Chuyên đề Lập niên biểu về các thế thứ trong các triều đại phong kiến Việt Nam

Thực trạng dạy và học lịch sử ở trường THCS:

 Từ thực tế giảng dạy của bản thân từ nhiều năm học qua và thực tế giảng dạy của bộ môn lịch sử ở trường THCS hiện nay nhìn chung người dạy chỉ chú trọng cung cấp nội kiến thức theo từng nội dung bài học trong SGK mà chưa chú ý đến việc giúp học sinh hệ thống các sự kiện,hay giai đoạn lịch sử gắn liền với chương trình dạy học bộ môn của từng giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc.Từ học sinh không biết hoặc không hệ thống được các giai đoạn lịch sử,dẫn đến nhớ sự kiên,nhân vật lịch sử một cách què quặt,chấp vá.Hay nói cách ví vỏm hơn là nhớ sự kiện theo kiểu: “Lấy râu ông này cắm càm bà kia”. Để giúp người học từng bước khắc phục những hạn chế đó theo tôi khi dạy lịch sử nói chung và lịch sử dân tộc nói riêng thì người dạy cần giúp học sinh biết thống kê sự kiện theo trình tự thời gian một chương,một phần,một giai đoạn và thường xuyên tổ chức tạo điều kiện cho người học được đọc,tìm hiểu thường xuyên trong các giờ ra chơi,hay ngoại khóa ở trường.Hoạt động này theo tôi là rất phù hợp với các trường THCS trong huyện.Vì địa bàn huyện ta không có nhiều các di tích lịch sử nổi tiếng và điều kiện kinh phí để tổ chức các buổi ngoại khóa thật sự.Chính vì vậy mà giáo viên dạy lịch sử cần tổ chức cho học sinh có điều kiện học lịch sử tại trường theo cách thống kê,lập niên biểu,đóng theo tập,treo ở lớp,thư viện .

 

doc12 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 713 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Lập niên biểu về các thế thứ trong các triều đại phong kiến Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c triều đại,từ năm nào đến năm nào,mỗi triều đại có mấy vua và có những đóng góp gì cho sự phát triển của dân tộc,thì hầu như chưa có học sinh nào biết một cách đầy đủ nhất.
 Xuất phát từ những lí do đó mà bản thân tôi là người dạy môn lịch sử cảm thấy trăn trở và nghĩ rằng mình phải làm gì để cho bản thân và đồng nghiệp được giúp học sinh hiểu về lịch sử dân tộc một cách đầy đủ hơn,lô gíc hơn,cho xứng đáng là người Việt Nam đi học lịch sử Việt Nam mà Bác Hồ kính yêu của chúng ta lúc sinh thời đã từng dạy và lời dạy đó theo tôi như một lời nhắn nhủ khi Bác đi xa và để lại cho đồng bào ta một bài học quý giá đó là hai câu thơ: “Dân ta phải biết sử ta,
 Cho tường gốc tích, nước nhà Việt Nam”
 Vì vậy người dạy ,người học phải hiểu và nắm vững những biến cố và sự phát triển của lịch sử dân tộc qua từ thời kì khác nhau.Vậy để giúp học sinh hiểu thêm về những nội dung lịch sử của các triều đại phong kiến Việt Nam và cũng góp phần vào sự thành công của việc dạy học lịch sử trong nhà trường bằng cách lập niên biểu về các triều đại phong kiến Việt Nam.
 Đó cũng là lí do tôi chọn đề tài này để khuyến khích đồng nghiệp khi dạy lịch sử hãy thường xuyên cho các em lập niên biểu thống kê các sự kiện đã học và các sự kiện có liên quan đến nội dung,giai đoạn lịch sử đã học.Từ đó giúp người học hiểu rõ thêm về lịch sử một cách đầy đủ và lô gíc hơn.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
 Trong việc đổi mới giáo dục hiện nay,ngoài việc đổi mới nội dung phương pháp để phát huy vai trò chủ động,tích cực,sáng tạo của học sinh.Giáo viên cũng không ngừng học tập ,nghiên cứu để làm sao cung cấp nội dung bài học lịch sử một cách đầy đủ ,lô gíc,nhớ lâu và được học tập thường xuyên hơn thì người dạy ngoài dạy nội dung của SGK thì cũng cần mở rộng liên hệ,hoặc hướng dẫn học sinh tìm hiểu thêm tài liệu và thống kê các nội dung có liên quan đến bài học,hoặc cả khối lớp học mà học sinh đang học.Để giúp học sinh thống kê được những kiến thức có liên quan đến một chương trình học tập của môn lịch sử về lịch sử phong kiến nước ta,giáo viên cần hướng dẫn học sinh thường xuyên thống kê một giai đoạn lịch sử theo chương,phần bằng cách lập niên biểu theo dạng(thời gian,sự kiện,nhân vật,địa điểmhay nhân vật lịch sử).
 Trên cơ sở đó khi dạy lịch sử dân tộc các khối lớp 7,8 phần lớn là dạy các sự kiện liên quan đến triều đại phong kiến Việt Nam.Để giúp học sinh biết thêm và thống kê được trong các triều đại phong kiến mà các em đã học đó có các triều đại nào,thời gian ra đời và kết thúc,mỗi triều đại có mấy đời vua,vị vua nào là những minh quân có những đóng góp to lớn cho sự phát triển phồn thịnh của đất nước ,vị vua nào có những việc làm nguy hại đến đất nước,để học sinh có thể biết được và đưa ra những nhận xét đánh giá và rút ra bài học lịch sử cho bản thân.Từ đó rèn luyện cho học sinh có thái độ và biết đánh giá,nhận xét về lịch sử,đồng thời nhớ lâu hơn,học tập lịch sử thường xuyên hơn.Để làm được đều đó giáo viên phải lập niên biểu,hệ thống lại các thế thứ của từng triều đại ra bảng phụ,giấy A0,A3,đóng thành tập theo dạng lịch treo tường treo trước lớp,hoặc phòng truyền thống,thư viên cho học sinh đọc được thường xuyên hơn trong các giờ ra chơi hoạt các buổi ngoại khóa ở trường.Từ đó giúp việc học lịch sử được thường xuyên,biết nhiều hơn,nhớ lâu hơn.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Đối với chuyên đề “lập niên biểu về các thế thứ trong các triều đại phong kiến Việt Nam” đối tượng nghiên cứu chỉ xoay quanh những nội dung kiến thức trong chương trình cấp THCS mà chủ yếu tập trung vào 2 khối lớp 7,8.
 B. NỘI DUNG:
I.Thực trạng dạy và học lịch sử ở trường THCS:
 Từ thực tế giảng dạy của bản thân từ nhiều năm học qua và thực tế giảng dạy của bộ môn lịch sử ở trường THCS hiện nay nhìn chung người dạy chỉ chú trọng cung cấp nội kiến thức theo từng nội dung bài học trong SGK mà chưa chú ý đến việc giúp học sinh hệ thống các sự kiện,hay giai đoạn lịch sử gắn liền với chương trình dạy học bộ môn của từng giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc.Từ học sinh không biết hoặc không hệ thống được các giai đoạn lịch sử,dẫn đến nhớ sự kiên,nhân vật lịch sử một cách què quặt,chấp vá.Hay nói cách ví vỏm hơn là nhớ sự kiện theo kiểu: “Lấy râu ông này cắm càm bà kia”. Để giúp người học từng bước khắc phục những hạn chế đó theo tôi khi dạy lịch sử nói chung và lịch sử dân tộc nói riêng thì người dạy cần giúp học sinh biết thống kê sự kiện theo trình tự thời gian một chương,một phần,một giai đoạn và thường xuyên tổ chức tạo điều kiện cho người học được đọc,tìm hiểu thường xuyên trong các giờ ra chơi,hay ngoại khóa ở trường.Hoạt động này theo tôi là rất phù hợp với các trường THCS trong huyện.Vì địa bàn huyện ta không có nhiều các di tích lịch sử nổi tiếng và điều kiện kinh phí để tổ chức các buổi ngoại khóa thật sự.Chính vì vậy mà giáo viên dạy lịch sử cần tổ chức cho học sinh có điều kiện học lịch sử tại trường theo cách thống kê,lập niên biểu,đóng theo tập,treo ở lớp,thư viện.
II.GIẢI PHÁP:
 Là giáo viên dạy học bộ môn lịch sử cấp THCS,bản thân tôi thấy là cần thiết để giúp học sinh nắm được thêm các kiến thức về các triều đại phong kiến Việt Nam mà các em đã được học qua các sự kiện ,đặc điểm kinh tế,văn hóa,hay diễn biến của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của từng triều đại Thì cần giúp các em nắm thêm các triều đại đó hình thành vào thời gian nào,có mấy đời vua cho mỗi triều đại,trị vì từ năm nào.Thì sau mỗi giai đoạn lịch sử đó giáo viên cần cho học sinh sưu tầm thống kê lại hoặc giáo viên làm đồ dùng dạy học lập niên biểu thống kê để đóng thành tập trên giấy A3,A0 như dạng lịch treo tường treo trên lớp học hoặc treo ở phòng truyền thống ,thư viện để cho các em có nhu cầu đọc ,hoặc tổ chức các buổi học ngoại khóa học sử tại phòng truyền thống hay tại thư viện để các em được đọc lại hệ thống lại để nhằm bổ sung cho nội dung kiến thức lịch sử học ở trên lớp,để giúp cac em nắm lịch sử lô gic hơn, nhớ lâu hơn. Từ đó tạo điều kiện cho các em biết vận dụng kiến thức lịch sử vào thực tế cuộc sống có được như vậy thì việc học tập lịch sử mới thật sự có ý nghĩa. Chúng ta có thể tiến hành như sau:
VD khi dạy chương 1 bài 8-9 (lịch sử 7) “Buổi đầu độc lập thời Ngô-Đinh-Tiền Lê” Giáo viên có thể giúp học sinh lập niên biểu để thống kê như sau:
1.TRIỀU ĐẠI NHÀ NGÔ (938-965) 
 Sơ lược về hoàn cảnh ra đời: Sau khi trị tội Kiều công Tiễn và đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938,.Ngô Quyền đã xuất sắc khẳng định một kỉ nguyên độc lập ,tự chủ thống nhất nước nhà.Sau chiến thắng, Ngô Quyền lên ngôi vương,sử cũ gọi là thời Ngô Vương,đóng đô ở Cổ Loa,mở ra thời kì phong kiến kéo dài hơn một nghìn năm tr6en đất nước ta.Chính quyền họ Ngô được chia làm hai giai đoạn:Giai đoạn do Ngô Quyền đứng đầu là giai đoạn cường thịnh và giai đoạn sau khi Ngô Quyền mất là giai đoạn suy yếu và bị diệt vong.Thời nhà Ngô truyền ngôi được 3 đời nhưng lại có 4 bậc xưng vương đó là:
TT
TÊN VUA
NĂM LÊN NGÔI VÀ MẤT
VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ
1.1
Nhô Quyền (898-944)
Năm 938-944
Ngô Quyền quê ở Đường Lâm(nay là Ba Vì-Hà Tây),cha là Ngô Mân làm chức Châu mục ở Đường Lâm.Ngô quyền là người khôi ngô,trí dũng được Dương Đình Nghệ gả con gái và cho làm Thứ sử Aí Châu(Thanh Hóa ).Ông là người lãnh đạo nhân dân ta đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng (938)
1.2
Dương Tam Kha
Năm 944-950
Ông con của Dương Đình Nghệ,là anh vợ của Ngô Quyền.Khi Ngô Quyền Mất,Dương Tam Kha Đã cướp ngôi của Ngô Xương Ngập(con trai trưởng của Ngô Quyền) và tự xưng là Bình Vương.Sau bị Ngô Xương Văn lật đổ
1.3
Ngô Xương Văn (Nam Tấn Vương)
Ngô Xương Ngập
(Thiên Sách Vương)
Đều xưng Vương từ (951-965)
Cả hai đều là con ruột của Ngô Quyền,Ngô Xương Ngập là anh.Nhưng người giành lại ngôi Vương từ Dương Tam Kha lại là Ngô Xương Văn.Đất nước có hai vua mâu thuẫn nội bộ suy yếu dẫn tới loạn 12 sứ quân.Nhà Đinh ra đời.
2.TRIỀU ĐẠI NHÀ ĐINH (968-980) 
 Sơ lược về hoàn cảnh ra đời: Năm Mậu Thìn(968),Sau khi tiêu diệt hết các sứ quân,Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế (Đinh Tiên Hoàng),định đô ở Hoa Lư (Ninh Bình),đặt tên nước là Đại Cồ Việt,đặt niên hiệu là Thái Bình,cùng năm đó quần thần của Đinh Tiên Hoàng xin dâng tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng Đế.
TT
 TÊN VUA
 NĂM LÊN NGÔI VÀ MẤT
VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ
2.1
Đinh Bộ Lĩnh(Đinh Tiên Hoàng)
Lên ngôi (968-979)
Thời Hâu Ngô Vương suy yếu ,loạn 12 sứ quân.Đinh Bộ Lĩnh là người có công dẹp loạn 12 sứ quân,ông lên ngôi Hoàng Đế.Năm 979 Đinh Tiên Hoàng và con trai trưởng là Nam Việt Vương (Đinh Liễn) bị sát hại.
2.2
Đinh Toàn(Đinh Phế Đế) được 6 tuổi
Lên ngôi (979-980)
Đinh Toàn (Đinh Phế Đế) còn quá nhỏ tình hình đối nội cũng như đối ngoại phức tạp.Năm 980 quần thần trong triều nhà Đinh đồng lòng tôn Lê Hoàn lên ngôi vua lập ra triều nhà Tiền Lê.
3.TRIỀU ĐẠI NHÀ TIỀN LÊ (980-1009)
 Hoàn cảnh ra đời: Tháng 07 năm 980 nhà tống xâm lược nước ta,Đinh Toàn còn nhỏ trước tình cảnh cấp bách các quan lại trong triều nhà Đinh đã đồng lòng tôn Lê Hoàn(lúc bấy giờ là Thập Đạo Tướng Quân) lên làm vua lập ra triều đại nhà Tiền Lê trực tiếp lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân xâm lược Tống.Triều Tiền Lê có 3 đời truyền ngôi:
TT
TÊN VUA
NĂM LÊN NGÔI NĂM MẤT
VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ
3.1
Lê Hoàn(Lê Đại Hành) sinh năm (941-1005)
Năm lên ngôi (980-1005)
Lê Hoàn ,người thuộc huyện Thọ Xuân Thanh Hóa,ông là người có tài theo Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân,được Đinh Bộ Lĩnh tinh yêu và phong tới chức Thập Đạo Tướng Quân.Khi Đinh Tiên Hoàng mất,con là Đinh Toàn còn nhỏ và nhà Tống xâm lược ,ông được tôn lên làm vua (Lê Đại Hành ) lập ra nhà Tiền Lê ,quốc hiệu vẫn là Đại Cồ Việt,vua ở ngôi 25 năm ,mất năm 1005 thọ 64 tuổi.Lúc ở ngôi ông đặt 3 niên hiệu:Thiên Phúc(980-988),Hưng Thống(989-993)và Ứng Thiên(994-1005)
3.2
Lê Trung Tông (Lê Long Việt)(983-1005)
Lên ngôi 1005
Là con thứ ba của Lê Hoàn,ông sinh năm Qúy Mùi (983)tại Hoa Lư,lập làm Thái Tử năm 1004,nối ngôi 3/1005 được 3 tháng thì bị người em ruột là Lê Long Đĩnh giết hại, thọ 22 tuổi,chưa kịp đặt niên hiệu.
3.3
Lê Ngọa Triều (Lê Long Đỉnh) (986-1009)
Lên ngôi (1005-1009)
Lê Long Đỉnh,bản tính tàn bạo,giết anh để cướp ngôi,đối xử với quần thần vô đạo,ăn chơi trác táng,vua mắc bệnh trĩ,khi thiết triều phải nằm,vì thế sử cũ gọi là Lê Ngọa Triều,ông mất năm 1009,thọ 23 tuổi.Nhà Tiền Lê chấm dứt.Đến nhà Lý thành lập.
4.TRIỀU ĐẠI NHÀ LÝ (1010-1225) 
 Nhà Lý thành lập năm 1010 và mất ngôi 1225,tồn tại 215 năm,có tất cả 9 đời vua Lý đã nối nhau trị vì.Mở đầu nhà Lý là Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ).Khi vua Lê Ngọa Triều mất 1009,Lý Công Uẩn được tôn lên làm vua lập ra Triều Lý. (1010) .Chấm dứt nhà Lý là vua Lý Chiêu Hoàng (1225).
TT
TÊN VUA NĂM SINH
NĂM LÊN NGÔI,NĂM MẤT
VÀI NÉT TIỂU SỬ
4.1
LÝ THÁI TỔ (Lý Công Uẩn)
Lên ngôi (1010-1028)
Lý Công Uẩn ,quê ở Châu Cổ Pháp (Bắc Ninh).Vua sinh 12/02/974(Giáp Tuất).Thời Tiền Lê,Lý Công Uẩn làm quan điện tiền chỉ huy sứ.Năm 1009 Lê Ngọa Triều mất,ông được triều thân là Đào Cam Mộc và sư Vạn Hạnh tôn lên làm vua.Lý Thái Tổ ờ ngôi 18 năm,vua mất 3/3/ năm Mậu Thìn(1028),thọ 54 tuổi.
4.2
LÝ THÁI TÔNG
(1000-1054) 
Lên ngôi 1028,mất 1054
Lý Thái Tông, tên húy Phật Mã hay húy khác là Đức Chính,là con trưởng của Lý Thái Tổ,mẹ là Lê Thái HậuVua sinh ngày 26/6 Canh Tý(1000),lên ngôi 1028,ở ngôi 26 năm,mất ngày 01/10 năm Giáp Ngọ (1054) ,thọ 54 tuổi.
4.3
LÝ THÁNH TÔNG ( 1023-1072)
Lên ngôi (1054-1072) 
Tên húy là Nhật Tôn ,con trưởng của Lý Thái Tông mẹ đẻ là Kim Thiên thái hậu,người họ Mai Vua sinh ngày 25-2 năm Qúy Hợi (1023) lên ngôi năm Giáp Ngọ (1054) ở ngôi 18 năm,mất tháng 1 năm Nhâm Tí (1072) ,thọ 49 tuổi
4.4
LÝ NHÂN TÔNG (1066-1127
Lên ngôi (1072-1127)
LÝ NHÂN TÔNG ,tên húy là Càn Đức,con trưởng của Lý Thánh Tông.mẹ đẻ là bà Linh Nhân thái hậu (tức bà Ỷ Lan).Vua sinh 25/01 năm Bính Ngọ (1066), lên ngôi năm Nhâm Tý (1072),ở ngôi 55 năm,mất tháng 12 năm Đinh Mùi (1127),tho 61 tuổi
4.5
LÝ THẦN TÔNG (1116-1138)
Lên ngôi: (1128-1138)
LÝ THẦN TÔNG,tên húy là Dương Hoán,con trưởng của em ruột vua Nhân Tông là Sùng Hiền Hầu,được vua Nhân Tông nhận làm con nuôi rồi sau truyền ngôi cho,mẹ đẻ là phu nhân họ Đỗ(không rõ tên).Như vậy ,Thần Tông là cháu ruột của vua Nhân Tông.Vua sinh năm Bính Thân(1116),năm 1117 được Nhân Tông nhận làm con nuôi.Năm 1128 Nhân Tông mất,được lên nối ngôi.Vua ở ngôi 10 năm,
mất 26/9/1138(Mậu Ngọ),thọ 22 tuổi.
4.6
LÝ ANH TÔNG (1136-1175)
Lên ngôi (1138-1175)
LÝ ANH TÔNG,tên húy là Thiên Tộ,con trưởng của Lý Thần Tông,mẹ đẻ là Lê thái hậu (không rõ tên hiệu),vua sinh năm Bính Thìn(1136),lên ngôi 1/10/ Mậu Ngọ (1138),ở ngôi 37 năm,mất tháng 7 năm Ất Mùi (1175),thọ 39 tuổi
4.7
LÝ CAO TÔNG (1173-1210)
Lên ngôi (1175-1210)
Lý cao tông húy là Long Trác,lại có húy khác là Long Cán,con thứ 6 của vua Anh Tông,mẹ là Thụy Châu thái hậu,người họ Đỗ.Vua sinh 25/5/1173,lên ngôi 1175,ở ngôi 35 năm,mất 25/10 năm Canh Ngọ (1110),thọ 37 tuổi.
4.7
LÝ HUỆ TỐNG(1194-1226)
Lên ngôi (1210-1224)
LÝ HUỆ TÔNG ,tên húy là Hạo Sảm,con trưởng của Cao Tông,mẹ đẻ là Đàm thái hậu(không rõ tên hiệu),vua sinh tháng 7 năm Giáp Dần (1194),lên ngôi năm Canh Ngọ (1210),ở ngôi 14 năm.Năm Giáp Thân (1224) ,nhường ngôi cho con gái út là Lý Chiêu Thánh,rồi đi tu.Huệ Tông sau bị nhà Trần giết năm 1226,thọ 32 tuổi
4.9
LÝ CHIÊU HOÀNG (1218)
Lên ngôi (1224-1225)
LÝ CHIÊU HOÀNG,tên húy là Phật Kim,lại có tên húy khác là Thiên Hinh,vua cha Lý Huệ Tông phong là Chiêu Thánh công chúa,con thứ hai của Huệ Tông,,mẹ là bà Trần thái hậu(Trần Thị Dung,sau lấy Trần Thủ Độ).Vua sinh năm Mậu Dần (1218),lên ngôi 1224,đến năm Ất Dậu(1225) thì nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh
(tức là vua Trần Thái Tông).Nhà Lý chấm dứt từ đó (215 năm)
5.TRIỀU ĐẠI NHÀ TRẦN (1225-1400)
 Nhà Trần tồn tại 175 năm có 12 vua người chính gốc họ Trần và 1 vua tiếm ngôi (người khác họ).Đặc điểm của triều Trần là các vua chỉ làm vua một thời gian rồi nhường ngôi lại cho con hoặc em để làm Thượng Hoàng,chứ không phải làm vua trước mất,vua sau lên ngôi như các triều đại khác.Triều đại nhà Trần thành lập là sự sắp xếp chuyển giao quyền lực của Trần Thủ Độ.Từ vua cuối cùng nhà Lý là Lý Chiêu Hoàng cho chồng là Trần Cảnh (Trần Thái Tông) vào năm 1225.
TT
TÊN VUA NĂM SINH-MẤT
 NĂM TRỊ VÌ
 VÀI NÉT TIỂU SỬ
5.1
TRẦN THÁI TÔNG (1218-1277)
Lên ngôi 1226-1258
TRẦN THÁI TÔNG,tên thật là Trần Cảnh,cha là Trần Thừa,mẹ là người họ Lê(không rõ tên).Vua sinh 16/6 năm Mậu Dần(1218).Ngagy212/12 năm Ất Dậu(1225),được vợ là vua Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi.Vua ở ngôi 32 năm,nhường ngôi làm thượng haong(1258-1277),mất năm Đinh Sửu(1277),thọ 59 tuổi.
5.2
TRẦN THÁNH TÔNG (1240-1290)
Lên ngôi 1258-1278
TRẦN THÁNH TÔNG,tên là Hoảng,con thứ hai của Trần Thái Tông(em của Trần Quốc Khang),mẹ là Thuận Thiên hoàng thái hậu.Vua sinh 25/9/ năm Canh Tý (1240),lên ngôi năm 1258,ở ngôi 20 năm,nhường ngôi làm thượng hoàng 12 năm(1278-1290),mất tháng 5 năm Canh Dần (1290),thọ 50 tuổi.
5.3
TRẦN NHÂN TÔNG (1258-1308
Lên ngôi 1278-1293
TRẦN NHÂN TÔNG,tên thật là Khăm,con trưởng của Thánh Tông,mẹ là Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng thái hậu.Vua sinh 11/11/năm Mậu Ngọ (1258),lên ngôi 1278,ở ngôi 15 năm,nhường ngôi làm thượng hoàng 6 năm(1293-1299).đi tu 9 năm (là người sáng lập ra phái Thiền Tông Trúc Lâm Yên tử),mất ngày 3/11/năm Mậu Thân (1308),thọ 50 tuổi.
5.4
TRẦN ANH TÔNG
(1276-1320)
Lên ngôi 1293-1314
Tên thật là Thuyên,con trưởng của Nhân Tông,mẹ là Bảo Thánh hoàng thái hậu.Vua sinh 17/09 năm Bính Tý(1276),lên ngôi năm Qúy Tỵ(1293),ở ngôi 21 năm,nhường ngôi làm thái thượng hoàng 6 năm (1314-1320),mất ngày 16/03 năm Canh Thân(1320),thọ 44 tuổi.
5.5
TRẦN MINH TÔNG(1300-1357)
Lên ngôi 1314-1329
Tên thật là Mạnh,conthu71 tư của Anh Tông,mẹ là Chiêu Hiến hoàng thái hậu(con gái của Trần Bình Trọng).Vua sinh năm Canh Tý (1300),lên ngôi năm Giap1 Dần (1314),ở ngôi 15 năm ,nhường ngôi lên làm thương hoàng 28 năm(1329-1357),mất 19/02 năm Đinh Dậu(1357),thọ 58 tuổi.
5.6
TRẦN HIẾN TÔNG(1319-1341)
Lên ngôi 1329-1341
Tên thật là Vượng,con thứ của Minh Tông,mẹ là Minh Từ hoàng thái phi.Vua sinh 17/05 năm Kỉ Mùi(1319),lên ngôi năm Kỉ Tỵ(1329),ở ngôi 12 năm chưa kịp làm thượng hoàng thì mất 11/06 năm Tân Tỵ (1341),thọ 22 tuổi.
5.7
TRẦN DỤ TÔNG (1336-1369)
Lên ngôi 1341-1369
Tên thật là Hạo ,con thứ mười của Minh Tông,(em của Hiến Tông),mẹ đẻ là Hiến Từ Tuyên Thánh hoàng thái hậu .Vua sinh 19/10 năm Bính Tý (1336) lên ngôi năm Tân Tỵ (1341),ở ngôi 28 năm,chưa làm thượng hoàng thì mất ngày 25/05 năm Kỉ Dậu (1369),thọ 33 tuổi
5.8
DƯƠNG NHẬT LỄ (không rõ năm sinh)
Lên ngôi 1369-1370
Nhật Lễ là con của anh kép hát tên là Dương Khương.Vợ của Dương Khương lấy Cung Túc Vương Dục (con thứ của Minh Tông) lúc đang có thai với Dương Khương.Sau bà sinh ra Nhật Lễ và được Cung Túc Vương Dục nhận làm con.Ngày 15/06/năm Kỉ Dậu (1369),lúc bấy giờ ,Cung Túc Vương Dục đã mất ,Nhật Lễ được bà Hiến Từ Tuyên Thánh đưa lên ngôi.Nhật Lễ nhân đó muốn phế bỏ nhà Trần,bèn lấy lại họ Dương rồi bức hại bà Hiến Từ Tuyên Thánh hoàng thái hậu cùng nhiều tôn thất họ Trần.Ngày 21/11 năm Canh Tuất ((1370),Nhật Lễ bị Trần Nghệ Tông giết chết.Không rõ năm ấy Nhật Lễ bao nhiêu tuổi.
5.9
TRẦN NGHỆ TÔNG (1321-1394)
Lên ngôi 1370-1372)
Tên thật là Phủ,con thứ ba của Minh Tông,mẹ là Minh Từ hoàng thái phi (chi ruột của Đôn Từ hoàng thái phi).Vua sinh tháng 12 năm Tân Dậu (1321),lên ngôi năm Canh Tuất(1370),ở ngôi 3 năm,nhường ngôi để làm thượng hoàng 22 năm (1372-1394),mất ngày 15/12 năm Giáp Tuất (1394),thọ 73 tuổi.
5.10
TRẦN DUỆ TÔNG (1337-1377)
Lên ngôi 1372-1377
Tên thật là Kinh,con thứ 11 của Trần Minh Tông,mẹ đẻ là Đôn Từ hoàng thái phi.Vua sinh ngày/06 năm Đinh Sử (1337),lên ngôi năm Nhâm Tý (1372),ở ngôi 5 năm,mất ngày 24/01 năm Đinh Tỵ (1377)trong khi đánh Chiêm Thành,thọ 40 tuổi 
5.11
TRẦN PHẾ ĐẾ (1361-1388)
Lên ngôi 1377-1388
Tên thật là Hiện,con trưởng của Trần Duệ Tông,mẹ đẻ là Gia Từ hoàng thái hậu.Vua sinh ngày 06/03 năm Tân Sửu (1361),lên ngôi năm Đinh Tỵ (1377),ở ngôi 11 năm bị thượng hoàng Trần Nghệ Tông giết chết ngày 06/12 năm Mậu Thìn (1388),thọ 27 tuổi.
5.12
TRẦN THUẬN TÔNG (1378-1398)
Lên ngôi 1388-1398
Tên là Ngung,con út của Trần Nghệ Tông,mẹ đẻ là hoàng hậu người họ Lê(không rõ tên hiệu).Vua sinh năm Mậu Ngọ(1378),lên ngôi năm Mậu Thìn (1388),ở ngôi 10 năm,đi tu đạo phật 1 năm ,sau bị Hồ Qúy Ly giết hại vào tháng 4 năm Mậu Dần (1398),thọ 20 tuổi.
5.13
TRẦN THIẾU ĐẾ 1396
Lên ngôi 1398-1400
Tên thật là An,con trưởng của Thuận Tông,mẹ là Khâm Thánh hoàng thái hậu.Vua sinh năm Bính Tý (1396),lên ngôi (1398),ở ngôi 2 năm,đến năm Canh Thìn (1400) bị Hồ Qúy Ly cướp ngôi,giáng làm Bảo Ninh đại vương.Thiếu Đế là cháu ngoại của Hồ Qúy Ly nên không bị giết nhưng không rõ sau sống chết thế nào.Nhà Hồ thành lập.
 C. KẾT LUẬN
 Trên đây là cách thức lập niên biểu về các triều đại phong kiến Việt Nam khi dạy môn lịch sử ở cấp THCS .Đặc biệt là khi dạy các khối lớp 7,8 giáo viên cho học sinh sưu tầm lập niên biêu về các triều đại phong kiến Việt Nam,cách làm này nhằm giúp người học nắm được sự kiện lô gíc hơn,nhớ lâu hơn.Từ trên cơ sở đó giáo viên có thể làm đồ dùng dạy học bằng cách poto ra giấy A 3,A 0 đóng thành cuốn theo dang lịch treo tường treo ở phòng truyền thống,thư viện và tổ chức các buổi học lịch sử ngoại khóa tại trường để các em được đọc ,được học lịch sử một cách thường xuyên hơn.Từ đó giúp các em biết nhiều,nhớ lâu hơn về lịch sử dân tộc và nhớ sự kiện lịch sử có hệ thống hơn. Hay quý thầy cô có cách làm mới hơn,hiệu quả hơn hãy cùng chia sẻ để cùng nhau học hỏi rút kinh nghiệm,nhằm phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn lịch sử được tốt hơn.(Chuyên đề mới chỉ lập được 5 triều đại phong kiến Việt Nam,còn 3 triều đại: thời nhà Hồ,thời Lê Sơ-triều Nguyễn),do dung lượng dài thời gian không cho phép chuyên đề xin dừng lại ở 5 triều đại,nhưng với cách làm như thế ta có thể lập niên biểu tiếp của 3 triều đại còn lại của thời phong kiến Việt Nam.
 Đây là những suy nghĩ mang tích cá nhân xuất phát từ thực tế giảng dạy bộ môn lịch sử ở nhà trường THCS. Ít nhiều cũng có những thiếu sót rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn thiện hơn chân thành cảm ơn!
DUYỆT LÃNH ĐẠO	Phước Long;ngày 15/11/2019
 Người viết 
 Huỳnh Văn Cầu

File đính kèm:

  • docchuyen_de_lap_nien_bieu_ve_cac_the_thu_trong_cac_trieu_dai_p.doc
Sáng Kiến Liên Quan