Đề tài Giúp học sinh phát hiện vấn đề xã hội trong tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
GIÚP HỌC SINH PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRONG TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việc đổi mới chương trình giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập ngày nay đang được áp dụng và triển khai rầm rộ. Trong đó, học sinh đóng vai trò chủ động, tích cực khám phá và chiếm lĩnh tri thức. Có thể nói đó là vấn đề thiết thực, tiến bộ, phù hợp với thời đại.
Qua một vài năm nay, cá nhân tôi nhận thấy học sinh đã thực sự trở thành những chủ thể tích cực và sáng tạo, hiệu quả giáo dục đã được cải thiện và khởi sắc. Ngành giáo dục đã cho ra đời những con người tài giỏi, năng nổ, thúc đẩy và đóng góp lớn vào quá trình phát triển của đất nước. Đó là điều đáng mừng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, dư luận xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng cũng đang báo động về tình trạng xuống cấp đạo đức của con người : sống vô trách nhiệm, vô cảm, bạo lực học đường, bạo hành gia đình, lối sống thực dụng, hưởng thụ , Đó cũng là vấn đề mà những người làm công tác giáo dục có tâm với nghề cần phải suy nghĩ, trăn trở
Có thể nói qúa trình giáo dục nhân cách học sinh gồm có nhiều yếu tố. Trong đó các môn học xã hội đóng vai trò chủ đạo. Tuy nhiên điều đáng nói là trong những năm gần đây, hiện tượng học lệch ngày nay ở phần lớn học sinh đã dẫn đến việc các em coi thường, học lệch, học qua loa đối phó, đối với phần lớn các môn xã hội, trong đó có môn Ngữ văn. Mặc dù đây là bộ môn khoa học có những giá trị lớn lao về nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của con người một cách tự nhiên và hiệu quả nhất.
hát hiện trong quá trình chuẩn bị bài ở nhà và tìm hiểu tác phẩm trên lớp. Nếu học sinh chưa nêu được những vấn đề xã hội trọng tâm theo yêu cầu, giáo viên có thể đặt ra hệ thống câu hỏi định hướng, gợi mở vấn đề. Bước hai: Sau khi học sinh đã nêu ra được những vấn đề xã hội trọng tâm được phản ánh trong tác phẩm văn học, giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận và trình bày ý kiến của bản thân về vấn đề đó trước lớp. Bước ba: Giaó viên nhận xét, đánh giá, cho điểm phần trình bày của học sinh. * Ứng dụng cụ thể trong bài học Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu Bước 1: Theo phân phối chương trình, tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa được học trong 3 tiết ( tiết 69,70,71 ban cơ bản). Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản trên lớp(2 tiết: 69, 70) giáo viên dành 1 tiết cuối ( tiết 71) yêu cầu học sinh nêu vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm mà các em đã phát hiện ra. Gíao viên cũng có thể định hướng bằng cách kết hợp nhiều hình thức nêu vấn đề theo từng nhân vật. Cụ thể như sau: a: Nhân vật người đàn bà hàng chài Giáo viên nêu vấn đề theo kiểu tái hiện kết hợp với suy lí để học sinh nhận biết đặc điểm ngoại hình và phát hiện về số phận và tính cách qua ngoại hình nhân vật: + Ngoại hình nhân vật người đàn bà góp phần hé mở số phận như thế nào? Giáo viên tiếp tục nêu vấn đề theo kiểu giả định hoặc cho học sinh hóa thân vào nhân vật để hiểu nhân vật hơn: + Giả sử là người đàn bà hàng chài bị chồng đánh đập như thế, anh ( chị) sẽ phản ứng như thế nào? + Giả sử được trực tiếp gặp người đàn bà ở tòa án huyện cùng với Đẩu và Phùng, anh ( chị) hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về câu chuyện của người đàn bà? Giáo viên có thể nêu vấn đề theo kiểu khái quát: + Thông điệp nhà văn muốn gửi đến độc giả qua nhân vât người đàn bà là gì? Như vậy, sự thay đổi linh hoạt các cách nêu vấn đề như thế giúp cho giờ học sinh động, học sinh thật sự bị “cuốn” vào bài học. b: Nhân vật người đàn ông Giáo viên có thể nêu vấn đề theo kiểu trao đổi và tổ chức cho học sinh đàm thoại với nhau để nhận thức vấn đề sâu sắc hơn. Hình thức nêu vấn đề như thế này tạo không khí dân chủ, thân thiện trong lớp học, giúp học sinh tư duy độc lập từ đó thúc đẩy nhanh quá trình nhận thức. + Tại sao người đàn ông không dùng cách khác để giải quyết bi kịch của mình mà trút nỗi bực dọc vào việc đánh vợ rất tàn nhẫn? + Tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua nhân vật này? c: Nhân vật Bé Phác Giáo viên cho học sinh nêu cảm nghĩ về hành vi của Phác đối với bố? Cho học sinh hóa thân vào nhân vật để nêu cảm xúc và suy nghĩ của Phác khi thấy mẹ bị bố hành hạ, sau hành động đánh lại bố và lúc lau nước mắt cho mẹ? Cho học sinh tưởng tượng cách ứng xử khác của Phác? Suy nghĩ về nạn bạo hành gia đình? Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh đóng vai để nói lên tiếng nói tự bên trong của nhân vật? Nỗi lo âu đầy trách nhiệm của nhà văn qua nhân vật bé Phác là gì? d: Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng Giáo viên cho học sinh hóa thân vào nhân vật Phùng để nói lên cảm xúc khi chứng kiến cảnh bạo hành của gia đình hàng chài Qua nhân vật Phùng tác muốn người đọc nhận thức gì về cách nhìn cuộc sống và mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc đời? e: Chánh án Đẩu Giáo viên nêu vấn đề kiểu phỏng đoán, kết quả phỏng đoán được kiểm nghiệm theo hệ thống hỏi- đáp + Anh (chị) hãy phỏng đoán chánh án Đẩu đang suy nghĩ gì và đã “vỡ ra’ điều gì khi nghe xong câu chuyện của người đàn bà? + Bài học rút ra từ nhân vật Đẩu? Bước hai: Sau khi học sinh phát hiện ra vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm, giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhanh và phát biểu ý kiến về vấn đề đó trước lớp . Bước ba: Giáo viên nhận xét, đánh giá ý kiến phát biểu của học sinh. Và có thể nhấn mạnh một số ý sau: Nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm gây ấn tượng về một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ, cay cực, nạn nhân của sự bạo hành từ người chồng vũ phu nhưng bên cạnh đó chị còn hiện lên với vẻ đẹp sâu xa. Ngoại hình: trạc ngoài bốn mươi, thân hình thô kệch, mặt rỗ lúc nào cũng mệt mỏi, tái ngắt. Dưới cái vẻ bề ngoài thô kệch, thậm chí xấu xí lại là một sức sống bền bỉ, một tâm hồn đầy tình thương và giàu đức hy sinh: khi bị chồng đánh không chống trả, không tìm cách chạy trốn, nhất quyết gắn bó với người đàn ông vũ phu dù bị “ ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”. Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là bóng dáng của biết bao phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, vị tha, giàu đức hy sinh. Thông qua câu chuyện cuộc đời của người đàn bà, nhà văn muốn gửi đến thông điêp: Không thể dễ dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự việc, hiện tượng cuộc sống. Đây chính là hình tượng nhân vật ám ảnh nhất trong các nhân vật của thiên truyện. Người đàn ông xuất hiện trong vẻ độc dữ gây ác cảm với mọi người Ngoại hình: “ Tấm lưng rộng và cong như lưng một chiếc thuyền. mái tóc tổ quạ. Lão đi chân chữ bát, bước những bước chắc chắn, hàng lông mày cháy nắng rủ xuống hai con mắt đầy vẻ độc dữ lúc nào cũng nhìn dán vào tấm lưng áo bạc phếch và rách dưới, nửa thân dưới ướt sũng của người đàn bà”. Hành vi: “Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói với nhau họ đã nói hết,chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà , lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng đau đớn” Có lẽ cuộc sống đói nghèo, vất vả, quanh quẩn bao nhiêu lo toan đã biến “anh con trai cục tính nhưng hiền lành” xưa trở thành một người chồng vũ phu, một lão đàn ông độc ác. Cứ khi nào thấy khổ là lão đánh vợ, đánh như để giải tỏa uất ức, để trút sạch nỗi tức tối, buồn phiền. Trong đời vẫn có những kẻ như thế, nói như Nam Cao chỉ để thỏa mãn lòng ích kỉ, chúng tự cho mình cái quyền được hành hạ người khác để giải tỏa những bực dọc trong lòng. Người đàn ông này vừa đáng bị lên án bởi sự độc ác, thói vũ phu, tính ích kỉ nhưng ở anh ta có chỗ để cảm thông, chia sẻ bởi xét đến cùng anh ta cũng chỉ là một nạn nhân của cuộc sống khắc nghiệt. Trong sự bủa vây của nghèo đói, muốn đưa gia đình thoát khỏi bi kịch nhưng điều kiện làm ăn sinh sống không thuận lợi, bản thân không đủ năng lực người đàn ông đã không trộm cắp, cờ bạcmà chỉ chọn cách hành hạ vợ. Phải chăng đó là dấu hiệu của trách nhiệm với cuộc đời? Và, phải chăng khuất lấp bên trong vẻ độc dữ của người đàn ông là một đốm sáng cưa nhân cách? Từ đó tác giả gửi đến một thông điệp: không thể nhìn người, nhìn đời một phía, phải tìm hiểu những nguyên nhân sâu xa dẫn đến hành vi con người trước khi kết luận về tính cách hay phán xét họ; phải làm sao để nâng cao phần thiện- cái phần người trong những kẻ thô bạo ấy. Nhân vật người đàn ông hàng chài gợi liên tưởng tới các nhân vất của Nam Cao như chí Phèo( Chí Phèo), Hộ( Đời thừa)Các nhân vật này đều có điểm chung: vốn là những con người hiền lành, lương thiện nhưng do những xô đẩy dữ dội của hoàn cảnh mà thay đổi tính cách, trở nên dữ dằn, tàn nhẫn. Từ sự tha hóa của người đàn ông hàng chài qua điểm nhìn của một người lính đã từng chiến đấu bảo vệ mảnh đất này, Nguyễn Minh Châu muốn nói đến một cuộc chiến mới không kém phần khó khăn gian khổ so với hai cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược đã qua: Cuộc chiến đấu bảo vệ nhân tính, thiên lương và vẻ đẹp tâm hồn con người hơn thế nữa nhà văn luôn thể hiện niềm tin ở con người, luôn tìm kiếm để khẳng định các giá trị nhân bản bền trong việc hướng con người đến tới sự thức tỉnh, sự nhận thức để hoàn thiện nhân cách. Qua chi tiết Phùng chứng kiến gã đàn ông đánh vợ bằng chiếc thắt lưng của lính ngụy, ở nơi có chiếc xe tăng hỏng của Mĩ Ngụy có lẽ Nguyễn Minh Châu muốn kí thác một điều: không phải hễ cứ đánh đuổi được ngoại xâm, giải phóng được dân tộc là có thể giải phóng được con người, lại càng không thể đem vinh quang của quá khứ mà bào chữa cho thực tại còn đầy khó khăn. Tàn dư của xã hội cũ vẫn còn đó trong nạn bạo hành gia đình. Kết thúc tác phẩm là sự bỏ lửng, nó nhấn sâu hơn bức thông điệp khắc khoải, đau đáu về số phận con người sau chiến tranh. Rằng: cuộc chiến chống đói nghèo, lạc hậu còn diễn ra dai dẳng. Nó cũng khốc liệt chắng khác gì cuộc chiến chống ngoại xâm vừa qua. Bé Phác Giáo viên tổ chức cho học sinh đóng vai phỏng vấn (PV) và người trả lời phỏng vấn (TLPV) để rút ra vấn đề xã hội qua nhân vật này. + PV: Vì sao Phác giật chiếc thắt lưng quật lại bố rồi cầm dao ngăn bố? TLPV: Vì bố hành hạ mẹ, tôi muốn bảo vệ mẹ. + PV: nhưng người đó lại là bố, Phác không sợ mất bố sao? TLPV: Ông ấy quá độc ác, người như thế không phải là bố tôi. + PV: Đành là thế. Phác không còn cách hành xử nào khác sao? TLPV: Tôi không biết. + PV: Phác có cảm xúc gì và suy nghĩ như thế nào sau hành động đánh lại bố và lúc lau nước mắt cho mẹ? TLPV: Tôi rất thương mẹ, tôi lau những giọt nước mắt trên mặt mẹ như muốn xóa đi những đau khổ bất hạnh của mẹ. Tôi tuyên bố nếu tôi còn có mặt ở dưới biển này thì mẹ tôi không bị đánh Tôi không hiểu nổi tại sao bố độc ác còn mẹ lại chịu đựng như thê. Tôi rất đau khổ khi sống trong gia đình không có tình thương. Sau cuộc phỏng vấn, học sinh nhận thức được: Phác đáng trách ở hành vi đối với bố, đáng mến ở tình thương mẹ dào dạt, đáng thương xót bởi phải chịu cảnh bạo hành gia đình. Đề cập tình trạng bạo lực trong gia đình cậu bé Phác, nhà văn đã dấy lên trong lòng người đọc nỗi lo âu đầy trách nhiệm về tình trạng phụ nữ và trẻ em bị ngược đãi, về nguy cỏ trẻ em sớm nhiễm thói vũ phu, thô bạo do bị tổn thương tâm hồn, đánh mất niềm tin vào cuộc sống đồng thời kêu gọi mọi người hãy bảo vệ trẻ em, chống nạn bạo hành gia đình và trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái. Cha mẹ sinh ra con cái phải có trách nhiệm đối với chúng – cho chúng một không khí gia đình hòa thuận hạnh phúc, nuôi dạy chúng nên người, không vì hạnh phúc, sự ích kỉ cá nhân mà làm gia đình tan vỡ, làm tổn hại tâm hồn và tương lai của con trẻ. Nhà văn cũng chỉ ra một nguy cơ đáng sợ: Nếu không giải phóng con người khỏi đói nghèo, tăm tối thì không thể tiêu diệt được các ác. Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng Qua nhân vật Phùng, tác giả muốn người đọc nhận thức rằng: cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều mà chứa đựng nhiều nghịch lí. Cuộc sống luôn tồn tại những mặt đối lập, những mâu thuẫn: xấu- đẹp, thiện- áckhi nhìn nhận, đánh giá con người và sự vật, hiện tượng trong cuộc sống không nên nhầm lẫn hiện tượng với bản chất, hình thức bên ngoài với nội dung bên trong; đừng vội đánh giá con người, sự vật, hiện tượng khi chưa thấu thị. Mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống: Nghệ thuật không thể chỉ dừng lại ở vẻ đẹp bề ngoài mà còn phải thấu thị tới bề sâu, bề sâu của cuộc đời không hề đơn giản mà tâm điểm chính là con người với số phận đa đoan, với ,mọi nhọc nhằn và cả khổ đau, không hiếm những ngang trái bi kịch. Hành trình của gia đình kì lạ kia đã phá vỡ những quan niệm giản đơn về tình yêu và hạnh phúc, về lòng nhân ái và sự khoan dung. Chánh án Đẩu: Nhận thức vấn đề xã hội qua nhân vật Đẩu Đẩu có lòng tốt, sẵn sàng bảo vệ công lí nhưng anh chưa thực sự đi sâu vào đời sống nhân dân. Lòng tốt đáng quý nhưng chưa đủ. Luật pháp là cần thiết nhưng cần phải đi sâu vào đời sống. Cả lòng tốt và luật pháp đều phải được đặt vào những hoàn cảnh cụ thể, không thể áp dụng cho bất kì đối tượng nào. Con người cần phải vượt lên, từ bỏ cái nhìn và lối nghĩ đơn giản để nhìn thấu cái phức tạp đa đoan của hiện thực cuộc đời còn không ít những nghịch lí và từ bỏ ảo tưởng về sự thay đổi dễ dãi cuộc sống con người sau chiến tranh. 4. Kiểm nghiệm Tôi kiểm nghiệm hiệu quả của việc triển khai sáng kiến kinh nghiệm bằng thực nghiệm sư phạm và đánh giá kết quả thực nghiệm. Mục đích của thực nghiệm: Mục đích của thực nghiệm là kiểm tra tính khả thi của vấn đề nêu trong sáng kiến kinh nghiệm qua đó đánh giá khả năng ứng dụng cách thức giúp học sinh tích cực chủ động phát hiện vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học vào hoạt động dạy học môn ngữ văn, trên cơ sở đó đối chiếu kết quả giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để xác định tính đúng đắn và mức độ thành công của đề tài. Đối tượng: Tôi chọn học sinh của 4 lớp khối 12 ban cơ bản trường THPT Triệu Sơn IV, 2 lớp dùng dạy thực nghiệm, 2 lớp dùng đối chứng, trình độ học sinh tương đối đồng đều, sĩ số bằng nhau, điều kiện học tập bình thường. Tổ chức dạy học thực nghiệm 1 tiết ( tiết 71 theo PPCT ban cơ bản) Tôi tiến hành dạy thực nghiệm theo hướng đã trình bày như trên, tiến trình bình thường, đảm bảo tính khách quan Kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh sau giờ dạy: Cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng có cùng một đề kiểm tra và đáp án. Tôi trực tiếp chấm bài kiểm tra và xử lí bằng phương pháp toán học. Đánh giá kết quả thực nghiệm: Căn cứ vào không khí giờ học ( sôi nổi chủ động hay im lặng thụ động) Căn cứ vào phản ứng của học sinh trước tình huống có vấn đề ( học sinh tỏ ra phấn khởi hào hứng hay thờ ơ) Căn cứ vào dung lượng kiến thức được chuyển tải trong tiết học Căn cứ vào mức độ tư duy của hoc sinh ( hăng hái tham gia trao đổi thảo luận hay chậm chạp, không linh hoạt) kết quả thực nghiệm Bảng đánh giá tổng hợp kết quả bài kiểm tra của học sinh lớp đối chứng (ĐC) và lớp thực nghiệm (TN) Đối tượng Điểm bài kiểm tra Điểm 1-2 Điểm 3-4 Điểm 5-6 Điểm 7-8 Điểm 9-10 SL % SL % SL % SL % SL % TN 92 HS 00 00 10 12.3 42 47.4 32 35.1 8 5.2 ĐC 92 HS 5 5.3 21 22.8 51 54.8 13 14.5 2 2.6 * Bảng điểm cho thấy: - Ở lớp thực nghiệm: + Tỉ lệ bài đạt điểm khá, giỏi cao hơn so với lớp đối chứng ( TN: 40.3% > ĐC: 17.1%). + Số học sinh trung bình và yếu giảm xuống, đặc biệt tỉ lệ học sinh yếu giảm đáng kể ( TN: 12,3% < ĐC: 22.8%). + Đa phần đạt bài trung bình trở lên. Không có điểm 0,1,2 * Tóm lại: Qua giờ dạy thực nghiệm tôi nhận thấy rằng việc vận dụng cách thức giúp học sinh tích cực chủ động phát hiện vấn đề xã hội trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu nói riêng và giờ đọc- hiểu ở nhà trường trung học phổ thông nói chung là hoàn toàn có thể thực hiện được. Điểm trung bình cộng của lớp thực nghiệm cao hơn điểm trung bình cộng của lớp đối chứng. Điều này cho phép ta kết luận: Những kết quả của cách thức giúp học sinh tích cực, chủ động phát hiện vấn đề xã hội trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu theo chiều hướng đề xuất của đề tài đã góp phần tạo tâm thế và hứng thú cho học sinh trong tiết học, giúp không khí học tập sinh động. Đây cũng là phương thức đối thoại giữa học sinh với nhà văn, giữa học sinh với giáo viên và học sinh với học sinh, rèn luyện kĩ năng diễn đạt và tranh luận giúp học sinh thấy tác phẩm văn học không tách rời hiện thực cuộc sống mà rất gần gũi, gắn bó với cuộc sống từ đó giúp các em rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội. Điều này thực sự góp phần nâng cao chất lượng học tập môn Ngữ văn của học sinh. III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Để có thể tổ chức hiệu quả những tiết dạy học tác phẩm văn chương theo cách thức giúp học sinh chủ động tích cực phát hiện những vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học, giáo viên cần lưu ý một số vấn đề sau : Mỗi tác phẩm văn chương nghệ thuật chứa đựng những hình tượng nghệ thuật đa nghĩa, phản ánh nhiều vấn đề xã hội khác nhau. Vì vậy trước hành động tích cực tiếp nhận của người đọc, nó hiện lên như một cấu trúc vừa ổn định vừa biến đổi của những hình ảnh mang ý nghĩa thẩm mĩ. Nội dung ý nghĩa của tác phẩm là một hệ thống mở đối với những cách lí giải khác nhau. Cho nên mỗi sự phát hiện, cắt nghĩa, lí giải đúng đắn, hợp lí về ý nghĩa tác phẩm đều có khả năng mang lại cho học sinh những tác động ảnh hưởng nhất định, tạo nên hệ quả đa chiều. Vì vậy trong giờ đọc văn, giáo viên cần tránh giới hạn, gò ép vào một kết quả diễn giảng duy nhất, vào quan điểm, ý đồ của nhà văn mà cần gợi ra cho học sinh nhiều chiều hướng lí giải khác nhau về ý nghĩa tác phẩm. Đặc biệt cần tránh tình trạng chỉ chú trọng khai thác khía cạnh xã hội mà không có sự đầu tư thỏa đáng cho việc tiếp nhận những giá trị khác của tác phẩm văn học. Ngoài ra, việc tiếp nhận văn học của học sinh bao giờ cũng vừa mang tính cá nhân gắn liền với cảm xúc, vốn sống, thị hiếu, trình độ, tâm lí riêng của từng cá thể lại vừa mang tính tập thể xã hội, thể hiện sự gặp gỡ, quan điểm chung, tiếng nói hòa đồng của tập thể lớp. Cho nên giáo viên cần phải tác động và xử lí thông qua các định hướng sư phạm thích hợp, tinh tế nhằm cân bằng ở chừng mực nhất định, tạo ra được sự nhất trí thỏa đáng trên tinh thần chung của lớp học, đồng thời nhấn mạnh và phát huy tính tích cực sáng tạo, năng động chủ quan của học sinh. Muốn vậy, giáo viên cần có những định hướng cho từng đối tượng học sinh, phải nhạy bén nắm bắt, kích thích và phát huy tính sáng tạo của các em, khơi gợi các hoạt động bên trong của mỗi học sinh để các em tiếp nhận tác phẩm, tự tin và hào hứng phát biểu ý kiến, bộc lộ cái riêng của mình. Trong quá trình dạy học, gíao viên cần vận dụng nhiều phương pháp, nhất là phương pháp đối thoại, thảo luận nhóm, tạo không khí học tập nhẹ nhàng, linh hoạt, thân thiện nhưng vẫn bảo đảm hiệu quả sư phạm, phát huy được tối đa tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập. Mặt khác, việc giáo viên nhận xét, đánh giá ý kiến phát biểu của học sinh cũng hết sức quan trọng. Nó là một trong những yếu tố tạo hứng thú học tập cho học sinh, tác động trực tiếp đến hiệu quả giáo dục. Vì vậy giáo viên cần nắm vững kĩ năng sư phạm, nhạy bén, xử lí tình huống hợp lí, có sự định hướng, nhận xét và đánh giá thỏa đáng, điều chỉnh, uốn nắn những quan niệm, cách nghĩ, cách hiểu lệch lạc, sai quỹ đạo chung, đồng thời, động viên khen ngợi, thưởng điểm cho những học sinh đúng lúc sẽ giúp các em hứng thú, chủ động, tích cực hơn trong việc học văn. 2. Qua viêc thực hiện đề tài, tôi mạnh dạn đề xuất một vài ý kiến sau: Thống nhất quan điểm giáo dục tích cực là dạy học phát huy tính chủ động, sáng tạo của chủ thể học tập nhưng không nên tuyệt đối hóa vai trò của học sinh mà coi nhẹ văn bản văn học và vai trò của giáo viên. Mô hình dạy học tối ưu là mô hình tương tác nhiều chiều với ba điểm nhìn: Nhà văn, giáo viên và học sinh Không thể biệt lập hóa, chuyên biệt hóa phương pháp của các bộ môn vốn có nhuwnngx điểm giao thoa. Ví dụ: Có những điểm gần gũi giữa dạy học nêu vấn đề của môn Ngữ văn với thảo luận nhóm hay thuyết trình trong giờ học các bộ môn, khác chăng là ở tư liệu học tập. Không có phương pháp, biện pháp dạy học nào là tối ưu, điều quan trọng là trong quá trình tổ chức soạn giảng giáo viên phải biết lựa chọn kết hợp sao cho các phương pháp, biện pháp phát huy được những thế mạnh của nó để đem lại hiệu quả cao trong dạy học. Cách thức dạy học giúp học sinh tích cực, chủ động phát hiện vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học cần được quan niệm một cách “mềm dẻo” hơn, sử dụng một cách linh hoạt hơn để nó thực sự “là yếu tố cấu thành, là động lực cho tiến trình giảng dạy môn Ngữ văn. 3. Tất cả những đề xuất của đề tài xuất phát từ những yêu cầu cơ bản của việc đổi mới phương pháp dạy học văn trong nhà trường trung học phổ thông hiện nay, là kết quả của sự tìm tòi học hỏi với quan niệm giáo viên là động lực của quá trình đổi mới phương pháp. Tuy nhiên, những vấn đề mà tôi đặt ra trong sáng kiến kinh nghiệm khó có thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài được phát triển và thực nghiệm trên diện rộng, nâng cao hơn nữa giá trị thực tiễn. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày tháng 5 năm 2013 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác Thiều Thị Thanh Lê MỤC LỤC I. Lí do chọn đề tài Trang 01 II. Nội dung đề tài .... Trang 02 Cơ sở lí luận Trang 02 Thực trạng của việc dạy học giúp học sinh tích cực, chủ động phát hiện vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học Trang 03 3. Giải pháp và tổ chức thực hiện Trang 04 4. Kiểm nghiệm Trang 11 III. Kết luận và đề xuất Trang 13
File đính kèm:
- skkn_giu_p_hoc_sinh_pha_t_hie_n_va_n_de_xa_ho_i_trong_ta_c_pha_m_chie_c_thuye_n_ngoa_i_xa_cu_a_nguye.doc