Chuyên đề Một số đổi mới trong việc đưa văn hóa dân gian vào các hoạt động tập thể và hoạt động ngoài giờ lên lớp tại trường THPT Ỷ La
MỘT SỐ ĐỔI MỚI TRONG VIỆC ĐƯA VĂN HÓA DÂN GIAN VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ VÀ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP TẠI TRƯỜNG THPT Ỷ LA
I. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ:
Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XI đã chỉ rõ nhiệm vụ phát triển đất nước 05 năm (2011-2015) về lĩnh vực văn hóa (VH) là: "Tiếp tục xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại". Điều này cũng được khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ bổ sung năm 2011 "Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao". Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền VH và con người Việt Nam". Như vậy, Đảng ta vẫn xác định một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng là duy trì, kế thừa, phát huy bản sắc VHTT Việt Nam và văn hóa dân gian của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong mối quan hệ giao lưu và tiếp nhận thường xuyên những tinh hoa văn hoa tiến bộ của nhân loại và đề cao vai trò của giáo dục đối với việc duy trì nền VH này.
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa đã làm thay đổi mạnh mẽ điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam từ truyền thống và khép kín sáng hiện đại và hội nhập, đồng thời tác động đến hệ thống các giá trị VHTT của dân tộc. Trong đời sống xã hội, đã xuất hiện những quan niệm mới, cách nhìn mới về VH xã hội, con người, về các mối quan hệ giữa con người với con người, con người với thiên nhiên và các giá trị đạo đức. Thực tiễn này đòi hỏi nhà trường phải quan tâm hơn đến việc giáo dục thế hệ trẻ biết hòa nhập, tiếp thu tinh hoa VH nhân loại trên cơ sở giữ gìn và phát huy các giá trị VHTT, văn hóa dân gian của dân tộc. Hoạt động này phải được làm ngay từ trong nhà trường, thông qua nội dung dạy học và các hoạt động giáo dục để tạo môi trường đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam vừa bắt kịp các tinh hoa văn hóa chung của nhân loại vừa giữ được bản sắc văn hóa riêng đậm đà truyền thống dân tộc.
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TUYÊN QUANG TRƯỜNG THPT û la CHUYÊN ĐỀ MỘT SỐ ĐỔI MỚI TRONG VIỆC ĐƯA VĂN HÓA DÂN GIAN VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ VÀ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP TẠI TRƯỜNG THPT Ỷ LA Giáo viên: Mai Thị Diệu Thuần Tổ : Lý – Công nghệ Tháng 03 / 2017 Tên chuyên đề: MỘT SỐ ĐỔI MỚI TRONG VIỆC ĐƯA VĂN HÓA DÂN GIAN VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ VÀ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP TẠI TRƯỜNG THPT Ỷ LA I. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ: Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XI đã chỉ rõ nhiệm vụ phát triển đất nước 05 năm (2011-2015) về lĩnh vực văn hóa (VH) là: "Tiếp tục xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại". Điều này cũng được khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ bổ sung năm 2011 "Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao"... Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền VH và con người Việt Nam". Như vậy, Đảng ta vẫn xác định một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng là duy trì, kế thừa, phát huy bản sắc VHTT Việt Nam và văn hóa dân gian của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong mối quan hệ giao lưu và tiếp nhận thường xuyên những tinh hoa văn hoa tiến bộ của nhân loại và đề cao vai trò của giáo dục đối với việc duy trì nền VH này. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa đã làm thay đổi mạnh mẽ điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam từ truyền thống và khép kín sáng hiện đại và hội nhập, đồng thời tác động đến hệ thống các giá trị VHTT của dân tộc. Trong đời sống xã hội, đã xuất hiện những quan niệm mới, cách nhìn mới về VH xã hội, con người, về các mối quan hệ giữa con người với con người, con người với thiên nhiên và các giá trị đạo đức... Thực tiễn này đòi hỏi nhà trường phải quan tâm hơn đến việc giáo dục thế hệ trẻ biết hòa nhập, tiếp thu tinh hoa VH nhân loại trên cơ sở giữ gìn và phát huy các giá trị VHTT, văn hóa dân gian của dân tộc. Hoạt động này phải được làm ngay từ trong nhà trường, thông qua nội dung dạy học và các hoạt động giáo dục để tạo môi trường đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam vừa bắt kịp các tinh hoa văn hóa chung của nhân loại vừa giữ được bản sắc văn hóa riêng đậm đà truyền thống dân tộc. Trong nội dung dạy học và hoạt động giáo dục của nhà trường hiện nay, giáo dục VHTT dân tộc , trong đó có việc lồng ghép đưa văn hóa dân gian vào các hoạt động giáo dục trong nhà trường thành một nội dung giáo dục quan trọng. Một số giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam, tinh hoa văn hóa dân gian của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và quốc tế đã được đưa vào nhiều bài học ở các môn học và hoạt động giáo dục của trường phổ thông các cấp tiểu học, THCS và THPT. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc giáo dục VHTT, VHDG ở trường phổ thông trong thời gian qua vẫn còn bộc lộ một số bất cập như chưa cập nhật được với những thay đổi của văn hóa trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, chưa bắt kịp những đổi mới trong phương pháp, cách thức giáo dục văn hóa của KHGD dục hiện đại. Vì thế dự thảo Đề án đổi mới Chương trình, SGK GDPT sau năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khẳng định: "Chương trình GDPT phải đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục hệ thống giá trị tích cực cho học sinh theo hướng phát triển toàn diện nhân cách: bảo tồn các giá trị cao đẹp của truyền thống, tiếp nhận, hấp thu, chuyển hóa các giá trị mới một cách thích hợp; chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm, lòng nhân ái, tính trung thực và tinh thần dũng cảm; hình thành các năng lực cơ bản cần thiết. Với các lý do trên, có thể khẳng định rằng mặc dù là vấn đề khó, song việc giáo dục VHTT, VHDG trong các trường phổ thông là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn. Chuyên đề này sẽ xác định những giá trị VHTT, VHDG cốt lõi cần giáo dục cho HS và những hủ tục, tập quán lạc hậu cần phê phán; Đồng thời đề xuất một số phương thức đổi mới trong việc đưa những giá trị VHDG vào trong nội dung các môn học (trước hết là môn HĐNGLL) và các hoạt động giáo dục (chủ yếu là các HĐTT) ở trường THPT Ỷ La , thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. II. THỰC TRẠNG VIỆC ĐƯA VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG, VĂN HÓA DÂN GIAN VÀO TRONG TRƯỜNG HỌC HIỆN NAY: Trong một tổ chức nói chung cũng như trong một tập thể Nhà trường nói riêng, văn hóa luôn tồn tại trong mọi hoạt động của tổ chức đó. Văn hóa là sự giáo hóa, vun trồng nhân cách con người, làm cho con người và cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn. Văn hóa nhà trường là một tập hợp các giá trị, niềm tin, hiểu biết, chuẩn mực cơ bản được các thành viên trong Nhà trường cùng chia sẻ và tạo nên bản sắc của Nhà trường đó. Căn cứ theo hình thức biểu hiện thì văn hóa nhà trường gồm phần nổi có thể nhìn thấy như: không gian cảnh quan nhà trường, lôgô, khẩu hiệu, hành vi giao tiếp...và phần chìm không quan sát được như: niềm tin, cảm xúc, thái độ... Hiện nay, các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc đang dần bị mai một, nhất là đối với giới trẻ. Vì vậy việc đưa văn hóa dân gian của địa phương vào truyền dạy trong trường học là rất cần thiết, góp phần giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại. Qua đó cũng giúp các em học sinh tự ý thức giữ gìn cũng như thêm yêu những nét văn hóa dân gian của dân tộc mình. Việc đưa VHTT, văn hóa dân gian vào trường học không chỉ là một phương án hay giúp bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc mà còn là phương pháp làm giàu có thêm tâm hồn và cảm xúc của học sinh. Tuy nhiên, việc thực hiện sao cho thiết thực, hiệu quả và bài bản lại là chuyện không hề đơn giản. Thực trạng hiện nay đang tồn tại trong việc đưa VHTT, VHDG vào trường học hiện nay là: Chương trình giáo dục phổ thông hiện nay đang quá tải, trong nhà trường có rất nhiều môn học chính khóa, dẫn đến không có thời gian dành cho các hoạt động vui chơi, ngoại khóaViệc GD đạo đức, truyền thống VH với số tiết chính khóa ít ỏi, chủ yếu trên lớp thông qua các môn HĐNGLL, môn GDCD hay được tích hợp với các môn Lịch sử, Ngữ Văn.. nhưng thời gian là quá ít để đảm bảo đạt được những hiệu quả trong quá trình lên lớp đó. III. NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG: Kiến thức chương trình phổ thông trong các trường học vẫn là quá nặng. Học sinh không còn thời gian cho các hoạt động vui chơi, ngoại khoá; Tổ chức các hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt mang tính cộng đồng lại liên quan nhiều đến vấn đề kinh phí. Và ngay các môn như Thể dục, Âm nhạc, Mỹ Thuật... cũng còn nhiều thiếu thốn về csvc, phương tiện , thiết bị.. Để làm sống lại VHTT, văn hóa dân gian trong lòng thế hệ trẻ, việc đưa văn hóa dân gian vào trường học là cần thiết để các em thêm hiểu biết, yêu văn hóa dân gian từ đó có ý thức gìn giữ. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên được đào tạo chuyên sâu về môn học này hiện nay chưa có, Bộ GD - ĐT chưa xây dựng thành môn học độc lập nên nhà trường chỉ lồng ghép vào các môn học khác. Những giáo viên tham gia hoạt động này đơn thuần chỉ là kiêm nhiệm với nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho học sinh, họ không được hưởng thêm gì ngoài sự nhiệt tình, tâm huyết. Việc lồng ghép các loại hình nghệ thuật truyền thống vào giảng dạy cũng không hề đơn giản bởi việc thực hiện giờ dạy chính khoá vẫn phải tuân theo chương trình của Bộ GD - ĐT. Với bộ môn Văn khi dạy văn học dân gian các giáo viên lồng vào chương trình thông qua các hình thức sân khấu hóa các tác phẩm văn học, hay bằng những di tích gắn với truyền thuyết, diễn xướng bằng những lễ hội, tổ chức cho học sinh tham quan đồng thời cho học sinh làm bài văn thuyết minh về di tích lịch sử.. Và điều này càng khó hơn khi nó phụ thuộc rất nhiều vào "phông" văn hóa và tâm huyết của mỗi cá nhân. IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI TRONG HOẠT ĐỘNG ĐƯA VHDG VÀO TRƯỜNG HỌC TẠI TRƯỜNG THPT Ỷ LA, TPTQ: Vấn đề đặt ra khi đưa VHDG vào các hoạt động GD trong nhà trường là các trường học cần phải nghiên cứu, tìm tòi biện pháp nhằm khơi gợi sự hứng thú học tập cho học sinh. Nhiệm vụ của các nhà giáo dục, của các thầy cô không chỉ sưu tầm, mà quan trọng hơn là phải biết cách tổ chức sao cho các em thật sự hứng thú và tích cực hưởng ứng và đạt kết quả cao. Tuy nhiên, để các giải pháp đó được thực hiện thì phải mất rất nhiều thời gian và tâm huyết của những nhà quản lý giáo dục, cho đến giáo viên. Để hoạt động này nhân rộng trong trường học, trước hết cán bộ quản lý phải nhận thấy sự cần thiết và lợi ích từ hoạt động đó mang lại. Trên cơ sở đó bản thân GV phải là người vào cuộc tích cực, phụ huynh nhận thức và đồng thuận thì mang lại hiệu quả rất tốt. Hơn nữa, nên đưa những nội dung mang tính định hướng vào nhiệm vụ năm học để họ chọn lựa những nội dung cụ thể mà không chỉ chung chung. Nên tuyên truyền quảng bá rộng rãi hoạt động đó trong các nhà trường, phải nhân rộng điển hình đó. Là 1 trong 5 nội dung của phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, trong vài năm qua, việc đưa văn hóa dân gian vào các hoạt động trong các nhà trường đã được nhân rộng tại nhiều trường học trên địa bàn thành phố Tuyên Quang. Từ thực tiễn hoạt động tại cơ sở, xin được đưa ra một số giải pháp đổi mới trong việc đưa VHDG vào các hoạt động tập thể và HĐNGLL tại trường THPT Ỷ La, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang như sau: 1. Giáo dục lý thuyết ở phần học chính khóa: Tích hợp GD truyền thống VH, VHDG xen vào bài học thông qua một số bộ môn. Ví dụ như: - Môn Ngữ Văn ( phần Văn học nghệ thuật Việt Nam), Chú trọng giáo dục các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống như: tình yêu quê hương đất nước, đạo lý làm người, tinh thần đoàn kết, tương thân tương áitrong một số tiết học, GV nên tổ chức sân khấu hóa các tác phẩm văn học, lồng ghép với tổ chức các hình thức diễn xướng dân gian, thi đọc ca dao tục ngữ hay tổ chức các trò chơi dân gian Kịch “Tấm Cám” - Môn Lịch sử ( phần Lịch sử Việt Nam), GD truyền thống yêu nước, khí phách anh hùng của dân tộc VN, học hỏi các tinh thần đoàn kết... GV có thể tổ chức cho HS đi dã ngoại, du khảo văn hóa, hay tổ chức cho HS thi tìm hiểu về các địa danh di tích lịch sử của quê hương , hay thi làm video, làm bài thuyết trình về các di tích văn hóa lịch sử tại địa phương Ảnh từ trang fanpage “Dư địa chí lịch sử văn hóa tâm linh Thành Tuyên” Ảnh “Thi kể chuyện về Bác Hồ” - Môn GDCD ( phần GD đạo đức, GD pháp luật) , GV có thể tổ chức dưới hình thức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức, những khuân phép VH ứng xử của con người VN, VH ứng xử pháp luật.. - Môn GD thể chất: Rèn luyện sức khỏe và tinh thần đoàn kết, tinh thần thượng võ thông qua việc tổ chức thi đấu các trò chơi dân gian, hoặc các hoạt động rèn luyện võ thuật Ảnh “ Thi kéo co” 2. Giáo dục thực hành ở HĐ NGLL: Thay đổi hình thức tổ chức lên lớp giờ HĐNG: Thay vì tổ chức cho GV dạy theo hình thức giảng bài mỗi tháng 2 tiết trực tiếp trên lớp, Nhà trường đã tổ chức tiết học HĐNGLL theo hình thức sinh hoạt tập thể chung cho HS toàn trường. Nội dung chương trình luôn bám sát mục tiêu và chủ đề theo tháng của bộ môn NGLL, nhưng hình thức tổ chức rất phong phú: có thể thông qua các hoạt động như tư vấn hỏi - đáp, tổ chức các cuộc thi, hay trình diễn nghệ thuật, hay biểu diễn văn nghệ, thể thao.... 3. Giáo dục thông qua các HĐTT trong nhà trường: - Thành lập các câu lạc bộ VHDG trong nhà trường: CLB hát dân ca, CLB hát then, CLB nói tiếng dân tộc (Tày, Cao Lan)... và thường xuyên duy trì hoạt động trong năm học. Ảnh biểu diễn của CLB Hát dân ca - Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa dưới các hình thức biểu diễn văn hóa văn nghệ, các hoạt động thể dục thể thao, tổ chức các trò chơi dân gian ( nhảy bao bố, nhảy sạp, thi kéo co, thi đi cà kheo, đẩy gậy, bịt mắt bắt vịt, bịt mắt bắt lươn, tung còn...), đa dạng hóa các hình thức sân khấu truyền thống, trong đó luôn khuyến khích HS trong việc trình diễn hát dân ca ( hát then, hát quan họ, hát ca trù..), biểu diễn các điệu múa dân tộc, biểu diễn võ thuật hoặc biểu diễn các nhạc cụ dân tộc như: thổi sáo, đánh trống, biểu diễn các loại đàn dân tộc ... Ảnh “Thi Nhảy bao bố” Ảnh “ Thi đây gậy” Ảnh biểu diễn CLB hát then Ảnh “ Bịt mắt bắt vịt” Ảnh “ Bịt mắt bắt lươn” Ảnh “ Tung còn hội Xuân” - Trong các ngày lễ, các dịp giao lưu, hay ngoại khóa, tiến hành tổ chức các cuộc thi viết, vẽ, diễn về đề tài, nội dung VHDG như: thi hát dân ca, thi trình diễn, thuyết trình về trang phục hay bản sắc văn hóa của các dân tộc, thi vẽ tranh, thi cắm hoa, thi nấu ăn theo chủ đề Ẩm thực vùng miền, thi tìm hiểu kiến thức theo chủ đề VHDG.... Ảnh biểu diễn CLB múa hát dân ca Ảnh biểu diễn CLB múa hát dân ca Ảnh Hội thi cắm hoa Ảnh thi trang phục dân tộc Ảnh Hội thi nấu ăn 4. Giáo dục VHDG tiếp cận vào lối sống của HS: Đối với HS, văn hóa tạo nên giá trị đạo đức và có vai trò điều chỉnh hành vi. Khi được giáo dục trong một môi trường văn hóa và thấm nhuần hệ giá trị văn hóa, học trò không những hình thành được những hành vi chuẩn mực mà quan trọng hơn là ẩn chứa trong tiềm thức các em là niềm tin nội tâm sâu sắc vào những điều tốt đẹp, từ đó, khao khát cuộc sống hướng thiện và sống có lý tưởng. Đồng thời, Văn hóa Nhà trường còn giúp các em về khả năng thích nghi với xã hội. Một con người có văn hóa thì trong con người đó luôn hội tụ đầy đủ những giá trị đạo đức căn bản, đó là đức tính khiêm tốn, lễ độ, thương yêu con người, sống có trách nhiệm với bản thân và xã hội... Do vậy, khi gặp những tình huống xã hội phát sinh, dù là những tình huống mà các em chưa từng trải nhưng nhờ vận dụng năng lực văn hóa để điều tiết hành vi một cách hài hòa, các em có thể tự điều chỉnh mình phù hợp với hoàn cảnh, ứng xử hợp lẽ, hợp với lòng người và cuộc sống xung quanh. Việc lồng ghép đưa VHTT, VHDG vào nhà trường phải được thực hiện thường xuyên thông qua các hoạt động thường ngày trên lớp và các hoạt động giáo dục tại nhà trường nói chung. Ngoài ra sự phối kết hợp giữa nhà trường – gia đình – cộng đồng – xã hội cũng phải đồng bộ, nhịp nhàng và thống nhất trong việc rèn luyện đạo đức, kĩ năng sống cho HS. Ảnh HS trườngTHPT Ỷ La tham gia Lẽ hội rước Mãu V. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Văn hóa nhà trường được coi như một mẫu thức cơ bản, tạo ra một môi trường quản lý ổn định, giúp cho Nhà trường thích nghi với môi trường bên ngoài, tạo ra sự hoà hợp môi trường bên trong. Một tổ chức có nền văn hóa mạnh sẽ hội tụ được cái tốt, cái đẹp cho xã hội. VHNT sẽ giúp cho Nhà trường thực sự trở thành một trung tâm văn hóa giáo dục, là nơi hội tụ sức mạnh của trí tuệ và lòng nhân ái trong xã hội, góp phần quan trọng tạo nên sản phẩm giáo dục toàn diện. Với đặc điểm HS tại trường THPT Ỷ La chủ yếu là HS sinh sống tại các xã lân cận khu vực thành phố Tuyên Quang và một số xã trên địa bàn huyện Yên Sơn, nói chung đa số các em đều có ý thức tổ chức kỉ luật tốt, ngoan ngoãn. Bằng sự cố gắng không ngừng của tập thể, cả các thầy cô giáo và trò nhà trường cùng với sự quan tâm – tạo điều kiện của lãnh đạo các cấp, trong những năm qua, thầy và trò trường THPT Ỷ La đã gặt hái được nhiều kết quả đáng khích lệ như: Nhà trường luôn tạo một môi trường học tập thân thiện, tích cực; Nền nếp, ý thức rèn luyện đạo đức, ý thức tổ chức kỉ luật, kết quả về mặt hạnh kiểm của học sinh qua các năm không ngừng tăng lên về chất lượng và số lượng; Chất lượng giảng dạy của các môn học năm sau đều cao hơn năm trước, tỉ lệ HS đỗ tốt nghiệp, CĐ, ĐH tăngMột số các sắc thái phong phú và đa dạng của bản sắc văn hóa Việt Nam, đã được đưa vào GD HS như là: truyền thống yêu quê hương, đất nước, tinh thần cộng đồng tương thân tương ái, tinh thần cởi mở, dễ hòa hợp, thích ứng trong giao lưu văn hóa...,tính duy tình (tình thương) trong các cư xử xã hội, tính thích ứng và hài hòa trong ứng xử với tự nhiên...Hay là tính cởi mở, năng động, tiếp nhận và dễ hòa nhập để từ đó bản địa hóa các nhân tố ngoại lai. Năm học 2016 - 2017, Đạt giải Ba KHKT cấp tỉnh với đề án : “Xây dựng fanpage Dư địa chí lịch sử văn hóa Tâm linh thành Tuyên”. Những kết quả đáng trân trọng đó là kết quả của mối tổng hòa các hoạt động giáo dục của nhà trường, là sự kết hợp có chọn lọc các phương pháp, phương tiện giáo dục phục vụ mục tiêu chung của nhà trường, trong đó không thể không kể đến việc giáo dục truyền thống văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống trong nhà trường. VI. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ: Để gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chúng tôi xin đề xuất một vài kiến nghị như sau: 1. Nên có thống nhất trong việc lựa chọn những giá trị truyền thống văn hóa trong việc đưa vào nội dung giảng dạy tích hợp ở các môn và bộ môn HĐNGLL. 2. Cần có sự phối hợp giữa các nghành, các cấp, tổ chức thường xuyên các hoạt động văn hóa gắn liền với truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương như: tổ chức các lễ hội, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, các hoạt động tham vấn cộng đồng tại trường học 3. Nhà trường cần được hỗ trợ về mặt tài chính, chuyên môn, nhân lực; GV cần được bồi dưỡng về mặt chuyên môn nghiệp vụ trong các hoạt động giáo dục liên quan đến giáo dục các giá trị văn hóa trong Nhà trường
File đính kèm:
- chuyen_de_doi_moi_viec_dua_vhdg_vao_truong_hoc_3364.doc