Đề tài Định hướng dạy học hợp phần Thực hành tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn THPT, nhằm phát triển năng lực cho học sinh

I.1. Lí do chọn đề tài

Ngôn ngữ là công cụ của tư duy và tư duy là hiện thực trực tiếp của ngôn ngữ. Vì nghe hiểu và chắt lọc được thông tin bổ ích từ các bài đối thoại, chuyện kể, lời giải thích, cuộc thảo luận . thông qua cách lập luận chặt chẽ và có dẫn chứng xác thực. Thuyết trình được nội dung chủ đề thuộc chương trình học tập từ đó lựa chọn được các thông tin quan trọng từ các văn bản, tài liệu. Viết đúng các dạng văn bản với cấu trúc hợp lí, lôgic, thuật ngữ đa dạng, đúng chính tả, đúng cấu trúc câu, rõ ý. Hoạt động ngôn ngữ và hoạt động tư duy là hai quá trình có mối quan hệ biện chứng, hữu cơ tới mức “tuy hai mà một, tuy một mà hai”. Nói cách khác, muốn rèn luyện tư duy thì tất phải rèn luyện ngôn ngữ và ngược lại.

Bên cạnh ấy, bản thân phân môn Tiếng Việt mang tính thực hành, việc dạy học tiếng Việt không chỉ nhằm mục đích cung cấp tri thức cơ bản, hiện đại về tiếng Việt mà còn nhằm mục đích rèn luyện các kỹ năng giao tiếp cho học sinh. Do đó thực hành – vận dụng được coi là một hoạt động chủ yếu của việc học tập Tiếng Việt. Tuy niên, việc dạy học tiếng Việt trong nhà trường phổ thông chúng ta hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại. Tư tưởng dạy học hiện đại chỉ mới “chớm” chứ chưa thực sự lan tỏa toàn diện vào nhiều môn học, đặc biệt là phân môn Tiếng Việt. Những phương pháp dạy học truyền thống kém hiệu quả vẫn được duy trì, nặng về “thuyết” mà nhẹ về “hành”. Điều này vô tình đã lãng quên đi đặc thù của phân môn Tiếng Việt như đã trình bày ở trên. Chính vì điều đó, mỗi giờ tiếng Việt trở nên căng thẳng, gây ức chế tâm lý cho học sinh, do vậy kết quả đem đến không khả quan, học sinh thiếu năng lực thực hành và ngày càng xa rời phân môn Tiếng Việt.

 Tiếng Việt là một sản phẩm văn học của dân tộc Việt. Tiếng Việt tinh tế, uyển chuyển trong những câu ca dao, mượt mà trong những câu Kiều của Nguyễn Du, tiếng Việt sinh động trong từng lời ăn tiếng nói hàng ngày của mỗi chúng ta. Bởi thế dạy học hợp phần Tiếng Việt không chỉ nhằm mục tiêu giúp học sinh rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng Việt thành thạo mà còn để học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ mẹ đẻ, nâng cao trình độ tiếng Việt văn hóa nghệ thuật cho học sinh.

 

doc65 trang | Chia sẻ: haianh98 | Lượt xem: 3974 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Định hướng dạy học hợp phần Thực hành tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn THPT, nhằm phát triển năng lực cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i tình gì
 Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
(2) Áo nâu liền với áo xanh
 Nông thôn liền với thị thành đứng lên.
( Tố Hữu, Ba năm đời ta có Đảng)
a. Dùng những cụm từ đầu xanh, má hồng, nhà thơ Nguyễn Du muốn nói điều gì và ám chỉ nhận vật nào trong Truyện Kiều? Cũng như vậy, dùng những cụm từ áo nâu, áo xanh, Tố Hữu muốn chỉ lớp người nào trong xã hội ta?
b. Làm thế nào để hiểu đúng một đối tượng khi nhà thơ thay đổi tên gọi của đối tượng đó?
 * Bổ sung:
 * Bài tập 1: Áo nâu - Áo xanh
® Phép hoán dụ lấy dấu hiệu hoặc đặc điểm của sự vật để chỉ sự vật: nông thôn - thị thành là hoán dụ chỉ tình đoàn kết công - nông và thế trận chiến tranh nhân dân.
® Phép hoán dụ lấy vật chứa chỉ vật bị chứa
 * Bài tập 2: thôn Đoài - thôn Đông ® Phép hoán dụ lấy vật chứa chỉ vật bị chứa cau thôn Đoài – trầu không thôn nào ® Phép ẩn dụ chỉ lứa đôi đã phải lòng nhau.
GV tổng kết, nhận xét củng cố thêm cho bài tập:
* Bài tập bổ trợ ( tùy vào thời lượng giờ học cho phép)
Tìm và phân tích các Ẩn dụ và Hoán dụ trong các câu thơ sau đây:
(1) Phượng những tiếc cao, diều hay liệng
 Hoa thì hay héo, cỏ thường tươi.	(Nguyễn Trãi)
(2) Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
 Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.	(Trần Đăng Khoa)
(3) Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?
	(Ca dao)
(4) Về thăm nhà Bác làng Sen
 Có hang râm bụt thắp lên lửa hồng
	(Nguyễn Đức Mậu)
(5) Có khi nào trên đường đời tấp nập
 Ta vô tình đi lướt qua nhau
 Bước lơ đãng ai ngờ đang để mất
 Một tâm hồn ta đã đợi từ lâu.
	(Bùi Minh Quốc)	
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Học sinh làm bài tập
Học sinh làm bài tập
2. Thực hành:
* Bài tập 1: Phân tích và tìm các hoán dụ:
+ Câu (1):
- Đầu xanh: tóc còn xanh, chỉ người trẻ tuổi.
- Má hồng: gò má ửng hồng, chỉ người con gái đẹp. 
® Nguyễn Du dùng những cụm từ này để chỉ nhân vật Thúy Kiều. 
 Câu (2):
- Áo nâu: chỉ người nông
dân - Lực lượng nòng cốt của cách mạng.
- Áo xanh: chỉ người công dân - Lực lượng tiên phong lãnh đạo cách mạng.
* Bài tập 2/137: Tìm hiểu phép ẩn dụ, hoán dụ trong hai câu thơ của Nguyễn Bính:
Thôn Đoài ngồi nhớ Thôn Đông: phép hoán dụ.
 Cau Thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào: phép ẩn dụ.
 + Thôn Đoài: chỉ người ở Thôn Đoài .
 + Thôn Đông: chỉ người ở Thôn Đông.
 + Cau Thôn Đoài, trầu không thôn nào: Chỉ những người đang yêu như trầu, cau gắn bó khăng khít, tồn tại vì nhau - cho nhau khi hoà hợp thì trở nên thắm thiết. 
4 phút
Hoạt động 5: Qua bài học này các em đã được củng cố thêm kiến thức cũng như kỹ năng nhận diện, phân tích hai phép tu từ Ẩn dụ và Hoán dụ. *Lưu ý hai phép tu từ này tránh nhầm lẫn khi sử dụng, ví dụ minh họa bằng bảng phụ
Gv khẳng định lại bằng sơ đồ tư duy. 
Hoạt động 5: Củng cố
- Lắng nghe.
 III. CỦNG CỐ 
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (1 phút)
- Ra bài tập về nhà: Bài tập 3/sgk-137
- Chuẩn bị bài mới: Trả bài viết số 3.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
...............................................
3. Thuyết minh ý đồ thiết kế
Tôi bám sát theo định hướng đã trình bày ở chương 2 để thiết kế thể nghiệm một bài học TH - LT cụ thể: Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ. Đây là hai phép tu từ mà học sinh đã được học từ cấp THCS, đến bài học này giáo viên có nhiệm vụ củng cố lại kiến thức cũ và trên nền tảng ấy nâng cao hơn cho các em kỹ năng phân tích giá trị biểu đạt và sử dụng hai phép tu từ này. Đó là cơ sở để cho tôi thiết kế bài học gồm một số hoạt động, trong đó có 2 hoạt động nhằm củng cố lý thuyết và 2 hoạt động thực hành giải bài tập để rèn luyện kỹ năng sử dụng Ẩn dụ, Hoán dụ cho học sinh.
Học sinh được kích hoạt tính tích cực ngay từ khi bước vào hoạt động đầu tiên – Ôn tập về phép tu từ ẩn dụ, thông qua trò chơi Ai nhanh trí hơn. Trước một hoạt động mang tính chất vừa học vừa chơi minh họa cho bài học khiến nội dung kiến thức được củng cố lại càng gần gũi quen thuộc với các em hơn nữa.
Bước sang hoạt động 2, Giáo viên phát huy được tính tích cực hoạt động của học sinh một cách mạnh mẽ hơn thông qua hoạt động giả bài tập do chính học sinh thực hiện, giáo viên chỉ là người tổ chức, điều khiển. Giáo viên tổ chức cho học sinh giải bài tập theo hình thức nhóm phân hóa, mỗi nhóm một nhiệm vụ. Sau bài giải của mỗi nhóm, học sinh vừa có được bài giải của nhóm mình, vừa được tham gia nhận xét đóng góp cho bài làm của nhóm khác. Cách làm này cũng giúp cho giáo viên rút ngắn đươc thời lượng mà lại giải được nhiều bài tập. Đáng chú ý là ở bài tập3, giáo viên đã đưa ra được một tình huống dễ bắt gặp trong thực tế giao tiếp của học sinh. Tìm được những lối nói ẩn dụ sâu sắc học sinh sẽ biết cách đưa ra cho bạn bè của mình những lời khuyên đầy tế nhị. Đây là một bài tập thể hiện rất rõ ràng định hướng giáo tiếp.
Kết thúc hoạt động 2, giáo viên chuyển hướng học sinh sang một hoạt động mới là luyện tập và thực hành về phép tu từ hoán dụ. Lúc này giáo viên không lặp lại nhàm chán hình thức tổ chức trò chơi nữa mà chủ động đưa ra các ví dụ có chứa hiện tượng hoán dụ cho học sinh, yêu cầu các em hoạt động quan sát ngữ liệu chứa hiện tượng hoán dụ cho học sinh, yêu cầu các em hoạt động quan sát ngữ liệu tái hiện lại những tri thức đã học. Các ví dụ này được chuẩn bị sẵn trên bảng phụ với nghệ thuật trình bày rõ ràng, thu hút. Khi đưa ra bài tập thực hành về hoán dụ (lấy SGK) giáo viên chú ý giới thiệu cho học sinh về hai câu thơ :
	Đầu xanh đã tội tình gì
	Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.
	(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Vì nếu giáo viên không dành vài giây nói về hoàn cảnh để Nguyễn Du viết nên hai câu thơ và vị trí của chúng trong kiệt tác Truyện Kiều thì sẽ có học sinh không biết được đầu xanh và má hồng trên kia là muốn ám chỉ nhân vật nào trong tác phẩm. Đây cũng chính là một cách mà giáo viên có thể sử dụng nhằm tích hợp tri thức của môn Đọc văn vào dạy học Thực hành. Đó là chưa kể đến các ngữ liệu mà thuôc phân môn Đọc văn. Do đó tính tích hợp với môn Đọc văn được thể hiện xuyên suốt tiết học.
Học sinh được tổng hòa cả hai hoạt động giải bài tập và ôn lại lý thuyết nhưng ở cấp độ cao hơn thông qua hoạt động 5: So sánh ẩn dụ và hoán dụ. Trên cơ sở tìm ra hai phép tu tư ẩn dụ và hoán dụ có mặt trong câu thơ: Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông/ Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào, học sinh phải tiếp tục thao tác so sánh để chỉ ra những khác biệt giưa hai phép tu từ này. 
Tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động nêu trên, Giáo viên một mặt vừa giúp học sinh rèn luyện kỹ năng nhận diện ẩn dụ và hoán dụ, một mặt vừa nâng cao hiểu biết đã có của các em lên một tầm cao mới. Nghĩa là không chỉ biết nhận diện, học sinh còn thể thể chỉ ra được những khác biệt giữa hai phép tu từ rát dễ nhầm lẫn này. Do đó bài tập sẽ có độ khó cao hơn các bài trước, giáo viên ưu tiên giành cho học sinh khá, giỏi để không mất thời gian quá lâu cho việc tìm ra đáp án. Như vậy thì hệ thống bài tập vừa có thể tích cực hóa hoạt động của học sinh lại vừa tuân thủ theo nguyên tắc vừa sức.
Sau khi hoàn thành những nội dung bắt buộc của bài học, căn cứ vào thời lượng giáo viên còn có thể tiếp tục cho học sinh hoạt động giải một số bài tập bổ trợ.
Mỗi hoạt động được tôi phân bố một thời gian hợp lý nhưng không quên dành ít phút để củng cố cách giải bài tập và rút ra những vấn đề cần lưu ý. Tham gia vào tiết học, học sinh không chỉ được hoạt động 45 phút của tiết học mà về nhà các em phải tiếp tục giải quyết bài tập mà giáo viên đựa ra: Quan sát một sự vật, nhân vật gần gũi quen thuôc và thử đổi tên gọi của chúng theo phép Ẩn dụ hoặc Hoán dụ để viết một đoạn văn về sự vật, nhân vật đó. Thực hiện yêu cầu của bài tập này học sinh phải tích hợp kinh nghiệm, kỹ năng sử dụng tiếng Việt, óc quan sát với những kỹ năng của phân môn Làm văn trong quá trình xây dựng đoạn văn. Như vậy hệ thống bài tập mà giáo viên đưa ra cho học sinh thực hành luyện tập thể hiện rất rõ tính tích hợp với hai phân môn gần gũi: Đọc văn và Làm văn.
Thiết kế bài học theo quy trình hoạt động như trên chắc chắn sẽ phát triển năng lực cho học sinh và tạo ra sự hứng thú, sôi nổi cho giờ học. Học sinh luôn ở tư thế chủ động tích cực còn giáo viên luôn ở tư thế chỉ đạo điều khiển quá trình học tập của học sinh, dẫn dăt, tháo gỡ các vướng mắc của các em đúng với tinh thần Dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
III.1. Những kết luận đánh giá cơ bản nhất về sáng kiến
 - Về nội dung: Nội dung của đề tài xoay quanh việc tổ chức hoạt động của một tiết dạy Tiếng Việt mà cụ thể là định hướng nhằm phát triển năng lực cho học sinh. Bằng những hình thức phù hợp với đặc trưng bộ môn và sử dụng những kĩ thuật dạy học mà bất cứ người giáo viên nào cũng có thể dễ dàng áp dụng để nâng cao hiệu quả giáo dục tạo hứng thú cho học sinh.
 Tiếng Việt là nơi lưu giữ linh hồn, bản sắc dân tộc Việt. Đối với học sinh THPT, những tri thức những kỹ năng tiếng Việt là hành trang vào đời không thể thiếu, hình thành cho các em công cụ, chiếc chìa khóa để đi vào thế giới khoa học cũng như giao tiếp xã hội, trong cuộc sống hằng ngày. Dạy học tiếng Việt không dừng lại ở việc hình thành những tri thức lý thuyết mà phải biến chúng thành kỹ năng kỹ xảo sử dụng cho học sinh. Nhiệm vụ quan trọng này trước hết do hợp phần Thực hành luyện tập đảm nhiệm.
 - Về ý nghĩa: Với tầm quan trọng như vậy cho nên đã có nhiều công trình đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu để xác lập một phương pháp rèn luyện kỹ năng tiếng Việt sao cho hiệu quả và khả thi. Phần lớn các công trình có liên quan đều đề cập đến hệ thống phương pháp dạy học thuộc cấp độ môn Ngữ văn hoặc phân môn Tiếng Việt chứ chưa đi sâu, cụ thể hóa ở từng nội dung cụ thể của từng phân môn. Vì thế tôi mạnh dạn tiến hành đề tài nghiên cứu này với mong muốn xác lập được hướng đi cơ bản cũng với những chỉ dẫn cụ thể nhằm giúp Giáo viên có thể tổ chức được một giờ Thực hành tiếng Việt thành công và hiệu quả. Với kết quả khả quan như trên nên áp dụng phương pháp dạy học hiện có. Sáng kiến có ý nghĩa trong việc tạo hứng thú học tập cũng như niềm đam mê đối với Ngữ văn nói chung và phân môn Tiếng Việt nói riêng nhờ vào áp dụng phương pháp mới gây hứng thú cho học sinh bằng hình ảnh, trực quan sinh động, sơ đồ tư duy 
Hình ảnh, trực quan sinh động, sơ đồ tư duy
	Để xác lập được các định hướng dạy học hợp phần Hứng thú học tập của học sinh đối với bộ môn đã được nâng cao Thực hành luyện tập trong chương trình Ngữ văn, mà phân môn tiếng Việt trong chương trình THPT, đề tài đã dựa vào các cơ sở lý luận như: vị trí quan trọng và ý nghĩa to lớn của hợp phần Thực hành các tính chất, đặc điểm nổi bật của hợp phần này. Ngoài ra tư tưởng Dạy học lấy học sinh làm trung tâm cũng là một trong ba cơ sở lý luận góp phần thúc đẩy sự ra đời của đề tài. Lý luận bao giờ cũng phải gắn với thực tiễn, do đó nắm rõ mục đích, cấu trúc, nội dung của từng bộ phần trong hợp phần Thực hành tiếng Việt là chúng ta đã có cơ sở quan trọng để đề ra và vận dụng các định hướng dạy học hợp phần một cách thích hợp và đem lại hiệu quả. Đứng trước thực trạng dạy học các bài Thực hành hiện nay, các nhà giáo cũng không khỏi băn khoăn để tìm ra những hướng đi mới giúp học sinh tham gia thường xuyên hơn vào hoạt động thực hành giải bài tập, từ đó tìm lại tình yêu với tiếng nói dân tộc, góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
	Xuất phát từ nững cơ sở lý luận và thực tiễn đã phân tích ở chương 1, tôi xác lập được ba định hướng quan trọng để dạy học hợp phần Thực hành tiếng Việt, đó là : Tích hợp, Giao tiếp, Tích cực hóa hoạt động của học sinh. Ba định hướng này đã được nhiều nhà nghiên cứu khai thác trong dạy học bộ môn Ngữ văn, ở đây Tôi đã vận dụng lại theo chiều sâu sao cho phù hợp với đặc điểm, tính chất của hợp phần Thực hành tiếng Việt. Tích hợp trong dạy học Thực hành được triển khai theo hai hướng: tích hợp trong nội bộ phân môn Tiếng Việt và tích hợp liên môn với những tri thức và kỹ năng của các phân môn Đọc văn, Làm văn thậm chí là những tri thức đời sống về các vấn đề chính trị - văn hóa – xã hội. Vận dụng định hướng giao tiếp, trong dạy học phải hướng đến Thực hành những nội dung, những vấn đề ngôn ngữ mà học sinh thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Ứng với nội dung đó thì Giáo viên phải tăng cường phương pháp giao tiếp trong quá trình hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập với quy trình thực hiện gồm bốn bước như đề tài trình bày. Quan tâm đến tích cực hóa hoạt động của học sinh, giáo viên cần tổ chức, hướng dẫn cho học sinh thực hành luyện tập thông qua hệ thống bài tập tương ứng với từng bài.
 - Về hiệu quả: Sáng kiến có khả năng áp dụng ở đơn vị hoặc trong ngành, việc vận dụng những phương pháp mà trong đề tài đã trình bày ở phần mô tả giải pháp thực ra cũng đơn giản, nhẹ nhàng không quá phức tạp và khó khăn. Chỉ cần giáo viên có sự chuẩn bị cho tiết dạy chu đáo hơn từ khâu định hướng tiết dạy đến việc lựa chọn cách thức thu hút học sinh với môn học nhằm phát triển.
	Với mục đích khẳng định tính đúng đắn của ba định hướng và đánh giá khả năng vận dụng từng định hướng vào dạy học Thực hành tiếng Việt, Tôi đi vào thiết kế một giờ dạy học cụ thể vận dụng các định hướng đề tài đưa ra. Đó là bài Thực hành về phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ được bố trí trong SGK Ngữ văn lớp 10 cơ bản, tập 1. Dạy học có nhiệm vụ củng cố và nâng cao sự hiểu biết về hai phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ cho học sinh, đồng thời giúp các em rèn luyện kỹ năng nhận diện, phân tích và thẩm định giá trị biểu đạt của hai phép tu từ này. Thiết kế bài học của tôi đã thể hiện rất rõ việc vận dụng ba định hướng đã đề xuất. Triển khai định hướng tích hợp, bài học đã có sự tích hợp trong nội bộ phân môn thể hiện qua các bài tập phân tích giá trị biểu đạt của hai phép tu từ. Rõ nhất là hướng tích hợp liên môn vì các ngữ liệu mà Giáo viên đưa ra từ hoạt động ôn tập lý thuyết đến thực hành làm bài tập đều thuộc phân môn Đọc văn, học sinh còn phải biết xây dựng hai phép tu từ trong đoạn văn hay văn bản. Hơn nữa giáo viên còn yêu cầu học sinh vận dụng tri thức đời sống để giải quyết bài tập về nhà. Bài học diễn ra trong sự giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, chỉ có thể trong giao tiếp và bằng giao tiếp thì học sinh mới Thực hành có hiêu quả. Bài tập thực hành về phép tu từ ẩn dụ đã thể hiện rất rõ ràng định hướng giao tiếp với yêu cầu học sinh đưa ra lời khuyên cho bạn mình có chứa phép ẩn dụ. Đó là một tình huống dễ bắt gặp trong thực tế giao tiếp của học sinh. Bước vào hoạt động đầu tiên của bài học, học sinh được kích hoạt tính tích cực với một trò chơi nhỏ. Càng về sau giáo viên càng phát huy được tính tích cực hoạt động của học sinh một cách mạnh mẽ hơn thông qua hoạt động giải bài tập do chính học sinh thực hiện, giáo viên chỉ là người tổ chức, điều khiển dưới hình thước nhóm phân hóa, mỗi nhóm một nhiệm vụ. Thiết kế bài học theo quy trình hoạt động như trên chắc chắn sẽ giúp các em phát triển năng lực từ đó tạo ra sự hứng thú, sôi nổi cho giờ học.
	Đây mới chỉ là những suy nghĩ và thể nghiệm mang tính chất bước đầu mà tôi xin đề xuất để cùng thầy cô giáo, bạn bề dồng nghiệp tương lai bàn bạc, suy ngẫm. Tuy nhiên những định hướng mà tôi đưa ra khi giải quyết đề tài này chưa hằn là đã đầy đủ, tối ưu. Tôi hy vọng đây sẽ là bước khởi đầu cho tìm kiếm những giải pháp tích cực, đa dạng hơn.
 3.2. Các đề xuất khuyến nghị
	Muốn áp dụng phương pháp này dễ dàng và đạt kết quả thì người giáo viên phải hình thành kỹ năng vận dụng lồng ghép nhiều thứ trong tiết dạy. Người dạy phải chuẩn bị thật tốt những gì mình đã định ra cho bài học. Từ khâu chuẩn bị xây dựng hệ thống câu hỏi, định hướng cách dạy...và sau cùng là thực hành giảng dạy trên lớp. Bên cạnh đó, cũng phải có sự hợp tác tích cực của học sinh; Giáo viên phải linh hoạt chọn lọc học sinh ưu tú để các em làm mẫu tạo sự kích ứng gây hiệu ứng cho những em còn lại. Và cuối cùng để đạt kết quả cao thì phải vận dụng thường xuyên, đều đặn trong các tiết dạy.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (1996), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.
 Lê A (1990), Mấy vấn đề cơ bản của việc dạy học Tiếng Việt ở phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Lê A (2001), Dạy Tiếng Việt là một hoạt động và bằng hoạt động, tạp chí Ngôn ngữ số 4.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Chương trình THPT môn Ngữ văn, giáo dục NXB Giáo dục, Hà Nội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), SGK Ngữ văn 10, cơ bản, tập 1 Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), SGK Ngữ văn 11, cơ bản, tập 1 Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), SGK Ngữ văn 12, cơ bản, tập 1 Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
Trần Bá Hoành (2003), Dạy học lấy người học làm trung tâm – Nguồn gốc, bản chất, đặc điểm, Tạp chí Thông tin khoa học giáo dục, số 96.
 Mai Xuân Miên, Trần Thị Diệu Nữ (2005), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán THPT về đổi mới phương pháp dạy học thuộc dự án phát triển giáo dục THPT môn Văn, thuộc dự án phát triển giáo dục THPT, trường đại học Quy Nhơn.
 Lê Phương Nga, Nguyễn Trí (1999), Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học, NXB ĐHQG Hà Nội.
 Trần Thị Diệu Nữ (2007), Dạy học hợp phần phong cách học theo định hướng tích hợp, Báo cáo khoa học cấp trường ĐH Quy Nhơn.
 Trần Hồng Quân (1994), Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục.
 HoàiThanh – Hoài chân (2006), Thi nhân Việt Nam (Tái bản có chỉnh lý và bổ sung), NXB Thanh Hóa.
 Đỗ Xuân Thảo (1992), Cần có hệ thống bài tập tổng hợp trong dạy học tiếng Việt, Tạp chí NCGD số 3, Bộ GD&ĐT.
 Hùng Thắng, Thanh Hương, Bằng Cẩm (2002), từ điển tiếng Việt, NXB Thanh niên, TPHCM.
 Phan Thiều (1998), Rèn luyện ngôn ngữ - Bài tập tiếng Việt thực hành, NXB GD, Hà Nội.
 Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Thị Ly Kha (2001), Mấy quan điểm cơ bản trong việc biên soạn SGK tiếng Việt (thử nghiệm) bậc tiểu học và bậc trung học cơ sở, Tạp chí ngôn ngữ số 4, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội. 
 Bùi Tất Tơm, Nguyễn Văn Bằng, Hoàng Xuân Tâm, Nguyễn Lê Tuấn, Nguyễn Văn Triệu Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Phương pháp dạy học môn Tiếng Việt bậc THCS, NXB Giáo dục, Hà Nội.
PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH DẠY VÀ HỌC HỢP PHẦN
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT TRONG NHÀ TRƯỜNG THPT
Khoanh tròn vào ý kiến mà em cho là hợp lý nhất (Lưu ý : Chỉ được chọn duy nhất một ý kiến).
Câu 1. Em có thích học phân môn Tiếng Việt hay không?
A. Không.	C. Thích.
B. Bình thường.	D. Rất thích.
Câu 2. Mục đích học phân môn Tiếng Việt của em là gì?
A. Để giao tiếp tốt.	
B. Để thi đại học 
C. Để lấy điểm lên lớp.	
D. Bắc buộc phải học trong chương trình, không có mục đích.
Câu 3. Theo em, thực hành tiếng Việt sau khi đã được cung cấp các tri thức lý thuyết là hoạt động có ý nghĩa như thế nào trong dạy học tiếng Việt ?
A. Không quan trọng.
B. Quan trọng, cần thiết.
C. Hết sức cần thiết.
Câu 4. Khi dạy học tiếng Việt tại lớp, giáo viên của em có thường xuyên yêu cầu học sinh giải bài tập không ?
A. Không. 	C. Thỉnh thoảng.
B. Thường xuyên.	D. Rất thường xuyên.
Câu 5. Phương pháp mà giáo viên của em thường sử dụng khi dạy các bài Thực hành tiếng Việt là gì?
A. Giải giúp học sinh.
B. Gọi học sinh lên bảng giải sau khi đã hướng dẫn.
C. Tổ chức cho học sinh thảo luận.
D. Ý kiến khác (Ghi rõ :).
Câu 6. Em có thường xuyên tham gia giải bài tập, nhận xét bài làm của các bạn khác trong các tiết học Thực hành tiếng Việt không?
A. Không bao giờ.	C. Ít khi.
B. Thường xuyên.	D. Rất thường xuyên.
Câu 7. Em có thường xuyên sử dụng sách giải bài tập, sách hướng dẫn khi làm các bài tập Thực hành tiếng Việt không?
A. Không bao giờ. 	B. Đôi khi.
C. Thường xuyên.	D. Rất thường xuyên.
Câu 8. Theo em, trong các giờ Thực hành Tiếng Việt, mức độ áp dụng lý thuyết vào giải các bài tập là bao nhiêu?
A. 10% - 30%.	C. 50% - 70%.
B. 30% - 50%.	D. 70% - 100%.
Câu 9. Em nhận xét như thế nào về thái độ của giáo viên khi giảng dạy các bài Thực hành tiếng Việt ở trên lớp?
A. Rất nhiệt tình.	C. Bình thường.
B. Nhiệt tình.	D. không quan tâm lắm.
Câu 10. Điểm tổng kết môn Ngữ văn của bạn trong học kỳ I vừa qua khoảng nào sau đây?
A. 0 – 4 điểm.	C. 6 – 8 điểm.
B. 4 – 6 điểm.	D. 8 – 10 điểm. 
Ý kiến đóng góp:

File đính kèm:

  • docMAI THI HAO SANG KIEN dat giai C cap So_12551583.doc
Sáng Kiến Liên Quan