Đề tài Kinh nghiệm dạy kiểu bài nghị luận xã hội

I. CƠ SỞ LÍ LUẬN

Môn ngữ văn (bao gồm ba phần: Văn học, Tiếng Việt, Làm văn) là một môn học nền tảng về kiến thức và công cụ giao tiếp, có vị trí quan trọng trong các môn học, góp phần tạo nên trình độ văn hóa cơ bản cho học sinh.

Cùng với việc rèn kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng sử dụng tiếng Việt, phần Làm văn được chú trọng vì đây là phần thể hiện rõ nhất kĩ năng thực hành, sáng tạo của học sinh.

Làm văn gồm hai dạng: nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Trong chương trình giảng dạy mới, nghị luận xã hội chiếm tỉ lệ cao hơn nhiều so với trước đây, nhằm mục đích tăng cường sự gắn bó của học sinh với đời sống xã hội, tạo cho học sinh năng lực chủ động đề xuất, phát biểu những suy nghĩ của chính mình trước nhiều vấn đề trong cuộc sống.

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1. Về phía học sinh

Nghị luận xã hội đã được học ở cấp trung học cơ sở, nhưng khi phải trình bày những suy nghĩ, ý kiến cá nhân về các vấn đề tư tưởng đạo lý, hiện tượng xã hội thì đa số học sinh rất lúng túng và “sợ” kiểu bài này.

Nguyên nhân vì sao? Khác với nghị luận văn học, nội dung kiến thức đã được học trước và thiên về cảm xúc, thì nghị luận xã hội yêu cầu kiến thức rộng hơn và thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lập luận và lý lẽ; chính vì vậy mà kiểu bài này ít gợi được sự hứng thú ở học sinh.

 

doc25 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 2633 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Kinh nghiệm dạy kiểu bài nghị luận xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc xem là một việc bình thường và cần thiết vì những điều ta biết là rất có giới hạn.
- Quan niệm cho rằng khi mình hỏi ai đó một vấn đề gì sẽ  bị người khác cho là trình độ của mình còn thấp kém là một quan niệm không đúng cả về mặt khoa học lẫn nhận thức.
+ Bài học nhận thức và hành động
- Câu danh ngôn giúp mỗi người nhận thức thêm về vấn  đề cần trao đổi để nâng cao kiến thức.
- Việc học trong và ngoài nhà trường cần được bổ sung liên tục bằng việc mọi người trao đổi với nhau những điều mình chưa rõ để tất cả cùng rõ. 
Đề 2: 
Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh, chị  về quan niệm của Domat:
“Có ba điều để tạo nên hạnh phúc: đó là một thân thể khỏe mạnh, một tinh thần minh mẫn và một trái tim trong sạch.” 
*Các  ý chính:
+ Giải thích:
- Ba yếu tố cần có để tạo nên cuộc sống hạnh phúc cho một con người: sức khỏe (ăn ngon, ngủ yên, hưởng thụ, ) ; tinh thần khỏe khoắn, sáng suốt giúp con người hoàn thành tốt công việc, góp phần làm nên sự  thành công ; trái tim - tâm hồn trong sáng, trong sạch thì thể xác và tinh thần mới yên ổn, an lạc.
+ Bàn luận về quan niệm:
- Quan niệm của Domat là đúng đắn, khó lòng mà hạnh phúc nếu cơ thể ôm đau, tinh thần thiếu sáng suốt.
- Những quan niệm cho rằng có đầy đủ vật chất sẽ có hạnh phúc hoặc chỉ cần có thân thể khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn là đã có hạnh phúc là những quan niệm chưa thỏa đáng. Tất nhiên, vẫn có thể nêu thêm một vài yếu tố có khả năng dẫn con người đến hạnh phúc nhưng cần hiểu rằng quan niệm được dẫn trên là một quan niệm hợp lý và tích cực.
+ Bài học nhận thức và hành động
Phải biết giữ gìn sự lành mạnh cho cả thể  xác, tinh thần, tâm hồn thì mới có được hạnh phúc. 
Đề 3: 
Nhà  văn Nam Cao, có lần trong truyện ngắn, đã gửi gắm suy nghĩ của mình về hạnh phúc như sau:
“Hạnh phúc là một cái chăn quá hẹp. Người này co thì người kia bị hở”
Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về quan điểm trên của nhà văn Nam Cao. 
*Các  ý chính:
+ Giải thích quan niệm:
- Hạnh phúc có thể xem như là một cái chăn có  khả năng mang lại sự ấm áp, sự yên ấm cho con người (cách nói ví von).
- Hạnh phúc ở đời thường có giới hạn (quá  hẹp).
- Khó  có hạnh phúc cùng một lúc cho tất cả mọi người, vì nếu người này giành thật nhiều hạnh phúc về  phần mình (người này co) thì sẽ có người thiếu hụt hạnh phúc (người kia bị hở)
+ Bàn luận về quan niệm: 
- Quan niệm trên của Nam Cao là một quan niệm tuy chua chát nhưng không phải là không sát với thực tế đời sống.
- Có  hai loại người giành hạnh phúc về phần mình (kéo tấm chăn hạnh phúc): loại người do vô tình, vô tâm và loại người ích kỉ, tham lam.
- Trong thực tế học tập và trong thực tế đời sống, không nên giành tất cả những thuận lợi về  phía mình, đẩy bạn bè và người xung quanh vào cảnh thiếu hụt, bất hạnh.
- Vẫn có những người sẵn sàng nhường tấm chăn hạnh phúc cho những người khốn khó và lạnh lẽo hơn mình. Đó là những người vị tha, nhân hậu.
+ Bài học nhận thức và hành động:
- Quan niệm của Nam Cao góp phần nhắc nhở những ai chỉ nghĩ  đến hạnh phúc của mình mà không quan tâm đến hạnh phúc của người khác.
- Nên sống theo cách biết quan tâm đến hạnh phúc của người khác và biết san sẻ với người khác những hạnh phúc của mình. 
Đề 4: 
Nêu suy nghĩ cùa anh (chị) về câu ngạn ngữ Hi Lạp: 
“Học vấn có những chùm rễ đắng cay, nhưng hoa quả lại ngọt ngào”. 
*Các  ý chính:
+ Giải thích câu ngạn ngữ:
Học vấn là sự  hiểu biết do học tập mà có; là quá trình con người thu nhận kiến thức từ nhà trường, thầy cô, sách vở, bạn bè 
- Chùm rễ đắng cay: hiểu theo nghĩa rộng: trên con đường học tập, chúng ta phải đầu tư công sức, thời gian, tiền bạc, phải vượt qua rất nhiều khó khăn, gian nan, mà không phải lúc nào kết quả cũng tốt đẹp.
- Hoa quả  ngọt ngào: những thành quả tốt đẹp sẽ đạt được sau một quá trình dài nỗ lực học tập. Có học vấn con người mới có điều kiện làm chủ thiên nhiên, xã hội và bản thân mình.
+ Luận bàn về  kinh nghiệm học tập và  giá trị của học vấn: 
- Học vấn là con đường tiếp thu kiến thức của nhân loại, để học tập có hiệu quả chúng ta phải đầu tư công sức, tiền bạc, thời gian 
- Trong đó, sự  nỗ lực của bản thân là điều quan trọng. Sự nỗ lực đó thể hiện nghị lực và quyết tâm cao của người học trong việc vượt lên hoàn cảnh, thử thách.
- Chúng ta sẽ gặt hái những thành công tốt đẹp không chỉ  cho bản thân ta mà còn góp phần làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn
- Tuy nhiên, hoa quả  của học vấn không chỉ là sự giàu sang, địa vị xã hội mà là sự hiểu biết cái Chân, Thiện, Mĩ để hoàn thiện nhân cách, đạo đức con người 
(Làm sáng tỏ tư tưởng trên bằng việc phân tích một số ví dụ lấy từ các tấm gương học tập, phấn đấu và rèn luyện gian khổ để có được những vinh quang cao quý) 
+ Bài học nhận thức và hành động:
Nhận thức và hành động của bản thân trong học tập và cuộc sống. 
Đề 5:  
Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm sau của Shakespeare:
“Ước mong mà không kèm theo hành động thì dù hy vọng có cánh cũng không bao giờ bay tới mục đích”. 
*Các  ý chính:
+ Giải thích quan niệm:
- Ước mong là những mong muốn, ước mơ về những điều tốt đẹp trong tương lai. Người ta sống ai cũng mong muốn về những điều tốt đẹp cho mình (trong thực tế vẫn có những ước mong không chính đáng, ta quan niệm rằng đó chỉ là những dục vọng thấp hèn). Nhưng từ hiện thực của đời sống đến hiện thực cần vươn tới để đạt được trong tương lai là một khoảng cách. Nó là cả một đường bay dài – hiểu theo cách nói Shakespeare.
- Ước mong phải đi đôi với hành động, Nếu ước mong mà không thực hiện bằng những việc làm cụ  thể thì cuối cùng ước mong đó cũng chỉ  là mong ước. Shakespeare rất có ý thức nhấn mạnh vai trò của hành động trong việc hiện thực hóa ước mơ của con người. Chỉ bằng hành động ta mới đạt được những gì mình cần đạt tới.
+ Suy nghĩ về quan niệm:
- Quan niệm trên là một quan niệm đúng đắn. Thực tế  cho thấy chẳng mấy ai hoàn thành sở nguyện của mình khi cứ ngồi mong ước suông. Những người thành đạt trong đời luôn làm việc, luôn hành động.
- Hành động luôn cần thiết đối với tất cả mọi người – nhất là những hành động mang tính định hướng. Không phải có hành động là sẽ có  thành công nhưng muốn thành công thì phải hành động. Hành động hợp lý sẽ rút ngắn con đường đến đích. Nếu ngược lại, con đường ấy sẽ kéo dài thêm ra.
- Hành động có thể dẫn đến thành công hay thất bại song điều quan trọng là phải biết rút ra những bài học kinh nghiệm từ những thành công hay thất bại  đó.
- Ước mong phải phù hợp với khả năng và hoàn cảnh của mỗi người. Ước mong xa vời, thiếu thực tế thì dù có cố gắng đến mấy cũng khó mà đạt được.
-Nếu ai đó trong đời thường bất chấp tất cả nhằm thỏa mãn ước mong của mình thì đó là một sai lầm lớn.
+ Bài học nhận thức và hành động:
- Quan niệm của Shakespeare góp phần nhắc nhở những ai chỉ  biết ước mong mà không chịu hành động.
- Ở  một góc độ khác, có thể xem quan niệm trên là lời tán thành, biểu dương những con ngươì  luôn làm việc không ngừng để đạt được ước mong của mình. 
II.2.2. Dạng nghị luận về một hiện tượng đời sống 
2.2.1. Đề tài 
- Môi trường (hiện tượng Trái đất nóng lên, thiên tai, ô nhiễm)
- Ứng xử văn hóa (lời cám ơn, lời xin lỗi, cách nói năng nơi công cộng)
- Hiện tượng tiêu cực (nghiện thuốc lá, bạo lực gia đình, học sinh đánh nhau trong trường học)
- Hiện tượng tích cực (hiến máu nhân đạo, chương trình mùa hè  xanh, xây nhà tình nghiã, người tốt việc tốt)
2.2.2. Cấu trúc triển khai tổng quát
- Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận.
- Nêu rõ hiện tượng.
- Bàn luận về hiện tượng.
+ Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng.
+ Phân tích mặt  đúng, sai, lợi, hại 
  (Dùng dẫn chứng từ cuộc sống để chứng minh)
- Bày tỏ thái  độ, ý kiến của bản thân về hiện tượng trên
2.2.3. Một số đề tham khảo
 Đề 1: 
Anh (chị) nghĩ gì về hiện tượng một số người chọn cách sống chỉ luôn ngồi trông chờ may mắn đến với mình?
 *Các ý chính: 
+ Nêu hiện tượng:
Trong xã hội ngày nay, có hiện tượng là  một số người đã chọn cho mình cách sống chỉ  luôn ngồi trông chờ may mắn đến với mình. Họ lấy điều đó làm chính cho cuộc đời mình, thay cho việc ra sức học tập và làm việc.
+ Bàn luận về hiện tượng:
- Sở dĩ có hiện tượng đó là vì  đã là con người, ai cũng mong may mắn, thuận lợi  đến với mình, Chờ đợi may mắn đến với mình là một tâm lí chung của mọi người bởi cuộc đời luôn ẩn chứa những bất trắc không lường hết được.
- Tâm lý trông chờ may mắn cũng có mặt tích cực của nó. Nó có thể duy trì trong mỗi người niềm vui, niềm hi vọng để sống.
- Nhưng nếu chỉ thụ động trông chờ may mắn thì dễ thất bại (vì may mắn là một yếu tố ở bên ngoài ta, không phụ thuộc vào ý chí và mong đợi của ta; may mắn cũng không thể luôn đến với ta; và cũng bởi một mình sự may mắn không thể dẫn đến thành công.)
+ Bày tỏ thái độ , ý kiến về hiện tượng xã hội đó:
- Tôn trọng ước muốn đợi chờ sự may mắn của một số người quanh ta nhưng phải cần thấy hiện tượng chỉ trông chờ vào may mắn là một hiện tượng mang tính phiêu lưu, xác suất rủi ro rất cao.
- Nên chăng vẫn chờ đợi sự may mắn đến với cuộc đời mỗi người, nhưng phải hết sức phấn đấu, nỗ lực trong học tập và trong công việc. Bởi chính những nỗ lực đó sẽ giúp mỗi người thành công.
- Xét về mức độ may mắn thì càng làm việc càng tạo ra những cơ hội để may mắn có  điền kiện đến với ta nhiều hơn. 
Đế 2: (đề thi tuyển sinh đại học năm  2010 - khối C) 
Như  một thứ a-xit vô hình, thói vô  trách nhiệm ở mỗi cá  nhân có thể ăn mòn cả  một xã hội.
Từ  ý kiến trên, anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con người trong cuộc sống hiện nay. 
*Các  ý chính:
+ Giải thích ý kiến:
- Về  nội dung, ý kiến này đề cập đến mối nguy hại ngấm ngầm rất cần cảnh giác của thói vô trách nhiệm; nó xuất phát từ mỗi cá nhân nhưng lại gây hậu quả to lớn đối với toàn xã hội.
- Về  thực chất, ý kiến này là sự cảnh báo về  một vấn nạn đạo đức mang tính thời sự: thói vô  trách nhiệm và hậu quả khôn lường của nó.
+ Luận bàn về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con người:
- Tình thần trách nhiệm:
Tinh thần trách nhiệm là ý thức và nỗ  lực nhằm hoàn thành tốt những phận sự của mình. Nó được biểu hiện cụ thể, sống động trong ba mối quan hệ cơ bản : giữa cá nhân với gia đình, cá nhân với toàn xã hội và các nhân với bản thân mình.
Tinh thần trách nhiệm là một phẩm chất cao đẹp, một thước đo giá trị con người; là cơ sở để xây dựng hạnh phúc của mỗi gia đình; đồng thời tinh thần trách nhiệm cũng góp phần quan trọng tạo nên quan hệ xã hội tốt đẹp, thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
- Thói vô trách nhiệm 
Thói vô trách nhiệm là một sự biểu hiện của lối sống phi đạo đức, thể hiện ý  thức và hành động không làm tròn phận sự của mình đối với xã hội, gia đình và bản thân, gây nên những hậu quả tiêu cực. Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau, lối sống ấy đang khá phổ biến, trở thành một vấn nạn trong xã hội.
Tác hại của thói vô trách nhiệm: làm băng hoại  đạo đức của con người; gây tổn hại hạnh phúc gia đình; gây tổn thất cho cộng đồng, kìm hãm sự phát triển và tiến bộ xã hội.
+ Bài học nhận thức và hành động:
- Bản thân cần nhận thức sâu sắc tinh thần trách nhiệm là  thước đo phẩm giá con người; không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm của mình trong mọi lĩnh vực  đời sống.
- Cần  ý thức rõ tác hại và có thái độ kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện của thói vô trách nhiệm trong xã hội. 
Đề 3: (đề thi tuyển sinh đại học năm  2010 - khối D) 
Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng. 
*Các  ý chính:
+ Giải thích ý kiến:
- Đạo đức giả là cách ứng xử giả tạo, dùng vỏ đạo đức bên ngoài nhằm che đậy bản chất vô đạo đức bên trong.
- Về  thực chất, đạo đức giả là lối sống giả  dối, vì thế nó nguy hại như một căn bệnh chết người nhưng khó nhận biết.
+ Luận bàn về sự nguy hại của căn bệnh đạo đức giả:
- Những biểu hiện của bệnh đạo đức giả
Dùng những lời nói hay ho, đẹp đẽ bên ngoài để che đậy ý nghĩ đen tối và tình cảm thấp hèn bên trong.
Dùng những hành động có v ẻ tích cực để ngụy trang cho những động cơ xấu xa, đê tiện.
- Tác hại của bệnh đạo đức giả:
Đối với mỗi người: Vì sống giả dối nên tự đánh mất dần nhân cách, đánh mất niềm tin, sự quý trọng của mỗi người dành cho mình.
Đối với xã hội: Làm lẫn lộn những giá trị  đạo đức, khiến cho thật giả bất phân; làm suy đồi phong hóa xã hội và gây nhiều hậu quả khôn lường.
+ Bài học nhận thức và hành động
- Thấy rõ sự cần thiết phải tích cực trao dồi nhân cách, bồi đắp những giá trị đạo đức, sống chân thành, trung thực.
- Kiên quyết lên án, vạch trần và ngăn chặn thói  đạo đức giả. 
Đề 4: 
Trong “ Thông điệp nhân Ngày Thế giới chống AIDS, 1-12-2003”, Cô-phi-A-nan viết : “ Hãy sát cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống lại HIV/AIDS bắt đầu từ chính các bạn”.
(Trích Ngữ văn 12, tập 1, trang 82, Chương trình chuẩn, NXB Giáo dục 2008)
Từ lời kêu gọi  đó, anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn, trình bày suy nghĩ của mình. 
*Các ý chính:
+ Nêu những biểu hiện về căn bệnh HIV/AIDS
+ Luận bàn về  sự nguy hại của căn bệnh trên
- Sự nguy hiểm của đại dịnh mang tính toàn cầu
- Không có thuốc  đặc trị
- Nguy cơ lây lan nhanh trên toàn thế giới.
- Tác hại: cướp đi tuổi thọ, sinh mạng con người; làm suy kiệt nguồn nhân lực, dẫn đến tình trạng nghèo đói.
   (Dẫn chứng từ thực tế đời sống)
- Ý nghĩa cấp bách của việc phòng chống HIV/AIDS: không chỉ cùa ngành y tế mà được nâng lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự và hành động thực tế của mỗi quốc gia
+ Bài học nhận thức và hành động:
- Khẳng định tính nhân văn của bản thông điệp: đề cao vai trò con người với ý thức trách nhiệm và lòng nhân ái cao cả.
- Hành động thiết thực của bản thân trong việc phòng, chống HIV/ AIDS. 
Đề 5: 
Trình bày suy nghĩ  của anh, chị về hiện tượng nhiều học sinh đã vượt qua những trở lực của hoàn cảnh để có  mặt ở ngôi trường đại học mình yêu thích. 
*Các  ý chính:
+ Nêu hiện tượng:
Trong thực tế  học tập, nhiều học sinh đã vượt qua những trở lực khác nhau của hoàn cảnh để có mặt ở ngôi trường đại học mình yêu thích.
+ Luận bàn:
- Nêu nguyên nhân:
Sự tự nỗ  lực của bản thân trong học tập và trong đời sống (chủ quan)
Sự giúp đỡ  của thầy cô, bạn bè, cộng đồng(khách quan)
- Phân tích:
Sự tự nỗ  lực của bản thân là điều quan trọng nhất. Sự  tự nỗ lực đó thể hiện nghị lực và quyết tâm cao của người học sinh trong việc vượt qua sự khó khăn của hoàn cảnh.
Sự tự nỗ  lực của những học sinh có hoàn cảnh khó khăn đã được sự tiếp sức của nhà trường và xã hội cũng như các phương tiện truyền thông đại chúng
Một trong những điều  đáng quý ở những học sinh vượt qua cảnh ngộ  để có mặt ở ngôi trường đại học mình yêu thích là đã dám ước mơ, dám có khát vọng và dám hành động.
Trong thực tế, có  những học sinh có đầy đủ điều kiện để vào đại học nhưng đã không tận dụng những điều kiện đó – đó là một thực tế  đáng buồn.
+ Bài học nhận thức và hành động:
- Hiện tượng trên là một trong những hiện tượng đẹp đẽ trong đời sống, xứng đáng được xã hội nhìn nhận, đón nhận và trân trọng.
- Phải dám ước mơ, dám có khát vọng vượt qua trở lực để vươn đến tương lai; phải có niềm tin vào nhà  trường và cộng đồng. 
II.2.3. Dạng nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học
2.3.1. Đề tài
Một vấn đề xã hội có ý nghĩa sâu sắc nào đó đặt ra trong tác phẩm văn học. Vấn đề xã  hội có ý nghĩa có thể lấy từ hai nguồn: tác phẩm văn học đã học trong chương trình hoặc một câu chuyện nhỏ, một văn bản văn học ngắn gọn mà HS chưa được học.
2.3.2. Cấu trúc triển khai tổng quát:
- Phần một: Phân tích văn bản (hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện) để rút ra ý nghĩa của vấn đề (hoặc câu chuyện)
- Phần hai (trọng tâm): Nghị luận (phát biểu) về ý nghĩa của vấn  đề xã hội rút ra từ tác phẩm văn học (câu  chuyện).
2.3.3. Một số đề tham khảo: 
Đề 1:
Từ tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), anh (chị) hãy bàn về  vai trò của gia đình trong đời sống mỗi con người .
*Các ý chính:
- Những ấn tượng về cuộc sống gia đình trong tác phẩm.
- Mỗi người đều cần có một gia đình, một mái ấm yêu thương để sống và trường thành. Thật bất hạnh cho những ai không có một gia đình theo đúng nghĩa của gia đình. (phân tích và lí giải vì sao cần có một gia đình).
- Gia đình với một truyền thống tốt đẹp, một nếp sống lành mạnh sẽ là cơ sở để bồi dưỡng và hình thành nhân cách cao đẹp và ngược lại, gia đình nếu không có nề nếp, gia phong sẽ tạo nên những hậu quả rất xấu trong việc giáo dục con người.
 Đề 2:
Theo anh (chị) đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ) đã góp phần phê phán những chuyện gì trong xã hội hiện nay.
*Các ý chính:
- Tóm tắt diễn biến của tình huống kịch trong đoạn trích.
- Phê phán thói chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến mức trở nên phàm phu, thô thiển.
- Phê phán những kẻ lấy cớ tâm hồn là quý, đời sống tinh thần đáng trọng mà chẳng chăm lo thích đáng đến sinh hoạt vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn. Thực chất, đây là biẻu hiện của chủ nghĩa duy tâm chủ quan, của sự lười biếng, không tưởng.
- Tình trạng con người phải sống giả, không dám và cũng không được sống thật với bản thân mình. Đó là nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha hóa do danh và lợi. 
III. NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
III.1. Những giải pháp
- Ngoài kiến thức dạy  ở lớp, giáo viên cần cung cấp những tư liệu cần thiết  do mình tự biên soạn trong quá trình đầu tư kiến thức để dạy bồi dưỡng.
- Hướng dẫn học sinh tự đọc thêm dưới nhiều hình thức (qua mạng internet, thư viện nhà trường).
- Hướng dẫn học sinh tự viết theo nhiều kiểu dạng đề nghị luận xã hội khác nhau hoặc viết theo chủ đề về các mảng xã hội, chính trị, văn hoá,...
- Tăng cường kiểm tra, chấm trả bài thường xuyên, nhận xét rút kinh nghiệm cho tường bài làm của từng học sinh.
III.2. Tổ chức thực hiện và kết quả
+ Tổ chức thực hiện:
- Tổ chức thực hiện ở các khối lớp, đặc biệt là các lớp Ban khoa học xã hội.
-  Thực hiện tập trung ở khối lớp 12, đặc biệt là ở đội tuyển học sinh giỏi và các lớp luyện thi đại học khối C, khối D.
+ Kết quả:
- Khoá học 2008 - 2011: lớp Ban khoa học xã hội (50 học sinh) thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng 90% (45 học sinh).
- Khoá học 2009-2012: Đội tuyển học sinh giỏi môn văn tham dự kì thi học sinh giỏi cấp tinh đạt 8 giải/ 10 học sinh tham dự trong đó có 1 giải nhì, ba giải 3 và 4 giải khuyến khích. Một học sinh được tham dự vào kì thi chọn đội tuyển học sinh giỏi quốc gia. 
PHẦN BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN 
Trên  đây là những nguồn tư tưởng có ảnh hưởng mạnh nhất đến truyền thống văn hóa người Việt. Tuy nhiên người Việt tiếp nhận các tư tưởng này theo tinh thần “thiết thực, linh hoạt, dung hòa” (Trần Đình Hượu).
Các giá trị văn hóa thuộc nhiều nguồn gốc khác nhau không loại trừ nhau trong đời sống văn hóa Việt, người Việt chọn lọc và kế thừa những giá trị này để tạo nên sự hài hòa bình ổn trong đời sống văn hóa. Chính vì thế, văn hoá Việt truyền thống giàu giá trị nhân bản. 
Cùng với rèn luyện kĩ năng, việc cung cấp kiến thức cho học sinh như đã nêu trên là rất cần thiết để học sinh có thể làm tốt văn nghị luận xã hội.
Rèn luyện kỹ năng làm bài nghị luận xã hội là rèn luyện cho học sinh nắm vững các dạng đề, nắm vững các thao tác lập luận và các bước triển khai những luận điểm, luận chứng, luận cứ, áp dụng vào những đề bài cụ thể để có được những bài viết tốt nhất. 
II. KIẾN NGHỊ
Hiện nay những tư liệu liên quan đến nội dung thuộc phạm trù khoa học xã hội nhân văn thì thư viện nhà trường còn rất thiếu .
Đề nghị thư viện bổ sung thêm sách mới để học sinh và giáo viên có điều kiện tham khảo, học tập.
Nhà trường cần hỗ trợ kinh phí cho học sinh để các em photo những văn bản cần thiết trong quá trình tự học. 
TƯ LIỆU THAM KHẢO
 1. Nghị luận xã hội (Phan Trọng Luận)
2. Nghị luận xã hội (Bùi Thức Phước)
3. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10, lớp 11, lớp 12 và sách giáo viên Ngữ văn lớp 10, lớp 11, lớp 12 (Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội năm 2011).
4. Chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi 12 (Trương Văn Quang).
5. Đề thi đại học và hướng dẫn chấm đề thi đại học qua các năm.

File đính kèm:

  • dockinh_nghiem_day_kieu_bai_nghi_luan_xa_hoi_9515.doc
Sáng Kiến Liên Quan