Đề tài Hướng dẫn học sinh cách viết mở bài cho đề văn nghị luận xã hội

Văn nghị luận nói chung và nghị luận xã hội nói riêng là loại văn trong

đó người viết (người nói) trình bày ý kiến của mình bằng cách dùng lí luận bao

gồm cả lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ một vấn đề thuộc về chân lí nhằm làm cho

người đọc người nghe hiểu, tin đồng tình với những ý kiến của mình, và hành

động theo những điều mà mình đã đề xuất.

Trong những năm gần đây, trong các kỳ thi Tốt nghiệp THPT và Đại học,

Cao đẳng và kể cả thi chọn học sinh giỏi, phần câu hỏi nghị luận xã hội có một

vị trí hết sức quan trọng. Câu hỏi nghị luận xã hội vừa là cơ sở để đánh giá chất

lượng của đề thi, vừa là câu hỏi chiếm tỉ lệ điểm tương đối cao (từ 3 đến 4 điểm

trong thang điểm 10) góp phần làm nên thành công của bài thi. Câu hỏi nghị

luận xã hội là phần mà thí sinh thích nhất, bởi nó không bị gò bó, luôn đem đến

sự mới mẻ, sáng tạo cho thí sinh. Tuy nhiên, hiện nay nhiều học sinh rất ngại và

lười viết văn nói chung và càng lười hơn khi viết phần mở bài, nên khi làm bài

văn nghị luận xã hội, thường lúng túng và mắc nhiều lỗi, thậm chí không biết

viết. Điều này tất yếu dẫn đến kết quả các bài làm chất lượng không cao, điểm

thấp.

Vấn đề đặt ra là, làm thế nào để viết được một bài văn nghị luận xã hội

thành công? Thật ra, để làm được một bài văn nghị luận xã hội thành công cần

rất nhiều yếu tố như: kinh nghiệm tìm hiểu đề, lập dàn ý, vốn sống, kinh nghiệm

sống và khả năng diễn đạt. Trong đó, mở bài vừa đúng, vừa hay là yêu cầu đầu

tiên và cũng có ý nghĩa nhất. Bởi vì, mở bài có một vị trí quan trọng trong cả bài

viết, nó góp phần tạo ấn tượng, sự hứng thú cho người đọc. Vì vậy, không phải

ngẫu nhiên mà Macxim Gorki đã từng kết luận: “Khó hơn cả là phần mở đầu, cụ

thể là câu đầu, cũng như trong âm nhạc, nó chi phối giọng điệu của tác phẩm và

người ta thường tìm nó rất lâu”.

pdf22 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 2328 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Hướng dẫn học sinh cách viết mở bài cho đề văn nghị luận xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hể viết đơn giản như sau: 
Bàn về mối quan hệ giữa tri và hành, giữa lí thuyết và thực hành, tục ngữ có 
câu: Trăm hay không bằng tay quen 
Nhận định ấy của câu tục ngữ có đúng hoàn toàn hay không ? 
Ví dụ 2: 
Đề 2: Khi bàn về lối sống thực dụng, có ý kiến cho rằng: “sống thực dụng sẽ 
làm cho con người ta ngày càng trở nên toan tính, ti tiện, coi trọng giá trị vật 
chất hơn mọi giá trị khác trong cuộc sống”. Ý kiến khác lại khẳng định:“Không 
phải lối sống thực dụng lúc nào cũng xấu. Nếu sống trong môi trường toàn 
những người thực dụng mà bản thân không như thế thì cuối cùng cũng sẽ bị đào 
thải thôi”. 
Anh chị hãy viết bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của 
mình về hai ý kiến trên. 
Các bước tiến hành viết mở bài: 
 11 
- Xác định trọng tâm yêu cầu đề: Lối sống thực dụng 
- Ảnh hưởng, tầm quan trọng của vấn đề đặt ra: phổ biến trong cuộc sống 
hiện nay, để lại những hậu quả nghiêm trọng. 
- Đưa ra nhận định về vấn đề để dẫn dắt vào yêu cầu đề 
Viết mở bài : 
Thực dụng đang là một lối sống phổ biến trong xã hội hiện nay. Lối sống 
thức dụng gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đến những giá trị truyền thống 
tốt đẹp của dân tộc. Tuy nhiên, khi bàn về lối sống thực dụng, lại có những quan 
điểm trái ngược nhau. Có ý kiến cho rằng: “sống thực dụng sẽ làm cho con 
người ta ngày càng trở nên toan tính, ti tiện, coi trọng giá trị vật chất hơn mọi 
giá trị khác trong cuộc sống”. Ý kiến khác lại khẳng định: “Không phải lối 
sống thực dụng lúc nào cũng xấu. Nếu sống trong môi trường toàn những người 
thực dụng mà bản thân không như thế thì cuối cùng cũng sẽ bị đào thải thôi”. 
(Trích từ bài làm của học sinh) 
Trước tình trạng người nhà bệnh nhân hành hung bác sĩ ngay tại bệnh 
viện hiên nay, trên trang báo điện tử Dantri.com.vn, bạn đọc có tên Lê Chân 
Nhân đã viết: “Nơi nào mà lòng nhân ái và đạo đức tụt hậu thì sự lo ngại còn 
lớn hơn sự tụt hậu về kinh tế” . 
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày quan điểm của anh / 
chị về ý kiến trên. 
Các bước tiến hành viết mở bài: 
- Xác định trọng tâm yêu cầu đề: Sự tụt hậu về lòng nhân ái và đạo đức. 
- Ảnh hưởng, tầm quan trọng của vấn đề đặt ra: Đó là mối lo ngại lớn trong cuộc 
sống hiện nay. 
- Đưa ra nhận định về vấn đề để dẫn dắt vào yêu cầu đề 
Viết mở bài : 
Những thành tựu kì diệu của kỹ thuật công nghệ làm nên những thay đổi 
mạnh mẽ về nhiều mặt của đời sống. Nhưng, cuộc sống càng hiện đại con người 
phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thử thách. Trong đó có nguy cơ tụt hậu về kinh 
 12 
tế, xuống dốc về đạo đức, về lòng yêu thương, tình nhân ái. Nguy cơ tụt hậu về 
lòng nhân ái, về đạo đức đã thể hiện qua tình trạng người nhà bệnh nhân hành 
hung bác sĩ. Trước tình trạng đó, trên báo điện tử Dantri.com Lê Chân Nhân đã 
đưa ra nhận định: “Nơi nào mà lòng nhân ái và đạo đức tụt hậu thì sự lo ngại 
còn lớn hơn sự tụt hậu về kinh tế”. (Trích từ bài làm của học sinh) 
b. Mở bài gián tiếp: 
Mở bài gián tiếp là cách người viết đi từ vấn đề khác có liên quan để bắt 
cầu giới thiệu vấn đề nghị luận. Khi mở bài gián tiếp thường bắt đầu bằng cách 
trích dẫn một ý kiến, một câu chuyện, lối sống, cách ứng xử,... làm cơ sở đề dẫn 
dắt vào yêu cầu của đề đặt ra. 
Mở bài gián tiếp tạo cho bài viết có chất văn chương, sáng tạo hơn, đem 
đến những sáng tạo mới mẻ, bất ngờ cho người đọc. Tuy nhiên, cách mở bài 
gián tiếp với những học sinh không thành thạo kỹ năng sẽ rất dễ lan man, dài 
dòng, sa đà vào vấn đề khác dẫn đến xa đề hoặc lạc đề. Học sinh không chủ 
động khi viết thì mở bài có thể sẽ trích dẫn vòng vo, dài dòng, mất thời gian. Do 
vậy cần đọc thật kĩ đề bài, gạch chân những từ ngữ quan trọng để xác định cho 
trúng vấn đề nghị luận. 
Hướng dẫn học sinh cách viết mở bài gián tiếp: 
Để mở bài gián tiếp, khi dạy học sinh cần hình thành các cho học sinh 
những kỹ năng qua các bước sau: 
- Đọc phân tích yêu cầu đề. Từ đặt ra yêu cầu bàn luận về vấn đề gì của 
của sống: Cách sống, cách ứng xử, thái độ sống, quan niệm sống,.... 
- Lựa chọn một câu chuyện, một thông tin, một ý kiến, cách ứng xử... để 
dẫn dắt, khẳng định vấn đề. Khi lựa chọn cần phải đặt nó trong mối quan hệ 
tường dồng, gần gũi về mặt ý nghĩa 
- Dẫn dắt vào yêu cầu đề để giới thiệu vấn đề. Dẫn dắt cần bộc lộ cách 
đánh giá của người viết về những thông tin mình đưa ra. 
Bài tập vận dụng: 
* Mở bài theo kiểu diễn dịch: 
 13 
Là cách mờ bài mà dẫn dắt vào đề theo kiểu diễn dịch, người viết phải nêu 
những ý kiến khái quát hơn, bao trùm vấn đề đặt ra trong đề bài rồi thu hẹp lại 
dần và sau cùng bắt vào vấn đề của đề bài. 
Ví dụ 1: 
Đề 1: Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình 
 ( Tố Hữu – Một khúc ca) 
Anh (chị) có suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên? 
- Xác định trọng tâm yêu cầu đề: cuộc sống phải biết cống hiến, hy sinh 
- Lựa chọn một câu chuyện, một thông tin, một ý kiến: ý kiến của Tố Hữu, 
những nhân vật lịch sử 
- Dẫn dắt vào yêu cầu đề để giới thiệu vấn đề. 
Viết mở bài 
“Đời người chỉ sống có một lần” (N. Ôxtơrôpxki). Vâng, đúng thế. Con 
người chỉ sông có một đời. Sống một lần đời và chỉ trên dưới một trăm năm. Ôi 
cuộc sống đáng quý biết bao! Dược sống đã là đáng quý nhưng với con người – 
“cây sậy biết tư duy” (Pascal) – vấn đề không chỉ là sống mà sống sao cho đáng 
sống, sống sao cho đẹp, cho xứng đáng là con người. Đó là nỗi băn khoăn chung 
của những ai muốn sống xứng đáng là người. Nhà thơ Tố Hữu đã tự hỏi: “Ôi 
sống đẹp là thế nào hỡi bạn ?” và sau đó nhà thơ đã tự trả lời: “Sống là cho đâu 
chỉ nhận riêng mình”. (Một khúc ca) 
* Mở bài theo kiểu quy nạp 
Là kiểu lập luận ngược lại so với kiểu diễn dịch, nghĩa là ta phải lập luận 
từ những ý, những sự việc cụ thể, riêng lẻ, đặc thù, nhỏ hơn ý, sự việc đặt ra 
trong luận đề của đề bài rồi mở rộng dần và tổng hợp khái quát lên để bắt sang 
luận đề. 
Ví dụ 1 
Đề 1: Bình luận câu tục ngữ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn 
Các bước tiến hành viết mở bài: 
- Xác định trọng tâm yêu cầu đề: khẳng định tầm quan trọng giá trị bên trong 
 14 
- Lựa chọn một câu chuyện, một thông tin, một ý kiến,...: từ một nhận định và 
một vài hiện tượng cuộc sống 
- Dẫn dắt vào yêu cầu đề để giới thiệu vấn đề. 
Viết mở bài : 
Trong cuộc sống, chúng ta thường phải đứng trước một sự lựa chọn: chọn 
người, chọn vậtChúng ta thường gặp những tình huống khó quyết định bởi vì 
không thiếu gì cảnh: người đẹp mà kém, người giỏi thì lại không đẹp, vật đẹp thì 
vật lại không bền, vật bền vật lại không đẹpĐối với những trường hợp như 
thế dân gian ta có lời khuyên “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” 
Ví dụ 2: 
Đề 2: Matin Luther King từng nói: "Trong thế giới này, chúng ta không 
chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng 
đáng sợ của người tốt". Anh (chị) có suy nghĩ gì về ý kiến trên? 
Các bước tiến hành viết mở bài 
- Xác định trọng tâm yêu cầu đề: Sự tim lặng của người tốt 
- Lựa chọn một câu chuyện, một thông tin, một ý kiến,...: Câu chuyện về anh 
thanh niên bị móc ví trên xe buýt 
- Dẫn dắt vào yêu cầu đề để giới thiệu vấn đề. 
Viết mở bài 
Cách đây không lâu, cư dân mạng truyền tay nhau một đoạn clip tại một 
bến xe buýt ở Hà Nội. Nhân vật trong clip là một thanh niên gầy gò, gương mặt 
vô cùng khắc khổ, đã bị kẻ gian lấy cắp chiếc ví. Dẫu rằng, chiếc ví ấy không hề 
có tiền mà chỉ có một giấy phép lái xe, anh ta thảm thiết nhìn ra xung quanh van 
nài kẻ trộm: “Cho em xinkhông có tiền đâu, chỉ có bằng lái xe thôi”. Vậy 
mà trước hoàn cảnh đó không ai dám lên tiếng, không ai hỏi han hay có ý giúp 
đỡ người thanh niên tội nghiệp. Câu chuyện này để lại cho nhiều người về cách 
sống và thái độ ứng xử của con người trong xã hội hiện nay. Quả thật, hiện 
tượng ấy đúng như Martin Luther King đã nhậ xét: “Trong thế giới này, chúng 
 15 
ta không chỉ xót xa trước lời nói và hành động của kẻ xấu mà còn cả vì sự im 
lặng đến đáng sợ của người tốt.” 
Ví dụ 2: 
Đề 3: “Con người bình đẳng, không phải sự sinh ra mà đức hạnh mới tạo 
nên sự khác biệt” (Voltaire) 
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh 
(chị) về ý kiến trên. 
Các bước tiến hành viết mở bài: 
- Xác định trọng tâm yêu cầu đề: Vai trò của đức hạnh làm nên sự khác biệt của 
con người 
- Lựa chọn một câu chuyện, một thông tin, một ý kiến,...: câu chuyện về Nick - 
con người giàu nghị lực và khát vọng để làm nên điều kỳ diệu của cuộc sống 
- Dẫn dắt vào yêu cầu đề để giới thiệu vấn đề. 
Viết mở bài: 
Nếu ai đã từng gục ngã sau những lần thất bại, nếu ai đã từng nghĩ rằng 
cuộc đời không công bằng khi mình luôn gặp phải những khó khăn, thử thách. 
Nhưng nếu một lần được nghe Nick Vujicic diễn giả ta sẽ hiểu ra rằng cuộc đời 
luôn bình đẳng với mọi người. Nick trở thành con người kỳ diệu nhất thế giới 
bở anh có một cơ thể khiếm khuyết nhưng lại có một trái tim lành lạnh. Với 
Nick, điều quan trọng nhất là đứng bao giờ từ bỏ khát vọng, hãy luôn yêu 
thương và biết tha thứ với mọi người.. Nick đã đến với con người bằng tất cả 
trái tim, bởi với anh: “tôi không có tay để chạm vào tay của người khác nhưng 
tôi có trái tim để chạm vào trái tim của người khác”. Trái tim của Nick đã thắp 
lên ngọn lửa khát vọng cho bao nhiêu con người vượt lên số phận. Từ nghị lực 
phi thường của mình, từ trái tim quả cảm của Nick ta nhận ra rằng: “Con người 
bình đẳng, không phải sự sinh ra mà đức hạnh mới tạo nên sự khác biệt” 
(Voltaire) (Trích từ bài làm của học sinh) 
Ví dụ 4: 
 16 
Đề 4: Có ý kiến cho rằng: “Thời gian là vàng, vì thế phải biết quý trọng 
từng phút từng giây”. Ý kiến khác lại cho rằng: “Thời gian không quan trọng, 
điều quan trọng là cách con người sử dụng thời gian của bản thân mình” 
Anh chị hãy viết bài văn ngắn (khoảng 600 từ) bày tỏ quan niệm của 
mình về hai ý kiến trên. 
Các bước tiến hành viết mở bài: 
- Xác định trọng tâm yêu cầu đề: Cách sử dụng thời gian 
- Lựa chọn một câu chuyện, một thông tin, một ý kiến,...: từ một câu chuyện về 
chim sê 
- Dẫn dắt vào yêu cầu đề để giới thiệu vấn đề. 
 Viết mở bài: 
Những chú chim non đi lượm lặt thóc rơi vãi trên cánh đồng rộng lớn để 
chuẩn bị nguồn thức ăn cho mùa đông, trong số đó có hai chú chim gần nhau là 
sẻ nâu và sẻ vàng. Sẻ nâu cần mẫn từ sáng sớm chỉ mong thu nhặt được nhiều 
thứ ngược lại, sẻ vàng luôn nhởn nhơ và nó luôn nghĩ còn nhiều thời gian lắm. 
Nhưng mùa động năm đó đến sớm hơn dự định, tuyết phủ trắng cánh đồng và 
đàn chim về tổ. Sẽ vàng đã không sống sót qua nổi chỉ vì thiếu lương thực. Câu 
chuyện về những chú chim làm ta nghĩ đến những quan niệm khác nhau về cách 
sử dụng thời gian. Phải chăng: “Thời gian là vàng, vì thế phải biết quý trọng 
từng phút từng giây” hay “Thời gian không quan trọng, điều quan trọng là cách 
con người sử dụng thời gian của bản thân mình”. (Trích từ bài làm của học 
sinh) 
c. Mở bài theo hướng phản đề: 
Mở bài theo hướng phản đề hay còn gọi là mở bài theo hướng biện luận 
phản bác từ vấn đề trái ngược. Mở bài phản đề thực chất cũng là một hình thức 
của mở bài gián tiếp. Tuy nhiên, mở bài phản đề lại xuất phát từ những sự việc, 
cách ứng xử trái ngược với vấn đề đặt ra. Từ đó mới lập luận để dẫn dắt vào yêu 
cầu đề. 
 17 
Cách mở bài này đòi hỏi tính sáng tạo cao. Mở bài theo hướng phản đề lôi 
cuốn, hấp dẫn, gợi sự tò mò cho người đọc. Mở bài theo hướng phản đề là sự 
phát triển cao hơn của cách mở bài gián tiếp. Vì vậy, khi làm mở bài theo hướng 
phản đề yêu cầu học sinh phải nắm vững hình thức mở bài gián tiếp Cách mở 
bài này, ngay từ đầu học sinh có thể bộc lộ rõ quan điểm, cách đánh giá của 
mình về vấn đề đặt ra. Tuy nhiên, mở bài này thường khó, nếu học sinh không 
nắm vững vấn đề đặt ra sẽ dễ dẫn đến mở bài lan man, xa yêu cầu đề. 
Hướng dẫn học sinh cách viết mở bài theo hướng phản đề: 
- Xác định yêu cầu của đề bài. Mở bài theo hướng phản đề cũng cần thiết phải 
xác định yêu cầu đề. Việc xác đnhị đúng yêu cầu đề giúp học sinh lựa chọn 
những câu chuyện, sự việc, cách ứng xử trái ngược 
- Lựa chọn vấn đề đối lập hoặc trái ngược: Trong cuộc sống luôn tồn tại hai mặt 
trái ngược nhau. Để đánh giá đúng sai, phải trái, tôt xấu phải xuất phát từ cách 
nhìn nhận của mỗi người.. 
- Lập luận để đặt lại vấn đề theo yêu cầu đề ra. Sau khi đưa ra vấn đề trái ngược, 
học sinh phải đưa ra nhận định của mình, thái dộ, cách nhìn của mình về vấn đề 
của đề ra. 
Bài tập vận dụng: 
Ví dụ 1: (Mở bài trực tiếp) 
- Trong lúc chờ đợi xe linh cữu đi qua, nhóm phóng viên của VTV bất ngờ 
lao ra và đứng chắn hết trước mặt nhân dân, tỏ thái độ thô lỗ, thiếu văn hóa với 
người dân đang đứng xếp hàng phía đằng sau, còn hiên ngang đứng giữa 
đường đưa điện thoại ra tạo dáng, chụp ảnh. 
- Trong dòng bạn trẻ lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Nhà văn hóa 
Thanh niên: Nguyễn Xuân Nguyên - Anh thanh niên cụt cả hai tay, mắt rưng 
rưng, quỳ dưới di ảnh của Đại tướng. 
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày quan điểm của anh / chị về hai 
hình ảnh trên. 
Các bước tiến hành viết mở bài: 
- Xác định yêu cầu của đề bài: Cách ứng xử của giới trẻ hiện nay. 
 18 
- Lựa chọn vấn đề đối lập hoặc trái ngược, khẳng định vấn đề đó trong cuộc 
sống. 
- Lập luận để đặt lại vấn đề theo yêu cầu đề ra. 
Viết mở bài : 
Khi bà Tưng và người mẫu Ngọc Trinh đăng đàn trên báo chí quan niệm 
sống của mình: “yêu không có tiền cạp đất mà ăn à”, “tôi cần những đại gia, 
những người giàu có đến với mình”, đã có nhiều ý kiến lên án quan niệm 
sống thực dụng của giới trẻ. Thế nhưng, một bộ phận của giới trẻ hiện nay 
không chỉ có sống thực dụng mà vô cảm, thô lỗ, thiếu văn hóa. Hai hình ảnh trái 
ngược của nhóm phóng viên VTV và anh thanh niên cụt tay Nguyễn Xuân 
Nguyên trong đám tang Đại tưỡng Võ Nguyên Giáp khiến ta phải suy nghĩ về 
cách ứng xử của giới trẻ hiện nay. (Trích từ bài làm của học sinh) 
Ví dụ 2: 
Đề 2: Hãy viết bài văn trình bày quan điểm của anh (chị) về bản chất của 
thành công. 
Các bước tiến hành viết mở bài: 
- Xác định yêu cầu của đề bài: Quan điểm về thành công. 
- Lựa chọn vấn đề đối lập hoặc trái ngược, khẳng định vấn đề đó trong cuộc 
sống: Sự hoàn hảo trong công việc, thành đạt để có cuộc sống giàu sang,... 
- Lập luận để đặt lại vấn đề theo yêu cầu đề ra. 
Viết mở bài : 
Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình 
theo đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến 
từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một 
cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thời 
gian để lặng mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt 
được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ.(Trích từ bài làm của học 
sinh) 
Ví dụ 3: (Mở bài gián tiếp) 
 19 
Các bước tiến hành viết mở bài: 
- Xác định yêu cầu của đề bài: Cách sử dụng thời gian 
- Lựa chọn vấn đề đối lập hoặc trái ngược, khẳng định vấn đề đó trong cuộc 
sống: Lời nói và cơ họi là quan trọng nhất. 
- Lập luận để đặt lại vấn đề theo yêu cầu đề ra. 
 Viết mở bài: 
Khi trả lời cho câu hỏi: với con người thứ gì là quan trọng nhất có nhiều 
quan niệm khác nhau. Có người cho rằng: tiền bạc là quan trọng nhất bởi có tiền 
bạc sẽ có tất cả. Có người lại cho rằng sức khỏe mới quan trọng nhất có sức 
khỏe sẽ có cả tiền bạc. Thực ra, thời gian mới là thứ quan trọng nhất. Thời gian 
của cuộc đời thì vô tận những thời của con người là thứ duy nhất mất đi không 
thể lấy lại được. “Thời gian là vàng, vì thế phải biết quý trọng từng phút, từng 
giây” thế nhưng vẫn có ý kiến trái ngược: “Thời gian không quan trọng, điều 
quan trọng là cách con người sử dụng thời gian của bản thân mình” (Trích từ 
bài làm của học sinh) 
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 
Tôi tiến hành dạy học thể nghiệm ở 2 lớp của khối 12 có chất lượng 
ngang nhau 
- Với lớp 12A (Sĩ số 36): sau khi vận dụng hướng dẫn học sinh cách viết 
mở bài. 
- Với lớp 12B3 (Sĩ số 36): không vận dụng hướng dẫn học sinh cách viết 
mở bài. 
Để đánh giá kết quả dạy học thể nghiệm, tôi sử dụng đề kiểm tra cho thời 
gian làm bài 15 phút như sau: 
Kết quả thu được: 
Lớp Điểm 
0,1 
Tỉ lệ 
% 
Điểm 
Từ 2 đến 5 
Tỉ lệ 
% 
Điểm 
từ 5 đến 8 
Tỉ lệ 
% 
Điểm 
8 trở lên 
Tỉ lệ 
% 
12A 1 2,8 10 27,8 22 61,1 3 8,3 
12b3 4 11,1 11 30,6 20 55,6 1 2,8 
 20 
* Nhận xét: 
Kết quả dược khảo sát qua 3 bài liên tục của học kì một cùa 2 lớp kết quả 
đều cho tương tự. Ở tốp điểm khá giỏi ở lớp có sự hướng dẫn bao giờ cũng có 
kết quả cao hơn so với lớp chưa được hướng dẫn. Thử nghiệm này cũng được 
tiến hành ở 2 lớp 10 với mức độ đề dễ hơn cũng cho kết quả tương tự. Kết quả 
của các bài viết cũng nâng lên đáng kể so với trước khi được hướng dẫn. 
V. Đề xuất, khuyến nghị, khả năng áp dụng 
 1. Đề xuất 
Để nâng cao hiệu quả bài làm văn nghị luận xã hội phải kết hợp nhiều yếu 
tố khác nhau, từ xây dựng hệ thống luận điểm, lựa chọn dẫn chứng, sử dụng các 
thao tác lập luận, viết các đoạn văn,... trong đó một mở bài hay, hấp dẫn có một 
vai trò hết sức quan trọng. Có nhiều cách khác nhau để viết mở bài. Mỗi cách 
mở bài đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Lựa chọn cách mở bài phù 
hợp sẽ góp phần không nhỏ đến thành công của cả bài viết. 
Một mở bài cho đề văn nghị luận xã hội đáp ứng được tiêu chí: đúng - đủ 
- hay là đã không dễ dàng, dạy học để hình thành kỹ năng cho học sinh lại càng 
khó khăn hơn. Trong 3 cách trên đều là những cách mở bài cơ bản nhất có thể 
vận dụng vào dạy học cho nhiều đối tượng học sinh khác nhau, đáp ứng được 
những yêu cầu khác nhau của mỗi kỳ thi. Mỗi cách mở bài đều có những ưu 
điểm, hạn chế và yêu cầu riêng nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Để viết 
được mở bài gián tiếp hay, học sinh phải nắm vững cách mở bài trực tiếp; để 
viết được mở bài theo hướng phản đề có tính sáng tạo cao thì học sinh phải biết 
cách viết mở bài theo hướng gián tiếp. Từ mở bài trực tiếp đến mở bài gián tiếp, 
đến mở bài theo hướng phản đề đều có sự tăng dần về độ khó, về tính sáng tạo. 
Vì vậy, giáo viên phải tùy thuộc vào đối tượng học sinh, tính chất kỳ thi để lựa 
chọn dạy học và rèn luyện cách mở bài phù hợp nhất. 
2. Khuyến nghị 
 21 
Việc lựa chọn cách mở bài trong dạy học, giáo viên phải nắm được đặc 
điểm của đối tượng học sinh, tính chất kỳ thi để mang lại hiệu quả cao nhất. Để 
học sinh có thể viết được một bài văn nghị luận xã hội hay, sáng tạo, cần kết 
hợp hình thành các kỹ năng khác cho học sinh như xây dựng luận điểm, sử dụng 
dẫn chứng, rút ra bài học,... 
Việc sử dụng các dạng mở bài khác nhau trong quá trình dạy học cho học 
sinh cần phải linh hoạt, điều quan trọng là từ kỹ năng học sinh đã có được, các 
em có thể sáng tạo ra những mở bài hay, những cách mở bài mới. Không nên gò 
bó khả năng sáng tạo của học sinh. 
3. Khả năng áp dụng 
Trong quá trình dạy học các tiết làm văn, giáo viên không chỉ hình thành 
cho học sinh kỹ năng viết phần mở bài của đề văn nghị luận xã hội mà còn cần 
thiết cả kỹ năng mở bài cho đề văn nghị luận văn học. Với thời lượng dạy học 
trên lớp, giáo viên sẽ không có thời gian để hướng dẫn và hình thành kỹ năng 
viết phần mở bài cho học sinh. Vì vậy, dạy học cách viết mở bài phải được vận 
dụng thường xuyên trong thời gian dạy khối, dạy ôn thi tốt nghiệp, dạy học bài 
luyện tập về thao tác luận,... đặc biệt là ở tiết trả bài. 
Trước một vấn đề tưởng rằng đơn giản nhưng vào thực tế dạy học lại gặp 
rất nhiều khó khăn. Trên đây là những trăn trở và tâm huyết của bản thân trong 
thực tiễn dạy học nhưng chắc chắn sẽ còn nhiều hạn chế mong được trao đổi 
cùng đồng nghiệp. 
 22 
VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Muốn viết được bài văn hay – Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) NXB Giáo 
Dục, 1994 
2. Mẹo luật viết văn hay ...Vũ Quốc Anh, Nguyễ Quang Cương, Hà Bình 
Trị, Trường Đại học sư phạm Quy Nhơn, 1990 
3. Làm Văn 10, 11, 12 – Trần Thanh Đạm (chủ biên) NXB Giáo Dục, 1990, 
1991, 1992 
4. Làm Văn 10 – Đỗ Hữu Châu (chủ biên) NXB Giáo Dục, 1990 
5. Rèn luyện kĩ năn làm văn nghị luận – Bảo Quyến, NXB Giáo Dục 2003 

File đính kèm:

  • pdfskkn_huong_dan_hoc_sinh_cach_viet_mo_bai_cho_de_van_nghi_luan_xa_hoi_1617.pdf
Sáng Kiến Liên Quan