn, khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, 
khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Qua chấm bài kiểm tra: Có 
95/137 HS đạt điểm Giỏi; có 33/137 HS đạt điểm Khá; có 5/137 HS đạt điểm Trung 
bình; có 4 HS đạt điểm dưới Trung bình. 
4- Kiểm tra kiến thức hiểu biết các vấn đề về tài nguyên và môi trường biển, 
về không gian biển, đảo của đất nước. Qua chấm bài kiểm tra: Có 83/137 HS đạt 
điểm Giỏi; có 26/137 HS đạt điểm Khá; có 23/137 HS đạt điểm Trung bình; có 5 HS 
đạt điểm dưới Trung bình. 
5- Có 40/137 bài của HS đạt giải cấp trường qua cuộc thi tìm hiểu về biển, 
đảo; Sở GD&ĐT Phú Yên công nhận 01 bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để 
giải quyết tình huấn thực tiễn cấp THCS với chủ đề “Biển đảo quê hương”. 
6- Tổ chức Thi vẽ tranh và trưng bày sản phẩm tranh về biển, đảo cho 04 
lớp, mỗi lớp tham gia 10 sản phẩm. Kết quả có 14/40 sản phẩm đạt giải. 
Thứ tư: Đã hình thành cơ bản, bước đầu về sự nhận thức, ý thức tuyên truyền, 
giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nâng cao ý thức đấu tranh bảo vệ, 
giữ gìn chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Báo điện tử Phú Yên Online 
thứ Tư, 19/11/2014 đã nhận định “Được treo tại góc học tập ở nhà, bản đồ không 
chỉ giúp các em, gia đình mà cả hàng xóm khi đến chơi đều nhìn thấy và khẳng 
định quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam”. (Nguồn: Phú Yên Online, 
Một cách làm thiết thực, Ngọc Ly- Anh Đào) 
Nguồn: Trường THCS Tố Hữu, Tranh vẽ của học sinh 
 19 
Thứ năm: Tạo ra hiệu ứng tích cực trong cộng đồng và được xã hội đồng 
thuận, quan tâm với ý nghĩa tích cực: 
1- Đã có nhiều bài viết, bài báo, trang mạng có uy tín đưa tin và đánh giá cao 
cách làm sáng tạo này. Website của Sở GD&ĐT Phú Yên, cổng thông tin điện tử 
của UBND huyện Sông Hinh, Website trường; Bản tin nội bộ của Ban Tuyên giáo 
huyện Ủy Sông Hinh. 
2- Đài truyền thanh, truyền hình huyện Sông Hinh thực hiện 01 phóng sự về 
“Mô hình” của nhà trường, đã phát trên sóng kênh STV và phát thanh đưa tin 02 
lần trên đài truyền thanh của huyện. (có đĩa phóng sự kèm theo) 
Qua “Mô hình giáo dục biển, đảo” tại trường THCS Tố Hữu, đã tạo ra hiệu ứng 
tích cực không chỉ trong nhà trường mà cả ngoài xã hội; thu hút sự quan tâm của 
các hội, đoàn thể, ban ngành của địa phương; sự vào cuộc nhiệt tình của phụ huynh 
và cộng đồng dân cư. Được dư luận xã hội đồng tình và đánh giá cao. “Mô hình 
này tuy đơn giản nhưng sẽ tạo được hiệu ứng lớn, có thể nhân rộng trong thời gian 
tới ở các trường học khác để cùng chung tay giáo dục thế hể trẻ về chủ quyền biển 
đảo và nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc. (Nguồn: Tập san- BTG huyện Ủy Sông 
Hinh). 
* Cam kết: Chúng tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và 
không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. 
 XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ TÁC GIẢ ĐỒNG TÁC GIẢ 
 Nguyễn Hồng Sử Nguyễn Thị Bích Lệ 
 20 
PHỤ LỤC 
1. Đĩa phóng sự của STV về Mô hình này và Bài giảng 04 chuyên đề. 
2. Câu hỏi kiểm tra kiến thức học sinh. Trong đó 
Phần1. Bài kiểm tra trắc nghiệm (gồm 20 câu hỏi về kiến thức thuộc các lĩnh 
vực: Biển đông và vùng biển Việt Nam; Tài nguyên và khai thác tài nguyên; Bảo 
vệ môi trường biển, đảo Việt Nam). 
Câu 1. Bờ biển nước ta nằm ở phía nào của Biển Đông? 
A. Phía Đông. B. Phía Tây. C. Phía Bắc. D. Phía Nam. 
Câu 2. Quốc gia nào dưới đây không nằm ven Biển Đông? 
A. Mianma. B. Campuchia. C. Brunây D. Thái Lan 
Câu 3. Vùng biển nước ta có diện tích khoảng? 
A. 0,5 triệu km2. B. 1 triệu km2. C. 3 triệu km2. D. 3,5 triệu km2. 
Câu 4. Nước ta có đường bờ biển dài 
A. 1260 km. B. 2260 km. C. 3260 km. D. 4260 km. 
Câu 5. Địa phương giáp biển nằm ở vĩ độ cao nhất nước ta là? 
A. Nam Định. B. Hải Phòng. C. Thái Bình. D. Quảng Ninh. 
Câu 6. Địa phương giáp biển nằm ở vĩ độ thấp nhất của nước ta là? 
A. Cà Mau. B. Kiên Giang. C. Bạc Liêu. D. Sóc Trăng. 
Câu 7. Huyện đảo Hoàng Sa là đơn vị hành chính thuộc 
A. TP Hải Phòng. B. TP Đà Nẵng. C. Tỉnh Thừa Thiên- Huế. D. Tỉnh Quảng Nam. 
Câu 8. Huyện đảo Trường Sa là đơn vị hành chính thuộc Tỉnh 
A. Quảng Trị. B. Bình Thuận. C. Bà Rịa- Vũng Tàu. D.Khánh Hòa. 
Câu 9. Vùng biển xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền và có chế độ pháp lí của đất liền là? 
A. Nội thủy. B. lãnh hải. C. vùng tiếp giáp lãnh hải. D. thềm lục địa. 
Câu 10. Nội thủy là 
A. vùng nước tiếp giáp với lãnh hải. 
B. vùng nước rộng 12 hải lí tính từ bờ biển. 
C. vùng nước nằm bên trong đường cơ sở và tiếp giáp với bờ biển. 
D. vùng nước nằm trong phạm vi từ bờ biển tới các đảo ven bờ. 
Câu 11. Lãnh hải là? 
A. vùng biển nằm bên trong đường cơ sở, có chiều rộng 12 hải lí. 
 21 
B. vùng biển nằm phía ngoài nội thủy, có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở. 
C. vùng biển nằm giữa bờ biển và vùng tiếp giáp lãnh hải. 
D. vùng biển nằm bên trong vùng tiếp giáp lãnh hải. 
Câu 12. Vùng tiếp giáp lãnh hải có chiều rộng 
A. không vượt quá 12 hải lí tính từ đường bờ biển. 
B. không vượt quá 24 hải lí tính từ đường cơ sở. 
C. không vượt quá 24 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải. 
D. không vượt quá 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải. 
Câu 13. Vùng đặc quyền kinh tế là? 
A. nằm ngoài lãnh hải và rộng 200 hải lí. 
B. nằm ngoài lãnh hải và hợp với lãnh hải thành vùng biển rộng 200 hải lí. 
C. nằm ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải và rộng 200 hải lí. 
D. nằm ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải và hợp với vùng tiếp giáp lãnh hải thành vùng biển rộng 
200 hải lí. 
Câu 14. Nước ta phê chuẩn Công ước 1982 về Luật Biển vào năm nào? 
A. 1982. B. 1984. C. 1992. D. 1994. 
Câu 15. Để hạn chế sự cạn kiệt tài nguyên hải sản và góp phần bảo vệ chủ quyền đất nước cần 
A. đẩy mạnh việc đánh bắt xa bờ. B. thường xuyên kiểm tra việc đánh bắt. 
C. sử dụng lưới mắt to để đánh bắt ven bờ. D. hạn chế việc đánh bắt mang tính hủy diệt. 
Câu 16. Nước ta bắt đầu khai thác dầu mỏ từ năm nào? 
A. 1980 B. 1985 C. 1986 D. 1990 
Câu 17. Bãi biển nào ở nước ta sau đây nằm ở nơi giáp ranh giữa Việt Nam và Trung Quốc? 
A. Bãi Cháy. B. Trà Cổ. C. Đồ Sơn. D. Ti-tốp. 
Câu 18. Môi trường biển bao gồm 
A. Nước biển, không khí. 
B. Sinh vật biển. 
C. Các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo 
D. Nước biển, bờ biển, bãi biển, đáy biển. 
Câu 19. Bảo vệ môi trường nước biển là hoạt động: 
A. Giữ cho môi trường nước biển luôn được trong sạch. 
B. Hạn chế đến tối đa các yếu tố gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nước biển. 
 22 
C. Phục hồi và cải thiện môi trường nước biển. 
D. Tổng hợp của cả 3 nội dung trên.. 
Câu 20. Các hành động mà học sinh trung học cơ sở cần tham gia để bảo vệ môi trường biển đảo: 
A. Thường xuyên và tích cực tham gia tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao nhận thức bảo 
vệ môi trường, tích cực tham gia dọn vệ sinh, xử lý chất thải, khắc phục thiên tai. 
B. Thông tin kịp thời cảnh báo, dự báo về môi trường tới cộng đồng. 
C. Tích cực tham gia trồng cây. 
D. Tất cả các hành động trên. 
Phần 2. Câu hỏi kiểm tra viết các chuyên đề 
Chuyên đề 1: Hỏi - đáp về vị trí, vai trò và tiềm năng của biển, đảo Việt Nam 
1. Vài nét cơ bản về các khu vực biển, hải đảo của Việt Nam trên Biển Đông? 
2. Những nét chính về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của quần đảo Hoàng Sa? 
3. Những nét chính về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của quần đảo Trường Sa? 
Chuyên đề 2: Về các vấn đề liên quan đến các quyền và bảo vệ các quyền của Việt 
Nam trong Biển Đông 
1. Vài nét về một số bản đồ cổ tiêu biểu thể hiện Hoàng Sa, Trường Sa thuộc lãnh thổ của Việt 
Nam? 
2. Khái niệm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán được hiểu như thế nào trong Công 
ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982? 
3. Lập trường của Việt Nam trong giải quyết các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông? 
Chuyên đề 3: Về xây dựng và phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển, đảo Việt Nam 
1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng ta trong Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020? 
2. Bạn hiểu như thế nào về Ngày đại dương Thế giới (Ngày 8 tháng 6)? 
3. Học sinh Việt Nam cần có ý thức và trách nhiệm như thế nào trong sự nghiệp bảo vệ chủ 
quyền biển, đảo của ta trên Biển Đông? 
 23 

File đính kèm:

  • pdfsk_cap_tinh_mo_hinh_giao_duc_bien_dao_1134.pdf
Sáng Kiến Liên Quan