Đề tài Hiệu quả của sử dụng phiếu học tập trong giảng dạy Ngữ văn lớp 11 trung học phổ thông

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

HIỆU QUẢ CỦA SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP TRONG GIẢNG DẠY NGỮ VĂN LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

A. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Luật giáo dục công bố năm 2005 điều 28.2 có ghi: “ phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” đổi mới phương pháp dạy học nhằm đào tạo những người lao động không chỉ có kiến thức mà phải có năng lực hành động, kĩ năng thực hành.

Thực hiện nhiệm vụ đổi mớp phương pháp dạy học tại trường Trung học phổ thông Triệu Sơn 3 nhiều Thầy Cô đã sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, sử dụng công nghệ thông tin, sưu tầm tranh ảnh, sơ đồ tư duy, phiếu học tập đặc biệt là các hình thức học sinh học tập theo nhóm nhỏ phù hợp và hiệu quả. Tuy nhiên thực tế cho thấy đa số học sinh thiếu tính tự giác, khả năng tự học, kĩ năng đọc – hiểu nội dung sách giáo khoa, kĩ năng làm việc theo nhóm còn nhiều hạn chế; giờ học còn đơn điệu, nhàm chán, gây ức chế hứng thú học tập của học sinh.

Từ thực tế trên tôi đã cải tiến các dạng câu hỏi nêu vấn đề tổng quát thành các nội dung trong phiếu học tập kết hợp phương pháp học sinh làm việc theo nhóm nhỏ vận dụng trong giảng dạy môn ngữ văn ở lớp 11G3 và 11G8 năm học 2012 - 2013 bước đầu có hiệu quả: Học sinh học tập tiến bộ, hứng thú với giờ văn, bớt nhút nhát, mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình trong thảo luận nhóm vì vậy tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: HIỆU QUẢ CỦA SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP TRONG GIẢNG DẠY NGỮ VĂN LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.

 

doc19 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 7607 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Hiệu quả của sử dụng phiếu học tập trong giảng dạy Ngữ văn lớp 11 trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch giáo khoa, kĩ năng làm việc theo nhóm còn nhiều hạn chế; giờ học còn đơn điệu, nhàm chán, gây ức chế hứng thú học tập của học sinh.
Từ thực tế trên tôi đã cải tiến các dạng câu hỏi nêu vấn đề tổng quát thành các nội dung trong phiếu học tập kết hợp phương pháp học sinh làm việc theo nhóm nhỏ vận dụng trong giảng dạy môn ngữ văn ở lớp 11G3 và 11G8 năm học 2012 - 2013 bước đầu có hiệu quả: Học sinh học tập tiến bộ, hứng thú với giờ văn, bớt nhút nhát, mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình trong thảo luận nhómvì vậy tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: HIỆU QUẢ CỦA SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP TRONG GIẢNG DẠY NGỮ VĂN LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.
* Mục đích – đối tượng của đề tài:
1. Mục đích: 
- Giúp học sinh tự lực, chủ động nghiên cứu sách giáo khoa để lĩnh hội kiến thức mới và củng cố kiến thức đã học.
- Học sinh làm quen và nâng cao hiệu quả hoạt động theo nhóm.
2. Đối tượng:
Nghiên cứu sẽ được thực hiện ở 2 lớp : 
+ Lớp 11G3 và 11G8 năm học 2012 – 2013 là lớp thực nghiệm.
+ Lớp 10G3 và 10G8 năm học 2011 – 2012 là lớp đối chứng.
 ( 2 lớp này tương đương về sĩ số, nề nếp và trình độ học lực) .
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ:
	Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học lấy học sinh làm trung tâm , học sinh vừa học kiến thức vừa được làm việc tập thể, hoạt động theo nhóm học tập từ đó rèn cho học sinh cách tự học , các kĩ năng tư duy logic, phát huy tính sáng tạo, năng động tích cực, xây dựng ý thức tập thể, trách nhiệm cộng đồng và niềm tin về bản thân mình cho mỗi học sinh.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
Năm học 2011 – 2012 tôi được phân công giảng dạy môn ngữ văn lớp 10G3 và lớp 10G8 trường Trung học phổ thông Triệu Sơn 3. sau nhiều nổ lực cố gắng của Thầy và trò song kết quả cuối năm chưa được như mong muốn:
 KẾT QUẢ NĂM HỌC 2011 - 2012
Lớp 
Sĩ số
 Kết quả
 Kém 
 Yếu
Trung bình
 Khá
 Giỏi
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10G3 
10G8
44
44
2
1
4.5
2.2
18
16
41
36.3
23
25
52.3
57.0
1
2
2.2
4.5
0
0
 Từ kết quả trên tôi nhận thấy:
+ Số học sinh đạt khá giỏi ít: Loại giỏi: 0 em
 Loại khá: 10 G3 : 1 em; 10G8 : 2 em
+ Học sinh yếu kém nhiều: Loại Yếu: 10G3: 18 em; 10G8: 16 em 
 Loại kém : 10G3: 2em; 10G8: 1 em 
 Nguyên nhân của kết quả trên:
+ Do chất lượng học sinh 2 lớp 10G3 và 10G8 không đồng đều, số lượng học sinh yếu kém nhiều.
+ ý thực học tập phấn đấu vươn lên của các em chưa cao, chưa có phương pháp học hiệu quả nhất: phần đông là học vẹt , không hiểu sâu .
+ Các em chưa có hứng thú học bộ môn văn .
 Thực trạng trên đặt ra vấn đề : phải thay đổi cách dạy của Thầy cho phù hợp với đối tượng học sinh để từng bước nâng dần chất lượng , rèn luyện tinh thần làm việc tập thể , chủ động, tự tin trong hoạt động học tập của học sinh của 2 lớp này.
Năm học 2012 – 2013 tôi được phân công giảng dạy môn ngữ văn lớp 11G3 và lớp 11G8 ( theo lớp 10G3 và 10G8 lên lớp 11 ) bản thân tôi đã trăn trở nhiều, một mặt tôi động viên các em cố gắng, mặt khác tôi tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, tạo hứng thú cho các em trong giờ văn như sử dụng công nghệ thông tin, vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực đặc biệt là sử dụng phiếu học tập trong giờ học...đã tạo được những chuyến biến tích cực về chất lượng của học sinh ở hai lớp này.
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
	Giải pháp 1: Giáo viên nghiên cứu kĩ đặc điểm chương trình, sách giáo khoa ngữ văn 11 chương trình chuẩn để thiết kế bộ phiếu học tập.
Từ sự phân tích đặc điểm chương trình, sách giáo khoa, hệ thống câu hỏi phần hướng dẫn học bài và tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, giáo viên dựa vào đó mà thiết kế bộ phiếu học tập phù hợp với chương trình, với đối tượng học sinh lớp mình giảng dạy.
Giải pháp 2: Giáo viên nắm vững quy trình thiết kế phiếu học tập trong giảng dạy môn ngữ văn:
“ Phiếu học tập là một mảnh giấy thường được in sẵn nhằm mục đích hỗ trợ người học sắp xếp các nội dung kiến thức để phục vụ cho việc học và hiểu bài tốt hơn. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh điền vào khoảng trống trong tờ giấy để trả lời câu hỏi hay hoàn thành sơ đồ”.
2.1 Giáo viên thiết kế phiếu học tập dựa trên các nguyên tắc sau:
- Phiếu học tập phải được thiết kế sẵn trước giờ dạy.
- Nội dung phiếu học tập phải vừa đủ, bám sát mục tiêu bài học và chuẩn kiến thức kĩ năng, phù hợp đối tượng học sinh lớp giảng dạy, phù hợp với trình độ, hoạt động của học sinh, với lượng thời gian thích hợp.
- Hình thức phiếu học tập phải rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu thể hiện tính sư phạm, tạo hứng thú cho học sinh.
- Sử dụng phiếu học tập cần kết hợp với các tài liệu và phương tiện dạy học khác như sách giáo khoa, tranh ảnh, tài liệu tham khảo...
- Giáo viên công bố đáp án kịp thời, đúng cách.
- Không được lạm dụng phiếu học tập.
2.2. Các bước xây dựng phiếu học tập.
Bước 1: Phân tích bài dạy để nắm vững mục tiêu và nội dung kiến thức bài học, nội dung phiếu học tập, xác định định lượng kiến thức sử dụng trong phiếu học tập.
Bước 2: Chuyển kiến thức trọng tâm thành dạng phiếu học tập.
- Vấn đề trên phiếu học tập nên chia nhỏ, sắp xếp từ dễ đến khó để tất cả học sinh trên lớp với năng lực học khác nhau đều có thể tham gia.
- Nội dung phiếu học tập cần lựa chọn hình thức biểu hiện phù hợp, có những dữ liệu nên trình bày bằng văn bản bình thường, có loại đưa vào sơ đồ, biểu mẫu, bài tập thực hành, bài tập xử lí tình huống...tất cả đều phải phù hợp với đối tượng học sinh và nội dung bài học.
- Phiếu học tập thể hiện được yêu cầu làm việc hợp tác với nhau trong nhóm học tập như cùng nhau xây dựng hệ thống kiến thức, trao đổi kết quả...
- Trình bày trên mặt giấy với ngôn ngữ chính xác, dễ hiểu đối với học sinh, có thể sử dụng cả kênh hình lẫn kênh chữ để tạo hứng thú cho học sinh.
- Cấu trúc phiếu học tập gồm: tên bài học, câu hỏi và khoảng trống để học sinh tự trả lời.
Bước 3: Chuẩn bị hệ thống lập luận và nhận xét để chỉ đạo và điều chỉnh quá trình học tập của học sinh.
Giáo viên cần chuẩn bị kĩ lưỡng những định hướng có tác dụng mạnh mẽ đến hiệu quả học tập của học sinh, góp phần thúc đẩy học tập theo hướng tích cực, phá vỡ sự bế tắc hoặc căng thẳng trong học tập; học sinh mạnh dạn suy nghĩ nhiều hơn, mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình.
Bước 4: xây dựng đáp án cho phiếu học tập: đáp án cần đảm bảo ngắn gọn, xúc tích, khái quát cao.
Giải pháp 3:Giáo viên sử dụng sáng tạo và linh hoạt phiếu học tập trong giờ dạy:
Bước 1: Phát phiếu học tập cho học sinh ( số lượng phiếu thích hợp với cá nhân và nhóm học sinh). 
Giáo viên căn cứ vào nội dung bài học để có thể dùng chính phiếu học tập để tổ chức học tập, làm cơ sở để ghép nhóm học tập và quy định thời gian học tập.
Bước 2: quan sát và hướng dẫn học sinh học tập và hoạt động với phiếu học tập.
Giáo viên quan sát phát hiện những biểu hiện thiếu tập trung, học tập một cách tản mạn, tuỳ tiện của học sinh để kịp thời uốn nắn, nhắc nhở, hướng các em chủ động làm việc với phiếu học tập.
Bước 3: Học sinh làm việc với các nguồn tài liệu và hoàn thành phiếu học tập: giáo viên quan sát nhắc nhở và giúp đỡ:
+ Đối với dạng phiếu học tập học sinh làm việc cá nhân: mỗi học sinh làm việc độc lập.
+ Đối với dạng phiếu học tập học sinh làm việc theo nhóm: giáo viên chia học sinh thành các nhóm và phát phiếu học tập cho mỗi nhóm, giao nhiệm vụ cho nhóm, mỗi cá nhân làm việc độc lập khoảng vài phút, sau đó thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến cả nhóm, ghi kết quả , đại diện các nhóm trình bày kết quả .
Bước 4: Học sinh trình bày:
+ Đối với hoạt động cá nhân: từng học sinh trình bày, những học sinh khác chú ý, đối chiếu với phiếu học tập của mình và bổ sung góp ý, cũng có thể thắc mắc tranh luận với người trình bày.
+ Đối với hoạt động theo nhóm: đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác có thể trao đổi tranh luận bổ sung.
Giáo viên nhận xét về tinh thần thái độ học tập, kết quả nội dung phiếu học tập 
( có thể cho điểm nếu học sinh thực hiện tốt ).
Bước 5: Giáo viên sửa chữa bổ sung và đưa ra đáp án bằng phiếu học tập, học sinh so sánh, đối chiếu và rút kinh nghiệm, tự đánh giá.
Bước 6: Tổng kết công việc
Giáo viên có thể nhận xét, tổng kết bài hoặc yêu cầu học sinh tổng kết. Thông qua tổng kết học sinh tự đánh giá công việc của mình, rút ra những kinh nghiệm cần thiết cho bản thân mình như kinh nghiệm sử dụng phiếu học tập, tìm hiểu bài, kinh nghiệm trong hoạt động nhóm, trao đổi, thảo luận, trình bày ý kiến.... giáo viên có thể khéo léo đưa ra những lập luận định hướng và chỉ đạo nếu thấy học sinh lúng túng.
	Sau mỗi giờ học giáo viên thu lại tất cả phiếu học tập của học sinh để kiểm tra thái độ làm việc, kĩ năng làm việc của từng học sinh, nhóm học sinh. nhận xét đánh giá và điều chỉnh hợp lí những hạn chế của học sinh.
4. Giới thiệu một số phiếu học tập đã được sử dụng trong quá trình giảng dạy môn ngữ văn lớp 11G3 và 11G8 năm học 2012 – 2013.
Phiếu 1: Tiết 6 Tự Tình II ( Hồ Xuân Hương )
Dạy mục II. Đọc – hiểu văn bản: Giáo viên sử dụng phiểu học tập sau:
Em hãy tổng hợp diễn biến tâm trạng, tình cảm nhân vật trữ tình trong bài thơ:
TT
 Câu thơ
Diễn biến tâm trạng, tình cảm nhân vật trữ tình
1
2 câu đề
2
2 câu thực
3
2 câu luận
4
2 câu kết
Phiếu 2:
Tiết 19 Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc
 ( Nguyễn Đình Chiểu )
Phần A Tác giả. 
Dạy phần sự nghiệp văn chương Nguyễn Đình Chiểu giáo viên sử dụng phiếu học tập sau: Em hãy tóm tắt sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Chiểu?
Thời gian
Tác phẩm chính
 Nội dung chính
 Đặc sắc nghệ thuật
Trước 1858
Sau 1858
Phiếu 3
Tiết 27 Ôn tập văn học trung đại Việt Nam
Em hãy khái quát những vấn đề cơ bản khi đọc - hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam giáo viên sử dụng phiếu học tâp:
Tư duy nghệ thuật
Quan niệm thẩm mĩ
Bút pháp nghệ thuật
Phiếu 4
Tiết 30 Khái quát văn học việt Nam tự đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng 8 năm 1945
Khi dạy phần nội dung: quá trình hiện đại hóa nền văn học Việt Nam từ đầu XX đến cách mạng tháng 8 năm 1945, giáo viên nêu câu hỏi :Em hãy tóm tắt quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng 8 năm 1945? yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập sau:
Điều kiện để hiện đại hoá
 Quá trình hiện đại hoá
Từ đầu XX - 1920
Từ 1920 - 1930
Từ 1930 - 1945
Phiếu 5
Tiết 50 Chí Phèo
 Phần một: Tác giả Nam Cao
Mục 2.1 Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao:giáo viên sử dụng Phiếu học tập: Em hãy khái quát quan điểm nghệ thuật của Nam Cao? 
 Dẫn chứng
 Quan điểm nghệ thuật
“ Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ kiếp lầm than” ( Trăng sáng )
“Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bìnhnó làm cho người gần người hơn” ( Đời Thừa )
“ Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”
“ Sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện” ( Đời thừa )
Phiếu 6
Mục 2.2: Các đề tài chính sáng tác của Nam Cao trước cách mạng tháng 8 năm 1945, giáo viên sử dụng Phiếu học tập: Em hãy tóm tắt các đề tài chính, nội dung sáng tác của Nam Cao trước cách mạng tháng 8 năm 1945?
Đề tài 
Tác phẩm chính
Nội dung chính
Đặc sắc nghệ thuật
Người trí thức Tiểu tư sản
Người nông dân lao động
Phiếu 7
Tiết 78, 79 Vội Vàng ( Xuân Diệu )
Phần II. Đọc – hiểu văn bản: Đoan trích “ Xuân giáo viên nêu câu hỏi So sánh quan niệm về thời gian của Xuân Diệu với quan niệm thời xưa? Và yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập.
Quan niệm cũ về thời gian
Quan niệm của Xuân Diệu về thời gian
Phiếu 8
Tiết 86: Chiều tối ( Hồ Chí Minh )
Mục II. Đọc – hiều văn bản: Giáo viên nêu câu hỏi Trong bài thơ Chiều tối từ 2 câu đầu đến 2 câu cuối mạch thơ đã vận động biến đổi như thế nào ? (và sử dụng phiếu học tập ).
Hai câu đầu
Hai câu cuối
Khung cảnh thiên nhiên
cảnh vật: trời mây, chim muông
Không gian núi rừng hoang vu
thời gian: chiều tà
Phiếu 9
Tiết 95, 96 Người trong bao ( Sê - Khốp )
Mục II. Đọc – hiểu văn bản 
1. Nhân vật Bê – Bi – Cốp: giáo viên nêu câu hỏi em hãy lựa chọn các chi tiết trong tác phẩm để hoàn thành phiếu học tập sau? yêu cầu học sinh hoàn thành theo phiếu học tập.
Cân dung – thói quen
Quan hệ với đồng nghiệp và mọi người
Kết cục của Bê – Li - Cốp
Phiếu 10
Tiết 97 Ôn tập phần tiếng Việt 
Mục 7: Đặc điểm loại hình tiếng việt , giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập sau
đặc điểm loại hình của tiếng Việt
 Ví dụ minh hoạ
1. Đơn vị ngữ pháp cơ sở
2. Từ không.
3. Ý nghĩa ngữ pháp
IV. KIỂM NGHIỆM
Qua thực tế sử dụng phiếu học tập trong năm học 2012 – 2013 ở hai lớp: (lớp 11G3 và lớp 11G8 ) cả hai lớp đều tiến hành cùng một nội dung chương trình ngữ văn 11 – cơ bản đồng thời tiến hành đo kết quả học tập của học sinh trước và sau khi tác động ( bài kiểm tra trước tác động là bài viết số 1; bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra học kì I và bài kiểm tra học kì II ) kết quả cho thấy sự tiến bộ rõ rệt của học sinh trong học tập, Cụ thể như sau: 
- Lớp 11 G8:
TT
HỌ VÀ TÊN
KT TRƯỚC TÁC ĐỘNG ( bài viết 
số 1 )
KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
GHI CHÚ
Bài KT học kì I
Bài KT học kì II
1
Đặng Quỳnh Anh 
6
7
8
2
 Lê Thị Trâm Anh 
6
7
7
3
Hà Đăng Bình 
5
4
6
4
Hà Thị Chinh 
6
7
7
5
Đỗ Thị Thuỳ Dung 
6
7
9
6
 NguyễnThuỳ Dung 
7
7
8
7
 Trịnh Văn Duy 
7
4
7
8
 Lê Thị Duyên 
4
4
6
9
Lê Văn Định 
7
6
8
10
 Đỗ Thu Hà 
7
7
8
11
 Đặng Thị Thu Hải 
5
6
7
12
 Bùi Thị Hiên 
5
6
7
13
Trần Thị Huệ 
7
7
8
14
 Trình Văn Hùng 
5
5
6
15
Lương Thị Huyền 
6
5
7
16
 Lê Thị Thu Hương 
7
5
7
17
 Lê Thị Liên 
6
7
7
18
Hoàng Ngọc Mạnh 
6
4
6
19
Trần Văn Mạnh 
5
6
7
20
Nguyễn Văn Nam 
5
4
6
21
 Hà Duyên Ngọc 
6
5
7
22
Trịnh Thị Phấn 
6
6
7
23
NguyễnThành Quân 
6
5
7
24
Trần Đình Quân 
4
4
5
25
NguyễnXuânQuỳnh 
6
5
6
26
Nguyễn Khắc Tấn 
7
6
6
27
Nguyễn Văn Thành 
6
6
7
28
Lê Văn Thắng 
6
7
7
29
 Hà Thị Thúy 
7
6
7
30
 Cố Đình Tiến 
6
5
6
31
 Đinh Thị Trang 
5
7
6
32
Lê Thuỳ Trang 
7
7
7
33
 Nguyễn Thị Trang 
6
7
7
34
Lê Văn Trực 
5
5
6
35
Dương Văn Tú 
4
4
5
36
 Trần Mạnh Tú 
6
4
5
37
 Trịnh Xuân Tuấn 
4
5
5
38
 Hà Thọ Tùng 
5
5
6
39
 Lê Bá Tùng 
5
6
7
40
 Nguyễn Duy Tùng 
5
6
7
41
 Trần Thị Tươi 
6
6
6
42
Nguyễn Ngọc Vinh 
7
4
6
43
Hà Tuấn Vũ 
5
5
6
44
Hoàng Tuấn Vũ 
4
4
5
- Lớp 11G3: 
TT
 HỌ TÊN
KT TRƯỚC TÁC ĐỘNG ( bài viết 
số 1 )
KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
GHI CHÚ
Bài KT học kì I
Bài KT học kì II
1
Lê Thị Ngọc Anh
7
6
7
2
Hà Thị Thanh Bình
7
6
7
3
Trần Đình Công
5
5
4
4
Lê Văn Cường
4
6
7
5
NguyễnVănCường
4
5
6
6
Lê Thị Huyền Dịu
7
7
8
7
Lê Thị Dang
5
6
5
8
Hà Thị Dung
6
6
6
9
Lê Thị Dung
7
7
8
10
ương Văn Hải
5
5
7
11
Trần Thị Hiền
7
7
8
12
Nguyễn Văn Hiếu
5
4
6
13
Trịnh Xuân Hiếu
5
5
7
14
Vi Thị Hoà
5
6
6
15
Lê Đình Hoàng
5
4
5
16
Hoàng Thị Huấn
5
5
7
17
Nguyễn Thị Hương
7
6
7
18
Nguyễn Thị Hường
4
6
6
19
Bùi Thị Huyền
6
6
7
20
Lê Tiến Linh
5
5
6
21
Bùi Thị Ly
6
6
7
22
Đỗ Thị Trà Mi
7
7
7
23
Lã Văn Nam
5
5
6
24
Lê Xuân Nam
4
5
6
25
Lê Thị Ngân
6
5
6
26
Nguyễn Văn Núi
5
6
4
27
Lê Văn Phương
6
5
7
28
Bùi Thị Quỳnh
6
7
6
29
Lê Ngọc Sơn
5
4
5
30
Quách Văn Sự
4
4
31
Lê Văn Sự
5
5
6
32
Nguyễn Đình Thảo
7
7
7
33
Phan Thị Thuý
6
7
7
34
Hoàng Lâm Toán
5
4
6
35
Nguyễn Thị Trang
6
7
7
36
Lê Xuân Tú
5
5
5
37
Hà Văn Tùng
5
5
5
38
Lê Văn Tùng
4
5
5
39
Trần Xuân Tường
5
5
6
40
Lê Xuân Viện
5
6
6
41
Đỗ Việt
5
4
6
42
Lê Văn Việt
5
4
6
43
Dương Quang Vinh
6
5
6
44
Lê Viết Vũ
5
4
6
Dùng phương pháp thống kê tính trị số trung bình qua những lần kiểm tra và lấy kết quả cuối năm học 2012 – 2013 ở các lớp thực nghiệm so sánh với các lớp đối chứng năm học 2011 - 2012 thu được kết quả như sau:
KẾT QUẢ NĂM HỌC 2012 – 2013 LỚP 11G3 VÀ 11G8
( LỚP THỰC NGHIỆM )
Lớp 
Sĩ số
 Kết quả
 Kém 
 Yếu
Trung bình
 Khá
 Giỏi
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
11G3
11G8
43
44
0
0
3
2
7.0
4.5
27
25
62.7
56.8
13
16
30.3
36.5
0
1
2.2
KẾT QUẢ NĂM HỌC 2011 – 2012 LỚP 10G3 VÀ 10G8
( LỚP ĐỐI CHỨNG )
Lớp 
Sĩ số
 Kết quả
 Kém 
 Yếu
Trung bình
 Khá
 Giỏi
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10G3
10G8
44
44
2
1
4.5
2.2
18
16
41
36.3
23
25
52.3
57.0
1
2
2.2
4.5
0
0
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ:
Từ kết quả trên tôi khẳng định:
	1.Kết quả học tập của học sinh ngày càng tiến bộ so với năm học 2011 – 2012 :
 - Năm học 2011 – 2012 khi giảng dạy ngữ văn ở lớp 10G3 và lớp 10G8 tôi chưa sử dụng phiếu học tập, chủ yếu sử dụng câu hỏi nêu vấn đề, gợi mở, học sinh làm việc độc lập hiệu quả chưa cao. 
+ Số học sinh đạt khá giỏi ít: Loại giỏi: 0 em
 Loại khá: 10 G3 : 1 em; 10G8 : 2 em
+ Học sinh yếu kém nhiều: Loại yếu: 10G3: 18 em; 10G8: 16 em 
 Loại kém : 10G3: 2em; 10G8: 1 em 
+ Học sinh còn nhút nhát, chưa chủ động trong các hoạt động học tập theo nhóm và các hoạt động tập thể khác .
 	- Năm học 2012 – 2013 tôi sử dụng phiếu học tập trong giảng dạy ngữ văn ở lớp 11G3 và lớp 11G8 kết hợp với hình thức học sinh làm việc theo nhóm nhỏ đã đem lại hiệu quả tích cực:
+ Số học sinh đạt khá giỏi tăng nhiều: Loại giỏi: 1 em
 Loại khá: 11G3 : 13 em; 11G8 : 16 em
+ Học sinh yếu kém giảm nhiều: Loại Yếu: 11G3: 3 em; 11G8: 2 em 
+ không còn học sinh bị điểm kém: Loại kém : 11G3: 0em; 11G8: 0 em 
2. Cụ thể hoá các nội dung yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa để tìm nội dung cơ bản trong phiếu học tập có tác dụng giúp học sinh lĩnh hội kiến thức sách giáo khoa tốt hơn, vững vàng hơn, học sinh tự giác tích cực, hứng thú học tập, tập trung chú ý đối với bài học. sử dụng phiếu học tập hợp lí không những nâng cao hiệu quả học tập của học sinh mà còn giúp các em tham gia vào các hoạt động học tập theo nhóm , qua đó giúp các em phát triển năng lực tự học, tự khám phá tri thức, giờ học sôi nổi hơn, gây dựng lòng tin và khát vọng vươn lên trong học tập của học sinh.
	V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
1. Phiếu học tập được xem là một dạng bài tập giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách hệ thống, rèn luyện được kĩ năng đọc - hiểu, phát hiện được kiến thức trọng tâm sách giáo khoa, góp phần làm chuyển đổi cách dạy và học trong nhà trường.
2. Sử dụng phiếu học tập trong dạy học kết hợp với phương pháp học tập theo nhóm phải gắn với chương trình, sách giáo khoa, với chuẩn kiến thức kĩ năng được xác định trong từng môn học, từng phân môn cũng như với mỗi bài học cụ thể, phải phù hợp với từng đối tượng học sinh của mỗi lớp mình giảng dạy.
3. Kết quả học tập của học sinh là cơ sở để giáo viên có những điều chỉnh tích cực trong cách thức dạy học, tổ chức giờ dạy, giúp đỡ học sinh vươn lên trong học tập.
Đây là bài học kinh nghiệm của bản thân tôi được rút ra từ thực tiễn giảng dạy của tôi tại trường Trung học phổ thông Triệu Sơn 3. kinh nghiệm này đã được trao đổi nhiều tại các cuộc họp tổ chuyên môn. Có thể kết quả ứng dụng còn chưa cao rất mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp.
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT :
	I. KẾT LUẬN:
1. Phiếu học tập là một phương pháp rất thông dụng trong dạy học . qua các sản phẩm của quá trình làm việc của học sinh, giáo viên có được nguồn thông tin phản hồi trung thực hơn, từ đó điều chỉnh được cách dạy học của mình.
2. Sử dụng phiếu học tập trong quá trình dạy học kết hợp với phương pháp hoạt động nhóm nhỏ học sinh được làm việc nhiều, phát huy được tính sáng tạo, năng động, tích cực , linh hoạt phù hợp với quan điểm dạy học mới : dạy học lấy học sinh làm trung tâm; xây dựng ý thức tập thể, trách nhiệm cộng đồng và xây dựng niềm tin về bản thân cho mỗi học sinh.
II. ĐỀ XUẤT: 
Ban Giám hiệu nhà trường, Sở Giáo dục và Đào Tạo tổ chức hội thảo chuyên đề cho giáo viên bộ môn ngữ văn hàng năm để giáo viên có dịp trao đổi, học hỏi kinh nghiệm và tìm ra những giải pháp tốt, tích cực nâng cao chất lượng giảng dạy.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hoá, ngày 10 tháng 5 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác .
Lê Văn Thanh

File đính kèm:

  • docskkn_hieu_qua_cua_su_dung_phieu_hoc_tap_trong_giang_day_ngu_van_lop_11_thpt_2161.doc
Sáng Kiến Liên Quan