Đề tài Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề

1. Lý do chọn đề tài

Vui chơi là hoạt động luôn đi cùng và gắn bó với cuộc sống của con người từ thuở ấu thơ cho đến khi trưởng thành. Tuy nhiên nội dung và hình thức chơi ở mỗi giai đoạn, mỗi lứa tuổi có khác nhau song nó cùng chung một mục đích là thỏa mãn nhu cầu hoạt động của con người trong cuộc sống.

Đối với trẻ mẫu giáo, vui chơi là hoạt động chủ đạo, qua chơi trẻ được phát triển chức năng tâm lý và hình thành nhân cách. Khi chơi cũng là dịp tốt để trẻ khám phá môi trường xung quanh, qua đó kích thích tính tò mò, khả năng quan sát, năng lực phán đoán, tí tưởng tượng của trẻ. Chính vì lẽ đó mà nhiều nhà giáo dục đã gọi: ”Trò chơi là trường học của cuộc sống”. Trẻ cần chơi như cần ăn no, mặc êm, cần được yêu thương. Trò chơi nuôi dưỡng tân hồn trẻ mà không có gì thay thế được. Mỗi dân tộc đều có một kho tàng phong phú trò chơi trẻ em được tích lũy và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhà tâm lý học nổi tiếng người Pháp là Henri – Wallon (1879 – 1962), trong khi nghiên cứu tâm lý trẻ em cũng đã xem trò chơi của trẻ em là một hiện tượng xã hội đáng quan tâm, mà trò chơi đóng vai theo chủ đề chiếm một vị trí quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ mẹ đẻ.

Các nhà tâm lý học cho rằng, hoạt động vui chơi mà nồng cốt là trò chơi đóng vai theo chủ đề là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo. Độ tuổi mẫu giáo nhỡ là chặng giữa tuổi mẫu giáo. Nó đã vượt qua thời kỳ chuyển tiếp từ độ tuổi ấu nhi lên để tiến tới một chặng đường phát triển tương đối ổn định. Có thể coi đây là một thời kỳ phát triển rực rỡ của những nét tâm lý đặc trưng cho tuổi mẫu giáo.

 

docx24 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 22428 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thể hiện tư duy của nó, bởi vì việc giao tiếp bằng ngôn ngữ chỉ có thể giúp ta trao đổi tư tưởng, tình cảm với nhau, do đó hiểu biết lẫn nhau và cùng nhau tổ chức công tác chung trên mọi lĩnh vực hoạt động nếu bản than ngôn ngữ tàng trữ kinh nghiệm, những tư tưởng và tình cảm của con người.
Chức năng thể hiện tư duy của ngôn ngữ thể hiện ở hai khía cạnh:
+ Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng. Không có từ nào, câu nào mà lại không biểu hiện khái niện hay tư tưởng . Ngược lại, không có ý nghĩ, tư tưởng nào không tồn tại dưới dạng ngôn ngữ. Ngôn ngữ là biểu hiện thực tế của tư tưởng.
+ Ngôn ngữ trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành tư tưởng. Mọi ý nghĩ, tư tưởng chỉ trở nên rõ ràng khi biểu hiện bằng ngôn ngữ. Không có ngôn ngữ thì không có tư duy và ngược lại không có tư duy thì không có ngôn ngữ chỉ là những âm thanh trống rỗng, thực chất là không có ngôn ngữ.
1.2.4: Vai trò của ngôn ngữ đối với tư duy và giao tiếp của con người
a. Ngôn ngữ là công cụ để phát triển tư duy, nhận thức
Quá trình hình thành của trẻ bên cạnh thể chất là trí tuệ. Công cụ để phát triển tư duy, trí tuệ chính là ngôn ngữ. Ngôn ngữ chính là hiện thực ( sự hiện hữu) của tư duy.
Ngôn ngữ là công cụ để học tập, vui chơi: Đây là những hoạt động chủ yếu của trường mầm non. Giống như việc dạy trẻ tiếng mẹ đẻ ở các cấp học khác, phát triển lời nói cho trẻ ở trường mầm non thực hiện mục tiêu “kép” . Đó là, trẻ học để biết tiếng mẹ đẻ đồng thời sử dụng nó như một công cụ để vui chơi, học tập. Như vậy, ngôn ngữ cần cho tất cả các hoạt động và ngược lại, mọi hoạt động tạo cho ngôn ngữ trẻ phát triển.
b. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp
“ Con người muốn tồn tại thì phải gắn bó với cộng đồng. Giao tiếp là một đặc trưng quan trọng của con người. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất” (Lêni). Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể hiểu được nhau, cùng nhau hành động vì những mục đích chung. Không có ngôn ngữ, không thể giao tiếp được, thậm chí không thể tồn tại được, nhất là trẻ em, một sinh thể yếu ớt rất cần sự chăm sóc, bảo vệ của người lớn.
Ngôn ngữ là một công cụ hiện hữu để trẻ có thể bày tỏ những nguyện vọng của mình từ khi còn rất nhỏ để người lớn có thể chăm sóc, điều khiển. Giáo dục trẻ là một điều kiện quan trọng để trẻ tham gia vào mọi hoạt động và trong hoạt động hình thành nhân cách trẻ.
1.3: Sự hình thành, phát triển ngôn ngữ của cá nhân
1.3.1: Ngôn ngữ nói
Bắt đầu từ tháng 12 trở đi, ở trẻ xuất hiện những âm bập bẹ có ý nghĩa đầu tiên và ngay lập tức trẻ huy động chúng vào giao tiếp với người lớn. Các âm bập bẹ nhanh chóng mất đi nhường chỗ xho các từ tham gia vào cáu tạo câu sử dụng trong giao tiếp. Những từ đàu tiên xuất hiện, các kiểu câu đơn giản gồm hai từ dến ba từ khiến cho khả năng giao tiếp của trẻ tang lên. Trẻ tích cực hơn trong giao tiếp và sử dụng ngôn ngũ để giao tiếp. Nhu cầu giao tiếp tăng lên thúc đẩy hoạt động giao tiếp ngông ngữ; kết quả là cá kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ được hình thành.
1.3.2: Ngôn ngữ viết
Trẻ luyện viết là hoạt động tập hứng thú và tự giác. Chính vì vậy, khi dạy viết cho trẻ quan trọng nhất là giải thích để trẻ hiểu được mục đích của việc luyện viết (lưu ý trẻ mẫu giáo chưa tiến hành hoạt động học tập). Giáo viên mầm non chỉ khuyến khích cho trẻ nhận thức được trầm quan trọng của chữ viết. Trẻ sẽ tự giác ngồi vào vẽ chữ. Khi trẻ bắt đầu có hứng thú với chữ viết nên chuản bị dụng cụ để giúp trẻ luyện viết tại góc luyện viết (bút chì, bút màu, bút vẽ.v.v).
1.4: Trẻ mẫu giáo
1.4.1: Khái niệm trẻ em
Theo quan niệm cổ: “ Trẻ em là người lớn thu nhỏ lại ”.
Ở thế kỷ XYIII, nhà giáo dục, nhà văn viết học J.J. Korutxô quan niệm: “ Trẻ em không là người lớn thu nhỏ lại. Trẻ em là trẻ em phát triển theo quy luật riêng của trẻ em. Người lớn không thể hiểu được tâm lý trẻ em và không nên can thiệp vào sự phát triển của trẻ em “.
Quan niệm khoa học về trẻ em:
Trẻ em là một thực thể đang phát triển, là một thực thể tự vận động theo quy luật của bản thân nó. Người lớn là hình thức phủ định của trẻ em, là giai đoạn phát triển mới của đời sống cá thể. Sự vận động tất yếu của trẻ em đo quá trình phát triển bên trong của nó, sự tự phủ định bản thân mình để chuyển hóa sang một trình độ mới khác về chất – trở thành người lớn – Nên Người.
1.4.2: Sự phát triển vốn từ của trẻ
Năng lực tư duy trừu tượng gắn liền với sự phát triển vốn từ. Được biết rằng từ 5 đến 9 tuổi vùng trán trên võ đại não đã tham gia tích cực vào sự phát triển lời nói, chữ viết. Vốn từ của trẻ được phát triển thuận lợi. Từ 1,5 tuổi trở đi trẻ đã biết mở rộng phạm vi áp dụng vốn từ của mình vào những đối tượng khác.
Theo nghiên cứu của Casouy (1977), Dollaghan (1985) trẻ 18 tháng mới biết được khoảng 50 từ nhưng đến khi từ 3-6 tuổi đã có thể tích lũy được 8000- 14000 từ, trung bình 5- 8 từ/ ngày.
Điều đó cho ta thấy nếu trẻ em ở nước ta được đến trường sớm và được các cô giáo có trình độ đạt chuẩn chăm sóc và giáo dục thì chắc chắn ngôn ngữ sẽ tạo điều kiện căn bản cho trẻ vào lớp 1.
1.4.3: Đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo nhỡ
Để xử lý tình huống xảy ra trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ là tất cả một nghệ thuật, nhất là khi trẻ em còn ở độ tuổi thơ dại. Chính vì vậy để vận dụng khả năng sư phạm của mình trong việc giải quyết tốt các tình huống xảy ra giáo viên ở các trường mẫu giáo ngoài tình yêu nghề, yêu trẻ; tinh thần trách nhiệm cao, sự cần mẫn, kiên trì còn cần phải có sự hiểu biết nhất định về đặc điểm tâm lý của trẻ.
Đối với trẻ mẫu giáo nhỡ đặc điểm đầu tiên là đặc điểm về hoạt động vui chơi. Ở độ tuổi nào con người cũng đều tham gia vào hoạt động vui chơi, nhưng chỉ ở tuổi mẫu giáo mà ở chính giữa cái tuổi ấy (tứ là tuổi mẫu giáo nhỡ) thì hoạt động vui chơi mới mang đầy đủ ý nghĩa của nó nhất, cũng tức là nó đạt tới dạng chính thức và biểu hiện đầy đủ nhất đặc điểm của hoạt động vui chơi, nhiều hơn cả là trò chơi đóng vai theo chủ đề. Do đã có ít nhiều vốn kinh nghiệm về cuộc sống nên trẻ mẫu giáo nhỡ đã có thể tự lựa chọn chủ đề và nội dung chơi cũng như cần có bạn chơi “ tâm đâu ý hợp “ để vui chơi bền hơn, vui hơn.
Đặc điểm thứ hai của trẻ mẫu giáo nhỡ là sự phát triển mạnh tư duy trực quan hình tượng và có khả năng suy luận.
Tiếp theo là sự phát triển đời sống tình cảm. Trong lứa tuổi ấu nhi cũng như lứa tuổi mẫu giáo thì tình cảm thống trị tất cả các mặt trong hoạt động tâm lý của trẻ; nhưng đặc biệt ở độ tuổi mẫu giáo nhỡ thì đời sống tình cảm của trẻ có một bước chuyển biến mạnh mẽ, vừa phong phú vừa sâu sắc hơn so với lứa tuổi trước đó.
Ở lứa tuổi mẫu giáo, nhất là mẫu giáo nhỡ, tình cảm của trẻ phát triển mạnh liệt, đặc biệt là tính đồng cảm và tính dễ xúc cảm đối với con người và cảnh vật xung quanh. Đây là thời điểm rất thuận lợi để giáo dục long nhân ái cho trẻ.
1.4.4: Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhỡ
Từ 4- 5 tuổi là thời điểm quan trọng để dạy trẻ nói, cho nên ở trường mầm non, các cô nuôi dạy trẻ cần tranh thủ lúc này để dạy trẻ nói. Không chỉ dạy trẻ nói rõ ràng, nói đúng câu mà phải dạy cho trẻ cả những lời nói đẹp, những cách ứng xử đẹp với mọi người xung quanh.
Trong giao tiếp hàng ngày cô nên thường xuyên nói chuyện với trẻ, đặt câu hỏi để gợi ý trẻ kể về các sự kiện diễn ra trong ngày, hay tổ chức các trò chơi đóng vai theo chủ đề mà trẻ đang được học.
Ví dụ: Trò chơi “ Lớp mẫu giáo của bé” trong chủ đề “ Trường mầm non của bé “. Trò chơi “ Bác sĩ “ trong chủ đề “ Nghề nghiệp” .
Vốn từ của trẻ mẫu giáo nhỡ tăng nhanh, trẻ hiểu được nghĩa và dung từ đã chính xác hơn trẻ ở độ tuổi mẫu giáo bé; đã sử dụng được nhiều mẫu câu đơn giản, đúng ngữ pháp; có thể kể một số truyện ngắn một cách tuần tự; có thể kể chuyện theo tranh; đóng vai mô phỏng công việc của người lớn.v.vMặc âm thanh của lời nói cũng nhanh chóng phát triển. Trẻ lĩnh hội được và phát âm đúng nhiều âm vị: phát âm từ, câu rõ nét hơn, trẻ bắt đầu biết điều chỉnh tốc độ, cường độ giọng nói.
Ở giai đoạn trước, sử dụng rộng rãi biện pháp bắt chước thì ở giai đoạn này giáo viên sử dụng các biện pháp để trẻ tập phát âm ( sử dụng các bài tập – trò chơi ). Tuần tự cho trẻ phát âm tất cả các âm vị trong tiếng Việt. Các âm vị khó nên được chú ý hơn như: S, tr, r, x, ch, l.v.v
Ở tuổi mẫu giáo nhỡ, trẻ phải nắm được vốn từ cần thiết đủ để cho chúng giáo tiếp với bạn bè, người lớn,tiếp thu các tri thức trong trường mầm non, xem các chương trình truyền hình, truyền thanh.v.v Vì thế, Giáo dục học mẫu giáo coi việc hình thành vốn từ là nhiệm vụ quan trọng trong nội dung giáo dục trẻ.
1.5: Trò chơi đóng vai theo chủ đề
1.5.1: Khái niệm
Trò chơi đóng vai theo chủ đề là moohifnh quan hệ xã hội của người lớn và là phương tiện định hướng cho trẻ vào mối quan hệ đó. Hay nói cách khác, trò chơi đóng vai theo chủ đề là trẻ ướm thử mình vào vị trí của người nào đó và bắt chước những hành động của người nào đó.
1.5.2: Đặc điểm của trò chơi đóng vai theo chủ đề
Trò chơi đóng vai theo chủ đề là do trẻ tự nghĩ ra ( tự nghĩ ra dự định chơi, lập kế hoạch chơi, chọn bạn chơi, phân vai chơi và tìm kiếm phương tiện phù hợp dự định chơi ban đầu, v.v), trẻ luôn đứng ở vị trí chủ thể để hành động ( chủ động thiết lập mối quan hệ với bạn cùng chơi, phát triển trò chơi.v.v).
Trò chơi đóng vai trò theo chủ đề bao giờ cũng có các vai, có chủ đề, có nội dung và các mối quan hệ ( quan hệ thực và quan hệ chơi ), có hoàn cảnh tưởng tượng. Tất cả các thành tố này liên quan mật thiết với nhau bổ sung cho nhau. Nếu thiếu một trong hai thành tố trên thì lúc ấy không còn là trò chơi đóng vai theo chủ đề nữa.
Trò chơi đóng vai theo chủ đề mang tính tự nguyện, tính sáng tạo, tính tự lập cao hơn so với một số trò chơi khác.
1.5.3: Cấu trúc của trò chơi đóng vai theo chủ đề
Cấu trúc là yếu tố và mối quan hệ giữa các yếu tố.
Chủ đề và nội dung chơi
Chủ đề của trò chơi là mảng hiện thực được trẻ em phản ánh vào trong trò chơi ( chủ đề dạy học, chủ đề gia đình,v.v)
Nội dung là hoạt động của người lớn được trẻ em nhận thức và được tái tạo lại trong trò chơi.
Nội dung trò chơi được phức tạp dần theo trình độ phát triển của trẻ.
+ Ở trẻ mẫu giáo bé (3-4 tuổi ): Trẻ tái tạo những hành động của người lớn.
+ Ở trẻ mẫu giáo nhỡ ( 4-5 tuổi): Có thêm nội dung mới đó là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình hoạt động chung.
+ Ở trẻ mẫu giáo lớn ( 5-6 tuổi) : Ngoài hai nội dung trên trẻ tái tạo mối quan hệ bên trong cả về tình cảm, đạo đức,v.v
Vai chơi và hành động chơi
Vai chơi là một yếu tố quan trọng tạo nên trò chơi.
Hành động chơi đó là những hành động mà trẻ em nhận thức được những hành động của người lớn.
Các quan hệ của trẻ trong trò chơi
Trong trò chơi có hai mối quan hệ:
+ Quan hệ thực: Quan hệ giữa trẻ em và người khác trong quan hệ chơi.
+ Quan hệ chơi: Đó là mối quan hệ giữa các vai chơi, sức sống của trò chơi phụ thuộc vào sự thiết lập và vận hành mối quan hệ giữa các vai chơi.
Đồ chơi và hoàn cảnh chơi
Đồ chơi là vật thay thế cho vật thật. Có hai loại đồ chơi đó là:
+ Đồ chơi người lớn làm cho trẻ.
+ Đồ chơi do trẻ tự làm ra: Trẻ lấy vật này để thay thế cho vật khác ( lá- tiền).
Trong bốn yêu tố trên thì chủ đề và nội dung chơi quyết định tất cả các yếu tố sau.
Người lớn cần tôn trọng tính tự nguyện, tính tự chủ của trẻ trong khi chơi. Giáo viên mầm non nên căn cứ vào nội dung giáo dục để thiết kế thành các trò chơi cho trẻ, vừa để thỏa mãn nhu cầu của trẻ, vừa đảm bảo mục tiêu giáo dục, giúp trẻ lựa chọn được chủ đề, nội dung chơi đích thực, giúp trẻ phân vai và thiết lập các mối quan hệ trong trò chơi. Cần tạo ra những tình huống trong trò chơi để trẻ lựa chọn thực hiện kiểu ứng xử phù hợp. Cần giúp trẻ tao ra những mối quan hệ tinh thần tôn trọng bình đẳng của trẻ trong trò chơi.
1.5.4: Vai trò của trò chơi đóng vai theo chủ đề đối với trẻ mẫu giáo
Những phẩm chất tâm lý và những đặc điểm nhân cách của trẻ mẫu giáo được phát triển mạnh mẽ nhất là trong hoạt động vui chơi.
Hoạt động vui chơi ảnh hưởng mạnh tới sự hình thành tính chủ định của quá trình tâm lý. Nếu đứa trẻ không chú ý và nhớ những điều kiện của trò chơi thì nó sẽ hành động tự do dẫn đến nguy cơ bị các bạn cùng chơi không chơi cùng. Để trò chơi được thành công buộc đứa trẻ phải tập trung chú ý và ghi nhớ một cách chủ định.
Sự phát triển tư duy
Trong hoạt động vui chơi, đặc biệt là trò chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ phải nhập vai và thực hiện các vai chơi vói vật thay thế trong khi hành động với vật thay thế trẻ suy nghĩ về đồ vật thực. Trẻ phải dựa vào các hình ảnh đã biết để thực hiện vai chơi của mình.
Ví dụ: Cô giáo thường có các hoạt động như: dạy trẻ đọc thơ, dạy hát, múa,v.v Từ đó hành động của trẻ bắt đầu rút gọn và mang tính khái quát và chuyển dần dần vào trong đầu. Trẻ bắt chước những việc làm của cô giáo.
Sự phát triển tưởng tượng
Tưởng tượng là một quá trình nhận thức, xây dựng hình ảnh mới dựng vào những hình ảnh đã biết.
Trong quá trình chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề trẻ phải thực hiện các hành động của các vai chơi mà phụ thuộc vào vật thay thế. Từ đó trẻ buộc phải tưởng tượng ra hành động chơi. Như vậy hoạt động vui chơi quyết định sự hình thành và phát triển tưởng tượng ở lứa tuổi này.
Sự phát triển ngôn ngữ
Tình huống chơi đòi hỏi mỗi đứa trẻ tham gia vào trò chơi phải có một trình độ giao tiếp bằng ngôn ngữ nhất định. Nếu trẻ không diễn đạt được mạch lạc nguyện vọng và ý kiến của mình đối với trò chơi, nếu không hiểu được những lời chỉ dẫn hay bàn bạc của các bạn cùng chơi thì nó không thể chơi, trẻ phải phát triển ngôn ngữ một cách rõ rang mạch lạc.
Sự phát triển tình cảm
Tình cảm được nảy sinh từ mối quan hệ giữa người với người, trong trò chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ phải tham gia vào hai mối quan hệ : quan hệ thực và quan hệ chơi. Trẻ nhập vai vào mối quan hệ đó, từ đó tình cảm này được sinh thành và phát triển.
Sự phát triển ý chí
Tính mục đích, tính tự chủ, tính kiên trì đây là các phẩm chất của ý chí được hình thành và phát triển mạnh trong khi chơi.
Vậy đây là hoạt động chủ đạo quyết định sự phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo.
1.5.5: Khả năng nghe hiểu lời nói
Tính giác là cơ quan phân tích giúp cho việc hấp thu âm thanh của ngôn ngữ. Cùng với sự phát triển của trẻ, dần dần sẽ phát triển sự chú ý lắng nghe, tri giác âm thanh của ngôn ngữ.
Khả năng nghe hình thành sớm ở hai, ba tuần đầu, trẻ đã iết phản ứng ngôn ngữ.
Ở mẫu giáo nhỡ, sự tri giác bằng thính giác đang phát triển mạnh mẽ khi trẻ được tiếp xúc với môi trường xung quanh, xem vô tuyến, nghe đài truyền thanh, nghe đĩa, v.v Giáo viên nên tổ chức “ những phút im lặng “, “ biến những phút này thành các bài tập”, “ ai nghe rõ hơn”, “đoán câu nói”,v.v.. Giáo viên dạy trẻ (4-5 tuổi) hiểu được người khác nói và phân biệt các giọng nói, giọng điệu khác nhau. Trẻ nghe và hiểu được những từ, những câu, nghe hiểu các nội dung các lời nói. Trẻ hiểu những câu chuyện, bài hát, bài thơ phù hợp với lứa tuổi, biết thể hiện thái độ thích hợp khi nghe.
1.5.6: Phương pháp tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề
Trò chơi đóng vai theo chủ đề thực chất là sự mô phỏng của trẻ em về đời sống xã hội của người lớn bằng việc ướm thử mình vào những người nào đó trong xã hội rồi bắt chước hành động của họ để thực hiện chức năng xã hội như một sự tập dượt làm người lớn. Do đó, việc tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề là tạo điều kiện để trẻ được thỏa mãn nguyện vọng là muốn làm người lớn, từ đó cần định ra các biện pháp có tác động tích cực đối với sự phát triển của trẻ khi chúng chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề. Khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề giáo viên cần lưu ý mấy điểm sau:
Giáo viên cần hướng dẫn cho trẻ biết nhập vai
Những hành động mà trẻ thường bắt chước người lớn như : bế em bé, cho em ăn, ru cho em ngủ..v.v Nhưng có trẻ khi làm hành động mà không biết mình đang làm gì. Trong trò chơi đóng vai theo chủ đề thì đóng vai là khâu then chốt của trò chơi, do đó trong việc tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ, giáo viên cần câu hỏi cho trẻ biết mình đóng là ai và đang làm gì bằng những câu hỏi như: Bác sĩ thường làm gì? Bác đang tiêm cho ai?.v.v Qua đó trẻ tiếp thu được cách ứng xử giữa người với người trong cuộc sống.
Cần hướng hành động của người lớn, nhưng những hành động đó còn ngây ngô, rời rạc. Có cháu đang ru “em bé” ngủ bằng gối thì liền ngay sau đó lại chơi phi ngựa bằng chiếc gối đó. Điều đó chứng tỏ trẻ chưa biết hướng hành động của mình vào một chủ đề chơi nhất định. Như vậy trò chơi sẽ khó duy tri.
Bởi vậy, giáo viên cần khéo léo dẫn dắt cho trẻ biết thêm những công việc mà người lớn thường làm để trẻ có thể chơi có định hướng mà không bị lạc đề.
Ví dụ: Đối với chủ đề “ Bệnh viện”, người lớn cần nói cho trẻ biết ở bệnh viện có những ai (bác sĩ, cô y tá, người bệnh.v.v) và công việc của từng người (bác sĩ khám bệnh, tiêm thuốc, dặn dò bệnh nhân những điều cần thiết với thái độ ân cần.v.v) chơi như vậy hành động của trẻ sẽ được xác định rõ ràng hơn. Đây là bước tiến đáng kể trong sự phát triển đời sống tâm lý trẻ, cần cho hoạt động học tập và lao động sau này.
Biết phối hợp hành động với bạn chơi trong khi chơi
Trẻ chơi tự do sẽ dẫn đến không có những hành động liên kết trong khi chơi. Trẻ chưa biết hợp tác với nhau hay nói đúng hơn là chưa biết chơi với nhau, phối hợp với nhau để trò chơi thêm hấp dẫn.
Người lớn không bao giờ áp đặt hay dùng mệnh lệnh trong khi hướng dẫn trẻ chơi.
Vui chơi là một hoạt động độc lập của trẻ nên khi tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cần phát huy cao độ tính tự lực, tự chủ, khuyến khích những sáng kiến của trẻ trong việc đóng vai, tìm vật thay thế, kích thích trí tưởng tượng của trẻ trong việc tạo ra nhiều hoàn cảnh chơi mới mẻ.
Giáo viên nên lôi cuốn trẻ vào những trò chơi hấp dẫn, vừa sức và tốt nhất nên cùng chơi với trẻ để làm mẫu các hành động chơi, trực tiếp tạo ra các tình huống chơi để giúp trẻ phối hợp với nhau giữa các vai và kịp thời động viên, khuyến khích những trẻ biết chơi đúng, chơi hay và cũng kịp thời uốn nắn những hành vi sai trái của trẻ, nhất là khi xảy ra xung đột giữa các vai chơi.
Khi hướng dẫn trẻ chơi, người cần khéo léo đưa những quy tắc sống, những chuẩn mực đạo đức của xã hội người lớn vào trò chơi của trẻ. Lúc đầu chỉ là sự thỏa thuận, là quy ước với nhau, sau đó mới thành quy tắc và trở thành luật. Chẳng hạn, đối với trò chơi “ Đi tàu hỏa “, để trò chơi này được tiến hành trẻ cần thỏa thuận với nhau, hành khách phải mua vé, ngồi đúng ghế; người soát vé thì đeo băng đỏ; người lái tàu thì phải ngồi đúng toa đầu máy để lái tàu; khi tàu chạy không được nhảy ra khỏi tàu.v.v
Trong khi hướng dẫn trẻ hoạt động, giáo viên cũng phải uốn nắn lỗi trong câu nói của trẻ. Giáo viên có thể đặt ra các câu hỏi để trẻ trả lời bằng những câu ghép. Câu hỏi có thể đi từ dễ đến khó.
Ví dụ: Tại sao hôn nay Lan không đi học?
Tại sao hôm nay mọi người trong thành phố đềi treo cờ?
Trả lời: Lan không đi học vì Lan bị ốm.
Vì bị ốm nên Lan không đi học.
Lan vì bị ốm nên không đi học.
Đầu tiên trẻ trả lời vế phụ chỉ nguyên nhân (vì Lan ốm ). Sau đó bắt trẻ nhắc lại câu hoàn chỉnh gồm vế phụ. Giáo viên chú ý giúp trẻ đặt nhiều kiểu câu bằng cách thay đổi vị trí các vế của câu ghép. Cô luôn luôn chú ý đến lời nói của trẻ, uốn nắn lỗi ngữ pháp cho trẻ, đưa vào lời nói của trẻ những cấu trúc ngữ pháp phù hợp với tình huống nói năng.
CHƯƠNG II: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG
2.1: Thực trạng việc xây dựng nội dung và tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở các trường mầm non hiện nay
2.1.1: thực trạng lập kế hoạch tổ chức hướng dẫn trẻ chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề
2.1.2: Thực trạng về tạo môi trường cho trẻ
2.1.3: Mức độ tích lũy kinh nghiệm và làm sống lại kinh nghiệm bằng các biện pháp khác nhau cho trẻ trong trò chơi
2.1.4: Quá trình và tổ chức hướng dẫn trò chơi
2.2: Thực trạng sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhỡ
2.2.1: Khách thể nghiên cứu
2.2.2: Phương pháp điều tra
2.2.3: Kết quả điều tra sự phát âm của trẻ mẫu giáo nhỡ thu được qua bảng 2 và bảng 3
CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM TÁC ĐỘNG
3.1: Cách thức tiến hành
3.2: Thời gian tiến hành thực nghiệm tác động
3.3: Giáo án thực nghiệm
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị

File đính kèm:

  • docxbien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_4_5_tuoi_cua_truong_sos_dong_hoi_quang_binh_thong_qua_tro_choi.docx
Sáng Kiến Liên Quan