Chuyên đề Một số biện pháp dạy học phần vật chất trong môn Khoa học Lớp 4+5

Nội dung chương trình Khoa học

 Chủ đề Vật chất và năng lượng trong môn Khoa học lớp 4, 5 là sự phát triển tiếp nối của các chủ đề trong môn Tự nhiên xã hội của các lớp 1-2-3. Ở lớp 4-5, học sinh bước đầu tìm hiểu tương đối có hệ thống các loại vật chất từ đó có cái nhìn tổng thể hơn về các chất, vật liệu, nguồn năng lượng và việc sử dụng chúng.

Qua chủ đề này, học sinh tìm hiểu về một số đặc điểm, công dụng, cách bảo quản, cách sản xuất, khai thác một số vật liệu thường dùng trong đời sống và sản xuất, sự chuyển thể của chất, sự tạo thành hỗn hợp và dung dịch, một số biến đổi hóa học. Mạch nội dung về năng lượng giúp các em nhận thức được một số khái quát vai trò của năng lượng đối với cuộc sống con người, động thực vật, cũng như đối với những sự biến đổi của thế giới xung quanh. Học sinh cũng được tìm hiểu về cách khai thác, sử dụng an toàn- hợp lí, tránh lãng phí và bảo vệ một số nguồn năng lượng.

Giúp học sinh có kỹ năng quan sát và làm một số thực hành đơn giản, gần gũi với đồi sống, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá học tập, biết tìm thông tin để giải đáp, biết diễn đạt những hiểu biết bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ.

Có kỹ năng phân tích, so sánh, rút ra những dấu hiệu chung và riêng của một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên.

Qua đó góp phần hình thành ở các em kỹ năng, thói quen sử dụng hợp lí các vật liệu, đồ dùng, năng lượng trong cuộc sống.

 

docx5 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 561 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Một số biện pháp dạy học phần vật chất trong môn Khoa học Lớp 4+5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ 2
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC PHẦN VẬT CHẤT TRONG MÔN KHOA HỌC LỚP 4-5 
*	*	*	*	*
Bước 1 : Chuẩn bị chuyên đề
- Ngày 7 tháng 9 năm 2017 tổ 4-5 đã họp và đi đến thống nhất chọn làm chuyên đề 2 : 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC PHẦN VẬT CHẤT TRONG MÔN KHOA HỌC LỚP 4-5 
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong tổ như sau:
- Tất cả các đồng chí GV trong tổ đều nghiên cứu mỗi GV một phần
 	+Tập hợp ý kiến viết lí thuyết : Đ/c Phạm Thị Sáng.
 	+ Dạy minh hoạ chuyên đề : Đ/c Nguyễn Thạch Trường
Bước 2 :Tổ chức chuyên đề
PHẦN 1: LÍ THUYẾT
I - ĐẶT VẤN ĐỀ 
Môn Khoa học ở Tiểu học nhằm giúp học sinh có một số kiến thức cơ bản ban đầu về: Sự trao đổi chất, nhu cầu dinh dưỡng, sự sinh sản, sự lớn lên của cơ thể người;
Sự trao đổi chất; Cách phòng tránh một số bệnh thông thường và bệnh truyền nhiễm;
Sự sinh sản của động vật, thực vật; Đặc điểm và ứng dụng của một số chất, một số vật
liệu và nguồn năng lượng thường gặp trong đời sống và sản xuất.
Trong những nội dung đó, nội dung dạy các vật liệu thông thường là nội dung tương đối gần gũi với các em .
Qua thực tế giảng dạy, tổ 4-5 nhận thấy việc dạy và học nội dung này có những hạn chế sau:
* Về phía học sinh: Học sinh chưa có ý thức học tập, chưa tự giác trong quá trình hợp tác, trao đổi với bạn, với cô giáo, chưa tự giác trong học tập. Còn xem đồ dùng học tập là một công cụ vui chơi. Đặc biệt chưa nhận thức đúng vai trog của môn Khoa học. Học sinh chưa ý thức được nhiệm vụ của mình, chưa chịu khó, chưa tích cực tư dauy, tìm tòi cho mình những phương pháp học đúng để biến tri thức của thầy (cô) thành tri thức của riêng mình. Học sinh còn học tập một cách thụ động. Việc quan sát, nhận xét rút ra tính chất, đặc điểm của vật liệu và giải thích một số hiện tượng còn khó khăn. Liên hệ sử dụng và bảo quản một số đồ dùng chưa toots mặc dù có những đồ dùng rất gẫn gũi với các em. Do đó, việc học tập thường ít hứng thú, nội dung học tập thường đơn điệu, hiệu quả giáo dục chưa cao
*. Về phía giáo viên: Thường dạy qua loa, chỉ cho các em nêu được các ý chính trong bài chứ không chú ý tới việc giúp các em khai thác kiến thức và giải thích một số hiện tượng để các em có mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng xung quanh vì thế các em không hứng thú học tập., nhiều giáo viên còn lúng túng nhất là khâu đổi mới phương pháp dạy học, dưới sự ảnh hưởng mạnh mẽ bởi phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên chỉ lo tập trung vào phần việc của mình, cứ lo sợ dạy không hết bài, học sinh không biết cứ như thế là vào tiết học giáo viên thao thao giảng bài, đọc cho học sinh chép những nội dung cần ghi nhớ, yêu cầu các em về học thuộc lòng, có những giáo viên nhận thức được đổi mới phương pháp dạy học là dạy học lấy học sinh làm trung tâm, dưới sự hướng dẫn, nêu vấn đề của người dạy, người học động não, tìm cách giải quyết vấn đề để chiếm lĩnh kiến thức mới nhưng chưa phát huy sự tìm tòi, học hỏi của học sinh. Việc vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học còn nhiều hạn chế. Nhiều giáo viên ngại áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột vào quá trình dạy học.
 Chính vì thế tổ 4-5 quyết định thực hiện chuyên đề :
Một số biện pháp dạy học phần vật chất trong môn KH lớp 4-5 
II. Biện pháp:
1. Nội dung chương trình Khoa học 
 Chủ đề Vật chất và năng lượng trong môn Khoa học lớp 4, 5 là sự phát triển tiếp nối của các chủ đề trong môn Tự nhiên xã hội của các lớp 1-2-3. Ở lớp 4-5, học sinh bước đầu tìm hiểu tương đối có hệ thống các loại vật chất từ đó có cái nhìn tổng thể hơn về các chất, vật liệu, nguồn năng lượng và việc sử dụng chúng. 
Qua chủ đề này, học sinh tìm hiểu về một số đặc điểm, công dụng, cách bảo quản, cách sản xuất, khai thác một số vật liệu thường dùng trong đời sống và sản xuất, sự chuyển thể của chất, sự tạo thành hỗn hợp và dung dịch, một số biến đổi hóa học. Mạch nội dung về năng lượng giúp các em nhận thức được một số khái quát vai trò của năng lượng đối với cuộc sống con người, động thực vật, cũng như đối với những sự biến đổi của thế giới xung quanh. Học sinh cũng được tìm hiểu về cách khai thác, sử dụng an toàn- hợp lí, tránh lãng phí và bảo vệ một số nguồn năng lượng.
Giúp học sinh có kỹ năng quan sát và làm một số thực hành đơn giản, gần gũi với đồi sống, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá học tập, biết tìm thông tin để giải đáp, biết diễn đạt những hiểu biết bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ..
Có kỹ năng phân tích, so sánh, rút ra những dấu hiệu chung và riêng của một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên.
Qua đó góp phần hình thành ở các em kỹ năng, thói quen sử dụng hợp lí các vật liệu, đồ dùng, năng lượng trong cuộc sống.
2. Một số biện pháp vận dụng phương pháp cơ bản khi dạy học phần vật chất lớp 4-5
+ Vận dụng linh hoạt phương pháp bàn tay năn bột: Dạy Khoa học cần vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực trong đó có thể lựa chọn và phối hợp nhiều phương pháp khác nhau như: quan sát, trình bày có sự tham gia tích cực của học sinh, động não, đóng vai trò chơi, thảo luận, tham quan, hỏi - đáp, thí nghiệm
 Khai thác vốn hiểu biết của học sinh, đặc biệt là về cuộc sống xung quanh các em khi tìm hiểu các sử dụng các vật liệu.
 Chú trọng tổ chức cho học sinh quan sát, làm thí nghiệm để tìm hiểu, rút ra được những nhận xét về đặc điểm, cách sử dụng của vật liệu. Nói như thế không có nghĩa là chỉ thực hiện dạy học khoa học qua các phương pháp nói trên mà người dạy phải phối hợp và uyển chuyển giữa phương pháp này với phương pháp kia một cách linh hoạt để tạo bầu không khí sôi động trong tiết học, nhằm góp phần phát huy tính tích cực học tập trong mỗi học sinh.
3. Quy trình dạy học phần vật trong môn Khoa học lớp 4-5;
B1: Khai thác vốn hiểu biết ban đầu của học sinh vầ nhuồn gốc, đặc điểm, công dụng và cách bảo quản.
B2 Tổ chức cho học sinh quan sát để tìm hiểu đặc điểm của vật liệu.
B3. Yêu cầu học sinh nêu ( hoặc giáo viên có thể giới thiệu cho các em) về công dụng, cách sử dụng các vật liệu, liên hệ giữa công dụng, cách sử dụng cảu vật liệu( để tìm hiểu vì sao người ta lại sử dụng vật liệu đó như vậy)
B4 .Củng cố và mở rộng( học sinh tìm hiểu và nêu những ví dụ khác về công dụng, cách sử dụngvật liệu)
II. Một số phương pháp dạy học chủ đề: Vật chất:
* Phương pháp BTNB
Bàn tay nặn bột đề xuất một tiến trình ưu tiên xây dựng tri thức bằng khai thác, thực nghiệm và thảo luận. Đó là sự thực hành khoa học bằng hành động, hỏi đáp, tìm tòi, thực nghiệm, xây dựng tập thể chứ không phải bằng phát biểu lại các kiến thức có sẵn xuất phát từ sự ghi nhớ thuần tuý.
Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh
Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm
Bước 4: Tiến hành thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu
Bước 5: Kết luận và hợp thức hoá kiến thức
* Phương pháp quan sát:
- Phương pháp quan sát là phương pháp trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh sử dụng một hay nhiều giác quan để thu thập thông tin về các sự vật, hiện tượng. Sau đó các em xử lí thông tin đã tìm được( đối chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp) để rút ra kết luận.
- Đối tượng quan sát có thể là tranh, ảnh, sơ đồ, mô hình, vật thật, các hiện tượng, quá trình xảy ra trong tự nhiên. Đối với quan sát còn là các hiện tượng diễn ra trong thí nghiệm. học sinh có thể sử dụng các phương tiện hỗ trợ ( như nhiệt kế, kính lúp) để quan sát.
 Ở phương pháp quan sát giúp học sinh có kinh nghiệm trực tiếp về thế giới tự nhiên- đối tượng nghiên cứu của môn khoa học.
 Để sử dụng phương pháp quan sát có hiệu quả giúp học sinh có kinh nghiệm trực tiếp về thể giới tự nhiên- đối tượng nghiên cứu của môn khoa học.
 Để sử dụng phương pháp quan sát có hiệu quả cần thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Xác địng mục đích quan sát.
Bước 2: Quan sát để thu thập thông tin.
Bước 3; Xử lí thông tin đã thu thập được để rút ra kết luận.
Bước 4: Thông báo kết quả.
 Tổ chức cho học sinh vận dụng kiến thức khao học về đặc điểm của vật liệu, sự biến đổi chất để giải thích những hiện tượng đơn giản, giải quyết những vấn đề đơn giản trong cuộc sống. Khuyến khích học sinh đưa ra và trả lời những câu hỏi “ tại sao?” về việc sử dụng vật liệu, nguồn năng lượng về các biến đổi. Chẳng hạn như:
 Tại sao một vật liệu cụ thể nào đó lại được sử dụng vào việc này mà không vào việc kia?
Tại sao chất này lại biến thành chất kia?
Tại sao gió và nước chảy lại biến thành điện?....
Qua đó giúp học sinh nhận ra và lí giải mối liên hệ giữa đặc điểm của vật liệu, nguồn năng lượng, cách sử dụng chúng, đồng thời khêu gợi sự tò mò khoa học, thói quen đặt câu hỏi, tìm câu giải thích ở học sinh khi các em được tiếp cận với thực tế xung quanh.
Ví dụ: Để giúp học sinh tìm hiểu được tính chất cảu đồng- bài 24, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh quan sát.
Bước 1: Giáo viên nêu rõ mục đích quan sát: Quan sát để tìm hiểu màu sắc, độ cứng của dây đồng.
Bước 2: Học sinh tiến hành quan sát sợi dây đồng bằng mắt để nhận biết màu sắc của dây đồng, dùng tay để cảm nhận độ cứng, mềm của dây đồng ( có thể tổ chức quan sát theo nhóm hoặc cá nhân).
Bước 3: Học sinh thảo luận nhóm ( nếu quan sát nhóm), rút ra nhận xét về đặc điểm của dây đồng: có màu đỏ nâu, có ánh kim, bền, dẻo
Bước 4: Tình bày kết quả quan sát và nhận xét về đặc điểm của đồng. Ở buwocs này giáo viên yêu cầu đại diện học sinh nêu ý kiến trước lớp, học sinh khác bổ sung sau đó khẳng định kết luận: Dây đồng có màu đỏ nâu, có ánh kim, không cứng bằng sắt, dẻo, dễ uốn, dễ dát mỏng hơn sắt.
* Phương pháp thí nghiệm
Khác với phương pháp quan sát, phương pháp thí nghiệm đòi hỏi tác động lên sự vật, hiện tượng cần nghiên cứu. Qua quan sát các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm, học sinh thiết lập các mỗi quan hệ, giải thích các kết quả thí nghiệm để rút ra kết luận.
 Lưu ý các thí nghiệm chỉ xét phụ thuộc của hiện tượng cần nghiên cứu khi một số yếu tố biến đổi, chỉ xét định tính; các dụng cụ và việc bố trí lắp đặt, thao tác đơn giản.
Đối với những bài học có thí nghiệm thực hành, giáo viên cần có kế hoạch trước, thực hành trước để có thể lường hết tình huống có thể dẫn đến không thành công của thí nghiệm.
Một điều quan trọng là nội dung ở sách giáo khoa nếu để học sinh mở sách giáo khoa thì các em sẽ biết ngay kết quả, như vật không khác gì giáo viên đã nêu kết quả trước khi thí nghiệm. Vì vậy giáo viên cần xây dựng cho học sinh thói quen làm việc theo lệnh trong một giờ học.
Một vấn đề nữa thường hay gặp ở giáo viên trong khi tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm đó là giáo viên hướng dẫn học sinh từng bước làm thí nghiệm, sau đó yêu cầu học sinh nêu kết quả quan sát. Như vậy, học sinh tiến hành thí nghiệm nhưng mục đích không rõ ràng, không hiểu mình làm thí nghiệm để làm gì mà chỉ máy móc làm theo, điều đó sẽ hạn chế hứng thú học tập ở các em, không gắn kết giữa thí nghiệm với kết quả khoa học cần nghiên cứu.
 Các dự đoán, thảo luận, giải thích và rút ra kết luận từ kết quả quan sát cần được quan sát thấu đáo để giúp học sinh thấy được sự gắn kết thí nghiệm các em làm với nội dung bài học. Không nên thông báo trước những kết luận suy ra từ việc làm thí nghiệm để ảnh hưởng tới suy nghĩ của các em.
 Trong khi làm thí nghiệm, giáo viên cần theo dõi, khuyến khích các em đặc biệt là những nhóm yếu. lúc này giáo viên cần lưu ý phát huy tính tích cực của học sinh.
 Trong khi tổ chức cho học sinh tiến hành thí nghiệm, cần lưu ý cho các em kỹ năng lập kế hoạch thí nghiệm, bố trí dụng cụ, quan sát, ghi kết quả giáo dục học sinh tính trung thực, cẩn thận, kiên nhẫn trong học tập. 
Ví dụ: Để giúp học sinh phát hiện một số vật ( vật liệu) dẫn điện, vật cách điện. bài 46- 47: Giáo viên tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm.
Bước 1: Giáo viên nêu rõ mục đích thí nghiệm: Tìm hiểu vật nào dẫn điện, vật nào cách điện.
Bước 2: Vạch kế hoạch tiến hành thí nghiệm: lắp mạch điện pin để thắp sáng đèn, sau đó ngắt một chỗ nối trong mạch để tạo ra chỗ hở, lần lượt chèn vào chỗ hở này các vật liệu cần tìm hiểu( nhựa, đồng, chì, nhôm). Từ kết quả quan sát được rút ra nhận xét về tính chất dẫn điện/ cách điện của vật.
Giáo viên yêu cầu và hướng dẫn học sinh tự xây dựng phương án tiến hành thí nghiệm. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh nêu dự đoán kết quả trước khi tiến hành thí nghiệm.
Bước 3: Học sinh tiến hành thí nghiệm: Bố trí và làm thí nghiệm theo kế hoạch đề ra, học sinh chọn để ghi lại kết quả.
Bước 4: Phân tích kết quả và rút ra nhận xét: Khi chèn miếng nhôm vào chỗ hở, bóng đèn sáng như vậy nhôm là vật dẫn điện; khi chèn nhựa vào chỗ hở, đèn không sáng, vậy nhựa là vật cách điện.
Bước 5: Các nhóm trình bày kết quả trước lớp, thảo luận và rút ra kết luận và tính dẫn điện của vật liệu.
2-Mục tiêu của dạy học các bài về các vật liệu:
Giúp các em:
- Nắm được đặc điểm, tính chất, ứng dụng của một số vật liệu thường dùng.
- Cách bảo quản các đồ dùng và có ý thức bảo quản tốt các đồ dùng trong gia
đình.
- Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào đời
sống.
* Chú ý:
- GV cũng có thể linh hoạt thực hiện các bước tùy theo nội dung bài học và
tùy theo vốn hiểu biết của học sinh.
- Khi dạy cần lưu ý khai thác vốn sống của học sinh.
 Ý kiến của ban giám hiệu

File đính kèm:

  • docxchuyen_de_mot_so_bien_phap_day_hoc_phan_vat_chat_trong_mon_k.docx
Sáng Kiến Liên Quan