Đề tài Kinh nghiệm xây dựng lớp tự quản trong công tác chủ nhiệm

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, vẫn còn tồn tại những khó khăn đó là một số học sinh vẫn chưa tự quản tốt mặc dù giáo viên chủ nhiệm có quan tâm. Các trường hợp lớp chưa tự quản tốt:

 - Sinh hoạt 10 phút đầu giờ: các em học sinh thường không biết tự ý thức truy bài lẫn nhau thậm chí còn gây ồn ào hoặc trốn ra ngoài ăn quà vặt trong thời gian sinh hoạt 10 phút đầu giờ,

- Tiết trống: ban cán sự lớp chưa tổ chức tốt công tác tự quản, ban cán sự bộ môn chưa làm tốt việc hướng dẫn các thành viên của lớp soạn giải bài tập

- Lao động: Phó lao động chưa biết cách tổ chức, phân công mang dụng cụ, phân công công việc cụ thể cho các thành viên trong lớp. Vì vậy dẫn đến tình trạng có nhiều học sinh phải làm nhiều việc, có nhiều học sinh trốn việc đi chơi,

- Sinh hoạt lớp: ban cán sự lớp, cán sự bộ môn chưa biết tổ chức tốt một tiết sinh hoạt lớp khi không có giáo viên chủ nhiệm.

 

doc26 trang | Chia sẻ: duycoi179 | Lượt xem: 18769 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Kinh nghiệm xây dựng lớp tự quản trong công tác chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và kĩ năng tổ chức quản lý, kĩ năng giáo dục, kĩ năng giao tiếp sư phạm ...
- Giáo viên chủ nhiệm phải là người thầy gương mẫu, có phẩm chất nhân cách tốt đẹp, là tấm gương sáng về đạo đức, lối sống, tư thế, tác phong, làm mẫu người lý tưởng cho tâm hồn các em ...
- Giáo viên chủ nhiệm là người nhiệt tình, yêu nghề tha thiết, có tình thương yêu học sinh, luôn độ lượng và khoan dung, công bằng với mọi học sinh, phối hợp cùng với gia đình để uốn nắn học sinh ... có kinh nghiệm giáo dục học sinh, nhất là học sinh cá biệt ...
- Giáo viên chủ nhiệm lớp cần có năng lực tổ chức và tham gia tích cực vào các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao để thường xuyên cổ vũ, lôi cuốn, thu hút học sinh tập luyện và tham gia các phong trào văn hóa thể thao trong và ngoài trường bổ ích, có hiệu quả.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp phải là người có năng lực tham gia tích cực vào các hoạt động chính trị - xã hội, thường xuyên động viên, khuyến khích học sinh lớp mình tích cực tu dưỡng, rèn luyện và tham gia các hoạt động của nhà trường, của địa phương nhằm gắn liền nhà trường với đời sống xã hội.
- Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm cũng cần phải giáo dục cho các em một số kỹ năng sống như: 
+ Kĩ năng tự nhận thức của học sinh, sự thông cảm, hợp tác, đảm nhận trách nhiệm.
+ Kỹ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực, kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng phê và tự phê bình ...vv
1.2. Biện pháp tổ chức, xây dựng lớp tự quản 
1.2.1. Nội dung của biện pháp
- Tổ chức tập thể lớp theo hướng tự quản tích cực, phát huy được mọi tiềm năng, vai trò của học sinh trong các hoạt động xây dựng tập thể lớp vững mạnh.
- Tôn trọng, tin tưởng ở học sinh, giáo dục cho các em ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm(Với công việc, với bản thân và với mọi người).
- Bồi dưỡng cho đội ngũ cán sự lớp về phương pháp tự quản các hoạt động của tập thể. Hình thành cho các em các kĩ năng tổ chức, điều khiển và biết đánh giá kết qur hoạt động.
1.2.2. Triển khai biện pháp
 Việc tổ chức, xây dựng lớp tự quản vừa là một hoạt động vừa là qua trình giáo dục. Do vậy, GVCN cần triển khai theo hai giai đoạn sau:
* Giai đoạn tổ chức và huấn luyện cơ bản	
- GVCN nêu mục đích, yêu cầu và ý nghĩa của việc tổ chức, xây dựng lớp tự quản có liên quan trực tiếp đến trách nhiệm và quyền lợi của học sinh.
- GVCN giới thiệu cho học sinh cơ cấu tổ chức lớp, các mối quan hệ và cơ chế hoạt động tự quản của tập thể lớp. 
Đối với lớp đầu cấp, GVCN có thể căn cứ vào kết quả thăm dò, tìm hiểu bước đầu, hoặc động viên tinh thần xung phong, hoặc tạm thời chỉ định đội ngũ cán sự tự quản của lớp.
Sau khi lựa chọn đội ngũ cán sự lớp GVCN giao nhiệm vụ, chức năng cụ thể cho từng đối tượng. Tổ chức bồi dưỡng nội dung, phương pháp cho các em.
Tổ chức cho lớp thảo luận, xây dựng kế hoạch năm học để các em xác định được mục tiêu phấn đấu.
* Giai đoạn thể nghiệm trong hoạt động thực tế
 Trong giai đoạn này, phải tạo mọi điều kiện để đội ngũ cán bộ lớp, tổ phát huy được vai trò chủ thể, thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ của mình trong các hoạt động. GVCN luôn giữ vai trò cố vấn, giúp học sinh định hướng vào nền nếp kỉ luật tự giác, nền nếp tự quản, tạo bầu không khí thực sự dân chủ cho lớp, tránh sự áp đặt.
Những hoạt động thực tế có thể tạo điều kiện cho học sinh tự quản là:
+ Tự quản 15 phút đầu giờ: Tổ trưởng, nhóm trưởng tập trung các tổ viên, kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà, xem các bài tập, bài làm được thầy cô giáo yêu cầu, đủ hay thiếu, lí do? Tổ trưởng yêu cầu các tổ viên tự kiểm tra lẫn nhau. Kết quả sẽ được ghi vào sổ theo dõi của tổ.
+ Tự quản các giờ học trên lớp: Giữ trật tự và tham gia phát biểu xây dựng bài. Lớp trưởng, tổ trưởng kịp thời nhắc nhở các bạn vi phạm, thông qua đó chấm điểm thi đua các tổ và cá nhân...
+ Tự quản giờ trống giáo viên: Vì một lý do nào đó mà giáo viên bộ môn vắng mặt, lớp vẫn phải giữ gìn kỉ luật trật tự để không làm ảnh hưởng đến các lớp khác và không được ra khỏi lớp. Lớp trưởng hội ý với cán sự lớp sử dụng giờ trống để chữa bài tập khó cho lớp.
+ Tự quản tiết sinh hoạt tập thể: Đây là tiết sinh hoạt hoàn toàn do lớp tự quản. GVCN chỉ giữ vai trò cố vấn và chỉ xuất hiện khi thật cần thiết để học sinh giải quyết tình huống phức tạp mà các em lúng túng.
+ Tự quản trong hoạt động lao động, vui chơi, thể thao và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Trong các loại hình hoạt động này đều có thể khai thác được những tiềm năng, khả năng tự quản và hình thành các kĩ năng thuần thục cho các em.
 Việc đánh giá kết quả và trình độ tự quản lý của lớp, uy tín và năng lực của đội ngũ cán sự, GVCN có thể sử dụng các phương pháp như: thăm dò ý kiến học sinh bằng phiếu, hỏi ý kiến của các giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn trường; quan sát các hoạt động của các em; tổng hợp các số liệu thi đua của lớp, kết quả xếp loại mỗi học sinh .... 
2. Tổ chức thực hiện
2.1. Xây dựng hệ thống cán sự lớp với tinh thần tự quản, có ý thức trách nhiệm cao với công việc
Ngay từ khi nhận lớp và ổn định lớp tôi đã tìm hiểu và phát huy tính tự giác của học sinh nhất là các em đã từng là cán sự lớp ở cấp 2. Hầu hết ban cán sự lớp được các bạn giới thiệu tự ứng cử. Tuy nhiên, trong thời gian thực hiện có những học sinh sẽ bị loại và bổ sung các học sinh khác có năng lực
Ban cán sự lớp 10A3 gồm có: 
* Lớp trưởng: 01 học sinh
* Bí thư chi đoàn:1 học sinh 
* Thư kí lớp: 1 học sinh
* Lớp phó: 03 học sinh (01 phụ trách học tập, 01 phụ trách văn thể, 01 phụ trách lao động) 
* Cờ đỏ: 1 học sinh 
* Tổ trưởng: 04 học sinh 
* Nhóm trưởng: (mỗi bàn 1 học sinh) 
 Đây là những hạt nhân giúp giáo viên chủ nhiệm điều hành lớp trong phạm vi quyền hạn của lớp. Do vậy, tôi đã rất tập trung, chú ý để lựa chọn đúng những em có năng lực, có tinh thần trách nhiệm cao, gương mẫu, trung thực.
Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cán sự lớp
* Sơ đồ bộ máy tổ chức lớp
GVCN
Nhóm trưởng
Tổ Trưởng 
Lớp trưởng
Bí thư CĐ
Thư kí lớp
Lớp phó HT
Lớp phó văn thể
Lớp phó LĐ
Cờ đỏ
* Chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ cán sự lớp	
Giáo viên chủ nhiệm phải xác định và giao nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với năng lực của từng em để các em nắm được và thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ, từ đó để nhắc nhở, đôn đốc các bạn cùng thực hiện. Cụ thể:
Em Nguyễn Thị Dung A - lớp trưởng:
Phụ trách chung, theo dõi chung về mọi mặt của lớp, đấu mối với cô chủ nhiệm để nắm bắt các nội dung thi đua và cách đánh giá các bạn theo tổ. Chịu trách nhiệm trước giáo viên chủ nhiệm điều hành, quản lý toàn bộ các hoạt động của lớp. Theo dõi đôn đốc lớp chấp hành đầy đủ và nghiêm chỉnh nội quy, quy chế, qui định của nhà trường.
Có sổ theo dõi thi đua, theo dõi 15 phút đầu giờ, trong giờ học  Cuối tuần điều khiển, chủ trì tiết sinh hoạt lớp, nhận xét cụ thể về các tổ, cá nhân, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của lớp. 
Em Lê Thị Lan - Bí thư chi đoàn
Có nhiệm vụ tương đương lớp trưởng, những hoạt động chủ yếu là công tác đoàn có trách nhiệm theo dõi với mọi hoạt động của ĐV - TN trong lớp: Như thực hiện học sinh thanh lịch, phù hiệu, đồng phục và các hoạt động thi đua khác trong Đoàn. Báo cáo kết quả hàng tuần, hàng tháng cho giáo viên chủ nhiệm về tình hình trong lớp, trong chi đoàn, kết quả rèn luyện của các đoàn viên thanh niên.
- Em Nguyễn Thị Linh – Thư kí lớp
Có nhiệm vụ giữ và bảo quản các loại sổ sách của lớp, ghi biên bản các tiết sinh hoạt tập thể lớp, ghi lại các sự kiện xảy ra, các hoạt động trong, ngoài giờ học, ghi chép cả mặt tốt, mặt chưa tốt một cách cụ thể, đồng thời cũng giúp GVCN những việc ghi chép khác khi cần thiết.
- Em Hoàng Thị Dinh - lớp phó phụ trách học tập :
Là học sinh khá của lớp có trách nhiệm cùng với lớp trưởng điều khiển các hoạt động tự quản về học tập của lớp như: tổ chức trao đổi kinh nghiệm học tập tốt; tổ chức hội vui học tập... Ngoài ra, lớp phó phụ trách học tập còn có nhiệm vụ: phụ trách, điều hành nhóm cán sự các môn học hoạt động có hiệu quả; có kế hoach giúp đỡ các bạn học yếu vươn lên; theo dõi, đánh giá kết quả học tập của lớp hang tuần và báo cáo với lớp trưởng, GVCN. 
Em Nguyễn Duy Hoan - lớp phó phụ trách văn nghệ - TDTT .
Chịu trách nhiệm cho lớp tập hát, tập văn nghệ, tham gia các hoạt động văn nghệ - TDTT do trường và đoàn trường tổ chức, theo dõi ý thức tham gia thực hiện của các thành viên và báo cáo với giáo viên chủ nhiệm cùng đôn đốc thực hiện.
Em Đinh Văn Tuấn - Lớp phó phụ trách lao động 
Nhận nhiệm vụ, có kế hoạch bố trí cho các thành viên trong lớp đều được tham gia lao động có kết quả cao. Giúp giáo viên chủ nhiệm triển khai, điều hành các buổi lao động, biết phân công theo dõi, đôn đốc, tổng hợp các công tác lao động để đánh giá vào tiết sinh hoạt cuối tuần.
Em Nguyễn Thị Dung B – Cờ đỏ
Theo dõi, kiểm tra, đánh giá chung các mặt kỉ luật trật tự, thực hiện nội quy của các tổ và các thành viên trong lớp. Cờ đỏ của lớp cũng có nhiệm vụ tham gia hoạt động trực nền nếp trong đội cờ đỏ của nhà trường.
- Các tổ trưởng, nhóm trưởng:
Cùng với ban cán sự lớp, cán sự đoàn tham gia quản lý thi đua ở các tổ theo kế hoạch của lớp. Biết động viên các bạn trong tổ, trong bàn thương yêu, đoàn kết, gắn bó tiến tới giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và các hoạt động khác để làm tốt các mục tiêu thi đua theo kế hoạch của lớp đề ra, theo dõi các bạn trong tổ, trong bàn thông qua xếp loại hàng tuần, tháng, kỳ. Nhắc nhở các thành viên có ý thức tự giác thực hiện nội quy trường lớp.
2.3. Xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh, có tinh thần yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau.
Ngoài đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ đoàn năng nổ, nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm cao, có tinh thần tự giác trong mọi hoạt động thì các thành viên còn lại cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng lớp tự quản tốt. Do đó, đối với học sinh, nhất là những học sinh chưa có ý thức tự giác thực hiện tốt nội quy trường lớp, còn vi phạm nhiều thì ban cán sự lớp kết hợp với giáo viên chủ nhiệm đôn đốc nhắc nhở kịp thời, giáo viên chủ nhiệm kết hợp cùng gia đình để giáo dục học sinh.
Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm luôn gần gũi yêu thương trao đổi với học sinh để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, xu hướng, sở thích của học sinh giúp các em nêu ra "điều muốn nói", tạo ra môi trường thân thiện để các em thấy "Mỗi ngày đến trường là một niềm vui". Từ đó khơi gợi từng bước và phát huy tinh thần làm chủ tập thể của học sinh.
IV. KIỂM NGHIỆM.
1. Kết quả đạt được
Quá trình thực hiện việc xây dựng lớp tự quản đến nay đã hết năm học. Tập thể lớp 10A3 do tôi phụ trách công tác chủ nhiệm lớp, tôi thấy các em vững vàng hơn, tiến bộ hơn, có ý thực tự giác thực hiện nội quy trường lớp. Số học sinh vi phạm nội quy nề nếp, nội quy giờ học giảm, nhất là đội ngũ cán sự lớp đã trở thành cộng sự đắc lực của tôi. Vì vậy, mỗi khi vắng mặt ở lớp tôi rất yên tâm, tin tưởng vào các em.
Từ những biện pháp được áp dụng và phát huy trong nhiều năm đặc biệt là năm học 2012 - 2013 tôi nhận thấy các em mặc dù bước đầu còn bỡ ngỡ song bây giờ các em luôn có ý thức đoàn kết, yêu thương, nhắc nhở giúp đỡ nhau trong mọi mặt. Hiện nay lớp 10 A3 đang là những lớp tiến bộ về mọi mặt. 
1.1.Về đạo đức
 Trong lớp không bao giờ có tình trạng mất cắp đồ, không còn hiện tượng gây gỗ đánh nhau, ý thức phòng chống nhiều tệ nạn xã hội trong học đường cũng được các em thực hiện tốt, các phong trào thi đua của nhà trường - của Đoàn trường đã được tập thể lớp tự giác, nhiệt tình tham gia. Đa số các em trong lớp chăm ngoan, ý thức rèn luyện tu dưỡng đạo đức tốt, các em luôn đoàn kết thương yêu giúp đỡ nhau trong học tập. Các em luôn phát hiện và báo cáo với giáo viên chủ nhiệm kịp thời những hành vi, vi phạm của các bạn để ngăn chặn.
- Kết quả cụ thể:
Bảng thống kê kết quả rèn luyện đạo đức lớp 10A3 năm học 2012 - 2013 
XLHK
Kỳ I
%
Kỳ II
%
Tốt 
6 HS
15,4
18 HS
46,1
Khá 
8 HS
20,5
17 HS
43,6
Trung bình 
13 HS
38,5
3 HS
7,7
Yếu 
10 HS
25,6
1 HS
2,6
1.2. Về học tập
 Đã thực sự dấy lên phong trào thi đua giành nhiều điểm tốt, do đó trong học kỳ I nhiều em từ học lực trung bình đã lên khá và từ học lực yếu đã lên trung bình, không còn học sinh có học lực kém.
- Kết quả cụ thể:
Bảng thống kê kết quả học lực lớp 10A3 năm học 2012 - 2013 
XL HL
Kỳ I
%
Kỳ II
%
Giỏi 
0 HS
0
0 HS
0
Khá 
0 HS
0
 5 HS
12,8
Trung bình 
22 HS
56,4
31 HS
79,5
Yếu 
16 HS
41
 3 HS
7,7
Kém 
1 HS 
2.6
0
0
1.3.Về lao động
 Từ tổ chức xây dựng lớp tự quản tốt, lớp tôi đã đạt kết quả tốt trong các buổi lao động đặc biệt là đối với khu vực tự quản của lớp do nhà trường phân công.
1.4. Hoạt động đoàn
 Được tiến hành song song với các hoạt động trên nhưng là hoạt động bề nổi nên đôi khi các em còn e dè, đầu năm học các hoạt động này phải do giáo viên chủ nhiệm chỉ định ép các em phải thực hiện song chỉ trong một thời gian đầu. Sang học kỳ II tất cả các hoạt động trên các em đã tự giác tham gia rất nhiệt tình và có ý thức trách nhiệm cao đã đạt được những kết quả khả quan như: Đạt giải kéo co, đạt giải cầu lông nam  
Đa số các em tự giác tham gia viết bài trong các cuộc thi do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức.
1.5. Về hoạt động sinh hoạt lớp
 Tôi thực sự yên tâm về ý thức tự quản của lớp và các sinh hoạt đầu tuần; 15 phút đầu giờ hoặc sinh hoạt cuối tuần, ngay cả khi tôi có mặt tại lớp. Vì hiện nay đội ngũ cán sự lớp đã hoàn toàn tự quản các buổi, các giờ sinh hoạt trong lớp, giáo viên chủ nhiệm chỉ làm cố vấn, người dự, lắng nghe các ý kiến và bổ sung, nhận xét và cũng thông qua các giờ sinh hoạt lớp để các em được trình bày những tâm sự, nguyện vọng của mình, tự đánh giá nhận xét nhau, giáo viên chủ nhiệm phải gắn bó với học sinh trong một cộng đồng chung để giải quyết kịp thời những băn khoăn thắc mắc của các em, khen - chê kịp thời công bằng vì giờ sinh hoạt lớp là dạng giáo dục tập thể là một hình thức tự quản cho học sinh và là biện pháp cơ bản trong việc xây dựng tập thể lớp tự quản tốt. 
Bảng kết quả thi đua 
HỌC KỲ I
HỌC KỲ II
Tháng 8: Xếp cuối toàn trường 
 cuối khối 10 
Tháng 1: Xếp thứ 15 toàn trường 
 cuối khối 10
Tháng 9: Xếp thứ 15 toàn trường 
 thứ tư khối 10 
Tháng 2: Xếp thứ 11 toàn trường 
 thứ 3 khối 10
Tháng 10: Xếp cuối toàn trường 
 cuối khối 10
Tháng 3: Xếp thứ 8 toàn trường 
 nhất khối 10
Tháng 11: Xếp cuối toàn trường 
 cuối khối 10
Tháng 4: Xếp thứ 7 toàn trường 
 nhì khối 10
Tháng 12: Xếp thứ 13 toàn trường 
thứ tư khối 10
Tháng 5: Xếp thứ 6 toàn trường 
 nhì khối 10
Nguyên nhân thành công: 
Để có được những kết quả như trên là do những nguyên nhân sau: 
- Bản thân giáo viên chủ nhiệm luôn nhiệt tình, linh động với công việc, công bằng với học sinh, khen thưởng và phê bình kịp thời.
	- Xử lý khéo léo các tình huống đột xuất xảy ra, liên hệ với cha mẹ học sinh để giải quyết nhanh chóng có hiệu quả.
	- Luôn có lòng vị tha đối với các em, bỏ qua những lỗi lầm để tạo niềm tin và tạo cơ hội tiến bộ .
	Ví dụ: 
 (1) Học sinh Dung lớp trưởng (vi phạm): 
Mặc dù là 1 cán sự lớp rất năng nổ, nhiệt tình có trách nhiệm và rất có uy trong công tác lãnh đạo, tổ chức. Nhưng khi vi phạm thì cũng như các bạn học sinh khác tôi cũng yêu cầu viết bản tường trình, bản cam kết, mời phụ huynh đến trao đổi, nhắc nhở phê bình, nhất là trong khi nhắc nhở phê bình trước lớp tôi phân tích để em nhận thấy cái đúng, cái sai, quan trọng hơn cả tôi khẳng định trước lớp rằng "Mặc dù bạn Dung có vi phạm như vậy nhưng cô vẫn tin tưởng ở bạn Dung, không mất lòng tin ở bạn Dung". Chính sự tin tưởng đó của tôi mà em Dung đã tiến bộ, chức vụ lớp trưởng tôi vẫn để em Dung tiếp tục phụ trách. Sau lần vi phạm đó em Dung đã trưởng thành hơn và không còn vi phạm nữa.
(2) Học sinh Đinh Văn Tuấn - Đỗ Thành Sơn.
	Ở đầu năm và trong nửa đầu học kỳ I hai học sinh này liên tục vi phạm nội quy, nề nếp, tác phong, nói năng tự do. Sau một thời gian tôi theo dõi nhắc nhở thì 2 em đã tiến bộ hơn, và trong cuối học kỳ I không còn vi phạm nữa, tự giác tham gia các hoạt động trong trường lớp. Kết quả đánh giá xếp loại học kỳ I tôi đã nhận xét, công bố trong buổi sơ kết kỳ I trước lớp là nâng hạnh kiểm của 2 học sinh này từ TB lên khá làm 2 em rất xúc động và sang học kỳ II hai học sinh này rất tiến bộ giáo viên chủ nhiệm không phải nhắc nhở.
(3) Học sinh Nguyễn Hữu Trọng
Sau rất nhiều lần vi phạm được các bạn trong ban cán sự lớp phê bình nhắc nhở nhưng vẫn không tiến bộ. Sau khi ban cán sự lớp hội ý trao đổi với giáo viên chủ nhiệm tôi đã gặp riêng hỏi thăm em trong cuộc sống và trong học tập thì được biết hoàn cảnh gia đình em có sự khó khăn, bố mẹ có trắc trở, tôi đã động viên phân tích để em hiểu rằng trong cuộc sống "Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh", em Trọng đã khóc và hứa sẽ sửa chữa, không vi phạm nề nếp nữa. Và em đã làm được.
	Trên đây là 2 điểm nhấn đối với các học sinh khác trong lớp. Kết quả cho thấy những học sinh còn vi phạm ở kì I, kì II giảm hẳn và có nhiều học sinh không còn vi phạm nữa. Tập thể lớp tiến bộ rất nhanh trong mọi hoạt động. 
- Bên cạnh đó thì đội ngũ cán sự lớp hoạt động rất nhiệt tình hiệu quả, có tinh thần đoàn kết gắn bó. Các em cán sự lớp và các em trong tập thể lớp. Hầu hết các em cán sự lớp, đoàn đều chăm chỉ, ý thức học tập tốt, biết chủ động sáng tạo trong việc được giao có năng lực lãnh đạo lớp.
PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. KẾT LUẬN 
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong nhiều năm làm công tác chủ nhiểm lớp. Hầu hết những lớp do tôi phụ trách các em đều có ý thức tự giác thực hiện nội qui nền nếp trường học, lớp học, số học sinh vi phạm nội quy, quy chế giảm, nền nếp lớp đều đi lên. Để đạt được kết quả trên trước hết GVCN phải là người nhiệt tình tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao, có lòng vị tha, quan tâm đến học sinh như chính con em mình và thực sự là người mẹ thứ hai cả các em. Nói cách khác, GVCN phải là một công dân gương mẫu, có như vậy ta mới đáp ứng được những yêu cầu và nhiệm vụ mà xã hội đã tín nhiệm, giao phó.
Và qua việc đảm nhiệm công tác chủ nhiệm nhiều năm tôi thấy rằng, để cho tập thể lớp mình chủ nhiệm thực sự có ý thức tự quản tốt thì trong quan hệ thầy - trò, trò - thầy có vai trò hết sức quan trọng trong đó đòi hỏi người giáo viên phải gần gũi, gắn bó, linh động, phải cương quyết, đồng bộ, nhất quán và sáng tạo, phải biết khen – chê, động viên, khuyến khích đúng đối tượng, đúng mực, không thiên vị. Bản thân GVCN phải đánh giá rút kinh nghiệm kịp thời. Có như vậy các em mới thật sự tin cậy vào giáo viên, tự tin phấn đầu rèn luyện và mạnh dạn sáng tạo hơn, đoàn kết tự giác trong học tập và rèn luyện đạo đức tác phong.
Những kết quả và việc làm trên mang tính chất bước đầu. Song, với đối tượng học sinh lớp 10 tôi đã giúp các em bước đầu hiểu biết về một tổ chức lớp tự quản, hiểu rõ vai trò và chức năng của từng thành viên trong tập thể lớp.
II. NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Như chúng ta đã biết để thực hiện thành công sự nghiệp trồng người của mình mỗi giáo viên cần phải có sự nỗ lực, kiên trì, phải biết kết hợp sử dụng các phương pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh. Hay nói cách khác nhà giáo là một con người trí tuệ, đức độ, giàu lòng nhân ái, khoan dung, có vai trò như là người cha, người mẹ Nếu làm được điều đó thì chắc chắn rằng mỗi GVCN chúng ta sẽ thành công trong công tác giáo dục học sinh lớp mình phụ trách. Song, để thành công hơn nữa trong việc giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm cũng cần phải có sự kết hợp của giáo viên bộ môn tại lớp, của Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên, Ban giáo dục nề nếp và cả phụ huynh học sinh, để từ đó giáo dục các em phát huy tinh thần, ý thức tự giác, tự quản tốt. 
 Mặc dù rất cố gắng nhưng ắt hẳn trong qua trình thực hiện đề tài chúng tôi không thể tránh khỏi những sai sót, vì vậy chúng tôi mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện tốt hơn nhằm áp dụng vào công tác chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả cao hơn. 
 Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn BGH nhà trường cùng các đồng nghiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài này.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)
 Nguyễn Thị Thao

File đính kèm:

  • docSang_kien_kinhnghieemj_cong_tac_chu_nhiem.doc
Sáng Kiến Liên Quan