Đề tài Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập những tác phẩm tự sự

1. Lý do chọn đề tài

 Đối với học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 12 thi cử luôn là một áp lực gây căng thẳng tâm lí. Thời gian ôn tập không nhiều, kiến thức của các môn thi thì quá lớn. Vậy làm thế nào để cho việc ôn tập 6 môn thi tốt nghiệp và thi Đại học đạt kết quả tốt ? Thiết nghĩ đây là một bài toán không đơn giản cho học sinh và cũng là cho mỗi người thầy trong quá trình hướng dẫn học sinh yêu quý của mình ôn thi đạt hiệu quả.

 Trong thực tế các môn thi tốt nghiệp THPT, môn Ngữ văn bao giờ cũng là một trong những môn cố định có tính bắt buộc đối với các kì thi. Môn học này chiếm một lượng kiến thức tương đối lớn đòi hỏi học sinh cần phải có kế hoạch ôn tập chu đáo thì mới có thể đạt được điểm cao. Để làm được điều này bên cạnh việc nắm vững các kĩ năng làm bài đòi hỏi mỗi học sinh cần phải có phương pháp ôn tập hữu hiệu thì mới có thể đạt được kết qủa tốt. Tuy nhiên, vấn đề học môn Văn hiện nay không phải học sinh nào cũng làm được điều đó.

 Để tránh gây áp lực căng thẳng vể tâm lí và tạo được hứng thú cho học sinh trong quá trình ôn thi, vấn đề đặt ra cho mỗi người thầy là cần phải có một phương pháp thiết thực để hướng dẫn các em ôn tập đạt được hiệu quả cao nhất.

 Trong quá trình ôn tập môn Ngữ văn và hướng dẫn cho các em thi cử thiết nghĩ sẽ có rất nhiều phương pháp được áp dụng và tất nhiên mỗi phương pháp đều có những ưu điểm nhược điểm nhất định. Song tôi thấy hiệu quả vẫn là phương pháp hướng dẫn ôn tập cho học sinh theo cấu trúc đề thi. Trong những năm gần đây cấu trúc đề thi gồm có hai phần: phần dành chung cho tất cả các thí sinh và phần danh riêng cho từng ban để cho các em lựa chọn. Cho dù thuộc về ban nào đi chăng nữa thì đề thường yêu cầu nghị luận về các vấn đề sau:

+ Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

+ Nghị luận về một tác phẩm văn xuôi, một đoạn trích văn xuôi.

+ Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.

 Trong phạm vi đề tài này, tôi muốn đi vào một vấn đề cụ thể: “Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập những tác phẩm tự sự” với mong muốn tháo gỡ những

khó khăn, những băn khoăn của các em khi làm văn, giúp các em thi cử đạt kết quả tốt.

 

doc20 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 1725 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập những tác phẩm tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
như vậy mới thấy hết được dụng ý của tác giả khi miêu tả những đoạn văn đầy ý nghĩa về đôi bàn tay của Tnú
 Tóm lại trong một tác phẩm thường có nhiều chi tiết nhưng không phải mọi chi tiết đều có giá trị ngang bằng nhau. Có các chi tiết có thể lướt qua hoặc bỏ đi cũng không sao. Có các chi tiết thể hiện thần thái nhân vật, cô đọng nội dung, giá trị của tác phẩm, như một giọt nước mà qua đó có thể thấy cả cốc nước. Bởi thế, người giáo viên khi hướng dẫn học sinh đọc văn, phân tích văn phải biết lướt qua những chi tiết vụn vặt, ngẫu nhiên, đồng thời nắm bắt lấy và tập trung phân tích các chi tiết tiêu biểu, đắt giá nhất. Làm được điều này chính là một căn cứ để đánh giá năng lực cảm thụ tác phẩm, đồng thời đánh giá phương pháp, kĩ năng của học sinh. Nhân đây, cũng xin nói với học sinh rằng một bài viết hay (cũng như một ca sĩ hát) phải có chỗ đậm chỗ nhạt, chỗ thăng chỗ trầm chứ không nên đều đều, đơn giọng. Muốn đạt đến điều này đương nhiên cần nhiều điều kiện, yếu tố, cần phải luyện bút công phu.
4. Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
 - Trong thực tế học văn, làm văn, khá nhiều học sinh còn lúng túng khi gặp kiểu bài phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự. Lúng túng này do nhiều nguyên nhân. Có phần do cách đọc và nắm tác phẩm để dẫn chứng khi làm bài. Có phần do chưa thuần thục phương pháp, kĩ năng, chưa biết tìm ra các vấn đề phân tích. Lại có phần bởi chưa thực hiểu mục đích, ý nghĩa của việc mình đang làm. Việc gì cũng thế, khi chưa thật hiểu mục đích công việc thì khó có thể làm tốt, làm một cách có ý thức cao được.
 - Trong tác phẩm tự sự, nhà văn “nói” qua nhân vật. Nhân vật chính là nơi mang chở nội dung phản ánh, tư tưởng, chủ đề của tác phẩm, là nơi kí thác quan niệm về con người, về nhân sinh của nhà văn. Bởi thế, phân tích nhân vật trở thành con đường quan trọng nhất để đi đến giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của tác phẩm, để nhận ra lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn. Một nhân vật văn học lớn bao giờ cũng thể hiện một số phận, một quan niệm nhân sinh độc đáo và thường điển hình cho một tầng lớp xã hội, một giai cấp, thậm chí một thời đại nào đó.
 - Không phải không còn những học sinh chưa hiểu thật đầy đủ rằng nhân vật trong tác phẩm văn học là “con đẻ”, là sản phẩm sáng tạo của một nhà văn nhất định. Nó là kết quả của một quá trình khám phá, chiêm nghiệm. Nó là sản phẩm từ sự tổng hợp, nhào nặn. Cũng do thế, nhân vật mang dấu ấn của cá nhân sáng tạo ra nó. Không ít học sinh còn đối chiếu máy móc nhân vật với hiện thực lịch sử, với sự thực cuộc đời để đánh giá đúng, sai, hay, dở mà quên đi một sự thực khác: nhân vật có thể mang màu sắc “siêu thực”, có thể đi lối riêng theo cách dẫn dắt, theo ý đồ và bút pháp nghệ thuật của nhà văn. Phân tích nhân vật còn để nhận ra tài năng, đặc điểm bút pháp của nhà văn, để thêm thú vị khi thưởng thức một giá trị thẩm mĩ.
 - Việc phân tích một nhân vật cần được soi tỏ dưới các ánh sáng trên. Khi phân tích một nhân vật phải vươn lên khái quát được các giá trị trên. Nhắc lại mấy điều này, là để người giáo viên khi hướng dẫn học sinh ôn tập cần lưu ý:
+Thứ nhất, biến bài phân tích nhân vật thành một bài miêu tả, ca ngợi một con người nào đó ngoài đời (nhất là khi phân tích loại nhân vật chính diện có các phẩm chất, vẻ đẹp cao quí). Quá trình phân tích một nhân vật văn học cần gắn với sự cảm thụ, đánh giá bút pháp nghệ thuật miêu tả của nhà văn. Chữ phân tích ở đây không nên hiểu chỉ là một thao tác nghị luận (chỉ ra các đặc điểm của nhân vật) mà bao hàm cả sự nhận xét, đánh giá bằng cảm thụ, suy nghĩ của mình.
+Thứ hai, bài phân tích nhân vật chỉ dừng ở cấp độ cụ thể mà không nâng lên tầm khái quát để rút ra tư tưởng, quan niệm của nhà văn. Nên nhớ rằng khi xây dựng một nhân vật (nhất là nhân vật chính) bao giờ nhà văn cũng muốn gửi gắm qua đó một cách nhìn nhận về xã hội, một quan niệm nhân sinh. Nếu phân tích nhân vật mà chỉ dừng ở nhân vật nghĩa là chưa ý thức được vị trí của nhân vật ấy trong chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.
 - Một nhân vật văn học thành công cũng như một con người sinh động ngoài đời vậy. Đó là “con người này” trong sự phân biệt với con người khác. Nó có tính cách riêng, số phận riêng không thể lẫn. Bởi thế, suy cho cùng, phân tích một nhân vật làm sáng tỏ một tính cách, một số phận. Song vấn đề là nhà văn không trực tiếp bước vào tác phẩm mà nói lên điều ấy. Tính cách, số phận nhân vật hiện lên sinh động trong tác phẩm qua nhiều phương diện cụ thể. Đó chính là những phương diện học sinh- người phân tích cần lưu ý.
4.1. Lai lịch
 - Đây là phương diện đầu tiên góp phần hình thành đặc điểm tính cách, chi phối con đường đời của nhân vật cũng như mục đầu tiên ta thường khai trong bản “Sơ yếu lí lịch” là thành phần xuất thân, hoàn cảnh gia đình vậy.
- Lưu ý không phải tác phẩm nào chúng ta cũng cần phải chú ý đến lai lịch của nhân vật.Chúng ta chỉ chú ý đến lai lịch của nhân vật khi đó là một dụng ý của nhà văn trong việc khắc hoá số phận và tính cách của nhân vật mà thôi. 
4.2. Ngoại hình
 -Trong văn học, nhà văn miêu tả ngoại hình nhân vật thường với hai mục đích.
+ Thứ nhất, để cá thể hóa nhân vật, nghĩa là tạo ấn tượng riêng về nhân vật ấy (không thể lẫn vào các nhân vật khác).
+ Thứ hai, qua vẻ bề ngoài mà phần nào hé mở tính cách, bản chất của nhân vật ấy. Một nhà văn có tài thường chỉ qua một số nét khắc họa chấm phá có thể giúp người đọc hình dung ra diện mạo, tư thế cùng bản chất của một nhân vật nào đó. Một nhân vật thành công bao giờ cũng là “con người này” khác với con người kia, con người nọ
-Khi cảm nhận, phân tích ngoại hình nhân vật cần thấy rằng phần lớn trường hợp, đặc điểm tính cách, chiều sâu nội tâm được thống nhất với vẻ bề ngoài. Song cũng có những trường hợp cái bên trong và vẻ bên ngoài của nhân vật “trật khớp”, thậm chí trái ngược nhau. 
-Trong phân tích nhân vật, cần qua các chi tiết ngoại hình mà “đọc” đúng nội tâm, bản chất của đối tượng.
4.3. Ngôn ngữ
-Qua lời ăn tiếng nói, qua cách dùng từ, giọng điệu của một người, chúng ta có thể nhận ra nghề nghiệp, trình độ văn hóa, nhận ra tính cách của con người ấy. 
-Ngôn ngữ của nhân vật văn học thành công thường được cá thể hóa cao độ, nghĩa là mang đậm dấu ấn của một cá nhân. Nhà văn có tài là người biết sống với nhiều nhân vật, nắm bắt được nhiều kiểu ngôn ngữ.
4.4. Nội tâm
-Khi phân tích nhân vật cần quan tâm đến thế giới bên trong với những cảm giác, cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ Thế giới bên trong này thường tương tác với thế giới bên ngoài (môi trường thiên nhiên, sự biến chuyển của đời sống xã hội, quan hệ và hành vi của các nhân vật khác xung quanh) đồng thời cũng có qui luật vận động riêng của nó. Một nghệ sĩ tài năng thường cũng là một bậc thầy trong việc nắm bắt và diễn tả tâm lí con người. Miêu tả chân thực, tinh tế đời sống nội tâm nhân vật là chỗ thử thách tài nghệ nhà văn và cảm nhận, phân tích được một cách kĩ lưỡng, thuyết phục mặt này cũng thành nơi chứng tỏ năng lực của người phân tích tác phẩm.
4.5. Cử chỉ, hành động
-Bản chất của con người ta bộc lộ chân xác, đầy đủ nhất qua cử chỉ, hành động. Phân tích nhân vật, vì thế, cần tập trung khai thác kĩ phương diện này. Đó là sự thật hiển nhiên. Nhưng đáng chú ý là bản chất nhân vật không chỉ bộc lộ ở việc nhân vật ấy làm mà còn qua cách làm việc ấy của nhân vật nữa.
4.6. Lời các nhân vật khác về nhân vật	
-Để khắc họa tính cách, bản chất một nhân vật, nhà văn còn mượn lời nói, lời đánh giá của các nhân vật khác. Lắm khi, nhà văn còn “tổ chức” cho các nhân vật khác thảo luận, bàn bạc về nhân vật ấy.
-Sau khi trình bày sáu phương diện cụ thể lúc phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, chúng tôi muốn lưu ý các bạn mấy điểm:
+ Thứ nhất: Không phải bất cứ nhân vật nào cũng được nhà văn thể hiện đầy đủ các phương diện này (lai lịch, ngoại hình, ngôn ngữ, nội tâm, cử chỉ, hành động, qua lời các nhân vật khác). Tùy trường hợp mà có chỗ nhiều, chỗ ít, chỗ đậm, chỗ nhạt. Bởi thế, không phải cứ máy móc tìm đủ, phân tích đủ mà cần biết tập trung, xoáy sâu vào các phương diện thành công nhất của tác phẩm. Cũng không cứ phải tuần tự theo sáu phương diện như thế mà nên sắp xếp theo thực tế, làm sao cho bài văn của mình hấp dẫn.
+ Thứ hai: Tránh lầm lẫn cấp độ của những phương diện phân tích. Có thể xem sáu phương diện đã nêu đồng đẳng và đều là sự cụ thể hóa, hiện thực hóa của tính cách, số phận nhân vật. Không nên xem tính cách như một phương diện ngang bằng các phương diện ấy (như một vài cuốn sách về làm văn lâu nay vẫn sắp xếp). Điều này không đúng về mặt lí luận và sẽ gây lúng túng trong thực tế làm bài.
+ Thứ ba: Nắm vững sáu phương diện cơ bản đã nêu khi phân tích nhân vật chính là điều có ý nghĩa định hướng cho việc đọc tác phẩm tự sự. Biết đọc tác phẩm tự sự nghĩa là hiểu được, nhớ được nội dung phản ánh của tác phẩm và mối quan hệ giữa các nhân vật, nắm được tính cách, số phận của các nhân vật chính. Để có căn cứ phân tích, để có chất liệu làm bài, khi đọc tác phẩm cần ghi nhớ các chi tiết, các hình ảnh về từng phương diện ấy.
- Ví dụ: Về nhân vật người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa(Nguyên Minh Châu)
- Nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm này đã để lại nhiều ấn tượng và cảm xúc trong lòng người đọc. Để tạo nên hình tượng người đàn bà ấy nhà văn đã tạo ra tình huống truyện độc đáo và từ tình huống độc đáo này mà nhân vật dần hé lộ số phận.
- Truyện được kể lại qua lời của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng, một người lính vừa bước ra từ cuộc chiến tranh nhiều đau thương mất mát. Phùng được dịp trở về chiến trường xưa để chụp một bức tranh cảnh biển theo lời đề nghị của trưởng phòng. Tại đây anh đã phát hiện một “ cảnh đắt trời cho”. Cảnh đẹp đến nỗi Phùng có cảm giác bối rối, trái tim như bị bóp thắt vào. 
- Nhưng đằng bức tranh tuyệt đỉnh ấy lại là một cảnh tượng phũ phàng: người chồng vũ phu, thô bạo hành hạ người đàn bà bằng những trận đòn thù, người đàn bà nhẫn nhục chịu đựng. Phùng từ sung sướng đến ngạc nhiên, sững sờ sửng sốt. Nghịch cảnh ấy khiến lòng anh tan vỡ. 
- Trong suốt câu chuyện, nguời đàn bà làng chài không có tên, chỉ được gọi là “người đàn bà”, là “mụ”, là “ chị”_những cách gọi phiếm định. Đó là người đàn bà vô danh. Đây là một dụng ý nghệ thuật của tác giả. Không phải nhà văn "nghèo" ngôn ngữ đến độ không thể đặt cho chị một cái tên mà là vì chị cũng giống như hàng trăm người đàn bà ở vùng biển nhỏ bé này. Dù vô danh, nhưng người đọc sẽ không quên được chị bởi những nét đặc biệt về tính cách và nỗi đau thân phận mà chị phải gánh chịu. 
a/ Lai lịch:
Trước đây Chị vốn là con của một gia đình khá giả nhưng số phận đã không may mắn với chị. Chị mắc bệnh đậu mùa. Di chứng để lại đó là cái xấu. Cái xấu xí thô kệch đã đeo đuổi chị như một định mệnh. 
 b/ Ngọai hình và hoàn cảnh sống:
- Đó là một “người đàn bà trạc ngoài bốn mươi, một thân hình quen thuộc của đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt. Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ, tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới.”
-Cặp mắt của chị hay nhìn xuống thể hiện sự nhẫn nhục, câm lặng, dự báo một thân phận đầy bất hạnh. 
-Vì xấu xí không ai lấy nên chị trót có mang với một anh hàng chài nhà ở giữa phá vẫn hay đến nhà chị mua bả về đan lưới. Thế rồi thành vợ thành chồng. Chị xuống ở luôn dưới thuyền. . Cuộc sống mưu sinh trên biển cực nhọc, vất vả, lam lũ, bấp bênh: “có nhiều tháng biển động phải ăn cây xương rồng luộc chấm muối”. Gia đình nghèo lại còn đông con, thuyền thì chật.
=> Những chi tiết miêu tả ngoại hình và hòan cảnh sống đầy ấn tượng của tác giả đã làm hiện lên hình ảnh một người phụ nữ vất vả, cơ cực, lam lũ cả một đời.
c/ Tính cách và tâm hồn .
- Vì túng quẫn, đói nghèo, thất học, lạc hậu, lão chồng của chị từ một anh con trai “hiền lành nhưng cục tính” đã trở thành một kẻ vũ phu lỗ mãng. Hắn đã lấy phương pháp đánh vợ để giải tỏa những bế tắc cuộc sống. Bị chồng thường xuyên đánh đập, hành hạ bằng một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa: “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”. Cứ khi nào lão thấy khổ quá là lại xách chị ra đánh, như là để trút giận, như đánh một con thú, với lời lẽ cay độc" Mày chết đi cho ông nhờ, chúng mày chết hết đi cho ông nhờ". “Mày” ở đây là vợ ông ta. “Chúng mày” là vợ con của ông ta.
 - Dù vậy, chị lặng thầm đón nhận “với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không chống trả cũng không tìm cách chạy trốn”mà coi đó là một lẽ đương nhiên. Thậm chí chị còn yêu cầu hắn “ Muốn đánh chị thì đưa chị lên bờ để đánh vì chị không muốn để những đứa con nhìn thấy cảnh bố hành hạ mẹ”. Vì đâu chị lại chịu đựng và cam chịu như vậy?
- Vì đó là một người đàn bà giàu đức hi sinh và thương con. 
+ Khi đứa con chị là thằng Phác, vì quá thương mẹ nên đã lao vào đánh lại cha nó, chị đã khóc, ôm chầm lấy nó mà kêu lên: “Phác, con ơi!”. Hành động ấy thể hiện nỗi đau tột cùng của người mẹ. Chị muốn tạ lỗi với con vì đã làm tổn thương trái tim bé bỏng của nó, và cũng van xin con đừng làm những điều có lỗi với cha mình.
+ Ra ngoài đời, chị bộc lộ vẻ lúng túng sợ sệt thật đáng thương. Khi được mời đến tòa án để giải quyết bi kịch gia đình, chị chỉ dám chọn một góc tường để ngồi. Sau đó được mời chị mới dám rón rén ngồi xuống mép ghế và cố thu người lại. Nhưng khi phải lí giải nguyên nhân không chịu từ bỏ gã chồng vũ phu hành hạ mình, thì chị tỏ ra sắc sảo không ngờ. Chị kiên quyết từ chối lời đề nghị của chánh án Đẩu: “quý tòa phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”
Người đàn bà đau khổ kể lại câu chuyện cuộc đời mình nhằm gián tiếp đưa ra những lí do khiến mình không thể bỏ chồng. 
+ Trong cuộc mưu sinh đầy cam go: thuyền ở xa biển, cần một người đàn ông khỏe mạnh, biết nghề, để chung tay nuôi những đứa con khôn lớn nên người. “Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con, nhà nào cũng trên dưới chục đứa. 
+ Chị cũng là người vợ luôn biết quý trọng chắt chiu những giây phút hạnh phúc của đời thường, giản dị mà thật cảm động: “Ở trên chiếc thuyền, cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ”. Và “vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no.”
Vẻ đẹp tâm hồn của chị gòn thể hiện ở thiên chức làm mẹ thiêng liêng và tình thương con vô bờ. “ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn, cho nên phải gánh lấy cái khổ,đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình”. Chị hiểu như thế nào là nỗi đau của những trẻ thơ sống trong cảnh bố mẹ ly dị. Chị không muốn nhìn cảnh các con thấy bộ mẹ chia tay. Cũng vì thương con chị đã yêu cầu lão đàn ông vũ phu mang chị lên bờ mà đánh vì sợ con nhìn thấy. Vì thương con mà chỉ đưa thằng Phác lên bờ để sống. Đó là triết lí sống thật giản dị mà sâu sắc vô cùng!
+ Chị cũng hiểu và thông cảm cho chồng: chị thừa nhận chồng chị trước kia là “anh con trai hiền lành nhưng cục tính”, chẳng qua vì đói nghèo, thất học, túng quẫn lão chồng mới sinh ra vậy. Đây chính là sự hiểu đời, sự thông cảm và vị tha của chị. Chị không hề oán trách chồng mà ngược lại chị rất cảm thông cho hành động của chồng. Chồng chị là nạn nhân của hòan cảnh sống nghiệt ngã, chứ không phải là một người cay nghiệt, độc ác trong bản chất.
+ Người đàn bà hàng chài vừa lam lũ, chất phác, có tình thương con vô bờ bến, vừa luôn mang nỗi đau, vừa có cái thâm trầm trong việc thấu hiểu các lẽ đời. Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là bóng dáng của biết bao phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha và đức hi sinh.
- Bằng thủ pháp đối lập giữa vẻ bề ngòai và tâm hồn bên trong, giữa số phận bất hạnh và lòng cao thượng khi xây dựng nhân vật, nhà văn đã kẳng định những phẩm chất tốt đẹp, cao cả trong tâm hồn người phụ nữ nghèo khổ giữa cuộc mưu sinh đầy nhọc nhằn. Chị hấp dẫn người đọc ở vẻ đẹp tình mẫu tử thiêng liêng, ở cách hóa giải bi kịch của cuộc đời mình bằng nguyên lí của tình yêu thương, sự hi sinh và tha thứ
 - Với việc tạo tình huống truyện độc đáo, ngôi kể, điểm nhìn nghệ thuật sắc sảo, đa diện, lời văn giản dị mà sâu sắc, qua câu chuyện của người đàn bà, nhà văn đưa ra một thông điệp: Không thể dễ dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự vật, hiện tượng của cuộc sống mà phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều, phổ quát thì mới hiểu được những sắc cạnh của cuộc đời. Vì “con người thì đa đoan, cuộc đời thì đa sự”.
5/ Điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trần thuật trong tác phẩm tự sự 
 - Trong tác phẩm văn xuôi tự sự, nội dung trần thuật phải được thể hiện từ điểm nhìn, bằng quan điểm trần thuật nào đó. Thông thường có ba phương thức trần thuật phổ biến trong tác phẩm tự sự:
+ Phương thức 1: theo ngôi thứ 3 của người kể chuyện giấu mình => Lời gián tiếp.
+ Phương thức thứ 2: theo ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể => Lời trực tiếp.
+ Phương thức 3: theo ngôi thứ ba của người kể tự giấu mình nhưng điểm nhìn, lời kể lại theo giọng điệu của nhân vật.=> Lời nửa trực tiếp. Tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi đã kể theo phương thức này. 
 - Xác định điểm nhìn trần thuật nghĩa là chỉ ra vị trí từ đó người trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật, tường thuật câu chuyện trong tác phẩm. Nó chính là cách kể, phương thức kể, là tình huống diễn ngôn. Như thế, điểm nhìn trần thuật có mối quan hệ mật thiết với cấu trúc nghệ thuật, giọng điệu của tác phẩm, với cách cảm thụ thế giới, thái độ của nhà văn. Khi nghiên cứu một cấu trúc văn bản, người giáo viên cần quan tâm đến điểm nhìn, chỗ đứng mà tác giả lựa chọn. Chính điểm nhìn, chỗ đứng này chi phối cách miêu tả, đánh giá sự việc, câu chuyện và thành cơ sở để người đọc chúng ta cân nhắc, lựa chọn thái độ đối với hiện thực, nhân vật được phản ánh.
 Chương III
 Kết quả nghiên cứu 
 Đề tài này được thực hiện bằng hai phương pháp
1. Kết quả từ quan sát thực tế
 Quan sát việc học tập trong các giờ ôn tập và vở bài tập cho về nhà của học sinh kết quả như sau:
+Trong giờ ôn tập không khí học tập sôi nổi nghiêp túc và có tinh thần tự giác
+Học sinh ôn tập mang tính hệ thống, khoa học, không học tủ
+Bài tập ở các dạng khi cho về nhà các em dầu hoàn thành và đạt yêu cầu
2. Nghiên cứu qua sản phẩm
-Trước khi chưa áp dụng phương pháp này, thi khảo sát chất lượng lần 1 lớp 12 .Kết quả thực hiện ở hai lớp mà tôi trực tiếp giảng dạy như sau:
Nghị luận nghị luận về tác phẩm tự sự
Lớp 12A
Lớp 12B
Mức điểm đạt
- Giỏi: 0/45
- Giỏi:0/46
-Khá:9/45
- Khá:7/46
-TB:28/45
-TB:26/46
-Yếu:8/45
-Yếu:13/46
-Sau khi chưa áp dụng phương pháp này, tiến hành thi khảo sát chất lượng lần 2 cũng trên 2 lớp đó .Kết quả như sau:
Nghị luận nghị luận về tác phẩm tự sự
Lớp 12A
Lớp 12B
Mức điểm đạt
- Giỏi: 2/45
- Giỏi:1/46
-Khá:17/45
- Khá:21/46
-TB: 23/45
-TB:19/46
-Yếu: 3/45
-Yếu:5/46
C. KẾT LUẬN
 Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn văn theo cấu trúc đề thi là rất quan trọng và hướng dẫn học sinh làm thế nào để học sinh có kĩ năng làm văn lại còn quan trọng hơn.Thiết nghĩ rằng mỗi một người thầy, người cô trong quá trình giảng dạy cũng đã tự đúc rút cho mình những kinh nghiệm nhất định.Tuy nhiên điều mà chúng ta đáng bàn ở đây là chất lượng bài viết, điểm thi tốt nghiệp của học sinh như thế nào thì mới là điều chúng ta quan tâm.
 Hướng dẫn học sinh học ôn tập như thế nào để khỏi gây áp lực căng thẳng về tâm lý đạt hiệu quả cao trong thi cử xét cho cùng cũng là việc đổi mới phương pháp dạy và học.
 Với sáng kiến này, tôi chỉ mong góp một ý kiến nhỏ của mình trong quá trình giảng dạy tích luỹ được để chia sẻ với mọi đồng nghiệp xa gần.Chắc rằng sẽ còn nhiều thiếu sót, mong các đồng nghiệp đóng góp ý kiến để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn chỉnh hơn.Xin chân thành cảm ơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 21 tháng 05 năm 2013
 Tôi xin cam đoan đây là SKKN 
 của tôi viết không sao chép nội dung 
 của người khác.
	 Trần Xuân Thành
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/Phương pháp dạy học-Nhà xuất bản giáo dục- 1995
2/ Một số bài viết và ý kiến trình bày về việc ôn thi được đăng trên trang webse Ôn thi Online.
3/Cấu trúc đề thi của BộGD& ĐT
4/Hướng dẫn ôn thi TN THPT năm học 2012-2013

File đính kèm:

  • dochuong_dan_hoc_sinh_lop_12_on_tap_nhung_tac_pham_tu_su_5848.doc
Sáng Kiến Liên Quan