Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9

Thực trạng của việc ôn học sinh giỏi môn lịch sử lớp 9:

a. Thuận lợi:

 Được sự chỉ đạo quan tâm kịp thời của BGH, tổ chuyên môn, có kế hoạch cụ thể trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi.

 Giáo viên chủ nhiệm quan tâm đôn đốc, nhắc nhở.

 Lãnh đạo nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, có thể ôn ở trường hoặc ở nhà.

b. Khó khăn:

Do quan niệm sai lệch về vị trí, chức năng của môn Lịch sử trong đời sống xã hội, một số phụ huynh và học sinh xem nhẹ môn lịch sử, coi đó là môn phụ, môn học thuộc lòng, bài dài khó học, không cần làm bài tập, dẫn đến hậu quả học sinh không nắm được những sự kiện cơ bản, nhầm lẫn kiến thức lịch sử là hiện tượng khá phổ biến trong thực tế ở nhiều trường.

 

doc7 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 1831 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS VĨNH MỸA	CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỔ: VĂN-SỬ	Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
 Vĩnh Mỹ A, ng 18 tháng10 năm 2018
BÁO CÁO
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ 9
I. Lí do chọn chuyên đề:
Môn Lịch sử là môn học có vai trò quan trọng, trong việc giáo dục và đạo tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
 	Bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những hoạt động vất vả đối với những người làm nghề dạy học. Công việc bồi dưỡng học sinh giỏi là công tác cực kì quan trọng, bên cạnh đó giúp các em có định hướng nghề nghiệp của mình trong tương lai.
	Thực tế trong những năm qua công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được lãnh đạo các cấp quan tâm, chú trọng. Tuy nhiên môn Lịch sử là môn học ít tiết so với các môn khác. Song bằng tâm huyết với nghề, giáo viên dạy môn lịch sử trường trung học cơ sở Vĩnh Mỹ A, nhiều năm liên tục có học sinh giỏi đạt giải cấp huyện, tỉnh. Tôi xin thay mặt giáo viên dạy sử của trường trao đổi với quý Thầy, Cô vài kinh nghiệm trong quá trình ôn luyện học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9.
II. Nội dung:
1. Thực trạng của việc ôn học sinh giỏi môn lịch sử lớp 9:
a. Thuận lợi:
	Được sự chỉ đạo quan tâm kịp thời của BGH, tổ chuyên môn, có kế hoạch cụ thể trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi.
	Giáo viên chủ nhiệm quan tâm đôn đốc, nhắc nhở.
	Lãnh đạo nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, có thể ôn ở trường hoặc ở nhà.
b. Khó khăn:
Do quan niệm sai lệch về vị trí, chức năng của môn Lịch sử trong đời sống xã hội, một số phụ huynh và học sinh xem nhẹ môn lịch sử, coi đó là môn phụ, môn học thuộc lòng, bài dài khó học, không cần làm bài tập, dẫn đến hậu quả học sinh không nắm được những sự kiện cơ bản, nhầm lẫn kiến thức lịch sử là hiện tượng khá phổ biến trong thực tế ở nhiều trường. 
III. Phương pháp ôn học sinh giỏi:
1. Tài liệu:
-Tài liệu chính thức: Sách giáo khoa Lịch sử 9 + chuẩn kiến thức, kĩ năng.
-Tài liệu tham khảo: Hướng dẫn giải bài tập sử 9+SGK Lịch sử lớp 12.
2. Chọn đội tuyển:
	Ôn luyện học sinh sinh môn Lịch sử không giống như các môn học khác như: Toán, Địa lí, Hóa 
	Bởi lẻ môn Lịch sử là môn học bài để ghi nhớ lại kiến thức, nắm chắc các sự kiện lịch sử như ngày, tháng, năm diễn ra sự kiện. Chính vì thế đối tượng học sinh được chọn vào đội tuyển là học lực khá trở lên, có tính cần cù chịu khó học bài, nhớ lâu, nắm vững các sự kiện Lịch sử.
3. Giáo viên được phân công ôn:
- Giáo viên căn cứ vào giới hạn ôn học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh. Soạn đề cương ôn cho các em theo chủ đề dưới dạng câu hỏi và kèm theo đáp án cho học sinh về nhà tự học.
- Giáo viên lấy tổng số câu hỏi chia cho số buổi ôn (01 buổi có thể cho học sinh làm 04 câu), miễn sau đến khi đi thi giáo viên hoàn thành đề cương cho học sinh.
- Khi đến trường ôn thay vì giáo viên yêu cầu kiểm tra bài cũ của học sinh bằng hai cách. Cách một nêu câu hỏi để học sinh trả lời, các em còn lại kiểm tra đáp án nhận xét và góp ý. Cách hai giáo viên ra đề cho học sinh làm bài viết trên giấy có quy định thời gian là 150 phút. Khi các em làm bài xong nộp bài lại, giáo viên chấm bài và nhận xét góp ý bài làm cho các em.
- Khi các em trình bày kiến thức trên giấy, sẽ dễ dàng nhận ra những thiếu sót so với đáp án và bổ sung cho hoàn chỉnh nội dung theo yêu cầu của câu hỏi đặt ra. Bên cạnh đó cách làm này giúp cho giáo viên dễ dàng nhận xét bài làm của học sinh.
- Theo tôi khâu kiểm tra bài của học sinh là rất quan trọng trong quá trình ôn luyện học sinh giỏi. Bởi vì môn Lịch sử là môn học bài nếu các em không thuộc bài thì các em không thể nào làm bài được trong khi thi. Trong thực tế những năm qua, học sinh nào học bài tốt và nắm vững kiến thức thì kết quả bài thi khả quan hơn các em khác. 
4. Cách học và ghi nhớ sự kiện:
Các sự kiện Lịch sử luôn gắn liền với không gian, thời gian, nhân vật nhất định và có hệ thống. Vì vậy một trong những yêu cầu quan trọng trong quá trình bồi dưỡng học sinh, giáo viên yêu cầu học sinh học thuộc và ghi nhớ.
	Học thuộc bài nhưng phải thường xuyên ôn đi ôn lại nhiều lần bởi vì bài ôn đầu tiên và bài cuối cách nhau khoảng thời gian khá xa, nếu các em không ôn lại sẽ quên kiến thức đến khi đi thi chắc chắn các em sẽ không làm bài được.
	Bên cạnh học thuộc bài, cách để nhớ các sự kiện cơ bản là hết sức quan trọng, có thể tham khảo hai cách sau:
	Ví dụ: Bài 16 HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI TRONG NHỮNG NĂM 1919-1925 (SGK- trag 61)
	Cách 1: Học sinh có thể sử dụng sơ đồ tư duy để nhớ.
	Cách 2: Lập bảng niên biểu về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919-1925 (minh họa Nguyễn Ái Quốc ở Pháp)
Nguyễn Ái Quốc Ở Pháp (1917-1923)
Thời gian
Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài
6-1919
Nguyên Ái Quốc thay mặt những người Việt Nam yêu nước sống ở Pháp đã đưa tới hội nghị Bản yêu sách của nhân dân An Nam
7-1920
Nguyễn Ái Quốc đã đọc được Sơ thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin..
12-1920
Tại Đại hội của Đảng xã hội Pháp họp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ ba
1921
Người cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pa-ri.
5. Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu yêu cầu câu hỏi:
- Nhận biết yêu cầu câu hỏi:
Khâu nhận biết yêu cầu câu hỏi đặt ra là vấn đề rất quan trọng đối với học sinh trong quá trình làm bài thi. Yếu tố này sẽ giúp cho các em hình dung được đáp án, nếu như các em xác định sai yêu cầu của đề thì chắc chắn rằng các em sẽ trả lời sai yêu cầu của câu hỏi. 
 Ví dụ:
Bài 12: NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG KHOA HỌC-KĨ THUẬT (SGK-trang 48)
Câu 1: Em hãy cho biết những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học-kĩ thuật từ sau năm 1945 đến nay?
Cũng với nội dung này giáo viên đưa ra câu hỏi thứ hai.
Câu 2: Em hãy cho biết những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học-kĩ thuật từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay?
	Giữa hai câu hỏi trên chỉ khác nhau cụm từ:
	Câu 1: từ sau năm 1945 đến nay.
Câu 2: từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
Giữa hai câu hỏi trên chỉ khác nhau hai cụm từ trên nhưng học sinh lại bở ngỡ. Thông thường học sinh đi thi, câu hỏi của đề thi phải đúng từng từ với câu hỏi của Thầy, Cô ôn ở trường thì các em không lúng túng và trả lời được câu hỏi. 
Đứng trước trước tình huống đó người ôn phải giải thích cho các em hai cụm từ khác nhau đó chỉ là cách hỏi của người ra đề nhưng thực chất đều trả lời cùng một nội dung.
- Xác định từ khóa để nhận biết mốc thời gian:
Ví dụ: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam đưa đến thành công của cách mạng tháng Tám năm 1945?
Từ khóa của vấn đề nêu trên chính là từ “trực tiếp” khi học sinh tìm ra từ khóa giúp các em xác định được yêu cầu câu hỏi đặt ra và trả lời từ mốc thời gian nào.
Thực chất của vấn đề trên cần làm rõ vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam từ năm 1941-1945 (vì ngày 28-1-1941 lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước triệu tập Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tại Pác Bó (Cao Bằng) trực tiếp lãnh đạo cách mạng) (bài 22, trang 86)
Cùng với cụm từ khóa “trực tiếp” học sinh xác định đúng mốc thời gian và đưa vào bài làm sự kiện lịch sử phù hợp.
6. Câu hỏi nâng cao:
Bài 5: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
- Ngoài câu hỏi trong sách giáo khoa, yêu cầu học sinh nêu hoặc trình bày thì trong bài này người ra đề có thể cho câu hỏi nâng cao đòi hỏi học sinh phải tư duy.
Ví dụ: Tham khảo câu hỏi sau
Tại sao nói: Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vừa là cơ hội, vừa là thách thức?
- Với yêu cầu của câu hỏi này, giáo viên tham khảo tài liệu bồi dưỡng nâng cao. Có thể tham khảo kiến thức Lịch sử của chương trình cấp III phổ thông trung học có liên quan đến yêu cầu của câu hỏi.
- Ngoài câu hỏi nâng cao người ra đề có thể ra câu hỏi kiến thức rất rộng. Thông thường để giải quyết dạng câu hỏi này giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức cả giai đoạn Lịch sử.
Bài 3: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ SỰ TAN RÃ CỦA HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA (SGK-trang 13)
Ví dụ: Tham khảo câu hỏi sau
Chứng minh rằng sau chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 90 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tan rã từng mảng và đi đến sụp đổ hoàn toàn trên phạm vi thế giới.
7. Tham khảo đề thi:
Giáo viên ôn thi phải sưu tầm đề thi học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh nhiều năm liền kề. Nhằm mục đích nghiên cứu và phân tích hướng ra đề, để có phương pháp ôn phù hợp. Bên cạnh đó cho học sinh tìm hiểu, nghiên cứu ở nhà chủ động lĩnh hội, khắc sâu kiến thức.
8. Kỹ năng làm bài thi:
	Thi học sinh giỏi hiện nay là theo hình thức tự luận. Xu hướng đề thi gồm 04 câu, thời gian làm bài 150 phút. Đòi hỏi học sinh phải có kĩ năng cơ bản trong việc nhận thức đề, phân phối thời gian và cách trình bày.
	Học sinh phải chú ý đến cách trình bày khoa học, không tẩy xóanhững kĩ năng đó không phải ngày một ngày hai mà có thể làm được, phải rèn luyện từ các lớp đầu cấp học.
	Để hình thành được kĩ năng nói trên trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên nên tập trung sửa những lỗi thường gặp khi làm bài tự luận.
	Giáo viên hướng dẫn học sinh phân bố thời gian hợp lí (150 phút có thể chia đều cho 4 câu) để đỡ mất thời gian, trong 4 câu hỏi câu nào nắm chắc kiến thức thì các em có thể làm câu đó trước, không nhất thiết phải làm theo trình tự từ câu 1 đến câu 4. Khi làm bài rồi các em phải kiểm tra lại bài làm của mình.
SỐ LƯỢNG HSG CẤP HUYỆN, CẤP TỈNH
Năm học
HSG cấp huyện
HSG cấp tỉnh
Ghi chú
2013-2014
04
03
2014-2015
02
01
2015-2016
03
/
2016-2017
04
/
9. Động viên, khuyến khích:
- Đạt kết quả kì thi học sinh giỏi đem lại danh dự cho bản thân, gia đình các em và đem lại thành tích cho nhà trường và Thầy, Cô.
- Giáo viên ôn kết hợp với BGH thưởng cho các em đạt giải (có thể vận động thêm từ nguồn xã hội hóa)
IV. Kết luận: 
	Tóm lại trên đây là những kinh nghiệm của nhóm dạy môn Lịch sử trường trung học cơ sở Vĩnh Mỹ A. Chắc chắn rằng không thể nói hết được những điều diễn ra trong thực tế ôn luyện học sinh giỏi. Kết quả đạt giải là phụ thuộc rất lớn vào khả năng, năng lực và lứa của học trò hàng năm.
 TỔ VĂN – SỬ

File đính kèm:

  • docchuyen_de_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_9.doc
Sáng Kiến Liên Quan