Chuyên đề Một số giải pháp phát triển kỹ năng nói Tiếng Anh cho học sinh khối 7,8,9 trường THCS Nguyễn Du

Trong khi học nói Tiếng Anh, các em gặp rất nhiều trở ngại. Trước hết là vốn từ của các em khá hạn chế, nên khi muốn diễn đạt một ý tưởng nào đó các em đã gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó, các em phải đối diện với giáo viên do đó thấy khó diễn đạt bằng ngôn ngữ, các em sợ mắc lỗi, sợ bị thầy cô chê, xấu hổ khi phải nói trước các bạn trong lớp nhất là khi các em còn thiếu nhiều yếu tố để có thể nói được một cách chính xác và tự tin, mặc dù ở một số thời điểm học sinh đã được chuẩn bị nhưng khi được yêu cầu nói các em dường như quên hết. Chính vì vậy, khi nói một điều gì đó bằng tiếng Anh các em thường cảm thấy không tự tin. Một lý do nữa là số học sinh trong lớp quá đông, nhưng thường chỉ có một vài học sinh được nói. Điều này có nghĩa là học sinh sẽ có rất ít thời gian và ít cơ hội để nói.

Thực hiện đổi mới giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo là giáo viên dạy tiếng Anh tôi đã chú trọng nhiều đến phương pháp dạy, tuy nhiên đa số các em vẫn chỉ thiên về học ngữ pháp, từ vựng và rất sợ nói. Năm học 2019 -2020, tôi đã tiến hành khảo sát kỹ năng nói ngay từ đầu năm học đối với khối 7,8,9.

 

doc10 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 979 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Một số giải pháp phát triển kỹ năng nói Tiếng Anh cho học sinh khối 7,8,9 trường THCS Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KỶ NĂNG NÓI TIẾNG ANH CHO HỌC SINH KHỐI 7,8,9 TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Tiếng Anh ngày nay đã là một trong những ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất thế giới, là công cụ giao tiếp và là chìa khoá dẫn đến kho tàng kiến thức của nhân loại, nên việc học tiếng Anh là rất cần thiết. Tiếng Anh giờ đã là một trong các môn học chính trong chương trình học của học sinh. Việc học và sử dụng tiếng Anh đòi hỏi cả một quá trình luyện tập cần cù sáng tạo của cả người học lẫn người dạy. Vì thế người học phải thành thạo các kỹ năng ngôn ngữ nghe, nói, đọc và viết. Một thực tế không thể phủ nhận khi học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng là học sinh có thể nghe hiểu tốt nhưng điều này không có nghĩa là các có thể nói tốt. “ Tai thính” không tương quan với nói tốt. Mục đích của sử dụng ngôn ngữ là giao tiếp các ý tưởng giữa người với người. Như vậy, nói dường như kỹ năng quan trọng và khó phát triển nhất. Trong nhiều tiết học tiếng Anh học sinh có rất ít cơ hội để thực hành ngôn ngữ, giáo viên tập trung dạy danh mục các đơn vị ngữ pháp - từ vựng. Nhiều học sinh nhớ hàng trăm đơn vị từ vựng và hàng chục quy tắc ngữ pháp nhưng vẫn không thể nói được. Điều này giải thích một phần tại sao sau khi tốt nghiệp số lượng học sinh có thể giao tiếp được bằng tiếng Anh ở mức độ căn bản chiếm một tỉ lệ rất khiêm tốn. Thực hiện chương trình tiếng Anh cấp Trung học cơ sở được biên soạn theo quan điểm giao tiếp, coi việc hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp: Nghe - Nói - Đọc - Viết là mục tiêu cuối cùng của quá trình giảng dạy, việc dạy và học môn tiếng Anh ở trường THCS nhằm mục đích giúp cho học sinh có khả năng sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở mức độ cơ bản và tương đối thành thạo dưới các hình thức Nghe - Nói - Đọc - Viết, tiến đến việc hình thành năng lực sử dụng tiếng Anh dễ dàng, có hiệu quả trong giao tiếp thông thường. 
Từ thực tế đó tôi đã viết chuyên đề “ Một số giải pháp phát triển kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh khối 7,8,9 Trường THCS Nguyễn Du
II. THỰC TRẠNG:
Trong khi học nói Tiếng Anh, các em gặp rất nhiều trở ngại. Trước hết là vốn từ của các em khá hạn chế, nên khi muốn diễn đạt một ý tưởng nào đó các em đã gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó, các em phải đối diện với giáo viên do đó thấy khó diễn đạt bằng ngôn ngữ, các em sợ mắc lỗi, sợ bị thầy cô chê, xấu hổ khi phải nói trước các bạn trong lớp nhất là khi các em còn thiếu nhiều yếu tố để có thể nói được một cách chính xác và tự tin, mặc dù ở một số thời điểm học sinh đã được chuẩn bị nhưng khi được yêu cầu nói các em dường như quên hết. Chính vì vậy, khi nói một điều gì đó bằng tiếng Anh các em thường cảm thấy không tự tin. Một lý do nữa là số học sinh trong lớp quá đông, nhưng thường chỉ có một vài học sinh được nói. Điều này có nghĩa là học sinh sẽ có rất ít thời gian và ít cơ hội để nói. 
Thực hiện đổi mới giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo là giáo viên dạy tiếng Anh tôi đã chú trọng nhiều đến phương pháp dạy, tuy nhiên đa số các em vẫn chỉ thiên về học ngữ pháp, từ vựng và rất sợ nói. Năm học 2019 -2020, tôi đã tiến hành khảo sát kỹ năng nói ngay từ đầu năm học đối với khối 7,8,9.
 Đây là số liệu khảo sát đầu năm 
Lớp
Sĩ số
Khá - Giỏi
(1.5 – 2)
%
Tb
(1.0-1.4)
%
Yếu - Kém (0 – 0.9)
%
9A
35
6 
17
10
28,5 
19
44,5
8A
35
5 
14
9
26
21
60
7A
37
8 
22
14
38
15
40
 Qua 8 tuần học tập và thực hiện theo cách kiểm tra đánh giá mới,tôi đã kháo sát lần 2 và kết quả phấn nói của các em có phần tiến bộ hơn. Đó cũng là động lực giúp các em có mục tiêu rõ ràng hơn trong việc rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh.
Đây là số liệu khảo sát lần 2 
Lớp
Sĩ số
Khá - Giỏi
(1.5 – 2)
%
Tb
(1.0-1.4)
%
Yếu - Kém (0 – 0.9)
%
9A
35
10 
28,5
15
43 
10
28,5
8A
35
8 
23
15
43
12
34
7A
37
10 
27
20
54
7
19
 Căn cứ vào 2 bảng thống kê chất lượng trên ta có thể thấy rằng tỉ lệ học sinh yếu kém đã giảm nhiều. Điều này chứng tỏ học sinh đã có sự cố gắng chuyển biến tích cực trong giao tiếp tiếng Anh ở mức độ căn bản.
 Từ thực tế đó, là người trực tiếp giảng dạy tiếng Anh tôi đã cố gắng suy nghĩ, tìm tòi các cách để nâng cao chất lượng kỹ năng nói cho học sinh ngày càng tốt hơn.
III. GIẢI PHÁP:
1. Phát triển kĩ năng nói thông qua ngôn ngữ lớp học: 
Theo chương trình sách giáo khoa mới kết hợp phương pháp dạy học mới, học sinh THCS được khuyến khích sử dụng tiếng Anh càng nhiều càng tốt tùy theo trình độ của đối tượng. Trong lớp học, giáo viên cần tạo cơ hội cho học sinh giao tiếp bằng nhiều hình thức: T- Whole class, T-S, S –S. Giáo viên là người hướng dẫn các em làm quen với đàm thoại từ những tình huống đơn giản là các câu chào hỏi đến đàm thoại theo chủ đề. 
Ví dụ: Beginning of the lesson:
 *Good morning. How are you?
 *Did you have a nice weekend?
 *Have you done your homework?
 *Let’s play a game now, shall we?
 *Are you ready?
 Ask for repetition:
*Would you mind repeating?
*Could you say it again?
*Pardon?
 Asking for clarification:
*What is it? Please tell me again. 
*What do you mean?
*Could you explain more about..?
 Ask for ideas/opinions
*What do you think about that(name)?
*Do you have any ideas/opinions?
*How about you?
 Checking:
*Is that clear?
*Okay so far?
*Have you got it / that?
 Trong các hoạt động trên lớp, thường thì giáo viên nên sử dụng toàn bộ tiếng Anh (mainly English), đôi khi phải sử dụng Tiếng Việt (mainly Vietnamese) và đôi khi sử dụng cả hai ngôn ngữ ( a mixture of the two languages)
2. Phát triển kỹ năng nói thông qua các hoạt động giao tiếp.
a. Interview: Phỏng vấn
	Học sinh làm việc theo cặp, một học sinh đóng vai người phỏng vấn, một học sinh đóng vai người được phỏng vấn, sẽ hỏi đáp theo nội dung cụ thể được ghi trong yêu cầu và theo sự hương dẫn của học sinh.
 Ex: Applying for a club Membership
A. (Interviewee): You want to apply for the membership of the school club (The pioneers club – Tiếng Anh 8 - Unit 6): The official at the club is going to interview you. Get ready to tell him/ her what he or she wants to know. 
B. (Interviewer): You are an official at the young Pioneers club. Interview your partner to fill in the form. 
Applicant's Details: 
Name: 
Age: 
School: 
Hobbies/ Interests: 
Abilities: 
Wish: 
b. Questionnaire: Phiếu điều tra
	Học sinh được chia thành các cặp hoặc nhóm, dựa vào phiếu điều tra do GV chuẩn bị trước, hỏi nhau để tìm hiểu về một nội dung nào đấy. cách tiến hành phiếu điều tra được thực hiện theo các bước sau:
	* Bước 1: GV chia HS thành các cặp hoặc nhóm.
	* Bước 2: GV nêu yêu cầu, giải thích bài tập, HS sẽ phải làm bài.
	* Bước 3: GV phát phiếu điều tra.
	* Bước 4: HS thực hiện phiếu điều tra.
	* Bước 5: GV kiểm tra lại kết quả, hỏi lại những thông tin có được qua điều tra. Có thể phát triển bằng cách cho HS làm các bài trình bày nói hoặc viết, hay các hoạt động tiếp theo có liên quan (follow up - activities). 
(Ví dụ : Tiếng Anh 8 - Unit 6 - Language focus).
 Example exchange: SA. Do you like playing soccer? 
SB. Yes, I do. What about you?
c. Role play: đóng vai
	Ở hoạt động này HS đóng vai của chính mình hoặc vai của một người khác trong một tình huống cụ thể. Mục đích của các hoạt động đóng vai là tạo ra những tình huống giống như thật trong môi trường lớp học, giúp HS làm quen và tập sử dụng ngôn ngữ trong các tình huống sẽ gặp trong cuộc sống thật.
	Các hoạt động đóng vai luôn được thực hiện theo cặp hoặc nhóm. Sau đó đưa ra lớp có nhận xét góp ý của GV.
	Ngoài ra GV còn có thể yêu cầu HS đóng vai theo tình huống cho sẵn.
Ex 2: Tiếng anh 9 - Unit 5 - Language focus - Exercise 3
	GV chuẩn bị một số cards với những từ gợi ý (soccer, fishing, movies, etc). HS sẽ hỏi một số câu hỏi yes/ no questons để tìm ra các hoạt động mà bạn mình thích làm vào thời gian rãnh: Example exchange
SA: Do you like playing soccer? 
SB: No, I don't
SC: Do you enjoy listening to music? etc
SB: Yes, I do. 
3. Phát triển kĩ năng nói qua thực hành cấu trúc ngữ pháp.
Hiện nay nhiều học sinh lớp 8 ,9 có vốn từ vựng và ngữ pháp khá tốt nhưng rất ngại nói tiếng Anh trong giờ học, không có thói quen giao tiếp, các em không tự tin giao tiếp từ những câu đơn giản như giới thiệu bản thân Do vậy giáo viên cần tạo điều kiện cho các em rèn luyện kỹ năng nói từ lớp 6, 7.
 Để tạo môi trường thuận lợi cho học sinh giao tiếp, tôi đã thực hiện vai trò là người hướng dẫn và tổ chức thực hiện, uyển chuyển kết hợp nhiều hoạt động trong giờ dạy nhằm giúp các em tư duy, tham gia thực hành sôi nổi. Từ đó các em tự tin giao tiếp, say mê hứng thú học bộ môn thông qua các thủ thuật thực hành cấu trúc ngữ pháp trên lớp. Ví dụ:
* Survey : Tiếng Anh 7 Unit 1 Lesson 5 : B 4,5 - 7
 *Example exchanges:
 S1 : What’s your name ?
 S2 : My name’s .
 S1 : Where do you live ?
 S2 : I live at .
 S1 : How far is it from your house to school ?
 S2 : It’s about 
 S1 : How do you go to school ?
 S2 : I go to school by ..
4: Luyện nói ở giai đoạn Pre– Post của tiết dạy kỹ năng nói: 
Như đã trình bày, học sinh được luyện nói không chỉ trong tiết dạy kỹ năng nói mà còn được luyện phối hợp các kỹ năng (sub skill) ở giai đoạn Pre- và Post
 Suggested dialogue :
 S1 : Hello
 S2 : Hi
 S1 : What’s your name ?
 S2 : My name is Pham Thi Hoa
S1 : Where are you from ?
S2 : I’m from Hue
S1 : Do you have many friends in Hanoi ?
S2 : No. I don’t have any friends in Hanoi. But I have a lot of friends in Hue.
S1 : Is your old school big ?
S2 : No. It’s small. 
S1 : Why are you unhappy ?
S2 : I miss my parents and my friend in Hue very much.
IV. KẾT LUẬN:
1. Kết luận:
 	Tiếng Anh là môn học giúp chúng ta ngày càng hoà nhập vào thế giới hiện đại. Sự thành thạo ngôn ngữ này ở mức độ căn bản trong trường THCS sẽ giúp cho học sinh học lên bậc THPT tốt hơn hay có thể tìm được một công việc tốt sau khi ra trường. So với những năm trước đây, tình hình dạy học môn tiếng Anh có nhiều khả quan, kỹ năng nghe - nói được đặc biệt chú trọng, học sinh đang ngày càng quen dần với việc sử dụng phương tiện ngôn ngữ thứ hai này. Để tạo thói quen tốt và dần hình thành năng lực ngôn ngữ cho học sinh, giáo viên luôn phải tích cực, chủ động đổi mới phương pháp giảng dạy, tìm tòi, sáng tạo cách thức tổ chức dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh và điều kiện giảng dạy ở địa phương. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều khía cạnh cần phải bàn tiếp để tìm được nhiều biện pháp khả thi hơn trên cơ sở lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn để công tác giảng dạy tốt hơn, có hiệu quả hơn.
Những nội dung tôi trình bày trên đây chỉ là kinh nghiệm của bản thân, phạm vi nghiên cứu hẹp, thời gian ngắn, tư liệu ít do đó chắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót. Song với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục, tôi hy vọng với bài viết chuyên đề nhỏ này có thể góp thêm kinh nghiệm giảng dạy kỹ năng nói cho học sinh. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu từ các bạn bè đồng nghiệp. 
2. Đề xuất, kiến nghị:
	- Phòng Giáo dục & Đào tạo cần đầu tư hơn nữa cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong công tác giáo dục theo hướng đổi mới hiện nay.
- Nhà trường thành lập các câu lạc bộ nói tiếng Anh theo khối lớp, tổ chức các buổi tham quan dã ngoại để giúp học sinh có thể giao tiếp với người nước ngoài, tổ chức các cuộc thi nói tiếng Anh...
	- Học sinh phải phát huy cao độ tính tích cực của các em trong luyện tập, thực hành, phải tự giác tham gia thực hành không sợ mắc lỗi. Sự chuẩn bị của học sinh cũng rất cần thiết như: học thuộc từ, soạn từ mới, đọc trước những gợi ý trong sách giáo khoa, làm bài tập về nhà.
 Lộc Ninh, ngày 26 tháng 11 năm 2019
 Tổ trưởng Người viết
Hồ Thị Thơi Võ Văn Cường

File đính kèm:

  • docchuyen_de_mot_so_giai_phap_phat_trien_ky_nang_noi_tieng_anh.doc
Sáng Kiến Liên Quan