Đề tài Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
+ Quang học là phần quan trọng trong vật lý, trong chương trình lớp 11 chỉ đề cập
đến phần quang hình học, trong đó dùng phương pháp hình học và các định luật cơ bản
của quang học để giải các hiện tượng quang học. Ở phần này có nhiều hiện tượng liên
quan đến đời sống thực tiễn được giải thích dựa vào việc giải các bài tập quang học.
+ Ngày nay, các dụng cụ quang dùng trong khoa học và trong đời sống rất đa dạng.
Các dụng cụ này đều áp dụng các hiện tượng phản xạ và khúc xạ ánh sáng. Các bài tập
về mắt và các dụng cụ quang học cho ta thấy rõ được điều đó, từ đó giúp các em học
sinh giải thích được nhiều hiện tượng trong cuộc sống đồng thời hiểu rõ hơn về cấu tạo,
hoạt động của mắt, các dụng cụ quang học. Để phần nào giúp học sinh ứng dụng tốt các
kĩ năng giải bài tập quang hình học mà học sinh đã được giảng dạy trong đề tài : “Hệ
thống bài tập quang hình học” vào thực tế, tôi viết tiếp đề tài :” HỆ THỐNG BÀI TẬP
VỀ MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG” nhằm góp phần giúp các em có thêm mối
liên hệ với thực tế, tăng thêm sự tự tin trong việc giải các bài tập vật lý từ đó ngày càng
yêu thích bộ môn vật lí hơn. Đồng thời đây cũng là tài liệu giúp đỡ tôi trong việc giảng
dạy phần quang hình học một cách có hệ thống hơn.
+ Ở đề tài “Hệ thống bài tập quang hình học” tôi đã hệ thống một số bài tập về lăng
kính và thấu kính nên ở đề tài này tôi không trình bày phần dụng cụ: Lăng kính và Thấu
kính mà chỉ viết thêm các dụng cụ: Kính lúp, Kính hiển vi và Kính thiên văn
ngắm chừng ở vô cực. ĐS: l = 124 cm; G = 30 Bài 2 : Vật kính của một kính thiên văn là một thấu kính hội tụ có tiêu cự lớn, thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự nhỏ. Một người mắt không có tật, dùng kính này để quan sát Mặt Trăng ở trạng thái không điều tiết. Khi đó khoảng cách giữa thị kính và vật kính là 62 cm. Số bội giác của kính là 30. a. Tính các tiêu cự của vật kính và thị kính. b. Vật quan sát là Mặt Trăng có góc trông 10-2 rad. Tính đường kính của Mặt Trăng cho bởi vật kính. ĐS: a. f1 = 60 cm, f2 = 2 cm; b. A1B1 = f1. = 0,6 cm Bài 3: Vật kính của một kính thiên văn có tiêu cự f1. Thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự f2 = 2 cm. Kính có G = 80 a. Tìm f1 và chiều dài tối thiểu của kính. b. Một học sinh mắt không tật dùng kính thiên văn trên để quan sát Mặt Trăng, hỏi có thể quan sát được vật trên Mặt Trăng có kích thước nhỏ nhất là bao nhiêu khi ngắm chừng kính ở vô cực? Cho biết năng suất phân li của mắt là 1’ = 3.10-4 rad và khoảng cách từ Mặt Trăng tới Trái Đất là 384000 km ĐS: a. f1 = 160 cm, l = 1,62 m; b. 1440 m Bài 4 :Năm 1610, Galile đã quan sát thấy 4 vệ tinh của Mộc tinh. Ganymede là một trong 4 vệ tinh lớn nhất trong số các vệ tinh của các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Đường kính xích đạo của nó khoảng 5262 km. Nếu Galile muốn quan sát thấy vệ tinh đó khi nó cách xa Trái Đất là 63.107 km thì ông phải dùng kính thiên văn có số bội giác ít nhất là bao nhiêu? Biết năng suất phân li của mắt là 1’ = 3.10-4 rad ĐS: G 35,9 Bài 5 :Một kính thiên văn có vật kính có độ tụ 0,5 dp. Thị kính cho phép nhìn một vật cao 1mm đặt trong tiêu diện vật dưới góc 0,05 rad a. Tìm tiêu cự của thị kính. b. Tính số bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực. c. Tính khoảng cách giữa hai điểm trên Mặt Trăng, nếu góc trông hai điểm này nhìn qua kính là 4’. Coi khoảng cách từ Mặt Trăng tới Trái Đất là 400 000 km ĐS: a. f2 = 2 cm; b. G = 100; c. 4,64 km Bài 6 : Vật kính của kính thiên văn Yerkes ở Wisconsin có tiêu cự f1 = 19,4 m. Thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự f2 = 10 cm. a. Tính khoảng cách giữa hai kính và số bội giác của kính thiên văn khi một người mắt thường ngắm chừng ở vô cực. Om B A 0m Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 43 b. Kính đang quan sát một miệng hố trên Mặt Trăng có đường kính 1500 m. Cho khoảng cách từ Mặt Trăng tới Trái Đất là 3,77.108 m. Tính độ lớn ảnh tạo bởi vật kính. Miệng hố này nhìn qua kính thiên văn thì như thể cách Trái Đất bao xa? ĐS : a. 194 ; b. A1B1 = 7,72.10 -5 m; d = 1,94.10 6 m Bài 7 : Vật kính của một kính thiên văn có tiêu cự f1 = 100 cm. Thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự f2 = 5 cm. Hai kính cách nhau 90 cm. Một quan sát viên mắt cận có khoảng nhìn rõ từ 10 cm đến 50 cm quan sát Mặt Trăng. Tìm số bội giác khi người này ngắm chừng ở cực cận và ở cực viễn. Cho mắt đặt sau thị kính một khoảng 3 cm. ĐS : GC = 24, GV = 20,8 Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 44 B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. Điều nào sau đây không đúng khi nói về kính lúp? A. là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt để quan sát các vật nhỏ. B. là một thấu kính hội tụ hoặc hệ kính có độ tụ dương. C. có tiêu cự lớn. D. tạo ra ảnh ảo lớn hơn vật. 2. Khi quan sát vật nhỏ qua kính lúp, người ta phải đặt vật A. cách kính lớn hơn 2 lần tiêu cự. B. cách kính trong khoảng từ 1 lần tiêu cự đến 2 lần tiêu cự. C. tại tiêu điểm vật của kính. D. trong khoảng từ tiêu điểm vật đến quang tâm của kính. 3. Khi ngắm chừng ở vô cực, số bội giác qua kính lúp phụ thuộc vào A. khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt và tiêu cự của kính. B. khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt và độ cao vật. C. tiêu cự của kính và độ cao vật. D. độ cao ảnh và độ cao vật. 4. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp ta phải đặt vật ngoài khoảng tiêu cự của kính sao cho ảnh của vật nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt. B. Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp ta phải đặt vật trong khoảng tiêu cự của kính sao cho ảnh của vật nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt C. Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp ta phải điều chỉnh khoảng cách giữa vật và kính để ảnh của vật nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt D. Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp ta phải điều chỉnh ảnh của vật nằm ở điểm cực viễn của mắt để viêc quan sát đỡ bị mỏi mắt 5. Phát biểu nào sau đây về kính lúp là không đúng? A. Kính lúp là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt làm tăng góc trông để quan sát một vật nhỏ B. Vật cần quan sát đặt trước kính lúp cho ảnh thật lớn hơn vật. C. Kính lúp đơn giản là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn D. Kính lúp có tác dụng làm tăng góc trông ảnh bằng cách tạo ra một ảnh ảo lớn hơn vật và nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt 6. Số bội giác của kính lúp là tỉ số 0 G trong đó A. là góc trông trực tiếp vật, 0 là góc trông ảnh của vật qua kính B. là góc trông ảnh của vật qua kính, 0 là góc trông trực tiếp vật C. là góc trông ảnh của vật qua kính, 0 là góc trông trực tiếp vật khi vật tại cực cận. D. là góc trông ảnh của vật khi vật tại cực cận, 0 là góc trông trực tiếp vật 7. Công thức tính số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực là: A. G∞ = B. G∞ = k1.G2∞ C. 21ff § G D. 2 1 f f G 8. Trên vành kính lúp có ghi x10, tiêu cự của kính là: Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 45 A. f = 10 m B. f = 10 cm C. f = 2,5 m D. f = 2,5 cm 9. Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 10 cm đến 40 cm, quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có độ tụ + 10 dp. Mắt đặt sát sau kính. Muốn nhìn rõ ảnh của vật qua kính ta phải đặt vật A. trước kính và cách kính từ 8 cm đến 10 cm B. trước kính và cách kính từ 5 cm đến 8 cm C. trước kính và cách kính từ 5 cm đến 10 cm D. trước kính và cách kính từ 10 cm đến 40 cm 10. Một người có khoảng nhìn rõ từ 25 cm đến vô cực, quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có độ tụ D = + 20 dp trong trạng thái ngắm chừng ở vô cực. Số bội giác của kính là: A. 4 B. 5 C. 5,5 D. 6 11. Một người có khoảng nhìn rõ từ 10 cm đến 50 cm, quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có độ tụ D = + 8 dp trong trạng thái ngắm chừng ở cực cận. Số bội giác của kính là: A. 1,5 B. 1,8 C. 2,4 D. 3,2 12. Một người có khoảng nhìn rõ từ 10 cm đến 50 cm, quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có độ tụ D = + 8 dp, mắt đặt tại tiêu điểm của kính. Số bội giác của kính là: A. 0,8 B. 1,2 C. 1,5 D. 1,8 13. Một người đặt mắt cách kính lúp có độ tụ D = 20 dp một khoảng a quan sát một vật nhỏ. Để số bội giác của kính không phụ thuộc vào cách ngắm chừng, thì khoảng cách a phải bằng A. 5 cm B. 10 cm C. 15 cm D. 20 cm 14. Một người mắt tốt đặt mắt có Đ = 25 cm sau kính lúp có độ tụ 10 dp một đoạn 5 cm để quan sát vật nhỏ. Số bội giác của người này khi ngắm chừng ở cực cận và ở cực viễn là A. 3 và 2,5. B. 10 và 2,5. C. 3 và 250. D. 7,1 và 250. 15. Một người mắt tốt đặt một kính lúp có tiêu cự 6 cm trước mắt 4 cm. Để quan sát mà không phải điều tiết thì vật phải đặt vật cách kính A. 4 cm. B. 5 cm. C. 6 cm. D. 7 cm. 16. Một người mắt tốt quan sát trong trạng thái không điều tiết qua kính lúp thì có độ bội giác bằng 4, biết khoảng cực cận là 25 cm. Độ tụ của kính này là A. 16 dp. B. 6,25 dp. C. 25 dp. D. 8 dp. 17. Một người có khoảng nhìn rõ ngắn nhất 24 cm, dùng một kính có độ tụ 50/3 dp đặt cách mắt 6 cm. Số bội giác khi người này ngắm chừng ở cực cận là A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. 18. Một người cận thị phải đeo kính có tiêu cự -100 cm thì mới quan sát được xa vô cùng mà không phải điều tiết. Người này bỏ kính cận ra và dùng một kính lúp có tiêu cự 5 cm đặt sát mắt để quan sát vật nhỏ khi không điều tiết. Vật phải đặt cách kính A. 5 cm. B. 100 cm. C. 100/21 cm. D. 21/100 cm. 19. Phát biểu nào sau đây về vật kính và thị kính của kính hiển vi là đúng? A. Vật kính là thấu kính phân kì có tiêu cự rất ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 46 B. Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. C. Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính phân kì có tiêu cự rất ngắn D. Vật kính là thấu kính phân kì có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn 20. Phát biểu nào sau đây về cách ngắm chừng của kính hiển vi là đúng? A. Điều chỉnh khoảng cách giữa vật kính và thị kính sao cho ảnh của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt B. Điều chỉnh khoảng cách giữa mắt và thị kính sao cho ảnh của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt C. Điều chỉnh khoảng cách giữa vật và vật kính sao cho ảnh qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt. D. Điều chỉnh tiêu cự của thị kính sao cho ảnh cuối cùng qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt 21. Độ bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực A. tỉ lệ thuận với tiêu cự của vật kính và thị kính B. tỉ lệ thuận với tiêu cự của vật kính và tỉ lệ nghịch với tiêu cự của thị kính C. tỉ lệ nghịch với tiêu cự của vật kính và tỉ lệ thuận với tiêu cự của thị kính D. tỉ lệ nghịch với tiêu cự của vật kính và tiêu cự của thị kính. 22. Số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực được tính theo công thức: A. G∞ = B. § ff G 21 C. 21ff § G . D. 2 1 f f G 23. Để quan sát ảnh của vật rất nhỏ qua kính hiển vi, người ta phải đặt vật A. ngoài và rất gần tiêu điểm vật của vật kính. B. trong khoảng từ tiêu điểm vật đến quang tâm của vật kính. C. tại tiêu điểm vật của vật kính. D. cách vật kính lớn hơn 2 lần tiêu cự. 24. Để thay đổi vị trí ảnh quan sát khi dùng kính hiển vi, người ta phải điều chỉnh A. khoảng cách từ hệ kính đến vật. B. khoảng cách giữa vật kính và thị kính. C. tiêu cự của vật kính. D. tiêu cự của thị kính. 25. Một người mắt tốt có khoảng nhìn rõ từ 24 cm đến vô cực, quan sát một vật nhỏ qua kính hiển vi có vật kính O1 (f1 = 1 cm) và thị kính O2 (f2 = 5 cm). Khoảng cách O1O2 = 20 cm. Số bội giác của kính hiển vi trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực là: A. 67,2 B. 70,0 C. 96,0 D. 100 26. Một người mắt tốt có khoảng nhìn rõ từ 25 cm đến vô cực, quan sát một vật nhỏ qua kính hiển vi có vật kính O1 (f1 = 1 cm) và thị kính O2 (f2 = 5 cm). Khoảng cách O1O2 = 20 cm. Mắt đặt tại tiêu điểm ảnh của thị kính. Số bội giác của kính hiển vi trong trường hợp ngắm chừng ở cực cận là: A. 75,0 B. 82,6 C. 86,2 D. 88,7 Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 47 27. Độ phóng đại của kính hiển vi với độ dài quang học = 12 cm là k1 = 30. Tiêu cự của thị kính f2 = 2 cm và khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt người quan sát là Đ = 30 cm. Số bội giác của kính hiển vi đó khi ngắm chừng ở vô cực là: A. 75 B. 180 C. 450 D. 900 28. Một kính hiển vi gồm vật kính có tiêu cự 0,5 cm và thị kính có tiêu cự 2 cm, khoảng cách giữa vật kính và thị kính là 12,5 cm. Độ bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực là: A. 175 B. 200 C. 250 D. 300 29. Một kính hiển vi có vật kính với tiêu cự f1 = 4 mm, thị kính với tiêu cự f2 = 20 mm và độ dài quang học = 156 mm. Người quan sát có mắt bình thường với điểm cực cận cách mắt một khoảng Đ = 25 cm. Mắt đặt tại tiêu điểm ảnh của thị kính. Khoảng cách từ vật tới vật kính khi ngắm chừng ở vô cực là: A. d1 = 4,00000 mm B. d1 = 4,10256 mm C. d1 = 4,10165 mm D. d1 = 4,10354 mm 30. Một kính hiển vi có vật kính với tiêu cự f1 = 4 mm, thị kính với tiêu cự f2 = 20 mm và độ dài quang học = 156 mm. Người quan sát có mắt bình thường với điểm cực cận cách mắt một khoảng Đ = 25 cm. Mắt đặt tại tiêu điểm ảnh của thị kính. Khoảng cách từ vật tới vật kính khi ngắm chừng ở cực cận là: A. d1 = 4,00000 mm B. d1 = 4,10256 mm C. d1 = 4,10165 mm D. d1 = 4,10354 mm 31. Phát biểu nào sau đây về tác dụng của kính thiên văn là đúng? A. Người ta dùng kính thiên văn để quan sát những vật rất nhỏ ở rất xa B. Người ta dùng kính thiên văn để quan sát những vật nhỏ ở ngay trước kính C. Người ta dùng kính thiên văn để quan sát những thiên thể ở xa. D. Người ta dùng kính thiên văn để quan sát những vật có kích thước lớn ở gần 32. Phát biểu nào sau đây về cách ngắm chừng của kính thiên văn là đúng? A. Điều chỉnh khoảng cách giữa vật và vật kính sao cho ảnh của vật qua kính nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt B. Điều chỉnh khoảng cách giữa vật kính và thị kính sao cho ảnh của vật qua kính nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt. C. Giữ nguyên khoảng cách giữa vật kính và thị kính, thay đổi khoảng cách giữa kính với vật sao cho ảnh của vật qua kính nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt D. Giữ nguyên khoảng cách giữa vật kính và thị kính, thay đổi khoảng cách giữa mắt và thị kính sao cho ảnh của vật qua kính nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt 33. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Độ bội giác của kính thiên văn tỉ lệ thuận với tiêu cự của vật kính và tỉ lệ nghịch với tiêu cự của thị kính. B. Độ bội giác của kính thiên văn tỉ lệ nghịch với tích các tiêu cự của vật kính và tiêu cự của thị kính C. Độ bội giác của kính thiên văn tỉ lệ nghịch với tiêu cự của vật kính và tỉ lệ thuận với tiêu cự của thị kính Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 48 D. Độ bội giác của kính thiên văn tỉ lệ thuận với tích các tiêu cự của vật kính và tiêu cự của thị kính 34. Số bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực được tính theo công thức: A. G∞ = B. G∞ = k1.G2∞ C. 21ff § G D. 2 1 f f G . 35. Qua vật kính của kính thiên văn, ảnh của vật hiện ở A. tiêu điểm vật của vật kính. B. tiêu điểm ảnh của vật kính. C. tiêu điểm vật của thị kính. D. tiêu điểm ảnh của thị kính. 36. Khi ngắm chừng ở vô cực qua kính thiên văn thì phải điều chỉnh khoảng cách giữa vật kính và thị kính bằng A. tổng tiêu cự của chúng. B. hai lần tiêu cự của vật kính. C. hai lần tiêu cự của thị kính. D. tiêu cự của vật kính. 37. Một kính thiên văn gồm vật kính có tiêu cự f1 = 120 cm và thị kính có tiêu cự f2 = 5 cm. Khoảng cách giữa hai kính và số bội giác của kính khi người mắt tốt quan sát Mặt Trăng trong trạng thái không điều tiết là: A. 125 cm, 24 B. 125 cm, 20 C. 120 cm, 25 D. 115 cm, 24 38. Một kính thiên văn vật kính có tiêu cự 100 cm, thị kính có tiêu cự 5 cm đang được bố trí đồng trục cách nhau 95 cm. Một người mắt tốt muốn quan sát vật ở rất xa trong trạng thái không điều tiết thì người đó phải chỉnh thị kính A. ra xa thị kính thêm 5 cm. B. ra xa thị kính thêm 10 cm. C. lại gần thị kính thêm 5 cm. D. lại gần thị kính thêm 10 cm. 39. Một học sinh tự chế tạo lại kính thiên văn của Galilê với G = 30. Bạn này sử dụng một kính lúp có ghi x5 trên vành kính để làm thị kính. Vật phải có tiêu cự bao nhiêu và kính có chiều dài tối thiểu bao nhiêu? A. 150 cm, 1,55 m B. 50 cm, 0,55 m C. 150 cm, 1,3 m D. 125 cm, 1,55 m 40. Một người mắt bình thường khi quan sát vật ở xa bằng kính thiên văn, trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực thấy khoảng cách giữa vật kính và thị kính là 62 cm, độ bội giác là 30. Tiêu cự của vật kính và thị kính lần lượt là: A. f1 = 2 cm, f2 = 60 cm B. f1 = 2 m, f2 = 60 m C. f1 = 60 cm, f2 = 2 cm D. f1 = 60 m, f2 = 2 m ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1C 2D 3A 4A 5B 6C 7A 8D 9B 10B 11B 12A 13A 14A 15C 16A 17A 18C 19B 20D 21D 22C 23A 24A 25A 26A 27C 28C 29B 30C 31C 32B 33A 34D 35B 36A 37A 388 39A 40C Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 49 IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI - Bản thân giáo viên có được hệ thống bài tập trong việc giảng dạyHệ thống kiến thức về bài tập quang hình học. - Giúp học sinh lớp 11 định hướng được cách giải của bài tập tự luận và trắc nghiệm. - Giúp các em ôn tập, vận dụng tốt các kiến thức toán học (hình học, các công thức lượng giác) để giải quyết các bài toán vật lý - Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng vẽ hình, khảo sát đường đi tia sáng - Giúp học sinh hiểu rõ hơn về mắt và các dụng cụ quang từ đó biết cách bảo vệ, chăm sóc mắt và sử dụng các dụng cụ quang. - Củng cố lòng tin, bồi đắp sự hứng thú trong học tập của học sinh. - Nâng cao kĩ năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh khi giải các bài tập tự luyện trong đề tài. V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Nội dung của đề tài “Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học” đã được tôi sử dụng làm tài liệu giảng dạy cho học sinh khối 11 và sẽ đưa vào làm tài liệu học tập cho học sinh. Qua quá trình giảng dạy tôi thấy: học sinh hệ thống được các bài tập về quang hình học, giúp các em tự tin hơn, đồng thời học sinh có thể giải được các bài tập nâng cao. Do khả năng có hạn chắc chắn những hạn chế và sai sót khó tránh khỏi. Kính mong quý thầy cô và học sinh góp ý để bài viết này ngày càng hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa, sách bài tập môn Vật lý 11 cơ bản và nâng cao của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. 2. Sách giải toán Vật lý 11: Quang hình của Bùi Quang Hân 3. Sách luyện giải toán vật lí THPT của Vũ Thanh Khiết NGƯỜI THỰC HIỆN (Ký tên và ghi rõ họ tên) Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 50 SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI Đơn vị THPT Thống Nhất A ––––––––––– CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Trảng Bom, ngày tháng 5 năm 2015 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2014-2015 ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: HỆ THỐNG BÀI TẬP VỀ MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC Họ và tên tác giả: NGUYỄN THỊ THỦY NGÂN Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường THPT Thống Nhất A – Trảng Bom – Đồng Nai Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục - Phương pháp dạy học bộ môn: Vật Lý - Phương pháp giáo dục - Lĩnh vực khác: ........................................................ Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị Trong Ngành 1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây) - Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn - Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây) - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành Xếp loại chung: Xuất sắc Khá Đạt Không xếp loại NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN (Ký tên và ghi rõ họ tên) XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN (Ký tên và ghi rõ họ tên) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
File đính kèm:
- skkn_he_thong_bai_tap_ve_mat_va_cac_dung_cu_quang_8917.pdf