Chuyên đề Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức trong hình ảnh ở môn Khoa học xã hội 9 phần Lịch sử Việt Nam

Thực trạng

 Trong quá trình giảng dạy tại trường THCS Nguyễn Huệ TP Bạc Liêu , bản thân đã kết hợp và khai thác tốt các đồ dùng và phương tiện dạy học như tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, mô hình, ứng dụng công nghệ thông tin .Học sinh có chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời các câu hỏi giáo viên đặt ra điều đó cho thấy sự yêu thích bộ môn , ham tìm hiểu ở học sinh luôn tiềm tàng chưa được giáo viên khơi dậy

 Thực tế giảng dạy giáo viên mới dừng lại ở việc sử dụng hình ảnh để minh họa . Còn việc tổ chức các hoạt động nhận thức, khai thác cho HS thì giáo viên chưa quan tâm nhiều. Đôi khi do thời gian học hạn chế, nhiều giáo viên còn bỏ qua ngay cả các tranh ảnh. Không ít giáo viên chưa hiểu rõ xuất xứ nội dung, ý nghĩa của hình ảnh trong sách giáo khoa Vì vậy chưa phát huy được vai trò tích cực của hình ảnh vào dạy học bộ môn

 

doc14 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 744 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức trong hình ảnh ở môn Khoa học xã hội 9 phần Lịch sử Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 
ĐƠN VỊ :TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ 
CHUYÊN ĐỀ: 
 MỘT SỐ KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH
 KHAI THÁC KIẾN THỨC TRONG HÌNH ẢNH
 Ở MÔN KHXH 9 PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM 
- Họ và tên người thực hiện: Mai Văn Quyết
- Môn KHXH, lĩnh vực : Lịch sử
Vĩnh Trạch Đông , ngày 04 tháng 04 năm 2021
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ 
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI GIẢI PHÁP
1.Kết quả chấm điểm /10 điểm
 a. Về nội dung 
-Tính mới.(3 điểm)
-Tính hiệu quả... ..(3,5 điểm)
-Tính ứng dụng thục tiễn (2 điểm)
-Tính khoa học (1 điểm)
 b. Về hình thức,.(0,5 điểm)
 2. Xếp loại 
Bạc Liêu, ngày  tháng  năm 2021
MỘT SỐ KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH
 KHAI THÁC KIẾN THỨC TRONG HÌNH ẢNH
 Ở MÔN KHXH 9 PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM
1. Đặt vấn đề:
 1.1 Lý do chọn đề tài 
      Trong những năm gần đây, dạy và học lịch sử đang bị xã hội.phê phán. Là giáo viên dạy môn lịch sử luôn trăn trở về việc dạy của mình. Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, làm sao để các em học sinh yêu thích môn lịch sử và học môn lịch sử ngày càng có hiệu quả hơn. Cũng như các môn học khác, môn học lịch sử có nhiệm vụ và khả năng góp phần vào việc thể hiện mục tiêu đào tạo của trường phổ thông nói chung. Bộ môn lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ sở của khoa học lịch sử, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên trong cuộc sống. 
  Qúa trình dạy học lịch sử, khai thác hình ảnh là biện pháp quan trọng, tích cực để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, gây hưng thú học tập hơn cho học sinh. Đối với giáo viên khai thác, sử dụng hình ảnh trong sách giáo khoa không chỉ làm cho bài giảng trở nên sinh động, hấp dẫn mà còn góp phần quan trọng trong việc tạo biểu tượng, hình thành khái niệm lịch sử cho học sinh, phát triển ở học sinh kĩ năng quan sát, trí tưởng tưởng tượng, tư duy. Giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh, đối với học sinh thông qua lược đồ, bản đồ, tranh ảnh, sơ đồ các em sẽ hiểu sâu sắc hơn bản chất của sự kiện lịch sử, nhớ kĩ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử. Hình ảnh được lưu giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ là hình ảnh thu nhận bằng trực quan. 
 Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử tôi xin chia sẻ “Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức trong hình ảnh ở mônKHXH 9 phần lịch sử Việt Nam “
 1.2.Phạm vi đề tài
 Đề tài được tiến hành nghiên cứu ở lớp 9 (MHTHM) trường THCS Nguyễn Huệ thành phố Bạc Liêu - tỉnh Bạc Liêu, năm học 2020-2021.
2. Nội dung đề tài.
 2.1.Thực trạng
 Trong quá trình giảng dạy tại trường THCS Nguyễn Huệ TP Bạc Liêu , bản thân đã kết hợp và khai thác tốt các đồ dùng và phương tiện dạy học như tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, mô hình, ứng dụng công nghệ thông tin .Học sinh có chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời các câu hỏi giáo viên đặt ra điều đó cho thấy sự yêu thích bộ môn , ham tìm hiểu ở học sinh luôn tiềm tàng chưa được giáo viên khơi dậy
 Thực tế  giảng dạy giáo viên mới dừng lại ở việc sử dụng hình ảnh để minh họa . Còn việc tổ chức các hoạt động nhận thức, khai thác cho HS  thì giáo viên chưa quan tâm nhiều. Đôi khi do thời gian học hạn chế, nhiều giáo viên còn bỏ qua ngay cả các tranh ảnh. Không ít giáo viên chưa hiểu rõ xuất xứ nội dung, ý nghĩa của hình ảnh trong  sách giáo khoa Vì vậy chưa phát huy được vai trò tích cực của hình ảnh vào dạy học bộ môn
 2.2.Các giải pháp:
2.2.1 Cấu trúc của hình ảnh trong SGK – KHXH 9 
* Loại 1: Lược đồ, biểu đồ. 
* Loại 2: Hình ảnh lịch sử.
 Trong loại hình ảnh lịch sử lại có hai nhóm chính:
 Nhóm1: Hình ảnh quân sự, kinh tế, văn hoá, chính trị, khoa học kĩ thuật...
 Nhóm 2: Hình ảnh về nhân vật lịch sử.
 Nhóm 3: Hình ảnh tranh, ảnh chụp lúc đương thời
2.2.2 Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức lịch sử qua hình ảnh 
 a. Thiết kế câu hỏi hợp lý, trọng tâm.
 Câu hỏi hợp lý, trọng tâm, có ý nghĩa rất quan trọng, nó không những phát huy được tính tích cực, phát triển khả năng tư duy của học sinh; mà còn giúp học sinh hiểu sâu, nhớ kĩ những kiến thức được tìm hiểu...  
 b. Những chú ý khi khai thác hình ảnh:
 - Khai thác đúng mục đích. 
 Mục đích của mỗi bài chính là học sinh lĩnh hội được tri thức, hình thành và phát triển kỹ năng, nhân cách. Mỗi một loại hình ảnh trong sách giáo khoa có một chức năng riêng nên chúng phải sử dụng phù hợp với yêu cầu bài học.
 - Khai thác đúng lúc. Nghĩa là trong trình bày kiến thức mới hay là củng cố kiến thức đã học hoặc ra bài tập về nhà. Tóm lại cần được đưa ra khi học sinh cần được minh họa, cần tìm hiểu nhất về nội dung bài học, tránh đưa ra đồng loạt phân tán sự chú ý của học sinh.
 - Khai thác đúng mức độ. Tùy vào từng nội giáo viên chỉ dừng lại ở việc cho học sinh quan sát sơ lược để học sinh nắm được những biểu tượng ban đầu mà thôi. Hoặc với những hình ảnh để minh họa cho bài giảng giáo viên không nên vượt quá sức của học sinh, giáo viên có thể giao cho học sinh tìm hiểu thêm ở nhà. Hơn nữa cần phải bố trí thời gian ở những kênh hình một cách hợp lý mà không bỏ qua phần cơ bản là kênh chữ.
 - Nội dung thuyết minh hình ảnh phải sinh động, hấp dẫn, kết hợp với những lời nói truyền cảm thì mới có sức thuyết phục cao đối với học sinh.
 2.2.3 Ví dụ Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức lịch sử qua hình ảnh :
 Từ các mức độ nhận thức trên, giúp học sinh có thao tác thực hành tốt, biết cách kết hợp chặt chẽ kênh chữ với kênh hình và sử dụng các kiến thức đã học để tự mình phân tích, khai thác các loại bản đồ có hiệu quả
 1.Nhóm hình ảnh quân sự, kinh tế, văn hoá, chính trị, khoa học kĩ thuật:
 Ví dụ 1: Kinh tế
Câu hỏi :
Dưới thời Pháp thuộc, các giai cấp nông dân có những thay đổi như thế nào?
Trả lời: - Nông dân:được coi như kiếp trâu bò vì lấy sức người thay con trâu
- Chiếm số lượng đông đảo, bị tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng hóa, bị phá sản, có người phải bỏ làng đi làm thuê.
- Có tinh thần yêu nước và hăng hái tham gia cuộc đấu tranh chống đế quốc, phong kiến
Ví dụ 2: Quân sự
Câu hỏi : Quan sát H 07 .Nhận xét về quân đội của nước ta ngày mới thành lập?
Trả lời:  
Khi mới thành lập 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân chỉ có 34 cán bộ, chiến sĩ nhưng đã sớm phát huy được truyền thống chống ngoại xâm và nghệ thuật quân sự lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn của dân tộc. Ngay từ lần đầu ra quân, đội quân chính quy đầu tiên của Việt Nam đã lập nên những chiến công vang dội, giải phóng những khu vực rộng lớn làm căn cứ cho các hoạt động đấu tranh giành độc lập, mở đầu truyền thống quyết chiến quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam sau này. Ngày 15 tháng 5 năm 1945, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân sáp nhập với lực lượng Cứu quốc quân và đổi tên thành Giải phóng quân, trở thành lực lượng quân sự chủ yếu của Mặt trận Việt Minh khi tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Ví dụ 3: Văn hoá, chính trị,
 Câu hỏi : Ý nghĩa lịch sử “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Trả lời:
 Thứ nhất, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến khẳng định khát vọng hòa bình, ý chí và quyết tâm sắt đá bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, khát vọng hòa bình và mong muốn hòa bình để xây dựng đất nước là khát vọng cháy bỏng của dân tộc ta. Mở đầu Lời kêu gọi, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa” (1). Khát vọng hòa bình của nhân dân ta sẽ không bao giờ có được khi kẻ thù có dã tâm xâm lược nước ta. Nên Người xác định rõ ý chí, quyết tâm sắt đá của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc, trong khi, thành quả Cách mạng Tháng Tám vừa mới giành được. Người khẳng định: “Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” (2). Lời khẳng định đó là sự kết tinh của truyền thống hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta; là sự tiếp nối ý chí và quyết tâm “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập” đã được Người khẳng định trong Tuyên ngôn độc lập.
 Thứ hai, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, là lời hịch cứu nước, có tác dụng cổ vũ, thôi thúc và động viên toàn dân nhất tề đứng lên đánh giặc. Để huy động sức mạnh, tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc” (3). Lời hiệu triệu của Người là tiếng gọi thiêng liêng của non sông, đất nước, thôi thúc cả dân tộc bước vào cuộc chiến đấu mới để giành độc lập dân tộc.
 Thứ ba, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến đã phác họa những nét cơ bản về đường lối chống thực dân Pháp, góp phần chỉ đạo, định hướng cho cuộc kháng chiến giành thắng lợi. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ trong tương quan lực lượng có lợi cho địch. Để giành thắng lợi, chúng ta phải lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều. Nắm chắc vấn đề đó, với tầm nhìn thấu suốt, nên trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Người đã vạch rõ những nét cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp đó là: Toàn dân, toàn diện, lâu dài và tự lực cánh sinh. Người chỉ rõ lực lượng tham gia kháng chiến là toàn dân tộc, bao gồm mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, không phân biệt tôn giáo, đảng phái; đánh Pháp bằng bất cứ thứ vũ khí gì có thể; đồng thời, Người cũng chỉ rõ cuộc chiến sẽ rất gian lao, lâu dài, phải trải qua gian khổ, hy sinh, nhưng thắng lợi cuối cùng “nhất định về dân tộc ta” đó là một tất yếu của lịch sử.
 Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến tuy rất ngắn gọn, nhưng là văn kiện quan trọng, mang tính chỉ đạo không chỉ trong những ngày đầu, mà còn có tác dụng định hướng cho sự phát triển của cả cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cũng như sau này. Trên cơ sở tư tưởng đó, kết hợp với hoạt động thực tiễn, Đảng ta từng bước hoàn chỉnh thành đường lối, chỉ đạo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến đi tới thắng lợi hoàn toàn và luôn có ý nghĩa giá trị lịch sử to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hôm nay và mai sau.
2.Nhóm hình ảnh về nhân vật lịch sử:
 Ví dụ 1: Danh nhân lãnh tụ
Câu hỏi : Quan sát hình 11, hãy cho nhận xét của em về sự có mặt của Nguyễn Aí Quốc trong đại hội? Em học tập được những điều gì từ con người này ?
Trả lời : 
Từ ngày 25 đến 30 tháng 12 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp họp ở thành phố Tua (Tours) với tư cách là đại biểu Đông Dương. Đại hội khai mạc lúc 10 giờ 35 phút ngày 25 tháng 12 năm 1920, tại phòng họp lớn của nhà Mane ở thành phố Tua, cách Pari 237km.
 Khi đoàn chủ tịch giới thiệu Nguyễn Ái Quốc là đại biểu Đông Dương, cả Đại hội đứng dậy vỗ tay, lần đầu tiên có một người Việt Nam tham gia đại hội đại biểu của một chính đảng Pháp và là người bản xứ duy nhất trong số đại biểu các thuộc địa có mặt trong đại hội.
Ngày 26 tháng 12 năm 1920 tại phiên họp đầu tiên Nguyễn Ái Quốc đã đã phát biểu ý kiến. Trong lời phát biểu Nguyễn Ái Quốc đã lên án chủ nghĩa đế quốc Pháp, vì lợi ích của nó đã dùng lưỡi lê chinh phục Đông Dương và trong suốt nửa thế kỷ qua, nhân dân Đông Dương không những bị áp bức và bóc lột mà còn bị hành hạ và đầu độc một cách thê thảm. Bằng những sự thật Nguyễn Ái Quốc tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân Pháp ở Đông Dương và cho rằng “Đảng Xã hội cần phải hoạt động một cách thiết thực để ủng hộ người bản xứ bị áp bức”, rằng “Đảng phải tuyên truyền chủ nghĩa xã hội trong tất cả các nước thuộc địa...đánh giá đúng tầm quan trọng của thuộc địa”.
 Em học tập được những điều gì từ con người này bản lĩnh, trình độ ngoại ngữ, sự dũng cảm, sự hiểu biết và thong thái vv
Ví dụ 2: Danh nhân doanh nghiệp yêu nước
Câu hỏi: Hành động của vợ chồng ông bà Trịnh Văn Bô 
 Tạo cho em những suy nghĩ gì ?
Trả lời: 
Trịnh Văn Bô (1914-1988) là một thương nhân Việt Nam giữa thế kỷ XX. Ông là nhà tư sản theo chủ nghĩa dân tộc, từng ủng hộ cho Chính phủ Cách mạng Lâm thời Việt Nam 5.147 lượng vàng, tương đương số tiền gần gấp đôi ngân khố chính phủ bấy giờ. Hiệu buôn tơ lụa Phúc Lợi tại số 48 phố Hàng Ngangquận Hoàn Kiếm Hà Nội, trước Cách mạng tháng Tám, cũng là nhà riêng của ông, là nơi Hồ Chí Minh ở dịp cuối tháng 8 đầu tháng 9 năm 1945, và là nơi ra đời bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ví dụ 3: Danh nhân tướng lĩnh phía đối đầu 
Tướng Henri Nava (1898-1983), Tổng chỉ huy quân đội Pháp tại Đông Dương 1953-1954.
Câu hỏi: Quan sát hinh 26 cho biết những hiểu biết của em về tướng NA VA và kế hoạch NAVA
Trả lời: Tướng Hăngri Nava (Henri Navarre, 1898-1983) sinh trưởng trong một gia đình nhiều đời làm Chưởng lý quan tòa và luật sư vùng Noóc măng đi (Normandie), Pháp. Khi tham gia quân đội Pháp đã từng phục vụ ở Đội kỵ binh Saint Germain số 16, chỉ huy đội kỵ binh Maroc số 3. Trong Thế chiến lần thứ 2, Na va chỉ huy sư đoàn Constantine ở Angerie (Bắc Phi). Khi sang làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương, Na va là tướng 4 sao, Tổng tham mưu trưởng lục quân khối Bắc Đại Tây Dương (NATO). Báo chí nước ngoài ca ngợi Na va như một danh tướng có thể “uốn nắn lại tình hình Đông Dương”
Nhóm 3: Hình ảnh tranh, ảnh chụp lúc đương thời
Ví dụ 1: Bên ta xây dưng trong gian khổ
 Đoàn xe đạp thồ lương thực và khí tài phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ
 Câu hỏi: Quan sát hình 32 – sgk và cho biết tác giả thiết kế, ý nghĩa tác dụng của xe đạp thồ trong cuộc kháng chiến chống TD Pháp
Trả lời: Đầu năm 1954, như bao dân quân khác trong cả nước, ông Bùi Tín tình nguyện mang theo chiếc xe đạp thồ phục vụ chiến dịch, Ông được phân công phụ trách một trung đội xe đạp thồ với hơn 30 người. Đường đi từ Thanh Hóa qua Hòa Bình, suối Rút, Sơn La, Lai Châu có nhiều núi cao, vực thẳm, suối sâu, thác ghềnh, muỗi, vắt, thú rừng và còn biết bao bom đạn do máy bay địch trút xuống ngăn đường
Lúc mới chở, mỗi người chỉ thồ được 80 kg hàng, sau đó động viên nhau lên 100kg, 150kg, khi thồ được 200kg thì nhiều người không tin có thể nâng lên nặng hơn được nữa vì nhiều đoạn đường khó khăn, chênh vênh trên sườn núi cao, lại phải đi trong đêm tối, đường trơn, mưa rét. Ông bàn với anh em sửa lại xe đạp cho chắc rồi làm thêm giá đỡ để xe chở được nhiều hơn nữa, đồng thời tập luyện cách di chuyển cho thành thạo trong từng cung đường, sẵn sàng giúp đỡ nhau khi cần thiết Rồi ông đưa mức trọng tải thồ lúc cao nhất lên đến 213kg. Mỗi lần như vậy, ông đều tổ chức cho anh em trong đơn vị rút kinh nghiệm. Sau đó, nhiều anh em đã làm được, và không bao lâu, phong trào thi đua này đã lan ra toàn tuyến.
Kết thúc chiến dịch, ông vinh dự được thưởng Huy hiệu Bác Hồ và Huân chương Chiến công hạng ba.
Ví dụ 2: Bên ta giờ phút chiến thắng ghi danh lịch sử
Câu hỏi: Quan sát tranh và thử kể những câu chuyện của sự kiện này mà em đả được biết 
Trả lời: 9h30 phút ngày 30/4/1975, Dương Văn Minh kêu gọi ngừng bắn để điều đình giao chính quyền nhằm cứu quân Ngụy khỏi sự sụp đổ.
10h45 phút ngày 30/4/1975, xe tăng ta tiến thẳng vào dinh Độc Lập, bắt sống ngụy quyền, tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện.
11h30 phút ngày 30/4/1975, lá cờ cách mạng đã tung bay trên nóc phủ tổng thống Ngụy báo hiệu chiến dịch Hồ Chí Minh đã toàn thắng.
Ví dụ 3: Bên đối đầu tàn bạo và độc ác
Câu hỏi :Quan sát bức tranh (SGK, trang 100), em hãy giải thích tại sao máy chem. Được kéo lê khắp miền nam và luật 10-59 là như thế nào ?
Trả lời: Luật 10-59 là một đạo luật do chế độ Việt Nam Cộng hòa ban hành ngày 6 tháng 5 năm 1959, quy định việc "trừng phạt sự phá hoại, sự xâm phạm an ninh Quốc gia, sự xâm phạm sanh mạng hay tài sản của nhân dân" và thiết lập các Tòa án quân sự đặc biệt nhằm xét xử trong 3 ngày các "tội ác chiến tranh chống lại chế độ Việt Nam Cộng hòa". Đối tượng mà bộ luật này nhắm đến là những người phạm tội ác chiến tranh chống lại chế độ Việt Nam Cộng hòa, nhưng trên thực tế thì luật này xử đa số là những đảng viên Cộng sản, những cán bộ cách mạng từng tham gia chiến tranh Đông Dương trong hàng ngũ Việt Minh.
 Ví dụ 4: Bên đối đầu thất bại và rút quân về nước
Câu hỏi: Quan sát H 85 tìm ý nghĩa của sự kiện rút quân về nước của MĨ ?
Trả lời: Ngày 30 tháng 4 năm 1975, một số ít người Mỹ cuối cùng ở lại miền Nam Việt Nam được di tản khỏi đất nước này khi Sài Gòn thất thủ trước quân đội cộng sản. Đại tá Bắc Việt Bùi Tín, chấp thuận tuyên bố đầu hàng của chính phủ miền Nam Việt Nam, nói (với Tổng thống Dương Văn Minh), “Anh không việc gì phải sợ; giữa Việt Nam ta không có kẻ thắng người thua. Chỉ có người Mỹ là kẻ bại trận.” Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến dài nhất và không được ủng hộ nhất trong lịch sử nước Mỹ, phải trả giá bằng sinh mạng của hơn 58.000 lính Mỹ. Hơn hai triệu binh lính và dân thường Việt Nam đã thiệt mạng trong cuộc chiến này.
Ví dụ 5: Chiến tranh đã qua đi nhưng viết thương vẫn còn đây 
3. Kết luận : 
 Việc kết hợp khai thác hình ảnh  với ứng dụng CNTT phục vụ cho giảng dạy bộ môn lịch sử, sẽ góp phần tích cực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. nâng cao được trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người thầy mà còn phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình học bộ môn. Giúp cho các em học sinh có ý thức cao trong học tập, chịu khó tìm tòi, học hỏi để nắm được bài một cách tốt nhất, khiến các em ngày càng yêu thích môn học Lịch sử hơn, không quay lưng lại với lịch sử dân tộc.
 Mục đích mà chuyên đề này hướng đến chính là khơi dậy khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh, thông qua các hình ảnh về các bản đồ, sơ đồ, về các nhân vật lịch sử cũng như về các sự kiện lịch sử của Việt Nam và thế giới, học sinh được khắc sâu và ghi nhớ những nội dung của bài học. Từ đó các em có những hiểu biết nhất định về lịch sử của nhân loại, lịch sử của thế giới, thêm yêu quý và tự hào về những trang sử hào hùng của dân tộc, tôn thờ và ngưỡng mộ những danh nhân thế giới 
 Trong quá trình viềt chắc hẳn còn nhiều thiếu sót, rất mong sự góp ý chân thành của các đồng nghịêp để chuyên đề được hoàn chỉnh hơn.
	 Tôi xin chân thành cảm ơn! 
 Vĩnh Trạch Đông, ngày 01 tháng 04 năm 2021
 Người viết 
 Mai Văn Quyết

File đính kèm:

  • docchuyen_de_mot_so_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_khai_thac_ki.doc
Sáng Kiến Liên Quan