Đề tài Ận dụng phương pháp dạy và học tích cực trong môn vậ

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Phát huy tính tích cực của học sinh đã là một trong các phương hướng cải cách

của ngành giáo dục nhằm đào tạo những con người lao động sáng tạo, làm chủ đất

nước. Việc đổi mới phương pháp dạy và đã đi đúng hướng với sự phát triển của xã hội.

Cho đến nay, phương pháp dạy và học tích cực đã được áp dụng ở các trường học. Tuy

nhiên, để vận dụng phương pháp dạy và học này đạt hiệu quả tối ưu thì vẫn còn nhiều

khó khăn như: điều kiện cơ sở vật chất, khả năng nhận thức của học sinh và sự chuẩn bị

của giáo viên.

Môn Vật lý là môn khoa học thực nghiệm, nó có vai trò quan trọng trong việc

thực hiện mục tiêu đào tạo của trường THCS. Nó có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ qua

lại với các môn học khác. Người giáo viên phải là người tổ chức ra những tình huống

học tập có tác dụng kích thích óc tò mò và tư duy của học sinh. Hình thành và phát triển

ở các em những kỹ năng giải quyết vấn đề, xúc tiến tự học để lĩnh hội tri thức thông qua

thí nghiệm và tư duy .

Đối với người giáo viên phải vận dụng việc đổi mới phương pháp dạy và học như

thế nào để học sinh tiếp thu tri thức đó là một vấn đề đòi hỏi tính năng động và sáng tạo

của người giáo viên trong khâu chuẩn bị và tổ chức lớp , đòi hỏi học sinh phải có kỹ

năng thực hành và tư duy nhiều hơn nữa để có thể tiếp thu được tri thức mới .

pdf13 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 2753 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Ận dụng phương pháp dạy và học tích cực trong môn vậ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uay... 
Pin, acquy, máy phát điện, ổ điện... 
Xem dây tóc bóng đèn có đứt không, bề 
mặt tiếp xúc của đui đèn với đế, dây điện 
có đứt ngầm không, nguồn điện có nạp 
điện hay chưa 
Là dòng các điện tích dịch chuyển có 
hướng 
Nối hai đầu dây của bóng đèn với hai 
cực của nguồn điện. 
b/ Đặt và giải quyết vấn đề: 
- Đặt vấn đề là tạo tình huống có vấn đề; phát hiện nhận dạng những vấn đề nảy 
sinh ; phát biểu vấn đề cần giải quyết. 
- Giải quyết vấn đề là đề xuất cách giải quyết, lập kế hoạch giải quyết, thực hiện 
kế hoạch giải quyết 
- Kết luận là thảo luận kết quả đánh giá ; khẳng định hay bác bỏ giả thuyết nêu 
ra; phát biểu kết luận ; đề xuất vấn đề mới. 
- Trong dạy - học đặt và giải quyết vấn đề có thể phân biệt bốn mức: 
Mức 1 : Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải 
quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên . Giáo viên đánh giá kết quả làm vịêc của 
học sinh. 
Mức 2 : Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề. Học 
sinh thực hiện với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần. Giáo viên và học sinh cùng đánh 
giá. 
Mức 3 : Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề. Học sinh phát hiện vấn 
đề và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết và lựa chọn giải pháp. Học 
sinh thực hiện . Giáo viên và học sinh cùng đánh giá. 
Mức 4 : Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh, lựa chọn vấn đề giải quyết. Sau đó 
tự giải quyết, tự đánh giá có ý kiến bổ sung của giáo viên khi kết thúc . 
 Trang - 6 - 
Đối với trường của chúng tôi là vùng sâu vùng xa, và hầu hết học sinh là con em 
dân tộc nên chỉ có thể áp dụng mức 1 và 2 riêng mức 3 và 4 có thể áp dụng cho những 
học sinh khá giỏi. 
Để bắt đầu một bài học mới hoặc một vấn đề mới nhất định phải có đặt vấn đề để 
tạo tình huống có vấn đề nhằm thu hút sự chú ý của học sinh. 
Ví dụ 1 :Bài 5 : Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. 
Gv có thể đặt vấn đề như SGK : Tại sao bóng của cái tháp lại lộn ngược xuống 
nước ? 
Để giải quyết vấn đề trên, GV hướng dẫn học sinh nghiên cứu tính chất của ảnh 
tạo bởi gương phẳng. Có 3 tính chất sau : 
+ Ảnh ảo. 
+ Ảnh lớn bằng vật. 
+ Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh 
của điểm đó đến gương. 
 Dựa vào tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng học sinh vẽ được ảnh của một 
vật đặt trước gương phẳng. 
 GV có thể gợi ý “Xem mặt nước như một gương phẳng” 
Từ những kiến thức trên học sinh sẽ tự giải quyết vấn đề được nêu ra ở đầu bài 
Chân tháp gần mặt nước nên ảnh của nó gần mặt nước, đỉnh tháp xa mặt nước 
nên ảnh của nó ở xa mặt nước. Do đó nhìn thấy bóng của cái tháp lộn ngược xuống 
nước. 
Ví dụ 2 : Bài 11 : Độ cao của âm 
Giáo viên có thể đặt vấn đề như SGK hoặc có thể đặt vấn đề : đàn bầu chỉ có một 
dây, vậy mà người nghệ sĩ gãy đàn khi thì thánh thót lúc thì trầm lắng. Nguyên nhân 
nào làm cho âm trầm âm bổng khác nhau ? 
Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu được tần số, mối quan hệ giữa độ cao của âm 
và tần số: 
+ Âm phát ra càng cao khi tần số dao động càng lớn. 
+Âm phát ra càng thấp khi tần số dao động càng nhỏ. 
Từ những kiến thức vừa tiếp thu, học sinh sẽ tự mình giải quyết vấn đề được đưa 
ra: Người nghệ sĩ làm thay đổi tần số dao động của dây đàn, tần số dao động càng lớn 
âm phát ra càng cao ( bổng), tần số dao động càng nhỏ âm phát ra càng thấp ( trầm). 
Ví dụ 3 : Bài 17 : Nhiễm điện do cọ xát 
Đây là bài học đầu tiên của chương điện học, giáo viên có thể đặt vấn đề cho cả 
lớp thảo luận trao đổi: 
? Ngoài các hiện tượng được mô tả trong các ảnh đầu chương 3 (SGK) các em 
còn biết các hiện tượng điện nào khác ? 
Sau đó giáo viên giới thiệu mục tiêu chính của chương và đặt vấn đề cho bài học: 
 Các em đã từng thấy hiện tượng gì, nghe thấy gì khi cởi áo khoác ngoài bằng 
len, dạ hay sợi tổng hợp vào những ngày thời tiết khô ráo, đặt biệt là khi hanh khô ? 
 Học sinh trả lời, giáo viên đặt tiếp câu hỏi: 
Tại sao lại có hiện tượng đó? 
 Tập trung sự chú ý của học sinh, giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp thu kiến thức 
bài học và giải quyết vấn đề đặt ra: 
 Trang - 7 - 
 Vào những ngày thời tiết khô ráo, khi cởi áo khoác ngoài bằng len, dạ hay sợi 
tổng hợp ta thường nghe thấy những tiếng lách tách nhỏ vì ở bề mặt ngoài của các sợi 
len,dạ hay sợi tổng hợp có mang các hạt điện tích do bị cọ xát, các hạt điện tích này 
phóng điện nên xuất hiện các tia chớp nhỏ lúc này không khí bị giản nở đột ngột nên 
gây ra những tiếng nổ lách tách nhỏ 
c/ Khai thác hết hoạt động của các thành viên trong nhóm: 
Lớp học được chia thành 6 nhóm , mỗi nhóm có 7_8 học sinh . Nhóm tự bầu lấy 
nhóm trưởng. Trong nhóm phân công mỗi người một phần việc: 
 Nhóm truởng là những em năng nổ, nhiệt tình học lực khá có nhiệm vụ nhận và 
kiểm tra đồ dùng dạy học, sau mỗi tiết học hướng dẫn các thành viên còn lại trong 
nhóm rửa dụng cụ (nếu cần ) và cất dụng cụ vào vị trí . Ngoài ra nhóm trưởng cón có 
nhiệm vụ hướng dẫn các thành viên khác trong nhóm thảo luận trên giấy bút. 
 Các thành viên khác, mỗi người đều phải làm việc tích cực, không ỷ lại vào 
một vài người hiểu biết và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau 
tìm hiểu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác trong lớp. 
Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả 
lớp . 
Ví dụ: Khi tiến hành thí nghiệm thì trong nhóm phân công cụ thể: 
+ 2 bạn bố trí và tiến hành thí nghiệm. 
+1 bạn thư ký để ghi lại kết quả. Các bạn còn lại cùng quan sát thí nghiệm, thảo 
luận và trao đổi đưa ra ý kiến chung nhất. 
+Đại diện nhóm lên trình bày kết quả 
d/ Tạo không khí sôi nổi trong lớp học: 
Bầu không khí lớp học là yếu tố rất quan trọng trong việc lĩnh hội tri thức của học 
sinh và tâm lí dạy học của giáo viên. Do đó, người giáo viên cần phải có tính sáng tạo 
trong khâu tổ chức sao cho lớp học sôi nổi, sinh động, nhịp nhàng giữa thầy và trò, học 
sinh thu thập và xử lí thông tin trong không khí vui nhộn. Cụ thể : một số bài tập định 
lượng hoặc một số thí nghiệm giáo viên có thể tổ chức dưới dạng trò chơi. 
Ví dụ 1 : Thí nghiệm 2 : Sự truyền âm trong chất rắn (Bài 13 : Môi trường truyền 
âm), giáo viên nên tổ chức cho các em tiến hành thí nghiệm bằng cách chơi trò chơi “Ai 
thính tai nhất” 
+ Trò chơi được tiến hành theo bàn: Bạn ngồi giữa vừa có nhiệm vụ gõ vừa làm 
trọng tài. Các bạn còn lại ngồi ra hai phía đầu bàn và quay lưng về phía bạn gõ. 
+ Cách chơi: Bạn giữa gõ vào bàn một số lần sao cho các bạn kia không nghe 
thấy tiếng gõ là đạt, bằng cách hỏi thăm các bạn kia xem mình đã gõ chưa, nếu các bạn 
trả lời chưa là được. Sau đó yêu cầu các bạn áp tai xuống bàn và đếm số lần gõ, bạn nào 
trả lời đúng được xem là thính tai nhất. 
Ví dụ 2: Câu C6 (Bài 10: Nguồn Âm) có thể cho hs tiến hành trò chơi ai sẽ làm 
cho lá chuối phát ra âm to nhất. 
 Hoặc câu C3 và C7 (Bài 14 : Phản xạ âm _ Tiếng vang), thay vì yêu cầu các 
nhóm thảo luận thì giáo viên nên tổ chức cho các em chơi “Ai thông minh hơn”, các 
nhóm thảo luận và đưa ra kết quả trong không khí thi đua với các nhóm khác. 
Sau mỗi trò chơi, nhóm nào trả lời đúng nhất và nhanh nhất được xem là thắng, 
giáo viên nên yêu cầu lớp thưởng một tràng pháo tay để khích lệ tinh thần cho các em. 
 Trang - 8 - 
e/ Liên hệ thực tế đồng thời giáo dục học sinh: 
Ngoài các kiến thức truyến thụ đầy đủ theo yêu cầu nội dung SGK, giáo viên nên 
liên hệ thực tế nhiều, có thể mở rộng thêm cho các em, tạo thêm cho các em niềm say 
mê yêu thích môn học. Qua đó giáo viên giáo dục các em trở thành người đầy đủ tài - 
đức theo yêu cầu của xã hội. 
Ví dụ 1: Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng 
Qua nội dung bài học, học sinh giải thích được hiện tượng nhật thực, nguyệt thực. 
Từ đó giáo viên giáo dục học sinh những câu chuyện về " Gấu ăn mặt trăng", " gõ mõ 
đuổi gấu ăn mặt trăng" chỉ là tưởng tượng do Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái 
Đất 
Ví dụ 2: Bài 15 : Chống ô nhiễm tiếng ồn 
Phần 1: Học sinh nhận biết được tiếng ồn ô nhiễm, giáo viên cần giáo dục học 
sinh vào những giờ cao điểm như trưa hoặc khuya không nên làm ồn để ảnh hưởng đến 
sức khoẻ và sự nghỉ ngơi của các nhà bên cạnh bằng cách vặn nhỏ đài và không nên 
nói chuyện cười đùa lớn. 
Phần 2: Biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn: Giáo viên cần liên hệ thực tế và giáo 
dục học sinh phải biết trồng và bảo vệ cây xanh để làm sạch môi trường và làm giảm ô 
nhiễm tiếng ồn, đồng thời vận động mọi người cùng tham gia trồng và bảo vệ cây xanh. 
Để phương pháp dạy và học tích cực đạt hiệu quả, người giáo viên cần phải phối hợp 
linh hoạt các phương pháp trong quá trình giảng dạy. 
f/ Hướng dẫn về nhà: 
Sau mỗi bài học giáo viên cần phải yêu cầu học sinh về nhà làm bài tập trong 
sách bài tập để học sinh rèn luyện thêm và củng cố kiến thức, cần hướng dẫn học sinh 
đọc trước bài học trong sách giáo khoa để có thể tìm hiểu trước những vấn đề mà bài 
học đưa ra, học sinh có thể hiểu trước một bước dù là chưa chính xác. Dưới sự hướng 
dẫn của giáo viên ở trên lớp học sinh có thể hiểu sâu vấn đề hơn và khắc sâu kiến thức 
hơn 
Đồng thời giáo viên nên chuẩn bị một bài tâp nâng cao cho học sinh khá giỏi về 
nhà khám phá. 
V í d ụ 1: Bài 1: Nhận biết ánh sáng _ nguồn sáng và vật sáng 
Khi nhìn lên bảng học trong lớp, đôi lúc em thấy bảng bị chói và không đọc được 
chữ. Em hãy tìm hiểu nguyên nhân từ đó đưa ra các phương pháp khắc phục. 
V í d ụ 2: Bài 13: Môi trƣờng truyền âm 
Sau khi nhìn thấy tia chớp thì 5 giây sau mới nghe tiếng sấm. Nơi xảy ra sấm sét 
cách nơi đứng bao xa. Xem ánh sang truyền đi tức thời. 
Ví dụ 3: Bài 24: Cƣờng độ dòng điện 
Tại sao dưới kim đo của ampe kế, người ta đặt thêm một gương phẳng? 
Trả lời: 
Ví dụ 1: Đó là do bề mặt của bảng đã được sơn nhẵn bóng nên ánh sáng khi chiếu 
đến bảng, hầu như hoàn toàn phản chiếu lại khiến mắt nhìn lên bảng bị chói. Để hạn chế 
hiện tượng này, người ta dùng sơn hấp thụ ánh sáng, tức là nếu có ánh sáng chiếu vào 
mặt bảng sẽ hấp thụ ánh sáng nhiều và phản xạ lại rất ít. 
Ví dụ 2: Nơi xảy ra sét cách nơi đứng : 5 s x 340 m/s = 1700 m = 1,7 km 
 Trang - 9 - 
Ví dụ 3: Để đọc giá trị chính xác, mắt phải luôn luôn vuông góc mặt đồng hồ. Vì 
vậy ta phải đặt mắt sao cho kim và ảnh của kim ( qua gương phẳng ) trùng nhau. 
Giáo viên có thể kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh thông qua kiểm tra bài cũ, 
khi kiểm tra bài cũ giáo viên có thể hỏi thêm: bài học tiếp theo của chúng ta là gì? Gồm 
có mấy phần? Nghiên cứu vấn đề gì?  
Để phƣơng pháp dạy và học tích cực đạt hiệu quả, ngƣời giáo viên cần phải 
phối hợp linh hoạt các phƣơng pháp trong quá trình giảng dạy. 
Giáo án minh hoạ 
Bài 13: MÔI TRƢỜNG TRUYÊN ÂM 
I/ MỤC TIÊU: 
_ Hiểu được một số môi trường truyền âm và không truyền được âm 
_ Nêu được một số ví dụ về sự truyển âm trong các chất rắn, lỏng và khí 
 _ Trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận trong khi làm thí nghiệm 
II/ CHUẨN BỊ: 
+ Đồ dùng cho mỗi nhóm học sinh: 
2 trống 
Dùi 
Giá đỡ 
Nguồn âm 
Cốc nước 
+ Giáo viên: Tranh vẽ H.13.4 
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 
HĐ1: Kiểm tra bài cũ_Tổ chức 
tình huống học tập 
1/ Độ to của âm phụ thuộc vào 
biên độ dao động như thế nào? 
Đơn vị đo độ to của âm? Kí 
hiệu? 
2/ GV có thể đặt vấn đề như 
sách giáo khoa, hoặc có thể đặt 
vấn đề: Hàng ngày chúng ta 
nghe được những âm thanh như: 
tiếng cười đùa của các bạn, 
tiếng giảng bài của thầy cô, 
tiếng tàu hoả chạy  Vậy 
những âm đó truyền đến tai ta 
như thế nào và nhờ môi trường 
nào ? 
HĐ2 : Môi trường truyền âm 
GV đặt vấn đề: Môi trường nào 
có thể truyền được âm? 
GV hướng dẫn học sinh bố trí 
TN 1: Sự truyền âm trong chất 
HS trả lời, HS khác lắng 
nghe nhận xét 
Bài 13: Môi trƣờng 
truyền âm 
I/ Môi trƣờng truyền 
âm: 
1/ Thí nghiệm: 
2/ Kết luận: 
- Chất rắn, lỏng, khí là 
những môi trường có thể 
 Trang - 10 - 
khí. 
Gv yêu cầu nhóm khác nhận xét 
và công nhận kết quả 
GV có thể đặt thêm hệ thống 
câu hỏi: 
? Nếu đặt trống 2 xa hơn nữa thì 
quả cầu treo gần trống 2 như thế 
nào? 
? Điều đó chứng tỏ gì? 
? Hãy nêu ví dụ chứng tỏ độ to 
của âm càng giảm trong khi lan 
truyền ? 
TN 2: Sự truyền âm trong chất 
rắn 
GV thay thí nghiệm bằng trò 
chơi: “Ai thính tai nhất” 
Gv yêu cầu cả lớp thưởng cho 
các bạn thính tai nhất một tràng 
pháo tay và trả lời câu hỏi: 
? Hãy nêu ví dụ âm có thể 
truyền được trong chất rắn? 
TN 3: Sự truyền âm trong chất 
lỏng 
GV hướng dẫn HS tiến hành TN 
theo nhóm, thảo luận trả lời C4 
GV đặt câu hỏi thêm: 
? Hãy nêu ví dụ chứng tỏ âm 
truyền được trong chất lỏng? 
? Từ 3 TN trên cho biết những 
chất nào có thể truyền được âm? 
TN 4: Âm có thể truyền được 
trong chân không hay không? 
Nếu không tiến hành được thí 
nghiệm, GV yêu cầu HS đọc nội 
dung TN và trả lời các câu hỏi: 
Lúc đầu cho dòng điện chạy qua 
có nghe tiếng chuông kêu 
không? 
Hút dần không khí trong bình 
thì tiếng chông nghe như thế 
HS làm TN theo mhóm, 
cử đại diện nhóm trả lời 
C1, C2 
Quả cầu treo gần trống 2 
có biên độ dao động càng 
nhỏ 
Độ to của âm càng giảm 
khi ở xa nguồn âm 
Những lớp học ở gần 
trống trường thì sẽ nghe 
tiếng trống to hơn những 
lớp học ở xa trống 
Các nhóm tham gia trò 
chơi, cử ra người thính tai 
nhất nhóm, thảo luận và 
trả lời C3 
Khi áp tai xuống đất thì 
nghe được tiếng bước 
chân của người đi 
HS tiến hành TN theo 
nhóm thảo luận và trả lời 
C4 
Khi lặn xuống nước nghe 
được tiếng sùng sục của 
bong bóng nước 
Chất rắn, chất lỏng, chất 
khí là những môi trường 
truyền được âm 
Nghe được tiếng chuông 
kêu 
truyền được âm 
- Độ to của âm càng 
giảm khi ở xa nguồn âm 
- Chân không không thể 
truyền âm. 
 Trang - 11 - 
nào? 
Khi hút hết không khí (chân 
không) thì còn nghe tiếng 
chuông nữa không? 
Nếu bơm dần không khí vào 
bình thì có hiện tượng gì? 
Từ kết quả TN trên chứng tỏ 
điều gì? 
GV có thể liên hệ thực tế: Trên 
mặt Trăng không có không khí, 
do đó con người không thể nghe 
được tiếng nói của nhau ngay cả 
nếu phi thuyền phát nổ họ cũng 
không nghe được, muốn liên lạc 
với nhau họ phải nhờ sóng vô 
tuyến. 
HĐ3 Vận tốc truyền âm 
GV đặt vấn đề: Ở trong nhà, 
nghe đài phát ra từ loa công 
cộng sau âm phát ra từ đài trong 
nhà, mặc dù một chương trình. 
Tại sao có hiện tượng đó? Âm 
truyền đến tai ta có cần thời gian 
không? 
HS đọc thông tin SGK và trả lời 
câu hỏi: 
Âm truyền nhanh nhưng có cần 
thời gian không? 
So sánh vận tốc truyền âm trong 
không khí, nước, thép? 
Trong môi trường vật chất nào 
âm truyền nhanh nhất? Kém 
nhất? 
Hãy giải thích TN 2: Tại sao bạn 
không áp tai không nghe còn 
bạn áp tai xuống bàn lại nghe 
được tiếng gõ? 
Tại sao trong nhà nghe thấy 
tiếng đài trước loa công cộng? 
HĐ 4 : Vận dụng 
Yêu cầu HS trả lời C7, C8, C9, 
C10 
GV cần mở rộng thêm câu C10. 
Tiếng chuông nghe được 
càng nhỏ dần 
Không nghe được tiếng 
chuông 
Lại nghe được tiếng 
chuông kêu 
Chân không không thể 
truyền âm 
Âm truyền nhanh nhưng 
cần có thời gian 
Thép > Nước > Không khí 
Chất rắn truyền âm tốt 
nhất, chất khí truyền âm 
kém nhất 
Gỗ là chất rắn nên truyền 
âm nhanh hơn, tốt hơn 
3/ Vận tốc truyền âm: 
Vận tốc truyền âm trong 
chất rắn lớn hơn trong 
chất lỏng, trong chất 
lỏng lớn hơn trong chất 
khí 
II/ Vận dụng: 
 Trang - 12 - 
Nếu muốn liên lạc với nhau khi 
không dùng sóng vô tuyến thì 
các phi hành gia phải làm như 
thế nào? 
Yêu cầu HS đọc “ Có thể em 
chưa biết ” 
Yêu cầu HS trả lời vấn đề đặt ra 
ở đầu bài: Âm truyền đến tai ta 
như thế nào? Và nhờ môi trường 
nào? 
không khí 
Vì quãng đường từ loa 
công cộng đến tai dài hơn 
nên thời gian âm truyền 
đến tai dài hơn 
HS trả lời C7, C8, C9, 
C10 
Nhờ môi trường vật chất 
là bộ áo giáp và nón giáp 
truỳên được âm nên họ áp 
sát vào để liên lạc với 
nhau 
 Dặn dò: Học bài, làm bài tập 11.1_ 11.5 ( SBT) 
 Xem trước bài 14: Phản xạ âm_ Tiếng vang 
IV. KẾT QUẢ : 
Qua quá trình thực dạy, khi phối hợp các phương pháp trên trong giảng dạy đã 
gây hứng thú nhiều ở HS. HS tích cực học tập hơn, lớp học sinh động hơn và kết quả 
khả quan hơn khi tiến hành bài dạy theo phương pháp cổ truyền. Vì thế kết quả giảng 
dạy cũng đạt kết quả cao hơn, cụ thể qua chương trình dạy Vật lí 7 tôi đã thu được kết 
quả trước và sau khi áp dụng các phương pháp trên như sau: trước khi áp dụng: trên 
trung bình: 320 hs đạt 82%; dưới trung bình 70 hs đạt 18% 
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: 
Sau khi dạy học theo phương pháp này tôi đã rút ra một số kinh nghiệm như sau: 
Để phương pháp dạy và học tích cực có hiệu quả, trong quá trình giảng dạy cần 
chú ý những điểm sau: 
_ Giáo viên phải hướng dẫn và yêu cầu học sinh không những học và làm bài cũ 
mà còn nghiên cứu kỹ bài mới trước khi đến lớp. Học sinh phải nắm được mục đích của 
thí nghiệm trước khi làm thi nghiệm và rút ra kết luận. 
+ Trong hoạt động nhóm giáo viên cần nhắc nhở học sinh: 
+ Chỉ có nhóm trưởng mới được phép lấy và cất đồ dùng day học để hạn chế tình 
trạng hư hỏng dụng cụ và mất trật tự trong lớp học. 
+ Thành viên khá giỏi trong nhóm phải có nhiệm vụ hướng dẫn các học sinh yếu 
tham gia thảo luận. 
+ Khi báo cáo kết quả, các thành viên trong nhóm lần lượt thay phiên nhau báo 
cáo để tránh tình trạng học sinh nhúc nhát hoặc yếu kém tránh né. 
 + Không nên lạm dụng các hoạt động nhóm nhiều, mỗi tiết học chỉ nên tổ chức 
hoạt động nhóm đối với các thí nghiệm hoặc những câu hỏi khó và phức tạp. Vì tổ chức 
học tập theo nhóm tại lớp học bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học, ngoài ra 
còn bị hạn chế thời gian của tiết học nên giáo viên phải biết tổ chức hợp lý mới có kết 
quả tốt. 
 Trang - 13 - 
+ Tạo không khí trong lớp học là một yếu tố rất quan trọng, nó đã góp phần 
không nhỏ trong việc thực hiện giảng dạy. 
VI. KẾT LUẬN: 
1/ Những mặt đạt đƣợc : 
Khi vận dụng phương pháp tích cực vào giảng dạy, người học được cuốn hút vào 
hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những 
điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên 
sắp đặt. Rèn cho người học có được kỹ năng , thói quen, ý chí tự học, sẽ tạo cho các em 
lòng ham học. Khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi người, kết qủa học tập sẽ nâng lên. 
Tuy nhiên, trong học tập không phải mọi tri thức, kỹ năng, thái độ đều được hình thành 
bằng những hoạt động cá nhân. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể tạo nên 
mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập, ý 
chí mỗi cá nhân được bộc lộ khẳng định hay bát bỏ, qua đó ngươì học nâng mình lên 
một trình độ mới. Giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến 
thức mà trở thành người thiết kế, tổ chức hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo 
nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập. Vì vậy người giáo viên phải 
luôn luôn học hỏi trao dồi để có một trình độ chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm 
để là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động của học 
sinh. 
2/ Ý kiến đề xuất: 
+ Để thực hiện tốt phương pháp này, cần có sự đầu tư về phòng học, bàn ghế để 
học sinh tiến hành thí nghiệm thành công và hạn chế vận chuyển đồ dùng cho giáo viên. 
+ Cung cấp những băng hình có liên quan đến bộ môn như :” Em yêu khoa học”. 
+ Một số tài liệu tham khảo để giáo viên cập nhật kiến thức. 
Trên đây là ý kiến của cá nhân tôi qua quá trình học tập và giảng dạy, chắc chắn 
chuyên đề này còn rất nhiều thiếu sót rất mong sự đóng góp của quý đồng nghiệp để tôi 
hoàn thành chuyên đề tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn. 
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO. 
1. Sách giáo khoa Vật Lí 7 – NXB Giáo dục. 
2. Sách bài tập Vật Lí 7 – NXB Giáo dục. 
3. Sách giáo viên Vật Lí 7. – NXB Giáo dục. 
4.Tài liệu BDTX – NXB Giáo dục. 
5. Tài liệu đổi mới mới phương pháp dạy học môn Vật Lí THCS 
Trảng Bom, Ngày 05 tháng 05 năm 2012 
Người viết 
Mai Thị Kim Chi 

File đính kèm:

  • pdfvan_dung_phuong_phap_day_va_hoc_tich_cuc_trong_mon_vat_ly_7_9638.pdf
Sáng Kiến Liên Quan