Đề tài Kinh nghiệm tổ chức thực hiện xây dựng “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực”

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

 Đất nước ta đang tiến hành cuộc đổi mới sâu sắc toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Đảng ta đã xác định con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, cần phải có con người phát triển toàn diện, do vậy cần phải đổi mới giáo dục.

 Xác định rõ mục tiêu phát triển giáo dục là một nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiêt, Đảng và nhà nước ta đã tập trung đầu tư cho giáo dục và coi giáo dục là quốc sách hàng đấu. Được sự quan tâm của Đảng nhà nước, các lực lượng xã hội đã tập trung chăm lo cho giáo dục đào tạo. Thực hiện mục tiêu giáo dục ngoài việc dạy kiến thức văn hóa cho học sinh còn phải quan tâm đến những yếu tố tạo điều kiện hoạt động thiết thực cho công tác dạy và học để phát triển môi trường giáo dục lành mạnh. Phong trào xây dựng trường Chuẩn quốc gia trong những năm qua các nhà trường đã từng bước đạt được các tiêu chí về đội ngũ giáo viên, về cơ sở sở vật chất, về thiết bị dạy học, về xã hội hóa giáo dục, về chất lượng và hiệu quả giáo dục phù hợp với một giai đoạn nhất định. Cùng đồng hành với xây dựng trường CQG, các cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” được thực hiện đã từng bước hoàn thiện mô hình trường học giáo dục có chất lượng cao trong thời kỳ đổi mới.

 

doc20 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 1507 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Kinh nghiệm tổ chức thực hiện xây dựng “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông nước được nhà trường phát cặp phao để HS đảm bảo phòng chống đuối nước. 
 	 Đối với giáo viên lồng ghép các bài học, môn học trong việc giáo dục HS giữ gìn vệ sinh cá nhân, các gương người tốt việc tốt, các mô hình trường xanh- scạh – đẹp, an toàn.
 	Đối với nhà trường có bảng tin hàng ngày và trang trí các câu khẩu hiệu mang tính giáo dục cao như: Mõi ngày đến trường là một ngày vui, thực hiện học tập và làm theo tấm gương Hồ Chí Minh, lời dạy của Bác Hồ đối với Thiếu niên nhi đồng 
 Xây dựng hòm thư: Điều em muốn nói” để thông qua hòm thư các em bày tỏ những ý kiến, chia sẻ những tâm tư, suy nghĩ nguyện vọng của mình
 	 Nhà trường phải quan tâm đến công tác phòng cháy chữa cháy và có các dụng cụ phòng cháy chữa cháy: bình xịt, xô chậu xách nước, gậy bùi nhùi rập lửa, để tại các phòng học.
 	 Là trường có học sinh bán trú chúng tôi nghiêm túc thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến nấu ăn cho học sinh. 
 	Hàng năm trung tâm y tế Huyện kiểm tra công tác vệ sinh học đường nhà trường đều được công nhận đạt loại tốt.
2.5. Tổ chức dạy và học hiệu quả, phù hợp với đặc điểm phụ huynh ở địa phương, giúp các em tự tin trong học tập.
	Muốn dạy và học có hiệu quả trước hết nhà trường phải quan tâm bồi dưỡng đội ngũ CBGV có lối sống lành mạnh, có đạo đức tác phong sư phạm , có lòng nhân hậu, có trình độ chuyên môn vững vàng, yêu nghề , mến trẻ, tận tụy vì học sinh thân yêu. 
	 Thường xuyên tổ chức các hội thi, hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học tích cực, dạy giáo án điện tử của các tổ chuyên môn, của tập thể giáo viên nhà trường để tạo ra cái chung nhất trong việc thực hiện kế hoạch nhiệm vụ chỉ đạo thầy cô giáo tích cực đổi mới phương pháp dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực chủ động sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh như: thi giáo viên giỏi, dạy giáo án điện tử, tổ chức giờ dạy thực hành, góp ý xây dựng để nhân rộng các giờ học khác và để đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, 
 Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống trong giảng dạy các môn học : khoa học, địa lý , đạo đức, tiếng việt , đồng thời tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục pháp luật cho học sinh để trao đổi, ứng dụng vào giảng dạy. Trong giảng dạy Tác phong giáo viên phải mẫu mực, gần gũi, tận tụy và công bằng với học sinh, tổ chức cho tất cả học sinh được hoạt động học tập, tích cực, phát huy được tính sáng tạo của học sinh, đúng khả năng để học sinh nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản và vận dụng được sẽ làm cho học sinh cảm thấy thích học và “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”
Vận động và tuyên truyền với phụ huynh học sinh để thấy rõ thời kỳ phát triển công nghệ thông tin để phụ huynh từng năm tự nguyện đóng góp kinh phí lắp đặt được một hệ thống máy chiếu dạy giáo án điện tử tại phòng học 1A, 2A để giáo viên thuận tiện sử dụng và thu hút học sinh tích cực học tập.
	 Bố trí các phòng dạy các môn Âm nhạc, Giáo dục nghệ thuật, Ngoại ngữ, Tin học (Vận động được xin được 1 một phòng học vi tính do Viện khoa học công nghệ - Bộ Quốc phòng ủng hộ: 16 máy + 16 bộ bàn ghế). Chính từ phòng máy này, học sinh tích cực học tập và có ý thức tự học trong giải toán qua mạng, tiếng Anh, rèn luyện khả năng sử dụng máy tính, sưu tầm tài liệu, sách báo, tra cứu thông tin trong giảng dạy và học tập khi gia đình chưa có điều kiện.
	 Thực hiện nhiệm vụ các năm học, vào đầu năm học nhà trường đã chỉ đạo khảo sát chất lượng đối với học sinh để có kế hoạch thực hiện bồi dưỡng học sinh giỏi và nâng bậc học sinh yếu. Đối với học sinh làng chài dạy bồi dưỡng tiết 4 vào các buổi chiều không thu tiền. Chú trọng 3 đối tượng học sinh trong một giờ học để có kế hoạch phụ đạo trực tiếp.
 	Thường xuyên phát động phong trào thi đua dạy tốt – học tốt chào mừng các ngày lễ lớn trong năm. Tổ chức dự giờ thăm lớp, kiểm tra học sinh, theo dõi đánh giá sự vươn lên của học sinh và sự giúp đỡ nhau của học sinh trong học tập để cùng tiến bộ.
 Vận động được hội viên tán trợ gia đình nhà giáo Đỗ Dạng và Hoàng Thị Thao hàng năm cứ đến ngày tổng kết năm học đều có giá trị quà tặng cho 1 học sinh nghèo vượt khó vươn lên trong học tập.
 Giáo viên chủ nhiệm lớp gần gũi tìm hiểu học sinh, nắm bắt tâm lý để có phương pháp giáo dục cho phù hợp, đặc biệt là số học sinh khuyết tật được hòa nhập. Vì thế môi trường giáo dục trở nên thân thiện, giáo viên và học sinh đều cảm thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
2.6. Chú trọng rèn kỹ năng sống cho học sinh.
	- Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn dạy các môn học theo chương trình, nhà trường rất chú trọng đến rèn kỹ năng sống cho học sinh dưới nhiều hình thức như: Chuyên đề nói chuyện về kỹ năng sống, xây dựng qui tắc ứng xử, thực hiện nội qui của nhà trường và Đội đề ra. Thông qua các hoạt động tập thể, các trò chơi, các cuộc thi, các phong trào nghìn việc tốt,cơ bản đã rèn HS có kĩ năng sống một cách thường xuyên tương đối tốt.
	- Chỉ đạo Đội Thiếu niên và Đoàn Thanh niên tổ chức cho các em hoạt động ngoài giờ lên lớp: xây dựng nền nếp các qui định của nhà trường: nề nếp tập thể dục giữa giờ 3 buổi/tuần, múa hát tập thể sân trường 2 buổi/tuần, vệ sinh, học tập chuyên cần.. Nhà trường chỉ đạo Liên đội thành lập đội Cờ đỏ để học sinh cùng giáo viên theo dõi nề nếp, hoạt động vui chơi của học sinh và được đánh giá hàng tuần cùng với sự đánh giá nhận xét của các thầy, cô giáo trong buổi giao ban để các em có hướng sửa chữa cho tuần sau.
 - Tập huấn cho đội cờ đỏ, phụ trách sao để các em tổ chức sinh hoạt đến các lớp 15 phút đầu giờ với các nội dung: đọc báo Đội và làm theo gương tốt, phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác, các tệ nạn xã hội, kỹ năng ứng xử, vệ sinh an toàn thực phẩm, làm việc theo nhóm, các trò chơi mang tính giáo dục cao., xây dựng kỹ năng giao tiếp: gọi bạn – xưng tôi, qui tắc ứng xử, hòm thư cứu bạn, xây dựng đôi bạn cùng tiến để các em giúp đỡ nhau cùng tiến bộ và học sinh có cơ hội bày tỏ ý kiến của mình , thể hiện tâm tư tình cảm giúp các em hiểu nhau hơn và có niềm tin trong học tập, rèn luyện.
 - Vận động giáo viên và học sinh tham gia ủng hộ học sinh nghèo, đồng bào bão lụt trong và ngoài tỉnh, mua tăm tre giúp đỡ người tàn tật, chất độc màu da cam, tặng quà tết cho học sinh nghèo 
 - Liên hệ và cùng phối hợp với phụ huynh học sinh thông qua cuộc họp phụ huynh hoặc sổ liên lạc để cùng phụ huynh tạo điều kiện tốt cho các em học tập, không gây áp lực và ảnh hưởng của gia đình đến học sinh, hướng dẫn cho con em một số việc để giúp đỡ gia đình tùy theo sức, qua đó rèn cho học sinh có ý thức tự lập và kỹ năng sống. 
2.7. Tổ chức các hoạt động tập thể vui chơi lành mạnh.
	- Nhà trường phối hợp với Đội TN lên kế hoạch cho học sinh tổ chức các giờ hoạt động tập thể theo chương trình thời khóa biểu 2 buổi/ngày, qui định theo chủ đề, chủ điểm hàng tuần. Thành lập các câu lạc bộ đối với HS: sinh hoạt 1 lần/tháng.
Tên các câu lạc bộ 
- CLB Toán học
- CLB Văn học 
- CLB TDTT
- CLB vui chơi
- CLB văn hóa, văn nghệ
Người phụ trách
 Nguyễn Thị Thủy – GV Toán
 Phạm Thị Thủy – GV Dạy Tviệt
 Nguyễn Ngọc Vinh – GV TD
 Nguyễn Thế Nghĩa–BT Đoàn TN.
 Nguyễn Thị Thoa – GV Âm nhạc
 Trương Thị Huyền – TPT Đội
- Có lịch thường xuyên tập thể dục và múa hát tập thể sân trường, phải thực sự như một buổi đồng diễn trước khán giả, để từ đó học sinh nhận thức được ý thức tham gia và truyền thống của nhà trường. Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi dân gian theo khối lớp được tổ chức theo lịch và có giáo viên cùng tham gia.
- Tổ chức hội thi theo chủ đề các ngày kỉ niệm trong từng tháng như: thi về ATGT, hùng biện về biết ơn thầycô, quyền và bổn phận trẻ em, hội thi Em là học sinh tiểu học, giao lưu học tập, thi văn nghệ, Hội khỏe phù đổng, bóng đá mini, tổ chức các trò chơi dân gian (nhảy dây, kéo co, ô ăn quan, trồng hoa nhảy nụ,) các nội dung trên đều phù hợp lứa tuổi HS nhằm giáo dục và nuôi dưỡng văn hóa dân tộc một cách hiệu quả, giúp các em vui thích đến trường, tăng cường sức khỏe, phát triển giao tiếp, bình đẳng giới là hoạt động rất cần thiết để hình thành nhân cách con người Việt Nam.
 2.8. Tổ chức cho học sinh tìm hiểu chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, cách mạng ở địa phương. 
Hàng năm nhà trường đã tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa và tinh thần cách mạng cho học sinh ngay từ đầu năm học để học sinh nhận thức rõ truyền thống dân tộc như: bộ đội cụ Hồ như: Tổ chức mời cựu chiến binh nói chuyện thời sự về anh bộ đội Cụ Hồ, các chiến dịch lịch sử nhân dịp ngày kỷ niệm 30/4, giới thiệu về phong trào uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta, mời công an triển khai về ATGT và phòng chống ma túy.Cho học sinh tự sưu tầm các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử, những bài hát của tỉnh thanh hóa và quê hương Cẩm Thủy, giới thiệu thêm cho học sinh các truyền thống văn hóa lịch sử địa phương như: anh hùng Trương Công Man ở xã Cẩm Phú, huyện Cẩm Thủy, danh lam Suối cá thần, và lịch sử đất nước trong thời kỳ hội nhập.
 Đăng ký với chính quyền địa phương chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ của huyện từ năm học 1992-1993. Hàng tháng nhà trường tổ chức cho HS vệ sinh , trong khuôn viên nghĩa trang, các phần mộ liệt sỹ, cùng thăm viếng với huyện nhân dịp 27/7 hàng năm, dịp Tết nguyên đán và khi có gia đình thân nhân đưa hài cốt liệt sĩ về nghĩa trang.
 Tổ chức cho học sinh thi kể chuyện về anh bộ đội cụ Hồ, thi giới thiệu về danh lam thắng cảnh, đóng vai phóng viên nhỏ 
Tổ chức cho học sinh sinh hoạt tại thư viện nhà trường theo hướng dẫn của giáo viên thư viện: tìm hiểu di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh của đất nước và các hoạt động văn hóa văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, tài nguyên thiên nhiên, anh hùng cách mạng qua các thời kỳ, cội nguồn dân tộc, tìm hiểu các ngày lịch sử của dân tộc
Tổ chức ngoại khóa cho học sinh xem video về và các di tích lịch sử do các thầy cô sưu tầm qua mạng( GV tin học trình chiếu).
 	Tổ chức cho học sinh tham quan nơi ở và nơi làm việc của doanh trại quân đội nhân dân Việt Nam của Huyện đội Cẩm Thủy và Công an Huyện Cẩm Thủy.
 	Tổ chức thăm hỏi và tặng quà và đối với con thương binh, gia đình chính sách của giáo viên học sinh nhà trường nhân dịp 27/7 và Tết nguyên đán.Tham gia đóng góp phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng đến suốt đời với trị già 336.000đ/ năm.
2.9. Công tác kiểm tra đánh giá
 Xác định việc kiểm tra đánh giá có ý nghĩa rất quan trọng, yêu cầu kiểm tra đánh giá về tiêu chuẩn lớp học thân thiện, trường học thân thiện trở thành một trong những nội dung trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học. Các nội dung xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực giúp chúng ta nắm bắt được những gì đã làm được và chưa làm được, từ đó có biện pháp thúc đẩy hay điều chỉnh các mục tiêu theo kế hoạch đề ra 
 Phải làm tốt công tác đánh giá chính xác nhất của từng lớp về thực hiện được 5 nội dung xây dựng THTT-HSTC, vì mỗi lớp là một nhân tố góp phần thành công của nhà trường. Công tác tự đánh giá của lớp, kiểm tra đánh giá của nhà trường đối với lớp học thân thiện được gắn với xếp loại lớp hàng tháng, kiểm tra đánh giá định kỳ của nhà trường theo từng tiêu chí cụ thể bằng văn bản và có xác nhận của các lớp và các đoàn thể. 
 Ban chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra thường xuyên theo định kỳ 2 lần/ năm và tổng kết cùng theo năm học, 
 Sau việc kiểm tra đánh giá phải làm tốt công tác thi đua khen thưởng hàng năm để ghi nhận và động viên cán bộ giáo viên, học sinh một cách kịp thời.
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
 	Qua các năm thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Trường Tiểu học Thị Trấn Cẩm Thủy tự đánh giá Kết quả “ xây dựng THTT-HSTC” theo Công văn qui định của Sở GD-ĐT (Thời điểm tháng 3/2013) như sau: 
Nội dung
Tự đánh giá (So sánh)
Năm 2008
Năm 2013
Nội dung 1
Xây dựng trường lớp xanh sạch đẹp, an toàn.(tối đa 20 điểm)
15 điểm
19,75 điểm
Nội dung 2
Dạy học hiệu quả, phù hợp đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập (tối đa 25 điểm)
20 điểm
24,5điểm
Nội dung 3
Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh (tối đa 15 điểm)
10 điểm
14,5 điểm.
Nội dung 4
Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh (tối đa 15 đ)
11 điểm
14 điểm.
Nội dung 5
HS tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương (tối đa 10 điểm)
7 điểm
9 điểm
Nội dung 6
Tính sáng tạo trong việc chỉ đạo phong trào và mức độ tiến bộ của trường trong thời gian qua (tối đa 15 điểm)
10 điểm
14 điểm
Tổng
73 điểm
96,75 điểm
* Thực hiện nhiệm vụ các năm học cùng với việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” trong các năm học nhà trường đã đạt được các danh hiệu: 
 	Năm học 2008 - 2009: 
 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học (QĐ số 4879 QĐ-BGD&ĐT ngày 13/8/2009).
 Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2005 - 2010 (QĐ số 1306 QĐ-UBND ngày 22/4/2010).
 	 Năm học 2009 -2010: 
Cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm học 2009 – 2010 của UBND tỉnh Thanh Hoá. 
Cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua và tổ chức Công đoàn vững mạnh năm học 2009 – 2010 của LĐLĐ tỉnh Thanh Hoá.
 	Năm học 2010 -2011:
Bằng khen Thủ tướng Chính phủ (QĐ số 1959 QĐ/TTG ngày 04 tháng 11 năm 2011). Tập thể lao động tiên tiến xuất sắc, hoàn thành tích xuất sắc nhiệm vụ năm học 2010 - 2011(QĐ Số 3368/QĐUBND ngày 13/10/2011).
 	Năm học 2011-2012:
 Cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm học 2011 – 2012 của UBND tỉnh Thanh Hoá. 
Tổng liên đoàn lao động tặng Bằng khen: có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh (QQĐ số 949/QĐ-TLĐ ngày 18/7/2012.)
 BÀI HỌC KINH NGHIỆM
 	Qua các năm thực hiện kế hoạch xây dựng Trường học thân thiện - Học sinh tích cực bản thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm đó là:
 	Một là: Phải làm tốt công tác tuyên truyền để mọi người nhận thức sâu sắc và hiểu rõ về mục đích ý nghĩa, nội dung của phong trào thi đua xây dựng Trường học thân thiện - Học sinh tích cực và những lợi ích của phong trào thi đua xây dựng Trường học thân thiện - Học sinh tích cực sau mỗi năm thực hiện.
 	Hai là: Hiệu trưởng nhà trường phải là người chủ trì xây dựng và triển khai kế hoạch về phong trào thi đua xây dựng Trường học thân thiện - Học sinh tích cực gắn với việc thực hiện nhiệm vụ các năm học , Phải bám sát nội dung của nội dung của phong trào để có kế hoạch, đồng thời gắn với việc thực hiện các cuộc vận động : “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cuộc vận động:” Hai không”, cuộc vận động: “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo” để cùng thực hiện.
 	Ba là: Phải có sự quyết tâm của cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường, Phải tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự quan tâm chỉ đạo của ngành giáo dục, và sự ủng hộ nhiệt tình phối kết hợp của các đoàn thể xã hội , cha mẹ HS cùng tham gia.
 	Bốn là: Biết phát huy nội lực của cán bộ giáo viên, học sinh khai thác được tính chủ động , tích cực, sáng tạo trong dạy học và các hoạt động.
 	Năm là: Phải xây dựng được đội ngũ cán bộ giáo viên là lực lượng có tính quyết định chất lượng giáo dục, vững mạnh về chuyên môn, có tinh trách nhiệm cao, hết lòng vì học sinh thân yêu, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
 	Sáu là: Thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá , sơ kết , tổng kết và khen thưởng động viên để làm cơ sở định ra kế hoạch duy trì kết quả một cách bền vững.
KẾT LUẬN CHUNG
 Phong trào thi đua xây dựng Trường học thân thiện - Học sinh tíchcực là một nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển sự nghiệp đổi mới giáo dục . Xây dựng Trường học thân thiện - Học sinh tích cực là cụ thể hóa của yêu cầu Dạy tốt học tốt trong nhà trường, nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trương giáo dục an toàn, thân thiện , hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội ., đồng thời phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp hiệu quả. Với 5 nội dung cụ thể chi tiết đây là một phong trào thi đua nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, tạo môi trường giáo dục khuyến khích học tập và dạy học có hiệu quả, thực hiện giáo dục toàn diện , đặc biệt nhấn mạnh giáo dục nhân cách văn hóa Việt nam và coi các em học sinh chính là những người giũ gìn và phát huy giá trị văn hóa lịch sử Việt nam cho cộng đồng xã hội. Trường học thân thiện- Học sinh tích cực đặc biệt coi trọng vai trò chủ thể của học sinh, coi trọng các mối quan hệ thân thiện giữa con người với môi trường, cộng đồng, giữa con người với con người, đồng thời coi trọng việc góp phần bảo tồn phát triển văn hóa dân gian, tôn trọng và giữ gìn các di tích lịch sử văn hóa cách mạng...Cùng với xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua thì phong trào thi đua xây dựng Trường học thân thiện- Học sinh tích cực góp phần phát triển nhà trường toàn diện một cách vững chắc. Bản thân tôi thấy tự hào khi nhà trường là địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh học sinh, là môi trường mà mỗi học sinh: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”
 Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân được rút ra trong quá trình thực hiện phong trào xây dựng “Trường học Thân thiện - Học sinh tích cực” chắc chắn kinh nghiệm còn có nhiều hạn chế, kính mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp để đề tài được hoàn hiện hơn.
 Cẩm Thủy, ngày 20/3/2013
 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của 
 mình viết, không sao chép nội dung
 của người khác.
 XÁC NHẬN 
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ NGƯỜI THỰC HIỆN
 Trần Thị Hà
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG THTT-HSTC
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ GD&ĐT về việc phát động phong trào thi đua XDTHTT – HSTC trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013.
	- Kế hoạch 307/KH – Bộ GD&ĐT ngày 22/7/2008 về triển khai phong trào thi đua XDTHTT – HSTC trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013.
	- Kế hoạch liên ngành 7575/KHLN/BGD&ĐT-BVHTTDL-TWĐTN ngày 19/8/2008 giữa Bộ GD&ĐT, Bộ VH TT và DL, TW Đoàn TN CS Hồ CHí Minh vầ triển khai phong trào thi đua XDTHTT – HSTCgiai đoạn 2008 – 2013.
- CV số 179/PGD&ĐT về việc tổ chức thực hiện XDTHTT – HSTC năm học 2008 – 2009 ngày 18/9/2008.
	- QĐ số 443/QĐ-SGD&ĐT ngày 31/10/2011 về việc Hướng dẫn thực hiện phong trào thi đua XDTHTT – HSTC năm học 2011 – 2012.
	- CV số 1609/SGD&ĐT Thanh Hóa ngày 31/10/2011 về việc hướng dẫn triển khai thực hiện phong trào XDTHTT – HSTC năm học 2011 – 2012.
- CV số 396/PGD&ĐT về việc hướng dẫn triển khai thực hiện phong trào XDTHTT – HSTC năm học 2011 – 2012.
	- Sổ tay trường học thân thiện – học sinh tích cực 2008 – 2013 của Bộ GD&ĐT.
	- Phong trào Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực trên mạng Internet.
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
2
I. Lí do chọn đề tài
1
3
II. Cơ sở của đề tài.
2 - 4
4
1. Cơ sở lý luận.
2
5
2. Cơ sở thực tiễn.
3-4
6
III. Nội dung và các giải pháp thực hiện phong trào xây dựng THTT-HSTC.
5
7
1. Nội dung: 
5
8
2. Các giải pháp thực hiện 
5 - 12
9
2.1. Làm tốt công tác tuyên truyền về phong trào thi đua Xây dựng Trường học thân thiện – học sinh tích cực.
5
10
2.2. Thành lập ban chỉ đạo XD THTT - HSTC
5
11
2.3. Lập kế hoạch để thực hiện trong tháng, từng năm học	
6
12
2.4. Thực hiện xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp, an toàn.
7
13
2.5. Dạy và học hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh địa phương, giúp các em tự tin trong học tập.
8
14
2.6. Rèn kĩ năng sống cho học sinh
9
15
2.7. Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh.
10
16
2.8. Tổ chức cho HS tìm hiểu chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, cách mạng ở địa phương. 	
11
17
2.9. Công tác kiểm tra đánh giá 
12
18
IV.Kết quả thực hiện
13
19
Bài học kinh nghiệm 
14
20
Kết luận chung
15
21
Một số hình ảnh xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực
16-19
22
Tài liệu tham khảo
20
23
Mục lục
21

File đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_to_chuc_thuc_hien_xay_dung_truong_hoc_than_thien_hoc_sinh_tich_cuc_2738.doc
Sáng Kiến Liên Quan