Chuyên đề Nâng cao chất lượng dạy học phân môn Địa lí thông qua việc khai thác kiến thức từ bản đồ (lược đồ), biểu đồ, bảng số liệu

CƠ SỞ THỰC TIỄN

 Qua việc tìm hiểu, trao đổi cũng như qua thực tế giảng dạy môn Địa lí ở lớp 4-5, bản thân chúng tôi, những giáo viên trực tiếp giảng dạy ở khối lớp 4-5 đều đã tổ chức dạy học môn Địa lí theo đúng yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng. Hướng dẫn HS nắm bắt được những kiến thức và rèn luyện cho mình được một số kĩ năng địa lí cơ bản nhất song vẫn còn một số tồn tại chưa tháo gỡ dẫn đến chất lượng bộ môn còn chưa cao. Cụ thể như sau:

 1. Về phía giáo viên

- GV chưa được đầu tư nhiều thời gian cho việc sưu tầm, nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu, cập nhật những thông tin, hiểu biết về tự nhiên, con người, cuộc sống xung quanh để hỗ trợ môn học dẫn đến kiến thức về bộ môn, kiến thức phục vụ cho bài giảng còn nghèo nàn, chưa phong phú. Chính vì vậy bài giảng chưa sâu, chưa thực sự hấp dẫn, sinh động, chưa gây được hứng thú lôi cuốn HS học tập.

- Việc áp dụng và đổi mới phương pháp còn chưa triệt để, đôi khi vẫn còn mang tính hình thức, chiếu lệ nên dẫn đến phương pháp hướng dẫn HS khai thác kiến thức từ bản đồ (lược đồ), bảng số liệu, biểu đồ còn lúng túng. Đôi khi chỉ sử dụng các thiết bị dạy học địa lí như bản đồ (lược đồ), biểu đồ, bảng số liệu để minh hoạ cho lời giảng mà ít chú ý đến việc cho HS khai thác kiến thức triệt để từ nguồn này.

- Chưa thực sự chú trọng đến việc rèn cho HS kĩ năng làm việc với bản đồ (lược đồ), biểu đồ, bảng số liệu. Việc bồi dưỡng cho HS năng lực so sánh, đối chiếu, phân tích các số liệu chưa được GV quan tâm đúng mức.

- Việc sử dụng các phương tiện hiện đại trong dạy học còn chưa thường xuyên.

- Phong trào tự làm các đồ dùng cho bộ môn đạt kết quả chưa cao.

 2. Về phía học sinh

- HS chưa nắm chắc các bước làm việc với bản đồ (lược đồ), biểu đồ và bảng số liệu.

- HS chưa thành thạo kĩ năng xác định phương hướng trên bản đồ (lược đồ), kĩ năng tìm và chỉ vị trí của các đối tượng địa lí trên bản đồ (lược đồ) và kĩ năng đọc bản đồ (lược đồ) cũng còn rất nhiều hạn chế.

- Nhiều HS còn coi nhẹ môn học, chưa hứng thú hoặc không có điều kiện tìm hiểu kiến thức thực tế nên chưa cập nhật được những vấn đề có liên quan đến kiến thức khai thác từ bản đồ (lược đồ), các số liệu trong bảng thống kê hay biểu đồ.

3. Về phương tiện dạy học

- Một số bản đồ riêng về vùng, miền, nước, châu lục chưa nhiều; số lượng quả địa cầu còn thiếu gây khó khăn cho GV khi muốn khai thác kiến thức từ chúng. Thiết bị dạy học còn thiếu thốn mà GV không có thời gian và cũng chưa có thói quen làm đồ dùng phục vụ cho dạy học dẫn đến tình trạng “dạy chay” thường xuyên xảy ra.

- Số lượng bản đồ (lược đồ) đã có thường cũ kĩ nên không cập nhật được những thông tin mới, những thay đổi trong thực tế phục vụ cho giảng dạy.

Xuất phát từ những lí do trên đây, tổ GV 4-5 đã thảo luận, bàn bạc và đi đến thống nhất tổ chức chuyên đề Nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí thông qua việc khai thác kiến thức từ bản đồ (lược đồ), biểu đồ, bảng số liệu nhằm tháo gỡ những tồn tại trên đây trong quá trình dạy học.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 904 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Nâng cao chất lượng dạy học phân môn Địa lí thông qua việc khai thác kiến thức từ bản đồ (lược đồ), biểu đồ, bảng số liệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ 2: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC PHÂN MÔN ĐỊA LÍ THÔNG QUA VIỆC KHAI THÁC KIẾN THỨC TỪ BẢN ĐỒ (LƯỢC ĐỒ), BIỂU ĐỒ, BẢNG SỐ LIỆU
I - CƠ SỞ LÍ LUẬN
Trong các môn học ở tiểu học, mỗi môn học đều góp phần hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng cho nhân cách của người học sinh. Phân môn Địa lí chiếm một vị trí rất quan trọng giúp học sinh có những hiểu biết về môi trường sống xung quanh, từ đó tạo điều kiện cho các em dễ hoà nhập, thích ứng với cuộc sống xã hội, với môi trường thiên nhiên. Dạy học Địa lí không chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức địa lí thuần tuý mà còn phải hình thành phát triển cho các em năng lực tự học, rèn luyện cho các em các kĩ năng hành động phù hợp với môi trường tự nhiên xã hội, phù hợp với yêu cầu của đất nước và xu thế của thời đại.
II - CƠ SỞ THỰC TIỄN
	Qua việc tìm hiểu, trao đổi cũng như qua thực tế giảng dạy môn Địa lí ở lớp 4-5, bản thân chúng tôi, những giáo viên trực tiếp giảng dạy ở khối lớp 4-5 đều đã tổ chức dạy học môn Địa lí theo đúng yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng. Hướng dẫn HS nắm bắt được những kiến thức và rèn luyện cho mình được một số kĩ năng địa lí cơ bản nhất song vẫn còn một số tồn tại chưa tháo gỡ dẫn đến chất lượng bộ môn còn chưa cao. Cụ thể như sau:
	1. Về phía giáo viên
- GV chưa được đầu tư nhiều thời gian cho việc sưu tầm, nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu, cập nhật những thông tin, hiểu biết về tự nhiên, con người, cuộc sống xung quanh để hỗ trợ môn học dẫn đến kiến thức về bộ môn, kiến thức phục vụ cho bài giảng còn nghèo nàn, chưa phong phú. Chính vì vậy bài giảng chưa sâu, chưa thực sự hấp dẫn, sinh động, chưa gây được hứng thú lôi cuốn HS học tập.
- Việc áp dụng và đổi mới phương pháp còn chưa triệt để, đôi khi vẫn còn mang tính hình thức, chiếu lệ nên dẫn đến phương pháp hướng dẫn HS khai thác kiến thức từ bản đồ (lược đồ), bảng số liệu, biểu đồ còn lúng túng. Đôi khi chỉ sử dụng các thiết bị dạy học địa lí như bản đồ (lược đồ), biểu đồ, bảng số liệu để minh hoạ cho lời giảng mà ít chú ý đến việc cho HS khai thác kiến thức triệt để từ nguồn này.
- Chưa thực sự chú trọng đến việc rèn cho HS kĩ năng làm việc với bản đồ (lược đồ), biểu đồ, bảng số liệu. Việc bồi dưỡng cho HS năng lực so sánh, đối chiếu, phân tích các số liệu chưa được GV quan tâm đúng mức.
- Việc sử dụng các phương tiện hiện đại trong dạy học còn chưa thường xuyên.
- Phong trào tự làm các đồ dùng cho bộ môn đạt kết quả chưa cao. 
	2. Về phía học sinh
- HS chưa nắm chắc các bước làm việc với bản đồ (lược đồ), biểu đồ và bảng số liệu.
- HS chưa thành thạo kĩ năng xác định phương hướng trên bản đồ (lược đồ), kĩ năng tìm và chỉ vị trí của các đối tượng địa lí trên bản đồ (lược đồ) và kĩ năng đọc bản đồ (lược đồ) cũng còn rất nhiều hạn chế.
- Nhiều HS còn coi nhẹ môn học, chưa hứng thú hoặc không có điều kiện tìm hiểu kiến thức thực tế nên chưa cập nhật được những vấn đề có liên quan đến kiến thức khai thác từ bản đồ (lược đồ), các số liệu trong bảng thống kê hay biểu đồ.
3. Về phương tiện dạy học
- Một số bản đồ riêng về vùng, miền, nước, châu lục chưa nhiều; số lượng quả địa cầu còn thiếu gây khó khăn cho GV khi muốn khai thác kiến thức từ chúng. Thiết bị dạy học còn thiếu thốn mà GV không có thời gian và cũng chưa có thói quen làm đồ dùng phục vụ cho dạy học dẫn đến tình trạng “dạy chay” thường xuyên xảy ra. 
- Số lượng bản đồ (lược đồ) đã có thường cũ kĩ nên không cập nhật được những thông tin mới, những thay đổi trong thực tế phục vụ cho giảng dạy.
Xuất phát từ những lí do trên đây, tổ GV 4-5 đã thảo luận, bàn bạc và đi đến thống nhất tổ chức chuyên đề Nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí thông qua việc khai thác kiến thức từ bản đồ (lược đồ), biểu đồ, bảng số liệu nhằm tháo gỡ những tồn tại trên đây trong quá trình dạy học.
B - BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
	 1. Hướng dẫn HS khai thác kiến thức từ bản đồ (lược đồ)
 	Bản đồ địa lí là hình vẽ thu nhỏ bề mặt Trái Đất hoặc một bộ phận của bề mặt Trái Đất trên mặt phẳng dựa vào các phương pháp toán học, phương pháp biểu hiện bằng kí hiệu để thể hiện các thông tin cần thiết về địa lí. Trong trường hợp không yêu cầu tính chính xác cao và nội dung cũng cần giản lược thì người ta dùng lược đồ. 
	Bản đồ (lược đồ) có khả năng phản ánh sự phân bố và những mối quan hệ của các đối tượng địa lí trên bề mặt Trái Đất một cách cụ thể mà không một phương tiện nào có thể thay thế được. Do đó, bản đồ (lược đồ) vừa là phương tiện trực quan, vừa là nguồn tri thức quan trọng trong việc dạy học Địa lí. Trong chương trình Địa lí, ngoài một số bài học về bản đồ ở đầu SGK Địa lí lớp 4 không có bài học nào dành riêng cho việc rèn kĩ năng sử dụng bản đồ cho HS. Vì vậy, trong dạy học GV cần phải biết kết hợp chặt chẽ giữa việc giúp HS tìm tòi, lĩnh hội kiến thức với việc hình thành, phát triển kĩ năng sử dụng bản đồ (lược đồ) cho HS qua từng bài học. Muốn làm được điều này, GV không nên sử dụng bản đồ (lược đồ) như một phương tiện minh hoạ mà phải sử dụng chúng như một nguồn tri thức Địa lí quan trọng để từ đó HS khai thác kiến thức, rèn luyện kĩ năng. Đồng thời bản đồ (lược đồ) phải được sử dụng thường xuyên trong mọi khâu của quá trình dạy học, từ bài học mới đến bài ôn tập, kiểm tra, đánh giá kiến thức kĩ năng.
	GV cần hướng dẫn HS thực hiện các bước sau với bản đồ (lược đồ):
Bước 1: Nắm được mục đích làm việc với bản đồ.
	Ở bước này, GV nêu yêu cầu định hướng để HS xác định mục đích làm việc với bản đồ (lược đồ). Tiếp đó, GV yêu cầu HS đọc tên bản đồ (lược đồ) để biết nội dung sử dụng cung cấp kiến thức gì cho bài học. Khi GV tự phóng to hoặc thu nhỏ lược đồ cần lưu ý không thể quên viết tên lược đồ.
Bước 2: Xem bảng chú giải để có biểu tượng địa lí cần tìm trên bản đồ (lược đồ).
	GV yêu cầu HS đọc bảng chú giải để biết được từng kí hiệu cho biết thông tin gì.
Bước 3: Tìm vị trí của đối tượng trên bản đồ (lược đồ)
	Đây chính là bước thể hiện kĩ năng chỉ bản đồ (lược đồ). Chỉ bản đồ (lược đồ) có những cách sau:
Chỉ điểm (thành phố, thị xã, nơi có khoáng sản, ...). Khi chỉ vị trí của một thành phố, thị xã thì phải chỉ vào kí hiệu thể hiện thành phố, thị xã chứ không chỉ vào chữ ghi tên thành phố, thị xã.
Chỉ đường (sông, dãy núi, ...). Khi chỉ sông HS phải chỉ xuôi theo dòng chảy từ thượng nguồn đến hạ nguồn chứ không chỉ theo hướng ngược lại hoặc chỉ vào một điểm trên sông.
Chỉ vùng (chỉ vị trí, giới hạn của châu lục, quốc gia, tỉnh, thành phố, ...). Khi chỉ về một vùng lãnh thổ thì phải chỉ theo đường biên giới khép kín của vùng lãnh thổ đó.
Một trong những biện pháp nhằm giúp HS nhanh chóng tìm ra vị trí của các đối tượng địa lí trên bản đồ (lược đồ) là GV cần lưu ý HS nên chú ý tới một dấu hiệu đặc trưng, dễ nhận biết về hình dáng, kích thước của đối tượng. 
GV cũng có thể hướng dẫn HS nhớ một số đối tượng địa lí xung quanh làm điểm tựa để nhanh chóng tìm ra vị trí địa lí của đối tượng cần tìm. 
Ở bước này, GV phải chú trọng rèn kĩ năng tìm và chỉ vị trí của các đối tượng địa lí trên bản đồ cho HS.
Bước 4: Quan sát đối tượng trên bản đồ, nhận xét và nêu đặc điểm đơn giản của đối tượng.
	HS dựa vào bản đồ để tìm ra các đặc điểm của đối tượng địa lí. 
Bước 5: Xác lập mối liên hệ địa lí đơn giản giữa các yếu tố và các thành phần như địa hình và khí hậu; địa hình, khí hậu, sông ngòi; thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người, ... trên cơ sở HS biết kết hợp những kiến thức bản đồ và kiến thức địa lí để so sánh và phân tích, ... 
	Khi hướng dẫn HS thực hiện bước 4 và bước 5, GV chú ý rèn cho HS kĩ năng đọc bản đồ (lược đồ). Mà đọc bản đồ (lược đồ) không phải là đọc các chữ ghi trên bản đồ mà là một quá trình tìm kiến thức địa lí chứa đựng trong các kí hiệu trên bản đồ, ở các mức độ cao, thấp khác nhau, tuỳ theo đối tượng và mục đích sử dụng. Tuy nhiên, do khả năng tư duy liên hệ, tổng hợp, khái quát của HS tiểu học còn hạn chế nên GV không nên yêu cầu quá cao đối với HS. GV cần bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng quy định để yêu cầu HS khai thác được những nguồn kiến thức phù hợp từ bản đồ (lược đồ) tuỳ theo đối tượng HS.
	* Một điều không thể thiếu khi hướng dẫn HS khai thác kiến thức từ bản đồ (lược đồ) đó là rèn cho các em kĩ năng xác định phương hướng trên bản đồ. Đây là một kĩ năng cơ bản và rất quan trọng. Muốn hình thành và phát triển kĩ năng xác định phương hướng cho HS, công việc đầu tiên mà GV phải làm là yêu cầu HS thuộc và nhớ các quy định về phương hướng trên bản đồ. GV có thể hướng dẫn HS dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến trên bản đồ để xác định phương hướng. Khi đó GV chỉ cần giới thiệu để HS chấp nhận là trên bản đồ có những đường kẻ dọc và kẻ ngang. Đường kẻ dọc là kinh tuyến, đường kẻ ngang là vĩ tuyến. Đầu phía trên của kinh tuyến là hướng Bắc, đầu dưới là hướng Nam. Đầu bên phải của vĩ tuyến là hướng Đông, đầu bên trái của vĩ tuyến là hướng Tây. Khi đã biết bốn hướng chính thì cũng có thể tìm ra các hướng phụ khác trên bản đồ như: giữa Bắc và Đông là Đông Bắc, giữa Nam và Tây là Tây Nam, ...
	* Một số lưu ý khi sử dụng bản đồ (lược đồ):
- Tư thế khi chỉ bản đồ là mặt quay xuống phía dưới lớp học, có thể đứng bên trái hay bên phải tuỳ thuộc thuận tay nào.
- Sử dụng dụng cụ chỉ bản đồ, không dùng tay thao tác.
- Bản đồ (lược dồ) khi treo lên bảng cần đủ lớn để tất cả HS có thể quan sát được, nếu nhỏ có thể phát về các nhóm cho các em quan sát.
- GV thường xuyên tổ chức cho HS thao tác trên bản đồ (lược đồ) tạo kĩ năng nhuần nhuyễn khi sử dụng.
2. Hướng dẫn HS khai thác kiến thức từ biểu đồ
	Biểu đồ là một phương tiện để cụ thể hoá các mối quan hệ về số liệu bằng hình vẽ. Ở lớp 4-5, biểu đồ thường dùng bao gồm hai loại là biểu đồ hình cột và biểu đồ hình tròn.
	Biểu đồ là một công cụ mang tính trực quan, rất có tác dụng trong dạy học địa lí. Để giúp HS có thể phân tích được biểu đồ, GV cần giúp HS nắm được trình tự các bước sau:
Với biểu đồ hình cột.
Bước 1: Nắm được mục đích làm việc với biểu đồ.
Bước 2: Đọc tên biểu đồ để biết được nội dung của biểu đồ.
Bước 3: Hiểu các giá trị được biểu hiện ở hai trục: trục dọc và trục ngang.
Bước 4: Đọc các số tương ứng trên hai trục.
Bước 5: So sánh độ cao của các trục và rút ra kết luận.
	b) Với biểu đồ hình tròn.
	GV hướng dẫn HS làm việc tương tự các bước như biều đồ hình cột, tuy nhiên cần lưu ý HS đọc phần chú giải để biết các đối tượng được kí hiệu như thế nào để dễ dàng tiến hành các bước tiếp theo với biểu đồ.
	Khi hướng dẫn HS khai thác kiến thức từ biểu đồ, GV chú ý rèn cho HS kĩ năng đọc từng loại biểu đồ.
3. Hướng dẫn HS khai thác kiến thức từ bảng số liệu
Các số liệu được tập hợp thành bảng gọi là bảng số liệu. GV không nên bắt buộc HS thuộc tất cả các số liệu (trừ các số liệu có tính chất làm mốc để làm chỗ dựa cho các nhận định thì HS phải nhớ như diện tích, dân số của nước ta, ... mà phải biết phân tích các số liệu, từ đó đưa ra những kết luận đúng đắn về kiến thức. Sử dụng các số liệu thống kê phải nhắm mục đích cụ thể hoá các khái niệm địa lí, rèn luyện năng lực tư duy và kĩ năng làm việc với các số liệu thống kê của HS.
 Khi hướng dẫn HS làm việc với các số liệu thống kê, GV nên căn cứ vào các câu hỏi có trong SGK, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi đó. GV cũng có thể căn cứ vào mục tiêu cần đạt được về phân tích bản số liệu để đưa ra những bài cụ thể cho HS thực hiện.
Để giúp HS nhanh chóng biết cách phân tích bảng số liệu, GV cần hướng dẫn HS các bước tiến hành phân tích bảng số liệu như sau:
Bước 1: Nắm được mục đích làm việc với bảng số liệu.
Bước 2: Đọc tên bảng số liệu.
Bước 3: Xem tên cột, nắm được ý nghĩa đơn vị và thời điểm đi kèm với các số liệu ở từng cột.
Bước 4: Đối chiếu các số liệu theo hàng dọc, hàng ngang của bảng số liệu để rút ra nhận xét.
	Khi hướng dẫn HS khai thác kiến thức từ bảng số liệu, GV cần chú ý rèn cho HS kĩ năng nhận xét, so sánh, đối chiếu và phân tích bảng số liệu.
	Kết kuận
	Tóm lại, để nâng cao chất lượng dạy học Địa lí thông qua bản đồ (lược đồ), biểu đồ, bảng số liệu, GV cần có sự tìm tòi, nghiên cứu để xác định kiến thức trong bài mà HS cần nắm qua bản đồ (lược đồ), biểu đồ, bảng số liệu. Trên cơ sở đó soạn một hệ thống câu hỏi dựa vào bản đồ, bảng số liệu, biểu đồ và trình độ HS để gợi ý cho HS tự khám phá ra kiến thức mới.
	Ngoài ra, để nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí GV cần chú ý bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng, chú ý tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường vào giảng dạy, mạnh dạn áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học tạo hứng thú học tập cho HS, giúp HS chủ động nắm nội dung bài học.

File đính kèm:

  • docchuyen_de_nang_cao_chat_luong_day_hoc_phan_mon_dia_li_thong.doc
Sáng Kiến Liên Quan