Đề tài Đổi mới phương pháp dạy học môn TDTT cấp THPT
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Đất nước ta đang trên đà đổi mới, Đảng và nhà nước ta vẫn đang tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Trong tất cả các phương tiện góp phần vào cuộc cách mạng đó không thể không nói đến hoạt động TDTT. Bởi vì hoạt độ.ng TDTT mang lại rất nhiều lợi ích cho xã hội, nó góp phần nâng cao hiệu quả trong lao động sản xuất, trong học tập và trong chiến đấu.
Những năm gần đây Đảng và nhà nước ta cũng đã rất quan tâm tới hoạt động TDTT với khẩu hiệu “ Khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc ”
Hoạt động TDTT đã mang lại sức khỏe cho toàn xã hội và nhiều lợi ích to lớn khác góp phần không nhỏ trong quá trình phát triển và hội nhập.
Trong phạm vi nhà trường thì hoạt động TDTT còn mang một ý nghĩa rất quan trọng trong việc giáo dục và phát triển toàn diện cho các em học sinh. Thông qua môn học giúp cho các em có được một sức khỏe tốt cũng như giáo dục các phẩm chất về ý chí,tinh thần tự giác tích cực
Là một giáo viên dạy môn TDTT với thời gian hơn mười năm trong nghề tôi nhận ra rằng để có được một tiết học đạt được hiệu quả cao nhất thì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó có 5 yếu tố cơ bản sau :
- Trình độ chuyên môn của giáo viên
- Ý thức của học sinh
- Cơ sở vật chất phục vụ môn học ( dụng cụ sân bãi )
- Nội dung môn học
- Phương pháp giảng dạy.
Các yếu tố kể trên có mối liên hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau.
Tuy nhiên tôi cho rằng phương pháp dạy học là một yếu tố rất quan trọng, nó góp phần không nhỏ trong các tiết học TDTT. Đó cũng là điều mà tôi luôn trăn trở suy nghĩ sau mỗi tiết học cũng như trong quá trình dạy học, để làm sao có được những giờ học phát huy được tối đa năng lực của học sinh.
Với những lí do trên tôi mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra đề tài :
“ Đổi mới phương pháp dạy häc môn TDTT cấp THPT ”
ược sử dụng trong quá trình giảng dạy TDTT cho học sinh bậc trung học. Đặc điểm của phương pháp này là giáo viên dùng lời nói để giới thiệu kiến thức mới, động tác mới và kỹ thuật TDTT, phân tích về các nội dung cơ bản, nhiệm vụ bài học, về phương hướng chuyển động của các bộ phận cơ thể, các mấu chốt kỹ thuật để từng bước hoàn thành kỹ thuật, động tác, nâng cao hiểu biết và các kiến thức có liên quan. Một số yêu cầu cần chú ý khi áp dụng phương pháp giảng giải là: - Giúp cho học sinh có nhận thức hiểu biết và cảm nhận (qua quan sát) đúng, thấy được từng phần, cấu trúc, hướng chuyển động, yêu cầu kỹ thuật của động tác. Từ đó tạo điều kiện cho học sinh có khả năng phân tích kỹ thuật và có các biểu tượng đúng, làm cơ sở cho việc thực hành chính xác kỹ thuật. Giáo viên nên mô tả động tác bằng lời nói, thực hiện cùng lúc với việc thực hiện đúng, chính xác động tác mẫu. - Lời giảng cần có sức thuyết phục để truyền thụ tri thức, tạo nên sự chú ý theo dõi của học sinh. Giúp học sinh càng sớm nắm được những nét cơ bản của kỹ thuật, cần nhấn mạnh điểm chủ yếu khi thực hiện động tác. Qua đó, từng bước củng cố các kỹ thuật, nâng cao kỹ năng, kỹ xảo vận động. Phòng tránh những sai lầm thường mắc phải trong khi thực hiện động tác và đánh giá đúng khả năng vận động của học sinh. - Lời giảng của giáo viên cần ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu sao cho thu hút được sự chú ý, tập trung sự theo dõi của học sinh. Tránh dùng thuật ngữ chuyên môn khó hiểu khi giảng giải kỹ thuật động tác, cần liên hệ với các hoạt động tự nhiên: chạy, nhảy, leo, trèo Có thể sử dụng các thuật ngữ chuyên môn bằng từ địa phương để giảng cho các học sinh dễ hiểu và dễ bắt chước, song vẫn phải đảm bảo tính sư phạm và tính giáo dục. - Khi giảng giải kỹ thuật trong giờ học, tập luyện nên kết hợp với việc sử dụng các tín hiệu, mệnh lệnh khi giao nhiệm vụ, hoặc điều chỉnh nội dung tần số, khối lượng vận độngKhẩu lệnh của giáo viên dưới dạng truyền lệnh cần dứt khoát, rõ ràng có sức truyền cảm, đặc biệt với học sinh các cấp. Việc giao nhiệm vụ, căn dặn hay phê bình, động viên đều có tác dụng không nhỏ đến việc bắt chước, hình thành các thói quen cho học sinh. Tấm gương của giáo viên có ý nghĩa đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành nhân cách, thói quen và những kỷ niệm tốt đẹp thời niên thiếu. - Trong giảng dạy tập luyện TDTT hình thức hỏi và trả lời (đàm thoại) có ý nghĩa giúp học sinh suy nghĩ, độc lập sáng tạo, phát huy tích cực của các em. Từ đó giúp học sinh hiểu chính xác phương hướng chuyển, động kỹ thuật, động tác gây hứng thú, giúp học sinh nắm được các quy tắc, đánh giá được động tác đúng, sai của bạn và của chính mình. b) Phương pháp làm mẫu: Hoạt động giáo dục thể dục thể thao là loại hình có nội dung giáo dục chuyên biệt. Trong quá trình giảng dạy TDTT yêu cầu giáo viên không chỉ có hệ thống tri thức liên quan đến truyền thụ kiến thức cho học sinh mà còn phải làm mẫu đúng, chính xác động tác, kỹ thuật TDTT. Làm mẫu thường được thực hiện cùng lúc với việc giảng giải kỹ thuật và các tri thức khác có liên quan. Lời giảng giải của giáo viên cần ngắn gọn, dễ hiểu, làm động tác mẫu cần chính xác, đúng, đẹp. Một số yêu cầu cần chú ý khi làm động tác mẫu: - Động tác làm mẫu của giáo viên cần chính xác, đẹp, hoàn chỉnh. Vì giáo viên làm mẫu động tác, kỹ thuật đúng sẽ giúp học sinh nắm được những động tác cơ bản đúng, hình thành kỹ năng ban đầu. - Khi giảng dạy những động tác kỹ thuật mới, phức tạp, giáo viên cần giảng giải 2-3 lần. Làm mẫu lần 1 có thể thực hiện động tác hoàn chỉnh, tốc độ chuyển động bình thường đúng nhịp độ và yêu cầu. Học sinh qua quan sát hình thành trí nhớ hình ảnh, có khái niệm sơ bộ của từng phần kỹ thuật hoặc toàn bộ động tác, gây cảm giác đúng, chính xác hứng thú, thích tập luyện theo. Làm mẫu lần 2, giáo viên thực hiện động tác chậm, ở những điểm mấu chốt kỹ thuật, giáo viên cần kết hợp với giảng giải và thực hiện động tác để học sinh nhớ lại các điểm chính. Làm mẫu lần 3 giống như lần 1 cần chú ý thực hiện hoàn chỉnh, chuẩn xác. Trong trường hợp giáo viên cần phải làm mẫu thêm một hai lần nữa hoặc làm mẫu riêng từng phần của kỹ thuật là tuỳ thuộc vào độ khó của động tác kỹ thuật và trình độ tiếp thu của học sinh. - Khi hướng dẫn học sinh tập luyện các bài tập thể dục tay không, thể dục đồng diễn, thể dục nhịp điệu, thể dục với vòng, gậy, cờ giáo viên cần áp dụng nhiều hình thức làm mẫu khác nhau: làm mẫu theo kiểu “soi gương” hay thực hiện động tác kỹ thuật đứng cùng chiều với học sinh. Khi giáo viên thực hiện động tác bước đầu tiên nên làm động tác có chuyển động chậm để học sinh dễ thực hiện theo. Cần thực hiện làm mẫu động tác tự nhiên và bảo đảm tính phối hợp kỹ thuật nhịp nhàng. - Giáo viên cần chọn vị trí đứng thích hợp để khi làm mẫu tất cả học sinh đều có thể nhìn thấy các chi tiết chuyển động của động tác, kỹ thuật. Tổ chức hoạt động theo các nhóm, tổ, cặp 2 học sinh. Phân công các nhóm, tổ học sinh làm theo kỹ thuật giáo viên đã hướng dẫn. Số học sinh còn lại chú ý theo dõi, phát hiện từng phần kỹ thuật sai, nhắc nhở, tự sửa chữa cho bạn. Sau đó đổi nội dung tập luyện giữa các nhóm, tổthay phiên nhau quan sát, tập luyện và sửa chữa động tác sai. - Khi hướng dẫn thực hiện các động tác giáo viên đã làm mẫu, có thể sử dụng các dụng cụ phát tín hiệu âm thanh như :(còi, tiếng trống,vỗ tay) để giúp học sinh hình thành cảm giác nhịp điệu đúng, phân phối điều hoà tốc độ vận độngbiết tập trung vào các thời điểm cần gắng sức, nghỉ ngơi hoặc thả lỏng để góp phần làm giảm bớt căng thẳng liên tục. Tóm lại, sử dụng sáng tạo phương pháp giảng giải và làm mẫu kỹ thuật động tác trong giảng dạy TDTT là việc làm có vị trí quan trọng. Để phương pháp giảng giải, làm mẫu đạt hiệu quả cao, giáo viên cần phối hợp giữa làm mẫu giảng giải với việc phân tích các đặc điểm tâm, sinh lý học sinh, tình trạng sức khoẻ, lượng vận động, mức độ phức tạp của động tácđể điều chỉnh thời gian giảng giải, số lần làm mẫu, hình thức, phương pháp tổ chức giảng dạy mẫu cho phù hợp với đối tượng, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện. 2- Phương pháp giảng dạy hoàn chỉnh và phân đoạn: a) Phương pháp giảng dạy động tác hoàn chỉnh: - Đối với các động tác đơn giản hoặc khó phân chia thành các cử động nhỏ khi giảng dạy, giáo viên nên áp dụng phương pháp dạy động tác hoàn chỉnh (nghĩa là động tác không bị phân ra thành các bộ phận cử động riêng lẻ). Khả năng phân tích động tác, kỹ thuật của học sinh phổ thông còn hạn chế, nên việc thực hiện động tác còn thiếu chính xác, sự kết hợp các cử động riêng lẻ còn khó khăn lúng túng, tốc độ, biên độ động tác chưa có cảm giác đúng và phù hợp Vì vậy, giáo viên phải luôn quan sát giúp đỡ học sinh để các em tập được các động tác hoàn chỉnh. Khi sử dụng phương pháp giảng dạy động tác hoàn chỉnh, giáo viên cần chú ý đến những ưu, nhược điểm sau: * Về ưu điểm: Tạo được cảm giác đúng toàn bộ kỹ thuật cho người học, dễ dàng nắm được kỹ thuật động tác, có thể thực hiện theo yêu cầu giáo viên. * Về nhược điểm: - Khi giảng dạy các động tác có kỹ thuật phức tạp, sử dụng phương pháp này kém hiệu qủa. - Dó đó, khi sử dụng phương pháp giảng dạy động tác hoàn chỉnh, giáo viên cần chú ý nhấn mạnh vào các điểm chủ yếu cần thiết của kỹ thuật, động tác có thể giảm bớt yêu cầu về biên độ, cự ly, trọng lượng, độ cao Phối hợp với các động tác bổ trợ khác trong quá trình giảng dạy các kỹ thuật động tác phức tạp. b) Phương pháp giảng dạy động tác phân đoạn: - Khi giảng dạy những động tác, bài tập khó và phức tạp, giáo viên cần sử dụng phương pháp phân đoạn. Đây là phương pháp chia kỹ thuật động tác ra thành các phần kỹ thuật động tác riêng lẻ để hướng dẫn học sinh từng phần kỹ thuật. Khi từng phần kỹ thuật học sinh đã được thực hiện thuần thục, học sinh có thể liên kết các phần đó thành động tác hoàn chỉnh. Ví dụ: Khi dạy học sinh động tác đẩy tạ “ vai hướng ném ”. Cần hướng dẫn học sinh đứng ở tư thế chuẩn bị, cách cầm tạ, cách trượt đà, gia sức cuối cùng, đẩy tạ ra xa , cách phối hợp với chuyển động của toàn thân động tác kết thúc, giữ thăng bằng. Hướng dẫn học sinh tập luyện từng phần kỹ thuật, thực hiện đúng các chi tiết kỹ thuật động tác sau đó, hướng dẫn cách liên kết các chi tiết kỹ thuật thành động tác đẩy tạ hoàn chỉnh. Với yêu cầu: xa, c¬ b¶n đúng kỹ thuật. Khi sử dụng phương pháp giảng dạy động tác phân đoạn, giáo viên cần chú ý đến những ưu, nhược điểm sau: * Ưu điểm: Học sinh dễ nắm được các chi tiết của từng phần động tác, thích hợp với việc dạy các động tác khó, phức tạp, có yêu cầu cao về kỹ thuật. * Nhược điểm: - Chia động tác ra nhiều phần chi tiết, kỹ thuật riêng lẻ, học sinh gặp khó khăn khi thực hiện toàn bộ kỹ thuật. - Dó đó, khi giảng dạy giáo viên cần nêu rõ các điểm mấu chốt, tính liên kết từ phần kỹ thuật chi tiết này sang phần khác, những mối quan hệ giữa các phần trong toàn bộ kỹ thuật, tạo cho học sinh có biểu tượng đúng và phối hợp chính xác động tác, kỹ thuật. - Phương pháp dạy động tác, kỹ thuật hoàn chỉnh và phân đoạn sử dụng trong quá trình giảng dạy TDTT, sẽ mang lại hiệu qủa tốt. Giáo viên cần phân biệt và khai thác hợp lí các ưu, khuyết điểm, biết phối hợp hai phương pháp để giải quyết các nhiệm vụ giáo dục cụ thể từng bài học, và nội dung tập luyện thì sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn. 3. Phương pháp tập luyện và các hình thức tập luyện: * Phương pháp thực hành: Trong quá trình giáo dục TDTT, sử dụng phương pháp thực hành chính là dùng các hình thức luyện tập, tạo nên sự tác động trực tiếp đối với cơ thể học sinh. Thông qua quá trình tập luyện, học sinh hình thành tri thức, nắm vững được kết cấu chuyển động của động tác, cảm giác cơ bắp, thần kinh, hoàn thiện kỹ năng vận động và phát triển kỹ năng thể chất toàn diện. Phương pháp tập luyện được sử dụng trong các giờ TDTT dưới hình thức khác nhau. Thực tế trong giảng dạy TDTT thường sử dụng 3 loại hình sau: a) Hình thức tập luyện lặp lại: - Đây là phương pháp tập luyện với hình thức luyện tập kỹ thuật, động tác được lặp lại nhiều lần. Hình thức tập luyện này có ưu điểm là kỹ thuật, động tác sớm hình thành, giúp cho việc thực hiện động tác được đúng và chính xác. Học sinh khi đã nắm được các kỹ thuật vận động nếu không được thường xuyên tập luyện lặp lại để hình thành kỹ năng khi kỹ thuật, động tác ( tuy học sinh đã nắm được ), sau một thời gian kỹ thuật đó sẽ bị “ phá vỡ ”. Do đó, cần tập luyện lặp lại kỹ thuật, động tác trong các giờ học, buổi tập giờ ngoại khoá và ở nhà. - Việc áp dụng phương pháp luyện tập lặp lại thường góp phần hình thành các thói quen vận động, các đường liên hệ tạm thời ở vỏ não, giúp học sinh thực hiện đúng kỹ năng hoạt động trong cuộc sống: đi, chạy, nhảy, ném, leo, trèo b) Hình thức tập luyện biến đổi: - Đây là hình thức tập luyện các kỹ thuật, động tác luôn có sự điều chỉnh, thay đổi yêu cầu, mức độ, mục tiêuvà các điều kiện. Sử dụng phương pháp thực hiện có biến đổi nhằm tạo cho học sinh khả năng làm quen, nhanh chóng thích ứng, giải quyết các điểm mấu chốt, quan trọng của kỹ thuật. Khi hướng dẫn tập luyện với các động tác phức tạp, giáo viên nên chia động tác thành các phần chi tiết khác nhau (theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp). Sau cùng giáo viên hướng dẫn để học sinh biết phối hợp các phần riêng lẻ thành động tác hoàn chỉnh trong các điều kiện không giống nhau, tăng dần mức độ khó khăn, phức tạp, song vẫn đảm bảo yêu cầu vừa sức với từng đối tượng. - Khi học sinh đã nắm vững bài tập, giáo viên có thể tăng khoảng cách, thay đổi độ cao, thấp của dụng cụ, thay đổi điều kiện bổ trợ, nâng cao yêu cầu về chất lượng kỹ thuật, qua đó dần dần nâng cao, củng cố và hoàn thiện những kỹ năng vận động. c) Hình thức trò chơi và thi đấu: - Rèn luyện TDTT thông qua hình thức trò chơi vận động và thi đấu sẽ tạo được không khí hưng phấn, phấn khởi, nhiệt tình tham gia luyện tập của học sinh. Trong vui chơi vận động và thi đấu có hướng dẫn, việc điều khiển của giáo viên trong các mục tiêu giáo dục sẽ góp phần thúc đẩy hoàn thiện nhân cách và sức khoẻ học sinh. Đây là hình thức phù hợp với lứa tuổi học sinh. - Trong quá trình tổ chức trò chơi, giáo viên hướng dẫn học sinh tập, bắt chước các động tác linh hoạt của con người như các động tác kéo gỗ, chèo thuyền, cuốc ruộng của người lao động. Qua đó, giáo dục học sinh yêu quý, gắn bó với thiên nhiên, với con người và chính bản thân mình. - Khi hướng dẫn trò chơi, giáo viên cần lựa chọn trò chơi có tốc độ, thu hút được sự chú ý cao của học sinh, đảm bảo tính nhịp điệu, vừa sức, động tác bắt chước phù hợp với lứa tuổi học sinh. Giáo viên thường xuyên nhắc nhở học sinh khi tham gia chơi cần đảm bảo đúng kỹ thuật, đúng động tác cơ bản và an toàn. Ví dụ: - Khi chơi “Chạy tiếp sức”, động tác chạy phải thực hiện đúng kỹ thuật, chạy bằng nửa bàn chân trên, kết hợp với đánh tay, thở nhịp nhàng, luôn luôn chú ý quan sát để kịp thời gian đưa tín vật cho bạn (Cờ, bóng hoặc gậy) - Trong quá trình nghiên cứu phải lựa chọn biên soạn trò chơi giáo viên có thể phối hợp các nội dung với chuyện kể ngắn có tính giáo dục cao. Cần phối hợp hoạt động trò chơi với thi đấu, hay tổ chức dưới dạng thi đấu. Chú ý đến mức độ hứng thú, nhiệt tình tham gia của học sinh để xác định mục đích, yêu cầu giáo dục khác nhau. - Hình thức thi đấu được sử dụng khi học sinh đã cơ bản nắm vững động tác, kỹ thuật, ví dụ trò chơi “Bóng chuyền 6”, “ Vượt vòng vây”, Qua các hướng dẫn, giáo dục học sinh biết sử dụng các kỹ năng vận động trong khi chơi và thi đấu đạt hiệu quả giáo dục, góp phần phát triển sức khoẻ. - Đối với học sinh bậc THPT, do cơ thể phát triển đang từng bước hoàn thiện, tình trạng tâm lí còn chưa ổn định, các em ham chơi, vận động quá sức sẽ dẫn đến mệt mỏi. Bởi vậy trong quá trình tổ chức tập luyện, thi đấu, giáo viên cần chú ý một số điểm sau: + Nên tổ chức các hình thức thi đấu đa dạng, phong phú, tránh phức tạp, bảo đảm an toàn về phương tiện, không nên để mất nhiều thời gian vào việc điều hành đội ngũ, sắp xếp tổ chức. + Yêu cầu bảo đảm lượng vận động vừa sức, cần tránh lặp lại quá nhiều lần gây mệt mỏi, quá sức, phòng tránh chấn thương. 4. Phương pháp sửa chữa động tác sai: Khi tập luyện TDTT, học sinh không tránh khỏi thực hiện động tác, kỹ thuật có sai sót nên việc áp dụng phương pháp sửa chữa động tác, kỹ thuật sai là rất cần thiết, kịp thời giúp cho học sinh thực hiện đúng, chính xác kỹ thuật, tạo điều kiện tiếp thu kỹ thuật mới nhanh và phòng tránh chấn thương. a) Một số nguyên nhân dân đến thực hiện sai kỹ thuật và động tác: - Do học sinh chưa nắm được yêu cầu, kỹ thuật, cách tiến hành tập luyện, nên tập luyện thiếu mạnh dạn, chưa tự tin, còn lo lắng, hồi hộp, sợ sệt - Việc chuẩn bị thể lực, sức khoẻ, vốn kỹ năng vận động còn thấp so với yêu cầu cần thực hiện động tác. Học sinh có khuyết tật bẩm sinh hoặc cơ thể yếu sau thời gian ốm, mệt, bị chấn thương. - Giáo viên sử dụng phương pháp và nội dung tập luyện chưa phù hợp với đối tượng học sinh, dụng cụ sân bãi không đảm bảo quy cách phù hợp và an toàn, do thời tiết khí hậu khắc nghiệt và một số ảnh hưởng ngoại cảnh khác như: học sinh thiếu tập trung học tập, tính tổ chức kỷ luật còn thấp b) Cách sửa chữa: - Trước tiên, giáo viên cần nghiên cứu và quan sát kỹ lưỡng để sớm phát hiện những nguyên nhân đưa tới những thiếu sót, cần điều chỉnh nội dung bài học, vận dụng các phương pháp sửa chữa sai lầm cho kịp thời phù hợp với đối tượng. - Thực tế với bài học trên sân tập, giáo viên không thể sửa chữa mọi sai sót cho học sinh. Đối với học sinh ở các lớp đầu cấp, không nên đòi hỏi học sinh thực hiện đúng động tác, kỹ thuật trong một thời gian ngắn. Chỉ nên yêu cầu thực hiện đúng những phần cơ bản của động tác. Khi sửa chữa các động tác sai tránh áp dụng biện pháp cứng nhắc, cần dựa trên khả năng và trình độ vận động của từng học sinh mà hướng dẫn, nhắc nhở các sai sót cơ bản giúp học sinh sửa chữa, tạo điều kiện cho học sinh tự sửa cho mình. Trong khi sửa chữa các động tác sai, cần gắn liền với việc động viên, rèn luyện cho học sinh tinh thần dũng cảm, tự tin, mạnh dạn, làm quen với các điều kiện khó khăn trong tập luyện. - Khi thực hiện phương pháp sửa chữa động tác sai trong tập luyện TDTT cho học sinh cần áp dụng các hình thức phong phú. Đối với những thiếu sót về tư thế, kỹ thuật, các chi tiết riêng lẻ, ý thức cần nhắc nhở nhẹ nhàng bằng lời nói. Nếu học sinh có sai về động tác, kỹ thuật nên cho ngừng tập, giáo viên làm mẫu lại và giảng giải chậm để học sinh xem... Có thể thực hiện động tác sai của học sinh để học sinh thấy được thiếu sót của chính mình. - Sự giúp đỡ trực tiếp, uốn nắn kỹ thuật, nhắc nhở nhẹ nhàng đúng lúc của giáo viên có tác động to lớn tới các em, động viên các em khắc phục khó khăn, quyết tâm sửa chữa động tác sai. Giáo viên có thể sử dụng các dụng cụ tập luyện, tiếng hô, tiếng vỗ tay, nhịp gõ để nhắc nhở các em thời điểm chủ yếu cần thay đổi hay giữ vững kỹ thuật, động tác giúp học sinh nhớ và nắm vững thời điểm khi dùng sức, xây dựng các cảm giác đúng chính xác, sử dụng sức mạnh cơ bắp trong quá trình thực hiện, hoàn thành kỹ thuật, bài tập. 5.Phương pháp quan sát và phân loại - Phương pháp này đòi hỏi người giáo viên sau khi dạy động tác mới, phải luôn chú ý quan sát và phân loại ra những em học sinh thực hiện động tác còn yếu để có phương pháp sửa chữa, điều chỉnh động tác. * Ưu điểm: Phương pháp này là thay vì việc chúng ta sửa chưa động tác một cách đơn lẻ, mà chúng ta sửa chữa động tác một cách tập trung, đạt hiệu quả cao hơn, giảm bớt được thời gian cho giáo viên. * Nhược điểm: Khi áp dụng phương pháp này thì giáo viên dạy phải chú ý quan sát nhiều hơn, phải nắm bắt được những học sinh thực hiên động tác sai, sau đó hệ thống lại, tìm phương pháp sửa chưa cho phù hợp. V. KẾT QUẢ: Việc vận dụng phương pháp dạy học thực nghiệm cho học sinh, với các phương pháp giảng dạy được áp dụng từ khi dạy học sinh ở tất cả các lớp, cùng tập một nội dung tập như nhau. Nhưng tỉ lệ học sinh ở nhóm Thực Nghiệm cao hơn, ổn định hơn, so với nhóm Đối chứng. điều đó thể hiện rõ nhất qua số liệu ghi chép và tổng hợp sau: Nhãm thùc nghiÖm Nhãm ®èi chứng STT Líp Tû lÖ Líp SÜ sè Tû lÖ SÜ sè §¹t Cha §¹t §¹t Cha ®¹t 1 10A 51 92 % 8 % 10E 51 86% 14% 2 10B 50 94% 6% 10F 49 84% 16% 3 10C 50 92% 8% 10G 51 88% 12% 4 10D 50 96% 4,% 10H 50 82% 18% Thực tế cho thấy, Sau 9 tuần tập luyện thành tích của cả 2 nhóm đều tăng. Tuy nhiên nhóm thực nghiệm tăng cao và đồng đều hơn nhóm đối chứng. Việc áp dụng các phương pháp dạy học đó vào tập luyện đã thu hút được học sinh luyện tập và tạo được tính tích cực cho học sinh, một số học sinh nhận thức chậm nay đã có sự tiến bộ nhất định. Phần 3 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ *Kết Luận: Trong quá trình giảng dạy, làm sáng kiến kinh nghiệm và áp dụng các phương pháp, tôi thấy các em đã có tiến bộ rõ rệt. Mặc dù kết quả vẫn chỉ mang tính tương đối, song các em đã biết và từng bước hiểu được yêu cầu của bộ môn cũng như nhận thức được vai trò của môn Thể dục đối với việc phát triển các tố chất thể lực, góp phần phát triển toàn diện cho bản thân. Từ khi giảng dạy và sử dụng các phương pháp khác nhau, tôi thấy học sinh đã có sự thay đổi về ý thức kỷ luật trong tập luyện hầu hết các em đã có ý thức hơn. * Kiến nghị: Để tổ chức tốt một giờ học thể dục phù hợp với yêu cầu phát triển toàn diện của học sinh cũng như kích thích tinh thần tự giác của học sinh, tôi xin đề xuất với các cấp lãnh đạo nên quan tâm nhiều hơn nữa tới việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho môn học, đảm bảo tính đồng bộ.Theo quan ®iÓm c¸ nh©n t«i th× nªn “ mÒm ho¸ ”ph©n phèi ch¬ng tr×nh h¬n n÷a, ®Ó phï hîp víi ®iÒu kiÖn tõng trêng, bëi v× trªn thùc tÕ ®iÒu kiÖn c¬ së vËt chÊt cña c¸c trêng lµ kh¸c nhau. Chóng ta cũng nên quy đÞnh trang phục tập luyện b¾t buéc đối với các em học sinh ®ể giờ dạy, giờ tập luyện đạt kết quả tốt hơn. Sáng kiến kinh nghiệm của tôi hướng tới việc sử dụng một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy đã đạt được những kết quả nhất định, rất mong được sự đóng góp của các đồng nghiệp để chất lượng bộ môn thể dục trong trường THPT ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.
File đính kèm:
- skkn_the_duc_the_thao_12_13_tu_5447.doc