Chuyên đề Nâng cao kĩ năng nhận biết nghệ thuật nhân hóa cho học sinh Lớp 3 trong phân môn Luyện từ và câu
Thực trạng:
a, Về Sách giáo khoa:
Mặc dù SGK đã chú trọng phương pháp thực hành nhưng những bài tập sáng tạo còn ít và còn mang tính trừu tượng nên học sinh còn gặp khó khăn trong quá trình lĩnh hội kiến thức mới.
b, Về phía giáo viên:
Về giáo viên còn gặp không ít khó khăn về phương tiện dạy học và sách tham khảo còn ít, một số giáo viên chưa chú trọng việc lồng ghép các môn học với nhau, nhấn mạnh, khắc sâu kiến thức còn hình thức.
c, Về phía học sinh:
Do khả năng tư duy của học sinh còn ở mức độ tư duy đơn giản, trực quan nên việc cảm nhận biện pháp tu từ nhân hóa còn hạn chế. Vốn kiến thức văn học của các em còn ít ỏi.
CHUYÊN ĐỀ 3 Nâng cao kĩ năng nhận biết nghệ thuật nhân hóa cho học sinh lớp 3 trong phân môn LTVC. PHẦN I: LÍ THUYẾT Lí do chọn chuyên đề: Để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của ngành GD& ĐT nói chung, bạc Tiểu học nói riêng, thì việc nâng cao chất lượng dạy học đảm bảo thực chất, toàn diện chính là mục tiêu giáo dục Tiểu học. Bậc Tiểu học là nền tảng của hệ thống giáo dục Quốc dân để đạt được yêu cầu trên trước hết phải dạy học tốt, trong đó môn Tiếng Việt chiếm giữ một vị trí đặc biệt quan trọng: Nếu học tốt môn Tiếng việt thì học sinh sẽ có cơ sở để học tốt các môn học khác Với môn Tiếng Việt lớp 3 thì phân môn LTVC là một mảng kiến thức rất quan trọng, cung cấp vốn từ, ngữ liệu và giúp HS vận dụng các kiến thức tiếng việt đã học vào thực hành trong làm bài và vận dụng trong cuộc sống. Chúng ta đã biết văn học là loại hình nghệ thuật lấy ngôn ngữ làm phương tiện thể hiện có khả năng tác động đến đời sống tâm hồn của con người nói chung, học sinh tiểu học nói riêng. Trong phân môn Luyện từ và câu, dạng bài tập về biện pháp tu từ nhân hóa chiếm vị trí rất quan trọng. Song song với biện pháp tu từ so sánh thì nhân hóa là biện pháp tu từ có khả năng khắc họa hình ảnh và gây ấn tượng mạnh mẽ trong miêu tả, có tác dụng làm cho lời nói sinh động, diễn đạt mọi sắc thái biểu cảm của sự vật. Nếu học tốt biện pháp tu từ nhân hóa sẽ giúp các em cảm nhận những cái hay cái đẹp trong thơ ca, từ đó mở mang kiến thức, làm phong phú về tâm hồn, tạo hứng thứ khi viết văn, rèn luyện ý thức, yêu quý TV và giữ gìn sự trong sáng của TV. Chính vì những lí do nêu trên mà tổ tôi đã chọn chuyên đề “Nâng cao kĩ năng nhận biết nghệ thuật nhân hóa cho học sinh lớp 3 trong phân môn LTVC” Mục đích của chuyên đề: Góp phần giúp HS hiểu khái niệm về nhân hóa, về cách dùng từ nhân hóa. Từ đó học sinh biết phân biệt, biết các cách nhân hóa tu từ. Giúp học sinh tiếp cận kịp thời với sách giáo khoa, tự học tích cực và giúp GV có những biện pháp giúp HS rèn luyện kĩ năng nhận biết và sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa ở lớp 3. III. Nội dung chuyên đề 1. Thực trạng: a, Về Sách giáo khoa: Mặc dù SGK đã chú trọng phương pháp thực hành nhưng những bài tập sáng tạo còn ít và còn mang tính trừu tượng nên học sinh còn gặp khó khăn trong quá trình lĩnh hội kiến thức mới. b, Về phía giáo viên: Về giáo viên còn gặp không ít khó khăn về phương tiện dạy học và sách tham khảo còn ít, một số giáo viên chưa chú trọng việc lồng ghép các môn học với nhau, nhấn mạnh, khắc sâu kiến thức còn hình thức. c, Về phía học sinh: Do khả năng tư duy của học sinh còn ở mức độ tư duy đơn giản, trực quan nên việc cảm nhận biện pháp tu từ nhân hóa còn hạn chế. Vốn kiến thức văn học của các em còn ít ỏi. 2. Biện pháp nâng cao kĩ năng nhận biết nghệ thuật nhân hóa cho học sinh lớp 3 trong phân môn LTVC: 2.1. Nội dung chương trình: -Biện pháp tu từ nhân hóa được giới thiệu trong chương trình HK2, lớp 3. - Phân môn LTVC trong học kì 2, lớp 3 có 15 bài học LTVC, trong đó có 7 mới có nội dung chính học về nhân hóa( tuần 19, tuần 21, 23, 25, 28,33) - Trong tuần 27 Ôn tập GK2 có 2 tiết Ôn tập có bài thực hành về biện pháp tu từ nhân hóa. Trong tuần 35 cũng có 2 tiết Ôn tập có bài tập thực hành về biện pháp nhân hóa. - Chưa kể biện pháp nhân hóa được giới thiệu lồng ghép trong rất nhiều tiết tập đọc, tập làm văn, chính tả 2.2. Về biện pháp thực hiện: Trong quá trình dạy học, giáo viên cần chú ý đơn vị cơ bản của quá trình dạy học là các tiết học. Bất cứ tiết học nào, cũng có một số bài tập để giới thiệu kiến thức mới, củng cố, thực hành các kiến thức. giáo viên có thể bằng nhiều hình thức giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản và hình thành khái niệm, vận dụng làm bài đạt hiệu quả. Trong quá trình dạy học, trong mỗi tiết học giáo viên tổ chức hoạt động dạy học để các em có thể hứng thú, sôi nổi, tự đặt ra câu hỏi tìm hiểu kiến thức mới, có những hình thức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, có thể chia nhỏ câu hỏi hay có phiếu bài tập khác nhau với các đối tượng học sinh khác nhau để các em vừa nắm được nội dung bài học vừa có thể tự liên hệ, vận dụng vào các bài tập đọc, tập làm văn qua những ví dụ cụ thể. Với HS khá, giỏi có thể cho HS làm mẫu, chữa bài, nhận xét, lấy ví dụ minh họa. Còn HS chậm hơn có thể tổ chức cho HS thảo luận và làm theo nội dung phiếu bài tập có gợi ý.Cũng là bài tập trong sách giáo khoa nhưng GV có thể thay đổi hình thức bài tập như: điền vào chỗ chấm, bài tập nối ghép, bài tập trắc nghiệm. Trong hệ thống bài học, cần cho học sinh có thói quen khai thác nội dung tiềm ẩn qua từng bài tập, liên hệ nội dung bài học của các phân môn trong cùng chủ điêm, vận dụng kiến thức đã học của các tiết học trước vào các tiết học sau, vận dụng trong đời sống một cách linh hoạt, chủ động. Khi dạy học phân môn LTVC nói chung, phần kiến thức về nhân hóa nói riêng, GV cần theo mô hình về tiến trình dạy học như sau: Bước 1: Đọc và xác định yêu cầu bài tập. Bước 2: HD giải một phần bài tập. Bước 3: HD HS làm bài tập. Bước 4: Trao đổi, nhận xét, rút ra nội dung kiến thức. Trong chương trình LTVC lớp 3, có hai hạng bài tập nhân hóa. Dạng 1: bài tập nhận biết biện pháp tu từ nhân hóa. Dạng 2: Bài tập vận dụng biện pháp tu từ nhân hóa. Cụ thể: Dạng bài tập nhận biết biện pháp tu từ nhân hóa Trước hết giáo viên cần nắm chắc khái niệm về nhân hóa. Ở đây, cần biết nhân hóa là cách lấy các từ ngữ biểu thị thuộc tính, hoạt động của con người biểu thị các thuộc tính, hoạt động của các đối tượng không phải là người trên cơ sở mối liên hệ liên tưởng tương đồng. VD: Anh Đóm chuyên cần Lên đèn đi gác... VD: Những tàu chuối nằm ngửa, ưỡn cong lên, hứng lấy ánh trăng xanh rời rợi như ướt nước. Nam Cao Cần cho HS nắm vững kiến thức: nhân hóa là biện pháp tu từ gán cho đồ vật, cây cối, con vật ... những tình cảm, đặc điểm, tính chất của con người, nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, sinh động hơn. Với dạng bài tập nhận biết biện pháp tu từ nhân hóa: GV nên cho HS đọc các ngữ liệu và tìm hết các sự vật trong ngữ liệu: - Các sự vật đó được gọi ( xưng hô) như thế nào? - Sự vật đó được tả bằng từ chỉ hoạt động, trạng thái nào của con người? - Sự vật đó được tả bằng từ chỉ đặc điểm nào của con người? -Sự vật đó được trò chuyện thân mật với người như thế nào? VD: Đọc hai khổ thơ dưới đây và trả lời câu hỏi: Mặt trời gác núi Bóng tối lan dần Anh Đóm chuyên cần Lên đèn đi gác Theo làn gió mát Đóm đi rất êm Đi suốt một đêm Lo cho ngườ ngủ. Võ Quảng a, Con đom đóm được gọi bằng gì? b, Tính nết và hoạt động của đom đóm được tả bằng những từ ngữ nào? GV có thể hướng dẫn HS theo các bước trên: B1: Đọc và xác định yêu cầu B2: GV HD HS thực hiện ( dạng bài mới) B3: HS thực hiện B4: GV kết luận, mở rộng, liên hệ thêm. Con đom đóm được gọi bằng Từ chỉ tính nết Từ chỉ hoạt động Anh Chuyên cần Lên đèn, đi gác, đi rất êm, đi suốt đêm, lo... Con đom đóm trong bài thơ được gọi bằng “anh” là từ chỉ con người, tính nết và hoạt động của con đóm đóm được miêu tả bằng những từ chỉ tính nết, hoạt động của con người. Như vậy con đom đóm được nhân hóa. Ngoài ra, GV có thể hỏi thêm: - Trong bài thơ Anh Đom Đóm ( đã học trong học kì 1), còn những con vật nào được gọi và tả như con người? - Cách gọi và tả như vậy có tác dụng gì? - Em lấy ví dụ tương tự? *** Trong chương trình LTVC lớp 3,cần hướng dẫn HS nắm được có 4 cách nhân hóa sự vật: + Gọi sự vật bằng các từ ngữ dùng để gọi người. + Tả tính nết và hoạt động của sự vật bằng các từ ngữ để tả người. + Nói chuyện với sự vật thân mật như nói với người. + Sự vật tự xưng hô bằng các từ ngữ để gọi người. Đây là dạng bài tập sẵn có trong chương trình SGK TV3 – tập 2, nhằm giúp HS làm quen với biện pháp tu từ nhân hóa. Tên gọi biện pháp, cách nhân hóa và tác dụng của nhân hóa, hiểu về biện pháp tu từ nhân hóa, từ đó giúp HS sử dụng biện pháp này khi viết văn trên lớp và tạo hiệu quả khi giao tiếp. Ngoài ta, có thể mở rộng co HS các bài tập trong các tiết TV+ hoặc cho HS thực hiện thêm vào phần củng cố: VD: Gạch dưới các từ ngữ tả đặc điểm và hoạt động của các sự vật trong đoạn văn sau: Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim Chào mào, sáo sậu, sáo đenđàn đàn lũ lũ bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy. Tuy nhiên cần chú ý ngữ liệu phải được chọn lọc hay, phù hợp với tâm lí lứa tuổi, gần gũi để khơi dậy hứng thứ cho HS. Từ đó các em sẽ thấy các sự vật xung quanh trở lên gần gũi, đáng yêu hơn, giúp các em thấy được cái hay, cái đẹp, vận dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong cuộc sống hàng ngày của các em. Dạng bài tập vận dung biện pháp tu từ nhân hóa. Vận dụng biện pháp nhân hóa để viết văn, bước đầu cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những biện pháp nhân hóa với HS tiểu học và rất cần thiết, là nền tảng sau này để các em học các lớp trên. Ví dụ 1: Đoạn thơ dưới đây tả những sự vật và con vật nào? Cách gọi chúng có gì hay? Những chị lúa phất phơ bím tóc Những cậu tre bám vai nhau thì thầm đứng học Đàn cò trắng Khiêng nắng qua sông Cô gió chăn mây trên đồng Bác mặt trời đạp xe qua ngọn núi. (TV3, tập 2, trang 61) Với dạng bài tập này, cái khó với HS không phải là cảm nhận cái hay của hình tượng mà là diễn đạt nó thành lời. Khi dạy dạng bài này có thể cho 1-2 HS K,G làm mẫu một phần rồi cho HS thảo luận nhóm để các em tự giúp nhau chọn cách diễn đạt cho đúng nhất. Cụ thể: a, Cách thức nhân hóa: - Đoạn thơ tả các sự vật: lúa, tre, đàn cò, gió, mặt trời. - Tác giả đã dùng các từ ngữ chỉ người để gọi các sự vật, con vật: chị lúa, cậu tre, cô gió, bác mặt trời. - Các sự vật có hình dáng, hoạt động như con người. Những chị lúa phất phơ bím tóc Những cậu tre bám vai nhau thì thầm đứng học Đàn cò trắng Khiêng nắng qua sông Cô gió chăn mây trên đồng Bác mặt trời đạp xe qua ngọn núi. b, Cái hay, cái đẹp của những hình ảnh nhân hóa: Cách gọi và tả như trên đã làm các sự vật, con vật trở nên sinh đông thân thuộc, khiến người đọc khó quên. Từ bài tập đó, GV có thể cho HS lấy ví dụ về các sự vật quen thuộc quanh em, nói câu có hình ảnh nhân hóa: VD: Chiếc bút khoác trên mình chiếc áo đỏ thật đẹp. Những bác phượng già ngả đầu bên nhau rì rầm nói chuyện Ví dụ 2: Hãy viết một đoạn văn ngắn ( từ 4 – 5 câu) trong đó có sử dụng biện pháp nhân hóa để tả bầu trời buổi sớm hoặc một vườn cây. (TV 3- T2- Trang 127) Đây là dạng bài khó với HS lớp 3. Có thể thực hiện như sau: B1: Đọc yêu cầu bài tập. - Xác định đối tượng tả là gì? Từ đó để các em định hướng được cách gọi và cách tả hoạt động, đặc điểm với văn cảnh. B2: gợi ý HS bằng cách: Cho HS nhắc lại các bài tập đọc, bài thơ tả về vườn cây đã được học ( Quạt cho bà ngủ, Ngày hội rừng xanh, Bài hát trồng cây, Mặt trời xanh của tôi) Từ những gợi ý trên, cho HS NK làm mẫu một phần bài tập. HS trong lớp nghe, nhận xét, chỉnh sửa và lựa chọn biện pháp để viết câu, diễn đạt. B3: HS làm bài, GV theo dõi, hướng dẫn. HS kiểm tra chéo nhau trong nhóm, chỉnh sửa trong nhóm. B4: Đại diện trình bày, HS nhận xét, bổ sung. -GV nhận xét, rút kinh nghiệm, tuyên dương HS. Tóm lại: Tùy theo từng nội dung và yêu cầu của từng dạng bài tập cụ thể mà giáo viên cần điều chỉnh quy trình dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh từng lớp để nâng cao hiệu quả của việc dạy – học biện pháp tu từ nhân hóa. Với bất cứ dạng bài tập nào trong phân môn LTVC đòi hỏi giáo viên nắm được yêu cầu của kiến thức cơ bản của bài tập để chủ động hướng dẫn HS một cách tích cực và chủ động. - Khi dạy LTVC nói chung và dạy các dạng bài tập về biện pháp tu từ nhân hóa thì GV phải xác định kiến thức trọng tâm mà HS cần lĩnh hộ trong từng loại bài tập để hướng dẫn HS thực hành cho phù hợp, phát huy tính tích cực, chủ động của HS. - Xác định những tri thức, vốn sống, kinh nghiệm hay những hiện tượng HS có thể quan sát có liên quan đến vấn đề trọng tâm làm điểm tựa cho HS tìm tòi giải pháp giải quyết vấn đề. - Kết hợp phát huy tác dụng của kênh hình trong sách giáo khoa và sử dụng những đồ dùng dạy học để học sinh nắm vững kiến thức và tích cực trong giờ học. - GV thường xuyên dự giờ học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp và trao đổi qua các buổi họp tổ, tự tìm tòi qua tài liệu để tự nâng cao chuyên môn. - Thường xuyên kiểm tra, nhận xét bài tỉ mỉ, đặc biệt là những HS chậm, tuyên dương những HS học tốt, có cố gắng trong học tập. - Trước mỗi bài học, GV cần tạo sự liên kết ở các bài học trong cùng chủ đề hay bài học đã học có nội dung liên quan. Sau mỗi bài học, giáo viên cần liên hệ thực tế và mở rộng kiến thức có liên quan để học sinh học tốt.
File đính kèm:
- chuyen_de_nang_cao_ki_nang_nhan_biet_nghe_thuat_nhan_hoa_cho.docx