Chuyên đề Nâng cao chất lượng dạy học biện pháp tu từ so sánh cho học sinh Lớp 3

. Thực trạng:

a. Về phía giáo viên:

Giáo viên chưa thật sự nghiên cứu sâu về biện pháp tu từ so sánh, đôi khi còn lúng túng khi phân biệt hình ảnh so sánh với sự vật được so sánh với nhau. Một số bộ phận nhỏ giáo viên vẫn chưa chú trọng quan tâm đến việc lồng ghép trong quá trình dạy học giữa các phân môn của môn Tiếng Việt với nhau, để khơi dậy sự hứng thú học tập và sự tò mò của phân môn này với phân môn khác trong môn Tiếng Việt.

c. Về phía học sinh:

Do khả năng tư duy của học sinh còn dừng lại ở mức độ tư duy đơn giản, trực quan nên việc cảm thụ nghệ thuật tu từ so sánh còn hạn chế. Vốn kiến thức văn học của học sinh, nhất là học sinh vùng thôn quê còn rất hạn chế do nguồn sách báo, tài liệu văn học còn ít ỏi. Vì đa số các em đều là con em gia đình thuần nông. Một số em nhận biết về nghệ thuật còn hạn chế, học sinh chỉ mới biết một cách cụ thể. Nên khi tiếp thu về nghệ thuật so sánh tu từ rất khó khăn. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên cần hướng dẫn một cách tỷ mỷ thực tế.

2. Về chương trình Luyện từ và câu- Tiếng Việt lớp 3

Kiến thức lý thuyết về so sánh tu từ được đưa vào giảng dạy trong chương trình lớp 3 ở phân môn: "Luyện từ và câu". Toàn bộ chương trình Tiếng Việt 3 - Tập I đã dạy về so sánh gồm 6 tiết. Các bài tập về so sánh có hai dạng là bài tập nhận diện và bài tập vận dụng.

Tác giả SGK đã giúp học sinh nhận diện dạng, loại và phân biệt hiệu quả so sánh qua các dạng bài tập. Thực tế cho thấy các bài tập vận dụng rất khó dạy và chưa phát huy được tính tích cực của HS.

 

doc7 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 1121 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Nâng cao chất lượng dạy học biện pháp tu từ so sánh cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYỀN ĐỀ 1
"Nâng cao chất lượng dạy - học biện pháp tu từ so sánh 
cho học sinh lớp 3"
I. Lý do chọn chuyên đề 
Văn học là một loại hình nghệ thuật lấy ngôn từ làm phương tiện thể hiện. Có khả năng tác động đến đời sống tâm hồn của con người. Trong đó biện pháp tu từ so sánh góp một phần không nhỏ làm lên điều này.
Một mặt, so sánh có khả năng khắc học hình ảnh và gây ấn tượng mạnh mẽ làm nên một hình thức miêu tả sinh động, mặt khác so sánh còn có tác dụng làm cho lời nói rõ ràng, cụ thể sinh động, diễn đạt được mọi sắc thái biểu cảm. So sánh tu từ còn là phương thức bộc lộ tâm tư tình cảm một cách kín đáo và tế nhị. Như vậy đối với tác phẩm văn học nói chung so sánh mang chức năng nhận thức và biểu cảm. 
Nhờ những hình ảnh bóng bảy, ước lệ, dùng cái này để đối chiếu cái kia nhằm diễn tả những ngụ ý nghệ thuật mà so sánh tu từ được sử dụng phổ biến trong thơ ca, đặc biệt là thơ viết cho thiếu nhi. So sánh tu từ giúp các em hiểu và cảm nhận được những bài thơ, bài văn hay, từ đó góp phần mở mang tri thức làm phong phú về tâm hồn, tạo hứng thú khi viết văn, rèn luyện ý thức, yêu quý Tiếng Việt giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt cho học sinh.
Chương trình Luyện từ và câu - TV3 có 6 tiết “ So sánh” tập trung vào học kì I nhằm giúp HS bước đầu làm quen với biện pháp tu từ so sánh để vận dụng viết câu văn miêu tả cho hay. Thực tế trong quá trình giảng dạy cho thấy kiến thức của GV về biện pháp tu từ so sánh còn chưa thật chắc chắn, HS còn lúng túng khi nhận biết các sự vật so sánh, hình ảnh so sánh. Do vậy tổ 1-2-3 đã tiến hành thực hiện chuyên đề: “"Nâng cao chất lượng dạy - học biện pháp tu từ so sánh cho học sinh lớp 3"
II. Mục đích của chuyên đề:
Góp phần giúp học sinh củng cố lý thuyết về cách dùng từ so sánh, từ đó học sinh biết phân biệt, nhận biết cách so sánh tu từ.
Giúp giáo viên có được kiến thức, phương pháp rèn luyện học sinh kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh ở lớp 3.
III. Nội dung chuyên đề 
1. Thực trạng:
a. Về phía giáo viên:
Giáo viên chưa thật sự nghiên cứu sâu về biện pháp tu từ so sánh, đôi khi còn lúng túng khi phân biệt hình ảnh so sánh với sự vật được so sánh với nhau. Một số bộ phận nhỏ giáo viên vẫn chưa chú trọng quan tâm đến việc lồng ghép trong quá trình dạy học giữa các phân môn của môn Tiếng Việt với nhau, để khơi dậy sự hứng thú học tập và sự tò mò của phân môn này với phân môn khác trong môn Tiếng Việt.
c. Về phía học sinh:
Do khả năng tư duy của học sinh còn dừng lại ở mức độ tư duy đơn giản, trực quan nên việc cảm thụ nghệ thuật tu từ so sánh còn hạn chế. Vốn kiến thức văn học của học sinh, nhất là học sinh vùng thôn quê còn rất hạn chế do nguồn sách báo, tài liệu văn học còn ít ỏi. Vì đa số các em đều là con em gia đình thuần nông. Một số em nhận biết về nghệ thuật còn hạn chế, học sinh chỉ mới biết một cách cụ thể. Nên khi tiếp thu về nghệ thuật so sánh tu từ rất khó khăn. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên cần hướng dẫn một cách tỷ mỷ thực tế.
Về chương trình Luyện từ và câu- Tiếng Việt lớp 3
Kiến thức lý thuyết về so sánh tu từ được đưa vào giảng dạy trong chương trình lớp 3 ở phân môn: "Luyện từ và câu". Toàn bộ chương trình Tiếng Việt 3 - Tập I đã dạy về so sánh gồm 6 tiết. Các bài tập về so sánh có hai dạng là bài tập nhận diện và bài tập vận dụng.
Tác giả SGK đã giúp học sinh nhận diện dạng, loại và phân biệt hiệu quả so sánh qua các dạng bài tập. Thực tế cho thấy các bài tập vận dụng rất khó dạy và chưa phát huy được tính tích cực của HS.
2. Những biện pháp cụ thể:
Để dạy tốt các bài về biện pháp tu từ so sánh cho HS lớp 3. GV cần làm tốt những việc sau:
Tự trang bị những kiến thức tối thiểu về biện pháp tu từ so sánh.
Khái niệm: So sánh là biện pháp tu từ trong đó người ta đối chiếu hai hay nhiều đối tượng khác nhau nhưng giống nhau ở một điểm nào đó để hiểu rõ hơn về đối tượng được nói tới. Hay nói cách khác, so sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Cấu tạo: 
So sánh gồm hai vế: Vế được so sánh( A) và vế dùng để so sánh( B). Giữa hai vế thường có từ để so sánh: Như, là, giống như, tựa như,
Hình thức đầy đủ nhất của phép so sánh gồm 4 yếu tố
Vế được so sánh
( Sự vật cần mô tả)
Phương diện so sánh
Từ so sánh
Vế dùng để so sánh
( Sự vật để đối chiếu)
Nước
xanh
như ( pha)
mực.
Nhưng thực tế không phải lúc nào so sánh cũng đủ các yếu tố.
VD: Chòng chành như nón không quai
Như thuyền không lái như ai không chồng (Khuyết sự vật cần so sánh)
Hay trong các thành ngữ so sánh: đông như hội, lặng như tờ, ngọt như mía lùi 
Mẹ - bếp lửa mỗi ngày
Sưởi ấm con khi đông tới. ( Khuyết từ so sánh)
Hay Trẻ em như búp trên cành – Khuyết phương diện so sánh.
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. - Ẩn phương diện so sánh ( Sự lo lắng- thức)
Dấu diệu để phát hiện hiện tượng so sánh: 
Dấu hiệu đầu tiên và quan trọng nhất để học sinh phát hiện ra câu văn có biện pháp so sánh chin hs là dấu hiệu về hình thức- từ so sánh:
+ Ở kiểu so sánh ngang bằng: như, tựa, là, giống như, tựa như, như là, tựa như là, như thể hoặc những dấu thay thế ( dấu gạch ngang, dấu hai chấm)
+ Ở kiểu so sánh hơn kém: hơn, chẳng bằng, kém, không bằng, chưa bằng
+ Dấu hiệu thứ hai là dấu hiệu về nội dung: Trong câu xuất hiện hai đối tượng có nét tương đồng được so sánh với nhau.
Tác dụng của so sánh trong văn học: 
 Biện pháp so sánh có nhiều tác dụng trong đó rõ nét nhất là nhằm làm nổi bật một khía cạnh nào đó của sự vật, sự việc.
Về mặt nhận thức: Đối tượng miêu tả hiện ra cụ thể, sinh động.
Về biểu cảm: Gây bất ngờ thú vị. Bất ngờ vì A và B là khác chủng loiaj , thế mà o sánh được với nhau. Thú vị vì nếu không đối chiếu thì A có những nét tương đồng với B mad ta không nhận ra.( Nếu nhà văn không tả thì sao ta nghĩ ra thuyền con húc húc vào thuyền mẹ như đòi “bú tí”).
Các phép so sánh ( 5 phép) được giới thiệu ở lớp 3:
So sánh sự vật với sự vật.
So sánh sự vật với con người.
So sánh âm thanh với âm thanh.
So sánh hoạt động với hoạt động.
So sánh đặc điểm của hai sự vật.
Các kiểu so sánh ( 2 kiểu) được giới thiệu ở lớp 3:
So sánh ngang bằng
VD: Trong câu: 	"Ông là buổi trời chiều
	Cháu là ngày rạng sáng"
	(Phạm Cúc)
So sánh hơn kém.
VD: Trong câu: 	"Trăng khuya trăng sáng hơn đèn"	 (Trần Đăng Khoa)
 Trong câu: 	"Những ngôi sao thức ngoài kia
 	Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con" 	 (Trần Quốc Minh)
Sự khác nhau giữa hình ảnh so sánh và sự vật so sánh:
Trước tiên giáo viên cần phải hiểu:
Tìm hình ảnh so sánh là phải nêu đầy đủ hiện tượng so sánh trong câu văn thơ đã cho theo cấu trúc so sánh là: Sự vật được so sánh + từ so sánh + sự vật để so sánh.
VD: Tìm hình ảnh so sánh trong câu thơ sau:
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
Học sinh phải nêu đầy đủ là: Trẻ em như búp trên cành
Tìm sự vật so sánh là yêu cầu học sinh tìm Sự vật được so sánh ( SV1) và sự vật làm chuẩn để so sánh ( SV2)
VD: Tìm sự vật so sánh trong câu thơ trên:
HS phải nêu được là:
Trẻ em được so sánh với búp trên cành
Lưu ý: So sánh tu từ không chỉ là đối chiếu hai đối tượng khác loại trong thực tế khách quan mà đối tượng so sánh của tu từ có thể là những đối tượng cùng loại: Âm thanh với âm thanh, hoạt động với hoạt động Điều quan trọng là những đối tượng được chọn để so sánh với nhau đều có những đặc điểm tương đồng.
 	e. Phân loại bài tập về so sánh trong chương trình LTVC – TV3
	Dạng 1: Bài tập nhận diện
Mô hình 1: So sánh: Sự vật – Sự vật
VD: Tìm sự vật được so sánh với nhau trong câu văn, câu thơ dưới đây;
Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành
 Hai bàn tay em" được so sánh với "Hoa đầu cành", các sự vật này đều có điểm giống nhau: Hai bàn tay của bé nhỏ xinh như một bông hoa.
Mô hình 2: So sánh: Sự vật - Con người.
VD: Tìm hình ảnh so sánh trong các câu sau:
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan.
 ( Hồ Chí Minh)
 "Trẻ em" giống như "búp trên cành". Vì đều là những sự vật còn tươi non đang phát triển đầy sức sống non tơ, chứa chan niềm hy vọng.
Mô hình 3: So sánh: Hoạt động - Hoạt động
VD: Trong đoạn trích sau, hoạt động nào được so sánh với hoạt động nào?
“ Con trâu đen lông mượt
Cái sừng nó vênh vênh
Nó cao lớn lênh khênh
Chân đi như đạp đất.”
 ( Trần Đăng Khoa)
 Dạng bài này giáo viên giúp học sinh nắm chắc được từ chỉ hoạt động, từ đó học sinh sẽ tìm được các hoạt động được so sánh với nhau. Chẳng hạn:
+ Hoạt động "đi" so sánh với hoạt động "đập đất" qua từ "như".
Mô hình 4: So sánh: Âm thanh - Âm thanh
VD: Tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong câu thơ dưới đây;
“ Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.”
 ( Nguyễn Trãi)
 "Tiếng suối" được so sánh với "Tiếng đàn cầm" qua từ "như".
Dạng 2: Bài tập về vận dụng biện pháp tu từ so sánh.
Tuần 5: BT3: Thêm từ so sánh vào câu thơ chưa có từ so sánh.
Tuần 15: có 2 BT 3.4 ứng với 2 kiểu bài vận dụng: 
+ Đặt câu có hình ảnh so sánh theo tranh.
VD: Mặt tươi như hoa
+ Thêm vế được dung làm chuẩn để so sánh.
VD: Trời mưa, đường đất sét trơn như
Tóm lại: Kiến thức về biện pháp tu từ so sánh thì nhiều. Song theo tôi những kiến thức co bản trên đây là điều kiện cần và đủ để GV có cơ sở để đưa HS về tới đích cần đạt. Vấn đề còn lại là ta chọn con đường nào để đi tới đích đó mà thôi.
 2.2. Tích cực sưu tầm những câu văn hay chứa hình ảnh so sánh:
Để kích thích hứng thú cho các em trong các em bước đầu học về biện pháp tu từ so sánh, không gì bằng cho các em tiếp cận với những câu thơ hay, bài văn hay( có sử dụng biện pháp so sánh), GV cần chú ý khai thác ngay trong các bài tập đọc, kể chuyện hoặc sưu tầm chọn lọc những câu văn, câu thơ hay ( có sử dụng biện pháp so sánh) đọc cho các em nghe, phân tích cho các em thấy cái hay cái đẹp của câu văn câu thơ đó để học sinh thấy được giá trị của biện pháp tu từ so sánh.
VD: Khi dạy các phân môn thuộc bộ môn Tiếng Việt người giáo viên cần lồng ghép giữa các phân môn trong môn Tiếng Việt với nhau. Như khi dạy bài Tập đọc: "Hai bàn tay em" SGK Tiếng Việt 3 tập I (Trang 7). Trong bài này có rất nhiều hình ảnh tu từ so sánh giáo viên cần nhấn mạnh để gây hứng thú cho tiết tiếp theo của môn: "Luyện từ và câu".
Xác định đúng kiến thức trọng tâm trong từng bài:
Muốn xác định đúng kiến thức trọng tâm của mỗi bài thì GV cần có thói quen hệ thống kiến thức nắm chắc chương trình để biết đâu là kiến thức học sinh đã học đâu là kiến thức mới và phải có kinh nghiệm giảng dạy để biets những chỗ học sinh hay vướng mắc nhầm lẫn. Từ đó mà tập trung sức lực vào rèn luyện kiến thức trọng tâm đó.
 Các bước cơ bản để dạy một bài về biện pháp tu từ so sánh:
Bước 1: Khởi động bằng những câu văn, những câu thơ hay để tạo hứng thú.
Trước mỗi bài dạy GV cần sưu tầm những câu văn, câu thơ hay thậm chí những câu hát có hình ảnh so sánh tương ứng với mỗi bài học để khới động, giới thiệu và khẳng định giá trị của nó. VD về phép so sánh sự vật với sự vật ta có thể khởi động bằng những câu hát sau:
Quê hương là cánh diều biếc
 Tuổi thơ con thả trên đồng
 Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông
.
VD: Học về phép so sánh con người với sự vật ta có thể sử dụng những câu hát:
 Em như chim bồ câu tung cánh giữa trời
 Hoặc:
 Em là búp măng non
Em lớn lên trong mùa cách mạng.
..
Bản than giáo viên cũng cần làm mẫu bằng cách thường xuyên sử dụng cách nói so sánh ví von để đạt tới sức thuyết phục cao trong lời nói.
Bước 2: Khai thác hợp lí để hướng đến phần kiến thức trọng tâm
 Một trong những nguyên nhân chính khiến việc dạy học về các biện pháp tu từ so sánh cho HS đạt kết quả chưa cao là do GV chưa ý thức được việc xác định đúng kiến thức trọng tâm cho từng bài. Sau khi xác định kiến thức tọng tâm trong từng bài thì GV cần lựa chọn các thao tác cần và đủ để khai thác dẫn dắt hợp lí hướng dẫn học sinh tiếp thu sao cho có hiệu quả. Cần nhấn, lướt phù hợp để có đủ thời gian tập trung cho kiến thức mới, kiến thức trọng tâm.
Bước 3: Biểu diễn câu mẫu bằng sơ đồ cấu tạo để làm nổi bật kiến thức trọng tâm. Đồng thời khắc sâu kiến thức học sinh dễ ghi nhớ.
Trong thực tế thì mô hình cấu tạo của phép so sánh có biến đổi ít nhiều. Từ ngữ chỉ phương diện so sánh, từ so sánh có thể bị lược bớt sự vật 2 có thể đảo lên trước sự vật 1. 
VD: Tuần 1: So sánh sự vật với sự vật.
Sự vật 1
( Sự vật được so sánh)
Từ so sánh
Sự vật 2
( Sự vật để so sánh)
Hai bàn tay em
như
hoa đầu cành
Mặt biển
như
tấm thảm
Cánh diều
như
dấu “á”
Dấu hỏi
như
vành tai nhỏ
Tuần 3: 
Sự vật 1
Từ so sánh
Sự vật 2
Mắt( Bác Hồ)
tựa
vì sao
Hoa ( xoan)
như
mây
Trời
Trời
là
là
cái tủ ướp lạnh
cái bếp lò nung
Dòng sông
là
một đường trăng lung linh
Tuần 7: So sánh sự vật với con người
Đối tượng 1
Từ so sánh
Đối tượng 2
Trẻ em( con người)
như
búp trên cành ( sự vật)
Ngôi nhà ( sự vật)
như
trẻ nhỏ ( con người)
Cây Pơ-mu ( sự vật)
như
người lính canh ( con người)
Bà ( con người)
như
quả ngọt ( sự vật)
Tuần 14: So sánh đặc điểm của hai sự vật
Sự vật 1
Đặc điểm so sánh
Từ so sánh
Sự vật 2
Tiếng suối 
trong
như
tiếng hát
Ông
Bà
hiền
hiền
như
như
hạt gạo
suối trong
Giọt nước cam
vàng
như
mật ong
Để HS có thể áp dụng tốt các biện pháp so sánh, GV nên kẻ sơ đồ trống, yêu cầu học sinh điền tên sự vật, từ so sánh vào ô tương ứng. Gv có thể sử dụng sơ đồ cấu tạo trên để giúp các em nhận ra trong mỗi phép so sánh đều xuất hiện hai sự vật ( hai hoạt động) có nét tương đồng với nhau. Nối giữa hai hai sự vật( hai hoạt động) là từ so sánh.
Bước 4: Khẳng định giá trị của phép so sánh. 
Để học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của phép so sánh GV cần tạo cho các em cơ hội hoá than vào phép so sánh bằng cách để các em tự nêu hình ảnh so sánh mình thích, nêu lí do mình thích. Sau đó gợi mở để HS nêu được tác dụng của phép so sánh, kích thích trí tưởng tượng và khả năng lien tưởng của các em. 
VD khi dạy xong phần kiến trọng tâm trong bài LT&C tuần 1. GV hỏi: 
 	Câu: Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.” Muốn tả vẻ đẹp của vật gì? ( Tả vẻ đẹp của mặt biển)
GV sử dụng bảng phụ, cho HS đọc hai câu sau:
a. Mặt biển rất đẹp.
b. Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.
Câu văn nào hay hơn, nêu cụ thể được vẻ đẹp của mặt biển? ( Câu b)
Sau khi HS trình bày GV khẳng định : Để câu văn hay hơn, làm cho người đọc, người nghe hiểu nhanh hơn điều mình muốn nói các tác giả sử dụng biện pháp tu từ so sánh như trên. Sự vật 2 làm rõ sự vật 1 ( làm cho SV1 cụ thể , sinh động hơn). Có nhiều văn hay mới tạo nên bài văn hay.

File đính kèm:

  • docchuyen_de_nang_cao_chat_luong_day_hoc_bien_phap_tu_tu_so_san.doc
Sáng Kiến Liên Quan