Đề tài Hướng dẫn học sinh lập bản đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Lịch Sử
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Ngày nay, trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, giáo
dục có vai trò quan trọng trong việc “đào tạo con người Việt Nam phát triển
toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành
với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân
cách, phẩm chất và năng lực của công dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ
tổ quốc”. Để thực hiện đƣợc mục tiêu giáo dục nêu trên thì vấn đề đổi mới
phƣơng pháp dạy học nói chung và bộ môn Lịch sử nói riêng theo hƣớng phát
huy tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh nhằm nâng cao chất
lƣợng giáo dục đang đƣợc đặt ra một cách cấp thiết hiện nay. Vì vậy, lí luận dạy
học đã khẳng định, mục tiêu quan trọng nhất trong dạy học Lịch sử là phát triển
nhận thức, nhằm hình thành cho các em năng lực tƣ duy và hành động. Điều này
cũng đƣợc Đảng và Nhà nƣớc đặc biệt quan tâm “học phải đi đôi với hành”,
phát huy tính tích cực, phát triển trí thông minh, sáng tạo của học sinh. Luật
giáo dục cũng qui định, mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát
triển toàn diện để hình thành cho các em nhân cách của con ngƣời xã hội chủ
nghĩa, xây dựng tƣ cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục
học lên, đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Để “học đi đôi với hành” có hiệu quả, thì giáo viên phải phát huy đƣợc
vai trò chủ thể của học sinh trong việc nhận thức, khắc phục việc dạy học giáo
điều, nhồi sọ, không phát triển tƣ duy và kĩ năng thực hành của học sinh.
Trong tình hình thế giới hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của xu thế
toàn cầu hóa, giáo dục cần rèn cho các em: học để biết, học để làm, học để
chung sống và học để khẳng định mình. Bộ môn Lịch sử cũng góp phần vào
việc thực hiện nhiệm vụ phát triển theo phƣơng hƣớng đó, trên cơ sở quán triệt
quan điểm giáo dục của chủ nghĩa Mác-Lê nin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh,
chƣơng trình giáo dục phổ thông (ban hành tháng 5/2006) đã xác định mục tiêu
giáo dục môn Lịch sử nhƣ sau “Môn Lịch sử ở trường phổ thông nhằm giúp cho
học sinh có được những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử
thế giới, góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng
yêu quê hương đất nước, truyền thống dân tộc cách mạng, bồi dưỡng các năng
lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội” Do đó,
trong quá trình học tập, học sinh phải thỏa các yêu cầu sau:
- Nắm vững kiến thức lịch sử cơ bản và các kiến thức bổ trợ cần thiết.
- Trình bày nội dung sự kiện lịch sử qua miêu tả, tƣờng thuật
- Nắm đƣợc các khái niệm lịch sử, hiểu đƣợc những vấn đề then chốt để làm
sáng tỏ những sự kiện, vấn đề lịch sử.
t đƣợc cả ngàn từ và giúp học sinh sử dụng trí tƣởng tƣợng của mình. Một hình ảnh ở trung tâm sẽ giúp các em tập trung đƣợc Hƣớng dẫn học sinh lập Bản đồ tƣ duy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Lịch sử Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012 Giáo viên: Hoàng Văn Tâm 9 vào chủ đề và làm cho học sinh hƣng phấn hơn. ( Hình ảnh trung tâm có thể là một chủ đề, một vấn đề, một giai đoạn, một thời kì lịch sử). - Từ hình ảnh trung tâm học sinh thiết lập nội dung của các nhánh cấp 1, cấp 2, cấp 3 v.vĐể dễ liên tƣởng và khắc sâu kiến thức, học sinh có thể dùng hình ảnh, kí hiệu để thể hiện cạnh nội dung. - Luôn sử dụng màu sắc: vì màu sắc có tác dụng kích thích não nhƣ hình ảnh. - Nối các nhánh chính (cấp 1) đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh cấp 2 đến các nhánh cấp 1, nối các nhánh cấp 3 đến các nhánh cấp 2bằng các đƣờng kẻ. Các đƣờng kẻ ở gần hình ảnh trung tâm thì càng đƣợc tô đậm hơn, dày hơn. Khi học sinh nối các đƣờng với nhau, bộ não làm việc bằng sự liên tƣởng, từ đó sẽ hiểu và nhớ nhiều kiến thức hơn. - Mỗi từ / hình ảnh / ý nên đứng độc lập và đƣợc nằm trên một đƣờng kẻ. - Học sinh có thể tạo ra một kiểu bản đồ cho riêng mình (về kiểu vẽ, màu sắc, cách lựa chọn hình ảnh, kí hiệu) - Nên dùng các đường kẻ cong ( hạn chế đƣờng kẻ thẳng) vì các đƣờng cong đƣợc tổ chức rõ ràng sẽ thu hút đƣợc sự chú ý của mắt nhiều hơn. BẢN ĐỒ TƢ DUY MINH HỌA Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI Hƣớng dẫn học sinh lập Bản đồ tƣ duy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Lịch sử Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012 Giáo viên: Hoàng Văn Tâm 10 Bản đồ tƣ duy là sản phẩm riêng của học sinh: một khi học sinh hiểu cách tạo ra những ghi chú trong Bản đồ tƣ duy, học sinh có thể phát huy các quy tắc của riêng mình để làm cho nó tốt hơn. Những đề nghị sau đây có thể giúp các em đạt hiệu quả cao khi thiết lập Bản đồ tƣ duy: * Sử dụng những từ ngữ đơn giản để thể hiện thông tin: Hầu hết các từ trong cách viết bình thƣờng đều là nhồi nhét, bởi vì chúng đảm bảo rằng thông tin đƣợc chuyển tải đúng ngữ cảnh và trong một dạng thức dễ đọc. Trong Bản đồ tƣ duy, những từ khóa có ý nghĩa có thể chuyển tải cùng ý nghĩ nhƣ thế một cách rõ ràng hơn. Những từ dƣ thừa chỉ làm Bản đồ lộn xộn hơn. * Chữ in: Cách viết dính nhau hoặc không rõ ràng sẽ khó đọc hơn. * Sử dụng màu sắc để tách các ý khác nhau: Điều này sẽ giúp học sinh tách các ý ra khi cần thiết. Nó cũng giúp học sinh làm Bản đồ trực quan hơn để gợi nhớ lại kiến thức. Màu sắc cũng giúp cho việc sắp xếp các chủ đề khoa học hơn. * Sử dụng những ký hiệu và hình ảnh: Khi một ký hiệu hoặc hình ảnh có ý nghĩa gì đó với học sinh, hãy sử dụng chúng. Hình ảnh có thể giúp học sinh nhớ thông tin hiệu quả hơn là từ ngữ. * Sử dụng liên kết đan chéo: Thông tin trong một phần của Bản đồ tƣ duy có thể liên quan đến phần khác. Khi đó, học sinh có thể vẽ những đƣờng thẳng để chỉ ra sự liên quan đan chéo. Việc này sẽ giúp cho học sinh thấy mức ảnh hƣởng một phần trong chủ đề đến các phần khác. * Chú ý: lập Bản đồ tƣ duy là một cách thức cực kỳ hiệu quả để ghi chú. Các Bản đồ tƣ duy không chỉ cho thấy các thông tin mà còn cho thấy cấu trúc tổng thể của một chủ đề và mức độ quan trọng của những phần riêng lẻ trong đó đối với nhau. Nó giúp học sinh liên kết các ý tƣởng và tạo các kết nối với các ý khác. c2. Ví dụ minh họa: Hướng dẫn học sinh lập Bản đồ tư duy bài 6 NƯỚC MỸ chương trình chuẩn lớp 12 Để thiết lập bản đồ bài 6: Nƣớc Mỹ, trƣớc hết học sinh cần phải nắm đƣợc kiến thức cơ bản của bài theo cấu trúc các đề mục: I. Kinh tế- khoa học kĩ thuật 1. Về kinh tế: a. Từ 1945-1973: a1. Thành tựu: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ: - Công nghiệp chiếm 56,5% thế giới. - Nông nghiệp bằng 2 lần các nƣớc Anh, Pháp, Ý, Đức, Nhật cộng lại. - Tài chính : chiếm ¾ dự trữ vàng của thế giới. - GTVT: chiếm hơn 50% số tàu bè đi lại trên mặt biển. Chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới. Hai mƣơi năm sau chiến tranh, Mỹ trở thành trung tâm kinh tế -tài chính lớn nhất thế giới. a2. Nguyên nhân phát triển. Hƣớng dẫn học sinh lập Bản đồ tƣ duy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Lịch sử Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012 Giáo viên: Hoàng Văn Tâm 11 - Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao, năng động sáng tạo..... - Mỹ lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí. - Áp dụng những thành tựu khoa học-kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất lao động hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh cơ câú sản xuất hợp lí. - Các tổ hợp công nghiệp, quân sự, các công ty tập đoàn tƣ bản Mỹ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và có hiệu quả. - Các chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nƣớc có hiệu quả. b. Từ năm 1973-1991 - 1973-1982: kinh tế khủng hoảng và suy thoái do tác động của khủng hoảng năng lƣợng thế giới 1973. - Từ 1983 kinh tế phục hồi và phát triển nhƣng tỉ trọng kinh tế Mỹ giảm sút so với trƣớc. c. Từ năm 1991-2000 - Vẫn đứng đầu thế giới: năm 2000, GDP là 9.765 tỉ USD, bình quân GDP đầu ngƣời là 34.600 USD, tạo ra 25% sản phẩm của toàn thế giới; chi phối hầu hết các tổ chức kinh tế-tài chính quốc tế nhƣ WTO,WB, IMF.. - Khó khăn: khoảng cách giàu nghèo quá lớn (400 ngƣời có thu nhập 185 triệu USD tƣơng phản với 25 triệu ngƣời sống dƣới mức nghèo) tỉ trọng kinh tế Mỹ trong kinh tế thế giới giảm. 2. Về khoa học kĩ thuật - Mỹ là nƣớc khởi đầu cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật lần hai, đạt đƣợc nhiều thành tựu lớn trong các lĩnh vực: công cụ sản xuất mới (máy tính điện tử, máy tự động), vật liệu mới (pôlime, vật liệu tổng hợp), nguồn năng lƣợng mới (năng lƣợng nguyên tử, nhiệt hạch), chinh phục vũ trụ, đi đầu trong cuộc cách mạng xanh ... - Hiện nay, chiếm 1/3 số lƣợng bản quyền phát minh sáng chế của toàn thế giới. II. Chính sách đối ngoại : 1. Thời kì chiến tranh lạnh: 1945-1991 (Chiến lƣợc toàn cầu): a. Mục tiêu: với tiềm lực kinh tế, quân sự to lớn, Mĩ thực hiện chiến lƣợc toàn cầu với tham vọng bá chủ thống trị thế giới. Mục tiêu Chiến lƣợc toàn cầu của Mĩ đƣợc thực hiện, bổ sung điều chỉnh qua nhiều học thuyết khác nhau với 3 mục tiêu chủ yếu: + Một là, ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ CNXH. + Hai là, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế; phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới . + Ba là, khống chế chi phối các nƣớc tƣ bản đồng minh phụ thuộc vào Mỹ. b. Biện pháp - Từ 1945-1973: + Khởi xƣớng chiến tranh lạnh trên phạm vi toàn thế giới. + Trực tiếp gây chiến hoặc tiếp tay cho nhiều cuộc chiến tranh xâm lƣợc và bạo loạn, lật đổ chính quyền trên thế giới, tiêu biểu là chiến tranh xâm lƣợc VN 1954-1975, chiến tranh Trung Đông Hƣớng dẫn học sinh lập Bản đồ tƣ duy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Lịch sử Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012 Giáo viên: Hoàng Văn Tâm 12 + Thực hiện kế hoạch Mácsan phục hƣng châu Âu, lập khối NATO và nhiều khối quân sự toàn cầu: SEATO, SENTO, ANZUS.. + Năm 1972 tổng thống Mỹ Nichxơn thăm Trung Quốc và Liên Xô nhằm hòa hoãn với hai nƣớc lớn để chống lại phong trào đấu tranh cách mạng của các dân tộc. - Từ 1973-1991: + Sau thất bại ở VN, Mỹ kí Hiệp định Pari (1973) và rút quân về nƣớc. + Tăng cƣờng chạy đua vũ trang, phát triển lực lƣợng hạt nhân (với học thuyết Rigân và chiến lƣợc “trực tiếp đối đầu”) không mang lại kết quả. + Giữa những năm 80, kinh tế và chính trị Mỹ suy giảm; trƣớc sự cạnh tranh của Tây Âu và Nhật 1989 Mỹ -Xô tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh. c. Kết quả thực hiện: - Từ 1945-1950: các nƣớc tƣ bản đồng minh phụ thuộc Mỹ, là đồng minh của Mỹ trong các cuộc chiến tranh xâm lƣợc ở một số nơi. - Thất bại nhiều nơi trên thế giới: Trung Quốc, Cuba, Việt Nam. - Góp phần thúc đẩy sự sụp đổ nhanh CNXH ở Liên Xô và Đông Âu. 2. Thời kì sau Chiến tranh lạnh (1991-2000) (thực hiện chiến lƣợc “Cam kết và mở rộng”) a. Mục tiêu: - Bảo đảm an ninh của Mỹ với lực lƣợng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu. - Tăng cƣờng khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mỹ. - Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của các nƣớc. b. Mục tiêu bao trùm: - Thiết lập một trật tự thế giới “một cực” chi phối và lãnh đạo thế giới nhƣng rất khó. - Vụ khủng bố 11/9/2001 cho thấy chủ nghĩa khủng bố sẽ là yếu tố khiến Mỹ phải thay đổi chính sách đối ngoại khi bƣớc vào thế kỉ XXI. Trên cơ sở những kiến thức cơ bản trên, giáo viên hƣớng dẫn học sinh xác định: - Hình ảnh trung tâm: là chủ đề NƢỚC MỸ từ 1945-2000 - Sau đó tiến hành lập các nhánh cấp 1: gồm 2 nhánh tƣơng ứng với hai vấn đề: Kinh tế-khoa học kĩ thuật và Chính sách đối ngoại. - Dựa trên kiến thức cơ bản mà học sinh tiếp nhận, học sinh suy nghĩ lựa chọn, ghi nhớ những thông tin, nội dung cô động, ngắn gọn súc tích và màu sắc cần thiết để tiếp tục thiết lập các nhánh cấp 2, cấp 3 v.v đến cấp n và hoàn thành Bản đồ tƣ duy nhƣ sau: Hƣớng dẫn học sinh lập Bản đồ tƣ duy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Lịch sử Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012 Giáo viên: Hoàng Văn Tâm 13 Bản đồ tƣ duy Bài 6 “Nƣớc Mĩ” Hƣớng dẫn học sinh lập Bản đồ tƣ duy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Lịch sử Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012 Giáo viên: Hoàng Văn Tâm 14 Với phƣơng pháp trên, học sinh có thể thiết lập Bản đồ tƣ duy cho mỗi mục của bài, mỗi bài, mỗi chƣơng v.v của toàn bộ khóa trình lịch sử để nâng cao hiệu quả học tập. Thực tế cho thấy, nếu so với các cách thức ghi chép truyền thống thì việc thiết lập Bản đồ tƣ duy trong học tập Lịch sử có những điểm vƣợt trội nhƣ sau: Ý chính sẽ ở trung tâm và đƣợc xác định rõ ràng. Quan hệ hỗ tƣơng giữa mỗi ý đƣợc chỉ ra tƣờng tận. Ý càng quan trọng thì sẽ nằm vị trí càng gần với ý chính. Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ đƣợc tiếp nhận lập tức bằng thị giác. Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn. Thêm thông tin (ý) dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào bản đồ. Mỗi bản đồ sẽ phân biệt nhau tạo sự dễ dàng cho việc gợi nhớ. Các ý mới có thể đƣợc đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng, bất chấp thứ tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh chóng và linh hoạt cho việc ghi nhớ. Có thể tận dụng hỗ trợ của các phần mềm trên máy tính. d. Một số Bản đồ tư duy do học sinh thiết lập: Hƣớng dẫn học sinh lập Bản đồ tƣ duy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Lịch sử Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012 Giáo viên: Hoàng Văn Tâm 15 Hƣớng dẫn học sinh lập Bản đồ tƣ duy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Lịch sử Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012 Giáo viên: Hoàng Văn Tâm 16 Hƣớng dẫn học sinh lập Bản đồ tƣ duy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Lịch sử Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012 Giáo viên: Hoàng Văn Tâm 17 Bài 13: I. Ba tổ chức cách mạng ra đời (1925-1930) Hƣớng dẫn học sinh lập Bản đồ tƣ duy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Lịch sử Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012 Giáo viên: Hoàng Văn Tâm 18 Hƣớng dẫn học sinh lập Bản đồ tƣ duy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Lịch sử Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012 Giáo viên: Hoàng Văn Tâm 19 III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Việc sử dụng Bản đồ tƣ duy giúp giáo viên đổi mới phƣơng pháp dạy học, giúp học sinh học tập tích cực đó chính là một trong những cách làm thiết thực triển khai nội dung dạy học có hiệu quả - nội dung quan trọng nhất của phong trào thi đua “Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. Sử dụng thành thạo và hiệu quả Bản đồ tƣ duy đã mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ trong phƣơng thức học tập của học sinh và phƣơng pháp giảng dạy của giáo viên. Học sinh sẽ học đƣợc phƣơng pháp học tập, tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tƣ duy. Giáo viên sẽ tiết kiệm đƣợc thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng, và quan trọng nhất sẽ giúp học sinh nắm đƣợc kiến thức thông qua một “Bản đồ” thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức. Sau một thời gian hƣớng dẫn cho học sinh thiết lập và sử dụng Bản đồ tƣ duy trong học tập môn Lịch sử, tôi thấy bƣớc đầu có những kết quả khả quan. Học sinh đã biết lập và sử dụng Bản đồ tƣ duy để củng cố và ghi nhớ kiến thức bài học, tổng hợp kiến thức chƣơng, phần. Với Bản đồ tƣ duy, học sinh nắm vững bài học nhanh hơn, hiệu quả hơn. Đa số các em học sinh khá, giỏi đã biết sử dụng Bản đồ tƣ duy để ghi chép bài, tổng hợp kiến thức môn học. Một số học sinh trung bình đã biết dùng Bản đồ tƣ duy để củng cố kiến thức bài học ở mức đơn giản. Thực tế kết quả kiểm tra học kỳ II năm học 2011 - 2012 cho thấy việc thiết lập và sử dụng Bản đồ tƣ duy đã góp phần nâng cao hiệu quả học tập bộ môn Lịch sử. Cụ thể là môn Lịch sử mà tôi phụ trách khối 12 đã có nhiều chuyển biến tích cực: Sau đây là kết qủa khảo sát chất lƣợng sau khi áp dụng đề tài Lớp Trƣớc khi áp dụng đề tài ( Kết quả thi học kì I) Sau khi áp dụng đề tài ( Kết quả thi học kì II) Giỏi Khá TB Yếu Kém Giỏi Khá TB Yếu Kém 12A1 0 3 10 13 16 9 10 19 4 0 0% 7,1% 23,8% 31% 38,1% 21,4% 23,8% 45,2% 9,5% 0% 12A4 0 5 13 15 11 13 14 13 3 1 0% 11,4% 29,5% 34,6% 25% 29,5% 31,8% 29,5% 6,8% 2,3% 12A7 5 9 18 6 4 15 16 6 5 0 11,9% 21,4% 42,9% 14,3% 9,5% 35,7% 38,1% 14,3% 11,9% 0% IV. KHUYẾN NGHỊ Để thực hiện có hiệu quả việc hƣớng dẫn học sinh lập và sử dụng Bản đồ tƣ duy trong học tập môn Lịch sử, yêu cầu giáo viên phải thực hiện tốt các bƣớc sau đây: 1. Đối với giáo viên - Giáo viên phải cung cấp cho học sinh kiến thức chuẩn. Học sinh phải nắm chắc hệ thống kiến thức đã học trong khóa trình, thậm chí cả kiến thức liên môn. Hƣớng dẫn học sinh lập Bản đồ tƣ duy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Lịch sử Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012 Giáo viên: Hoàng Văn Tâm 20 - Giáo viên tạo cho học sinh có thói quen lập Bản đồ tƣ duy trƣớc hoặc sau khi học một bài hay một chủ đề, một chƣơng, để giúp các em sắp xếp kiến thức một cách khoa học, lôgic. Để tránh việc lập Bản đồ tƣ duy một cách hời hợt, đối phó, giáo viên cần hƣớng dẫn, gợi ý và kiểm tra thƣờng xuyên các Bản đồ tƣ duy của học sinh. - Thƣờng xuyên trao đổi giữa các đồng nghiệp để rút kinh nghiệm khi hƣớng dẫn học sinh lập Bản đồ tƣ duy nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập bộ môn. 2. Đối với học sinh - Tạo thói quen thƣờng xuyên lập Bản đồ tƣ duy trƣớc hoặc sau khi học một bài hay một chủ đề, một chƣơng, khi thiết lập bản đồ tƣ duy cần: nghĩ trƣớc khi viết, viết ngắn gọn, viết có tổ chức, viết lại theo ý của mình, nên chừa khoảng trống để có thể bổ sung ý (nếu sau này cần) - Không ghi lại nguyên cả đoạn văn dài dòng. - Không ghi chép quá nhiều ý vụn vặt không cần thiết. - Không dành quá nhiều thời gian để ghi chép. V. KẾT LUẬN Việc rèn luyện phƣơng pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Thực tế cho thấy một số học sinh học rất chăm chỉ nhƣng kết quả vẫn kém, nhất là môn Lịch sử, các em này thƣờng học bài nào biết bài nấy, học phần sau đã quên phần trƣớc và không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học trƣớc đó vào những phần sau. Phần lớn số học sinh này khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lƣu thông tin, lƣu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình. Sử dụng thành thạo Bản đồ tƣ duy trong học tập Lịch sử, học sinh sẽ học được phương pháp học tập, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tƣ duy. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con ngƣời sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình, vì vậy việc sử dụng Bản đồ tƣ duy giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não. Việc học sinh tự vẽ Bản đồ tƣ duy có ƣu điểm là phát huy tối đa tính sáng tạo của học sinh, phát triển năng khiếu hội họa, sở thích của học sinh, các em tự do chọn màu sắc (xanh, đỏ, vàng, tím,), đƣờng nét (đậm, nhạt, thẳng, cong), các em tự “sáng tác” nên trên mỗi Bản đồ tƣ duy thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày kiến thức của từng học sinh và Bản đồ tƣ duy do các em tự thiết kế nên các em yêu quí, trân trọng “tác phẩm” của mình. Do đặc điểm của Bản đồ tƣ duy nên ngƣời thiết kế Bản đồ tƣ duy phải chọn lọc thông tin, từ ngữ, sắp xếp, bố cục để “ghi” thông tin cần thiết nhất và lôgic, vì vậy, sử dụng Bản đồ tƣ duy sẽ giúp học sinh dần dần hình thành cách ghi chép có hiệu quả. Để nâng cao chất lƣợng dạy học Lịch sử trong giai đoạn hiện nay, mỗi thầy cô giáo đã tìm tòi cho mình nhiều biện pháp tích cực, sáng tạo, riêng tôi, qua việc hƣớng dẫn học sinh thiết lập Bản đồ tƣ duy đã đem lại một số hiệu quả nhất định trong việc học tập môn Lịch sử tại trƣờng THPT Nguyễn Hữu Cảnh Hƣớng dẫn học sinh lập Bản đồ tƣ duy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Lịch sử Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012 Giáo viên: Hoàng Văn Tâm 21 trong năm học vừa qua. Thiết nghĩ rằng, những kinh nghiệm nêu trên ít nhiều có thể giúp quý thầy cô tham khảo, bổ sung và ứng dụng trong quá trình dạy học của mình nhằm nâng cao chất lƣợng bộ môn Lịch sử. Những thiếu sót trong quá trình viết đề tài là điều không thể tránh khỏi, rất mong đƣợc sự góp ý chân thành của quý thầy cô. VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bản đồ tƣ duy – công cụ hiệu quả hỗ trợ dạy học và công tác quản lý nhà trƣờng -Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy-Báo Giáo dục & Thời đại, số 147 ngày 14/9/2010. 2. Sử dụng Bản đồ tƣ duy góp phần tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh- Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy-Tạp chí Khoa học giáo dục, số chuyên đề TBDH năm 2009. 3. Bản đồ Tƣ duy trong công việc -Tony Buzan -NXB Lao động – Xã hội. 4. Sách giáo khoa lịch sử 12 -NXB giáo dục năm 2010 5. Hƣớng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Lịch sử lớp 12- Bộ giáo dục và đào tạo- Nhà xuất bản giáo dục 2009. 6. Đổi mới nội dung và phƣơng pháp dạy học Lịch sử ở trƣờng phổ thông - GS.TS Phan Ngọc Liên (chủ biên) - NXB Đại học sƣ phạm 2008 Biên Hòa ngày 19 tháng 4 năm 2012 NGƢỜI THỰC HIỆN HOÀNG VĂN TÂM Hƣớng dẫn học sinh lập Bản đồ tƣ duy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Lịch sử Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012 Giáo viên: Hoàng Văn Tâm 22 SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trƣờng THPT Nguyễn Hữu Cảnh Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BiênHòa, ngày 20 tháng 5 năm 2012 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2011-2012 Tên sáng kiến kinh nghiệm: HƢỚNG DẪN HỌC SINH LẬP BẢN ĐỒ TƢ DUY NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ Họ và tên tác giả: HOÀNG VĂN TÂM Chức vụ: Tổ trƣởng chuyên môn Đơn vị: Tổ Xã hội Lĩnh vực: Quản lý giáo dục Phƣơng pháp dạy học bộ môn lịch sử Phƣơng pháp giáo dục Lĩnh vực khác Sáng kiến kinh nghiệm đã đƣợc triển khai áp dụng:Tại đơn vịTrong Ngành 1. Tính mới: - Có giải pháp hoàn toàn mới - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 2. Hiệu quả: - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả 3. Khả năng áp dụng - Cung cấp đƣợc các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đƣờng lối, chính sách: Tốt Khá Đạt - Đƣa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt Khá Đạt - Đã đƣợc áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt Khá Đạt XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN HIỆU TRƢỞNG
File đính kèm:
- skkn_h_ong_dan_hoc_sinh_lap_ban_do_tu_duy_nham_nang_cao_hieu_qua_hoc_tap_mon_lich_su_3215.pdf