Chuyên đề Vận dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy môn Địa lí Lớp 5

THỰC TRẠNG

1. Thuận lợi:

Trường luôn nhận được sự chỉ đạo chuyên môn kịp thời của Phòng Giáo dục huyện. Luôn được sự quan tâm của cấp uỷ đảng và chính quyền địa phương cũng như quý bậc phụ huynh.

Được sự quan tâm của ngành giáo dục đã đầu tư nhiều trang thiết bị dạy học, bên cạnh đó trường đã thường xuyên tổ chức tập huấn đổi mới phương pháp trong dạy học nhằm đưa chất lượng giáo dục ngày một nâng cao trong đó có môn địa lí.

Sự nhận thức của các bậc phụ huynh ở nông thôn về việc học của con em mình ngày một khả quan. Đội ngũ giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn chiếm hơn 100%.

Nhà trường có đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học thuận lợi cho học sinh học hai buổi/ ngày. Lãnh đạo nhà trường cùng tổ chuyên môn luôn quan tâm sát sao đến chuyên môn của từng đồng chí, tổ chức thanh kiểm tra đánh giá và góp ý rút kinh nghiệm trong công tác giảng dạy.

Đa số HS chăm ngoan, có ý thức tự giác trong học tập, chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời các câu hỏi mà giáo viên đặt ra.

 2. Khó khăn:

Thông thường khi dạy bài địa lí giáo viên thường tổ chức cho học sinh xem lại các bài đã học, theo lệnh ở sách giáo khoa. Dùng phương pháp vấn đáp; giáo viên nêu câu hỏi, học sinh trả lời nhắc lại nội dung của từng yêu cầu, lần lượt cho đến hết bài. Một số giáo viên đã đưa ra bản đồ để học sinh chỉ vị trí, địa danh của từng vùng miền nhưng phần đông giáo viên ít chú ý đến việc rèn luyện kỹ năng cho học sinh như: sử dụng bản đồ, lược đồ, bảng số liệu.

Một số giáo viên vẫn còn có quan điểm cho rằng những kĩ thuật dạy học tích cực rất khó áp dụng vào giảng dạy trong thời gian từ 35-40 phút trên lớp nên cũng rất ít sử dụng các kĩ thuật này

 Số ít học sinh tích cực thảo luận nhóm và đã đem lại hiệu quả trong quá trình lĩnh hội kiến thức.

Vẫn còn một số học sinh chưa có sự say mê học tập. Một bộ phận học sinh thường xuyên không chuẩn bị bài ở nhà, trên lớp các em thiếu tập trung suy nghĩ, cho nên không nắm vững được nội dung bài học.

Một số học sinh chỉ có thể trả lời được những câu hỏi dễ, đơn giản (như trình bày), còn một số câu hỏi tổng hợp, phân tích, giải thích, so sánh thì còn rất lúng túng hoặc trả lời mang tính chất chung chung.

 

docx14 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 1265 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Vận dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy môn Địa lí Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 quá trình lĩnh hội kiến thức.
Vẫn còn một số học sinh chưa có sự say mê học tập. Một bộ phận học sinh thường xuyên không chuẩn bị bài ở nhà, trên lớp các em thiếu tập trung suy nghĩ, cho nên không nắm vững được nội dung bài học. 
Một số học sinh chỉ có thể trả lời được những câu hỏi dễ, đơn giản (như trình bày), còn một số câu hỏi tổng hợp, phân tích, giải thích, so sánhthì còn rất lúng túng  hoặc trả lời mang tính chất chung chung.
          III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Khái niệm và ý nghĩa của việc sử dụng “Kỹ thuật dạy học tích cực” trong dạy học địa lí lớp 5
1.1. Kỹ thuật dạy học tích cực là gì?
Các kỹ thuật dạy học tích cực là những kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của HS vào quá trình dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của HS. Các kỹ thuật dạy học tích cực mà tôi trình bày sau đây được áp dụng thuận lợi trong làm việc theo nhóm. Tuy nhiên chúng cũng có thể được kết hợp thực hiện trong các hình thức dạy học toàn lớp nhằm phát huy tính tích cực của HS tuỳ thuộc vào sự vận dụng của mỗi giáo viên. Các kỹ thuật sau đây cũng được nhiều tài liệu gọi là các PPDH:
Kĩ thuật “Khăn trải bàn”
Kĩ thuật “Các mảnh ghép" ...
Kỹ thuật “KWL” 
Kỹ thuật “Sơ đồ tư duy”
Kỹ thuật "Động não" ...
Kỹ thuật "bể cá" ......
Kỹ thuật “tia chớp”.
Kỹ thuật "3 lần 3"
Kỹ thuật đặt câu hỏi
Kỹ thuật “Hỏi và trả lời”
1.2. Ý nghĩa của việc sử dụng “Kỹ thuật dạy học tích cực” trong dạy học địa lí lớp 5
Tổ chức hoạt động này là sự trao đổi ý kiến về một vấn đề giữa học sinh, giáo viên cũng như học sinh với nhau nên nó có ý nghĩa về cả hai mặt:
- Về phía học sinh: 
 	+ Tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập, tự khám phá và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng, xây dựng thái độ và hành vi đúng đắn.
 	+ Mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân; tích cực thảo luận, tranh luận, đặt câu hỏi cho bản thân, cho thầy (cô), cho bạn.
+ Giúp cho học sinh phát triển kĩ năng nói, giao tiếp, tranh luận, bồi dưỡng các phương pháp nghiên cứu một cách vừa sức như các phương pháp tìm đọc sách và tài liệu tham khảo.
+ Thông qua thảo luận có thể thay đổi quan điểm cá nhân qua các lí do trên cơ sở các sự kiện thông tin bạn học sinh trong nhóm trong lớp.
- Về phía giáo viên:
+ Quá trình thảo luận dưới sự hướng dẫn của giáo viên còn tạo ra mối liên hệ hai chiều giữa gaío viên và học sinh, giúp cho học sinh, cho giáo viên nắm được hiệu quả giáo dục về mặt nhận thức, thái độ, quan điểm xu hướng hành vi của học sinh.
 - Sáng tạo về phương pháp dạy học phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác, tự học tập của học sinh.
 - Trong quá trình dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa GV và HS, giữa HS với HS; tiến hành thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của HS, kết hợp giữa học tập cá thể với học tập hợp tác, làm việc theo nhóm.
 - Chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng, năng lực hành động, vận dụng kiến thức, tăng cường thực hành và gắn nội dung bài học với thực tế cuộc sống.
 - Thiết kế tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có sự hấp dẫn, phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm và trình độ HS, với điều kiện cụ thể của lớp, trường và địa phương.
2. Giải pháp và tổ chúc thực hiện:
 	Xuất phát từ cơ sở thực trạng nói trên, khối 5 nhận thấy việc nghiên cứu đổi mới phương pháp và vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy môn Địa lí. Phần Địa lí lớp 5 là một trong những việc làm cần thiết nhằm từng bước khắc phục, tháo gỡ dần thực trạng nói trên để nâng cao hiệu quả giờ dạy và tạo điều kiện cho mọi đối tượng học sinh trong lớp tham gia vào việc lĩnh hội kiến thức chúng tôi đưa ra một số kỹ thuật dạy học tích cực như sau:
2.1. Kỹ thuật mảnh ghép:
a) Khái niệm:
Kỹ thuật mảnh ghép là kỹ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm mục tiêu:
Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp (có nhiều chủ đề)
Kích thích sự tham gia tích cực của HS:
Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ hoàn thành nhiệm vụ
ở Vòng 1 mà còn phải truyền đạt lại kết quả vòng 1 và hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 2).
b) Cách tiến hành:
Vòng 1: Nhóm chuyên gia
Lớp học sẽ được chia thành các nhóm (khoảng từ 3- 6 người). Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ với những nội dung học tập khác nhau. Ví dụ:
+ Nhóm 1: Nhiệm vụ A                                
+ Nhóm 2: Nhiệm vụ B
+ Nhóm 3: Nhiệm vụ C
Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình.
Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành chuyên gia của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2.
Vòng 2: Nhóm mảnh ghép
Hình thành nhóm mới khoảng từ 3-6 người (bao gồm 1-2 người từ nhóm 1; 1-2 từ nhóm 2; 1-2 người từ nhóm 3), gọi là nhóm mảnh ghép.
Các câu hỏi và câu trả lời của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau.
Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu, được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết (lưu ý nhiệm vụ mới này phải gắn liền với kiến thức thu được ở vòng 1)
c) Vận dụng kỹ thuật “mảnh ghép” trong giảng dạy địa lí lớp 5:
      Trong quá trình giảng dạy địa lí lớp 5, có thể áp dụng kỹ thuật “mảnh ghép” vào 1 số bài sau:
TUẦN
LỚP
TÊN BÀI
TÊN HĐ SỬ DỤNG KT MẢNH GHÉP
5
5
Vùng biển nước ta
 HĐ 3: Vai trò của biển
6
5
Đất và rừng
HĐ 1: Các loại đất chính ở Việt Nam
HĐ 3: Các loại rừng ở nước ta
7
5
Ôn tập
HĐ 2: Ôn tập về đặc điểm của các yếu tố tự nhiên VN
15
5
Thương mại và du lịch
HĐ3: HĐ thương mại của nước ta
..
..
* Ví dụ: Bài 5 – lớp 5: Vùng biển nước ta
 	Cách tiến hành:              
 	HĐ 3: Vai trò của biển
Vòng 1: Nhóm chuyên gia
- GV nêu yêu cầu và nêu nhiệm vụ cụ thể: Lớp học sẽ được chia thành các nhóm (khoảng từ 4- 5 HS). Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ với những nội dung học tập khác nhau.
+ Nhóm 1:  Biển có vai trò như thế nào đối với sản xuất?                               
+ Nhóm 2: Biển có vai trò như thế nào đối với đời sống con người?
+ Nhóm 3: Kể tên một số bãi biển của nước ta mà em biết?
+ Nhóm 4: Kể tên một số hải sản của nước ta?
Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình.
Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành chuyên gia của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2.
Giai đoạn 2: Nhóm mảnh ghép
- GV giao tiếp nhiệm vụ: Em hãy nêu vai trò của biển.
- Hình thành nhóm mới khoảng từ 4- 5 HS (bao gồm 1-2 HS từ nhóm 1; 1-2 HS từ nhóm 2; 1-2 HS từ nhóm 3), gọi là nhóm mảnh ghép.
- Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ trình bày và chia sẻ kết quả.
* Tổng kết, đánh giá sau HĐ trên: GV cùng HS đánh giá kết quả đạt được sau HĐ3
2.2. Kỹ thuật “khăn trải bàn”:
a) Khái niệm:
Là kỹ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm nhằm:
Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực
Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS
Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS
b) Cách tiến hành:
Hoạt động theo nhóm (4 người /nhóm)(có thể nhiều người hơn)
Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa.
Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,...)
Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về chủ đề...). Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút
Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời
Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn (giấy A0)
Chia học sinh thành các nhóm và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0
c) Vận dụng kỹ thuật “khăn trải bàn” vào chương trình Địa lí 5:
Trong chương trình Địa lí 5 có thể sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn vào tất cả các bài học. Tuy nhiên kỹ thuật này cũng mất nhiều thời gian nên trong giảng dạy có thể sử dụng vào một số bài với những câu hỏi thảo luận là câu hỏi mở như sau:
TIẾT
LỚP
TÊN BÀI
TÊN HĐ
ND THẢO LUẬN
3
5
Khí hậu
HĐ 3: Ảnh hưởng của khí hậu
Lũ lụt, hạn hán gây ra những thiệt hại gì cho đời sống và sản xuất?
4
5
Sông ngòi
HĐ1: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc và sông có nhiều phù sa
Nêu đặc điểm của sông ngòi nước ta
5
5
Vùng biển nước ta
HĐ1: Đặc điểm của vùng biển nước ta
Em hãy tìm những đặc điểm tiêu biểu của vùng biển VN
10
5
Nông nghiệp
HĐ2: Giá trị của lúa gạo và các cây nông nghiệp lâu năm
Vì sao nước ta trồng nhiều cây lúa gạo và trở thành nước xuất khẩu nhiều lúa gạo trên thế giới
.
.
..
.
 	* Ví dụ Bài: Khí hậu ở lớp 5
Cách tiến hành:
HĐ 3: Ảnh hưởng của khí hậu
GV nêu yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể: Lớp được chia thành các nhóm, mỗi nhóm 4 người. Thực hiện nhiệm vụ sau: Lũ lụt, hạn hán gây ra những thiệt hại gì cho đời sống và sản xuất?
    	Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa.
Tập trung vào câu hỏi.
Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn. Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút.
Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời.
Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tờ giấy A0.
Các nhóm thực hiện nhiệm vụ trình bày và chia sẻ kết quả.
GV cùng HS đánh giá kết quả đạt được sau HĐ3
3.3. Sơ đồ tư duy
a) Khái niệm:
Sơ đồ tư duy là kỹ thuật dạy học nhằm tổ chức và phát triển tư duy, giúp người học chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não một cách dễ dàng. Đồng thời là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả.
Sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép có thể sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Nhờ sự kết nối giữa các nhánh, các ý tưởng được liên kết với nhau khiến sơ đồ tư duy có thể bao quát được các ý tưởng trên phạm vi sâu rộng. Tính hấp dẫn của hình ảnh gây ra những kích thích mạnh trên hệ thống rìa của não giúp cho việc ghi nhớ được lâu bền.
b) Cách tiến hành:
Ở vị trí trung tâm sơ đồ là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ý tưởng hay chủ đề, nội dung chính.
Từ chủ đề lớn, tìm ra các chủ đề nhỏ liên quan.
c) Vận dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy Địa lí 5
Sơ đồ tư duy có thể sử dụng trong tất cả các bài học với các mức độ và nội dung khác nhau. Về mức độ sử dụng, có thể là một phần hoặc toàn phần. Về hoạt động sử dụng, có thể sử dụng trong phần kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới, hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài, luyện tập củng cố và cả hoạt động chuẩn bị bài ở nhà của học sinh và trong kiểm tra thường xuyên định kì.
 	* Ví dụ: Bài: Đất và rừng
Cách tiến hành:
HĐ 1: Các loại đất chính ở nước nước ta
GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Hãy hoàn thành sơ đồ về các loại đất ở nước ta 
Vùng phân bố: Đồng bằng.
Đất phù sa
CÁC LOẠI ĐẤT CHÍNH Ở VIỆT NAM
Vùng phân bố: Đồi núi
Đất phe-ra-lít
Đặc điểm: 
- Do sông ngòi bồi đắp.
- Màu mỡ.
Đặc điểm: 
- Màu đỏ hoặc vàng.
- Thường nghèo mùn. Nếu hình thành trên đá ba dan thì tơi xốp và phì nhiêu.
2.4. Kỹ thuật “3 lần 3”
a) Khái niệm:
 	Kĩ thuật “3 lần 3” là kỹ thuật lấy thông tin phản hồi nhằm huy động sự tham gia tích cực của học sinh.
Trong giảng dạy địa lí, kỹ thuật này thường sử dụng đối với các vấn đề đánh giá ưu điểm, nhược điểm hoặc thuận lợi khó khăn của một nguồn lực nào đó trong phát triển kinh tế xã hội.
b) Cách tiến hành:
Học sinh được yêu cầu cho ý kiến phản hồi về một vấn đề nào đó như: Mỗi người cần viết ra 3 điều tốt, 3 điều chưa tốt, 3 đề nghị cải tiến
           Sau khi thu thập sẽ tiến hành xử lí và thảo luận về các ý kiến phản hồi
c) Vận dụng kỹ thuật “3 lần 3” trong giảng dạy Địa lí 5
Kĩ thuật “3 lần 3” có thể vận dụng vào một số bài sau:
TIẾT
LỚP
TÊN BÀI
TÊN HĐ
 4
 5
Sông ngòi
HĐ 3: Vai trò của sông ngòi
5
5
Vùng biển nước ta
HĐ 2: Đặc điểm của vùng biển nước ta.
 6
5
Đất và rừng
HĐ 2: Sử dụng đất một cách hợp lí.
HĐ 4: Vai trò của rừng
 8
5
Dân số nước ta
HĐ2,3: Gia tăng dân số, hậu quả của gia tăng dân số
.
..
 .
.
      *Ví dụ: Bài 5- Lớp 5: Đất và rừng
GV yêu cầu mỗi học sinh viết 3 lợi ích của rừng mang lại cho con người, 3 việc làm chưa tốt ảnh hưởng đến rừng ở nước ta. 3 biện pháp để giữ rừng
Học sinh có thể nêu:
+ Lợi ích: Cho nhiều sản vật như gỗ, có tác dụng điều hòa khí hậu, che phủ đất và hạn chế nước mưa tràn về đồng bằng đột ngột gây lũ lụt.
+ Việc làm chưa tốt: Khai thác rừng bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy, tập quán du canh du cư,..
+ Biện pháp: Khai thác hợp lí, không đốt phá rừng, nhà nước ban hành luật bảo vệ rừng, có chính sách phát triển kinh tế cho nhân dân vùng núi, nhân dân vùng núi bỏ lối canh tác lạc hậu như phá rừng làm nương,.
- Học sinh làm việc độc lập sau thời gian vài phút GV yêu cầu học sinh nêu kết quả hoặc cho một vài học sinh làm bảng phụ dán lên bảng để so sánh và đưa ra kết luận.
IV. CÁCH TRÌNH BÀY BẢNG
 Thứ ..... ngày..... tháng..... năm......
 ĐỊA LÍ
Tên bài: .
*Ghi các đề mục trong SGK và các nội dung chính của bài
* Bài học: SGK
 Các kiến thức minh hoạ, tranh ảnh, bản đồ, lược đồ...có liên quan đến bài
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
	Tùy theo chủ đề, nội dung bài học mà GV nên sử dụng kỹ thuật nào hoặc linh động thay đổi hình thức vận dụng nào cho phù hợp với mục đích giảng dạy. Với những chủ đề mà HS đã có lượng kiến thức nhất định, cần hệ thống và tác động vào thái độ thì kỹ thuật này phát huy được ưu điểm của nó.
          Việc GV nắm được những gì mà HS đang biết là điều cần thiết để GV gợi ý những câu hỏi để định hướng HS trong việc tự tìm ra câu trả lời.
	VI. KẾT LUẬN 
          Cùng với các PPDH và các kỹ thuật dạy học tích cực, các kỹ thuật trên là một trong số những kỹ thuật hiện đại giúp người giáo viên tiểu học gần gũi với học sinh, định hướng cho học sinh giải quyết vấn đề và xâu chuỗi những nội dung được học. Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm cá nhân khi vận dụng các kỹ thuật này trong giảng dạy môn Địa lí lớp 5. Tôi tin rằng các thầy cô đã từng áp dụng các kỹ thuật này sẽ có nhiều chia sẻ hay hơn. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô để nội dung chuyên đề thêm hoàn chỉnh giúp cho giảng dạy đạt hiệu quả cao. Tôi xin chân thành cảm ơn
 Vĩnh Bình, ngày 18 tháng 5 năm 2020
  DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG                             NGƯỜI VIẾT CHUYÊN ĐỀ
 ..
 ... 
 ... Phan Kim Lê
 ...
 ... 
GIÁO ÁN MINH HỌA
ĐỊA LÍ
CHÂU Á (Tiếp theo) 
I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức
	- Nêu được một số đặc điểm về dân cư châu Á:
	+ Có số dân đông nhất.
	+ Phần lớn dân cư châu Á là người da vàng.
	- Nêu về một số đặc điểm về hoạt động sản xuất của người dân châu Á.
+ Chủ yếu người dân làm nông nghiệp là chính, một số nước có công nghiệp phát triển.
Nêu một số đặc điểm của khu vực Đông Nam Á.
+ Chủ yếu có khí hậu gió mùa nóng ẩm.
+ Sản xuất nhiều loại nông sản và khai thác khoáng sản.
2. Kỹ năng: Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm cảu cư dân và hoạt động sản xuất của người dân châu Á.
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm.
II. CHUẨN BỊ
+ GV: Giáo án trình chiếu, phiếu học tập
+ HS: Sưu tầm tranh ảnh 1 số đặc điểm của người dân Châu Á.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ (Không thực hiện)
3. Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài 
 b) Hoạt động 1: Dân cư châu Á.
 c) Hoạt động 2: Hoạt động kinh tế 
(Kĩ thuật "Sơ đồ tư duy")
 * Bước 1: 
- Cho HS xem lược đồ kinh tế một số nước châu Á
- Yêu cầu HS đọc thông tin về hoạt động kinh tế của châu Á Sgk
 * Bước 2: Hoạt động nhóm
- Gv chia nhóm 4, phát phiếu học tập (sơ đồ tư duy)
+ Hãy nêu tên các ngành sản xuất ở châu Á?
+ Nêu một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân châu Á?
+ Hệ thống những điều em tìm hiểu vào sơ đồ sau: 
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
- Yêu cầu các nhóm báo cáo
- GV cùng HS nhận xét
* Bước 3: Gv phát phiếu học tập
- Cho biết sự phân bố của một số ngành sản xuất chính của châu Á:
+ Nhóm 1: Trồng lúa mì, lúa gạo
+ Nhóm 2: Trồng bông; nuôi trâu, bò
+ Nhóm 3: Sản xuất ô tô, khai thác dầu mỏ
- GV hệ thống bằng bảng sau:
Hoạt động kinh tế
Phân bổ
Trồng lúa mì
Ca-dắc-xtan, Ấn Độ, Trung Quốc
Trồng lúa gạo
Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ
Trồng bông
Ca-dắc-xtan, Ấn Độ, Trung Quốc
Nuôi trâu, bò
Ấn Độ, Trung Quốc
Sản xuất ô tô
Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc
Khai thác dầu mỏ
Tây Nam Á, Nam Á, Đông Nam Á
* Bước 4:
- Dựa vào bảng thống kê và lược đồ kinh tế một số nước châu Á, em hãy cho biết
 nông nghiệp hay công nghiệp là ngành
 sản xuất chính của đa số người dân 
châu Á?
- Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là gì?
- Ngành công nghiệp nào phát triển mạnh ở châu Á? 
- Dân cư các vùng ven biển thường phát triển ngành gì?
Kết luận: Người dân châu Á phần lớn làm nông nghiệp, nông sản chính là lúa gạo, lúa mì, thịt, trứng, sữa. Một số nước phát triển ngành công nghiệp: khai thác dầu mỏ, sản xuất ô tô, 
d) Hoạt động 3: Khu vực Đông Nam Á
 * Bước 1: 
- Cho HS quan sát lược đồ châu Á, yêu cầu:
+ Xác định vị trí khu vực Đông Nam Á
- Cho HS quan sát lược đồ khu vực Đông Nam Á (Lưu ý: Khu vực Đông Nam Á có đường xích đạo chạy qua)
+ Hãy nêu tên các nước ở khu vực Đông Nam Á?
 * Bước 2: Kỹ thuật "Khăn trải bàn"
- Chia nhóm 4, phát phiếu học tập và nêu yêu cầu:
+ Nêu đặc điểm tự nhiên và hoạt động kinh tế của khu vực Đông Nam Á?
- Mỗi HS ngồi vào vị trí như hình vẽ 
- Viết vào ô 1, 2, 3, 4 ý kiến của cá nhân. Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút.
- Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời.
- Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa 
- GV cùng HS đánh giá kết quả đạt được 
 * Bước 3:
- Yêu cầu HS liên hệ với các hoạt động sản xuất và các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp của Việt Nam
- GV giới thiệu Xin-ga-po là nước có kinh tế phát triển 
Kết luận: Khu vực Động Nam Á có khí hậu gió mùa nóng, ẩm. Người dân trồng nhiều lúa gạo, cây công nghiệp, khai thác khoáng sản 
- Lớp hát tập thể 
- HS quan sát lược đồ, đọc chú giải
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm
*Hoạt động nhóm
+ Các nhóm quan sát hình 5 và đọc bảng chú giải để nhận biết các hoạt động sản xuất khác nhau của người dân châu Á
+ Hoàn thành sơ đồ tư duy theo yêu cầu 
- Các nhóm báo cáo kết quả trước lớp 
VD:
Khai thác khoáng sản
Công nghiệp
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
Trồng trọt
Nông nghiệp
Sản xuất ô tô 
Chăn nuôi 
lúa, bông, cao su, cây ăn quả
trâu, bò, lợn, gia cầm
than, dầu mỏ
- Các nhóm tiếp tục thảo luận 
+ HS quan sát hình 5, sử dụng chú giải để nhận biết các kí hiệu về các hoạt động sản xuất 
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận 
VD:
+ Nhóm 1: Trồng lúa mì, lúa gạo: Ca-dắc-xtan, Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á
+ Nhóm 2: Trồng bông; nuôi trâu, bò: Ca-dắc-xtan, Ấn Độ, Trung Quốc
+ Nhóm 3: Sản xuất ô tô, khai thác dầu mỏ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Tây Nam Á, Đông Nam Á
- HS phát biểu
+ Nông nghiệp là ngành sản xuất chính của đa số người dân châu Á
+ Lúa gạo, lúa mì, thịt, trứng, sữa.
+ khai thác dầu mỏ, sản xuất ô tô, 
+ Ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản.
- HS quan sát lược đồ thực hiện theo yêu cầu 
+ 1 HS xác định vị trí trên bản đồ
- HS quan sát
+ Việt Nam, Lào, Cam – pu – chia, Thái Lan,..
*Hoạt động nhóm
- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ trình bày và chia sẻ kết quả.
VD:
Ý kiến cá nhân:
- Có khí hậu gió mùa nóng ẩm, rừng chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới.
- Trồng lúa nước, chăn nuôi lợn, gà, vịt
- Khai thác dầu, trồng cây ăn quả
- Có khí hậu gió mùa nóng ẩm, trồng nhiều lúa gạo
Ý kiến chung: Khu vực Động Nam Á có khí hậu gió mùa nóng, ẩm. Người dân trồng nhiều lúa gạo, cây công nghiệp, khai thác khoáng sản 
VD:
- Trồng nhiều lúa gạo, nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm
- Khai thác gỗ và lâm sản, nuôi trồng thủy sản
- Khai thác khoáng sản, sản xuất hàng tiêu dùng
- ...
DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
(Đã duyệt)
Võ Sơn Em 
Vĩnh Bình, ngày 18 tháng 5 năm 2020
NGƯỜI THỰC HIỆN
Nguyễn Hồng Nhiên

File đính kèm:

  • docxchuyen_de_van_dung_mot_so_ky_thuat_day_hoc_tich_cuc_trong_gi.docx
Sáng Kiến Liên Quan