Chia sẻ một số kinh nghiệm làm bài thi trắc nghiệm môn vật lý trong kì thi tuyển sinh đại học – cao đẳng năm2011

Thi trắc nghiệm khách quan hay tựluận chỉlà những hình thức kiểm tra đánh giákhác nhau đố i

vớingười học vềnội dung kiến thức trong chương trình, do đó muốn đạt kết quảcao người học phải

chuẩn bị tốt vềmặtkiến thức.

Nội dung thi TSĐH-CĐmôn Vật lí liên quantrực tiếptoàn bộkiến thức trong chương trìnhVật lý

lớp 12 nhưng sửdụng rất nhiều kiến thứcnền tảngđã được học ởlớp 10 và lớp 11. Cụthểnhư sau:

1.Kiến thức vềđộng học và động lực học chất điểm ởlớp10 liên quan trực tiếp đến chương Cơ

học vật rắn ởlớp 12.

2. Kiến thức vềphân tích lực, tổng hợp lực, các loại lực cơ học, sựdãn nởvì nhiệt ởl ớp 10 liên

quan trực tiếp đến chương Dao động cơ học ởlớp 12.

pdf6 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 2157 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Chia sẻ một số kinh nghiệm làm bài thi trắc nghiệm môn vật lý trong kì thi tuyển sinh đại học – cao đẳng năm2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHIA SẺ MỘT SỐ KINH NGHIỆM LÀM BÀI THI TRẮC NGHIỆM MÔN VẬT LÝ 
TRONG KÌ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG NĂM 2011 
Giáo viên: NCS.ThS Giáp Văn Cường – THPT Nguyễn Tất Thành – ĐHSP Hà Nội 
(Mobile: 0983.35.18.04; Email: cuonggiapvan@gmail.com) 
 Trong kì thi tuyển sinh Đại học – Cao đẳng năm 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thực hiện 
hình thức thi trắc nghiệm với một số môn, trong đó có môn Vật lí. Muốn đạt kết quả tốt, các em nên 
lưu ý những điều sau đây: 
I. Chuẩn bị thật tốt về mặt kiến thức. 
 Thi trắc nghiệm khách quan hay tự luận chỉ là những hình thức kiểm tra đánh giá khác nhau đối 
với người học về nội dung kiến thức trong chương trình, do đó muốn đạt kết quả cao người học phải 
chuẩn bị tốt về mặt kiến thức. 
 Nội dung thi TSĐH-CĐ môn Vật lí liên quan trực tiếp toàn bộ kiến thức trong chương trình Vật lý 
lớp 12 nhưng sử dụng rất nhiều kiến thức nền tảng đã được học ở lớp 10 và lớp 11. Cụ thể như sau: 
 1. Kiến thức về động học và động lực học chất điểm ở lớp 10 liên quan trực tiếp đến chương Cơ 
học vật rắn ở lớp 12. 
 2. Kiến thức về phân tích lực, tổng hợp lực, các loại lực cơ học, sự dãn nở vì nhiệt ở lớp 10 liên 
quan trực tiếp đến chương Dao động cơ học ở lớp 12. 
 3. Kiến thức về từ trường, điện trường, cảm ứng điện từ, tự cảm ở lớp 11 liên quan trực tiếp đến hai 
chương Dao động sóng điện từ và Dòng điện xoay chiều ở lớp 12. 
 4. Kiến thức về lăng kính, khúc xạ ánh sáng, phản xạ toàn phần ở lớp 11 liên quan trực tiếp đến 
chương Tính chất sóng ánh sáng ở lớp 12. 
 5. Kiến thức về công của lực điện trường, chuyển động của điện tích trong điện trường, chuyển 
động của điện tích trong từ trường (lực Lorenxơ) liên quan trực tiếp đến các bài toán chuyển động của 
electron quang điện trong chương Lượng tử ánh sáng. 
 6. Chương Hạt nhân nguyên tử của lớp 12 có một dạng bài tập khó yêu cầu xác định vận tốc và 
phương chuyển động của các hạt nhân. Kiến thức liên quan đã học ở lớp 10 để giải bài toán này chính 
là định luật bảo toàn động lượng. 
 Chính vì vậy, thầy có một lời nhắn nhủ tới tất cả các bạn học sinh đang học cũng như chuẩn bị học 
lớp 10 và lớp 11 rằng “cố gắng hôm nay, vững bước ngày mai” (đừng hiểu lầm thi ĐH chỉ thi trực 
tiếp các kiến thức Vật lý 12 mà chúng ta không cần học hoặc học không nghiêm túc kiến thức Vật lý 
lớp 10 và 11 vì đó là những kiến thức nền tảng rất cần thiết cho việc học kiến thức Vật lý lớp 12). 
II. Một số kỹ năng cần rèn luyện khi làm bài thi trắc nghiệm. 
1. Nhớ được chính xác các công thức và hệ qủa của dạng bài tập tính toán. 
 Thời gian dành cho một câu hỏi trắc nghiệm trong đề thi tuyển sinh đại học - cao đẳng tính trung 
bình là 1,8 phút. Thời lượng này dành cho một câu hỏi lý thuyết thì đủ nhưng không thể đủ cho một bài 
tập tính toán nếu chúng ta không nhớ hệ quả của các dạng bài tính toán đó. Chính vì vậy, để có thể làm 
hết được các bài tập tính toán chúng ta phải nhớ được càng nhiều hệ qủa càng tốt, hệ qủa càng gần đáp 
số càng tốt. Ta có thể lấy một số ví dụ cụ thể sau: 
Đoạn mạch RLC có R thay đổi: 
 * Khi R=ZL-ZC thì 
2 2
ax 2 2M L C
U U
Z Z R
 

P 
 * Khi R=R1 hoặc R= R2 mà P có cùng giá trị thì ta có 
21
2
RR
UP

 
Đoạn mạch RLC có L thay đổi: 
* Khi 2
1L
C
 thì IMax  URmax; PMax 
* Khi 
2 2
C
L
C
R ZZ
Z

 thì 
2 2
ax
C
LM
U R Z
U
R

 
Đoạn mạch RLC có C thay đổi: 
* Khi 2
1C
L
 thì IMax  URmax; PMax 
* Khi 
2 2
L
C
L
R ZZ
Z

 thì 
2 2
ax
L
CM
U R Z
U
R

 
Đoạn mạch RLC có  thay đổi: 
 * Khi 1
LC
  thì IMax  URmax; PMax 
 * Với  = 1 hoặc  = 2 mà I, P hoặc UR có cùng một giá trị thì IMax , PMax hoặc URMax khi 
21.  
2. Rèn luyện kỹ năng tính toán. 
 Kỹ năng tính toán bao gồm 2 nội dung: 
Thứ nhất, ta phải nhớ được chính xác đơn vị của tất cả các đại lượng vật lý trong hệ SI để đổi đơn vị 
nếu dữ kiện của đề bài cho chưa đúng đơn vị quy ước. 
Thứ hai, ta phải rèn luyện kĩ năng bấm máy tính nhanh, gọn, chính xác. 
III. Các bước làm bài thi trắc nghiệm. 
 Đề thi Đại học – Cao đẳng môn Vật lý gồm có 50 câu, mỗi câu có 04 phương án lựa chọn, trong đó 
chỉ có một phương án duy nhất đúng. Toàn bài được đánh giá theo thang điểm 10, chia đều cho các 
câu trắc nghiệm, không phân biệt mức độ khó, dễ (mỗi câu được 0,2 điểm), thời gian làm bài thi Đại 
học – Cao đẳng là 90 phút. Do đó, các em cần rèn luyện cho mình những kĩ năng sau đây: 
1. Làm bài theo lượt: Nên đọc đề từ câu đầu tiên cho đến câu cuối cùng và làm ngay những câu mà 
mình cho là chắc chắn đúng và tô ngay vào phiếu trả lời trắc nghiệm, đánh dấu vào đề thi những câu 
chưa làm được, sau đó lặp lại lượt thứ hai, rồi lượt thứ ba... Các em không nên dừng lại quá lâu ở một 
câu trắc nghiệm, sẽ mất cơ hội ở những câu dễ hơn, các em nhớ rằng điểm số được chia đều. 
2. Sử dụng phương pháp loại trừ: Có thể các em sẽ gặp một vài câu mà bản thân còn phân vân chưa 
biết phương án nào chắc chắn đúng. Khi đó, các em có thể sử dụng phương pháp loại trừ để có được 
phương án trả lời phù hợp với yêu cầu của đề. 
3. Không nên để trống các câu trắc nghiệm chưa có phương án trả lời khi nộp bài: Khi đã gần hết 
thời gian, nếu còn một số câu trắc nghiệm chưa tìm được phương án trả lời đúng, các em không nên bỏ 
trống, mà nên lựa chọn ngẫu nhiên phương án trả lời vì xác suất trả lời đúng vẫn còn 25%. Tuy nhiên 
không nên lạm dụng cách này. 
IV. Một số chú ý khi làm bài trắc nghiệm. 
Note 1. 
Đọc thật kĩ đề bài để xác định rõ yêu cầu của đề bài tránh sự nhầm lẫn không đáng có. 
VD: (TSĐH 2010) 
Điều chúng ta cần lưu ý ở đây là tính số điểm có biên độ cực đại trên đoạn BM (tức là tính cả B và M) 
khác với trường hợp tính trên khoảng BM (tức là không tính B và M). Rõ ràng kết qủa trong 2 trường 
hợp này không phải lúc nào cũng giống nhau. 
Note 2. 
Khi trong 4 phương án trả lời, có 2 phương án là phủ định của nhau, thì câu trả lời đúng chắc chắn 
phải là một trong hai phương án này. 
Ví dụ: (TN 2007) 
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ? 
A. Sóng điện từ mang năng lượng. 
B. Sóng điện từ truyền được trong chân không. 
C. Sóng điện từ không truyền được trong chân không. 
D. Sóng điện từ là sóng ngang. 
Rõ ràng với trường hợp câu hỏi này, ta không cần quan tâm đến hai phương án A và D, vì B và C 
không thể cùng đúng hoặc cùng sai được. Như vậy bạn đã được trợ giúp 50 - 50 rồi! 
Note 3. 
Đừng vội vàng tô vào đáp án khi con số bạn tính được trùng khớp với con số của một phương án trả lời 
trong 4 phương án mà đề bài đưa ra. Ta phải chú ý đến đơn vị của đại lượng vật lý đó nữa! 
Ví dụ: (TSĐH 2007) 
Một mạch dao động điện từ gồm một tụ điện có điện dung 0,125 µF và một cuộn cảm có độ tự cảm 
50 H. Điện trở thuần của mạch không đáng kể. Hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện là 3 V. 
Cường độ dòng điện cực đại trong mạch là 
A. 7,5 2 A. B. 150 mA. C. 0,15 mA. D. 7,5 2 mA. 
Giải bài toán này, bạn thu được con số 0,15 nhưng đáp án không phải là C mà đáp án đúng lại là 
150mA (Đáp án B). 
Note 4. 
Phải cân nhắc kết qủa tìm được của bài toán có phù hợp với những kiến thức đã biết hay không. 
VD: Trong bài toán giao thoa ánh sáng bằng khe I-âng của ánh sáng đơn sắc, nếu đề bài yêu cầu tìm 
bước sóng của ánh sáng đơn sắc thì bước sóng phải nằm trong khoảng 0,38m đến 0,760 m. 
Note 5. 
Luôn luôn cẩn thận với những từ phủ định trong câu hỏi, cả trong phần đề dẫn lẫn trong các phương án 
trả lời. Không phải tất cả các câu hỏi đều in đậm, in nghiêng, viết hoa các từ phủ định. Do đó, hãy đánh 
dấu các từ phủ định để nhắc nhở bản thân không phạm sai lầm. 
Ví dụ: (TSĐH 2010) 
Phóng xạ và phân hạch hạt nhân 
A. đều có sự hấp thụ nơtron chậm. B. đều là phản ứng hạt nhân thu năng lượng. 
C. đều không phải là phản ứng hạt nhân. D. đều là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng. 
Hãy chú ý đến từ “không” ở câu C để tránh nhầm lẫn đáng tiếc. 
Note 6. 
Đặc điểm của bài kiểm tra trắc nghiệm là phạm vi bao quát kiến thức rộng, có khi chỉ những “chú ý”, 
“lưu ý”, “nhận xét” nhỏ lại giúp ích cho bạn rất nhiều khi lựa chọn phương án trả lời. 
VD1: (TSCĐ 2009) 
Tại nơi có gia tốc trọng trường g, một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc α
0
. Biết khối 
lượng vật nhỏ của con lắc là m, chiều dài dây treo là ℓ, mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng của con 
lắc là 
Rõ ràng trong bài này ta phải áp dụng công thức gần đúng khi góc o nhỏ: 
W = mg  (1- coso) = 2mg  sin2 2
o
 2mg  .(
2
o )2  
2
1 mg  2o 
VD2: (TSĐH 2009) 
Momen quán tính của một vật rắn đối với một trục quay cố định 
A. phụ thuộc vào momen của ngoại lực gây ra chuyển động quay của vật rắn. 
B. có giá trị dương hoặc âm tùy thuộc vào chiều quay của vật rắn. 
C. không phụ thuộc vào sự phân bố khối lượng của vật rắn đối với trục quay. 
D. đặc trưng cho mức quán tính của vật rắn trong chuyển động quay quanh trục ấy. 
Để trả lời đúng được câu hỏi này chúng ta phải nhớ ý nghĩa của mômen quán tính và đặc điểm của 
nó (phụ thuộc khối lượng, hình dạng của vật rắn và vị trí trục quay). 
V. Một số chuẩn bị khác cho buổi thi trắc nghiệm. 
 Quan trọng nhất là việc chuẩn bị kiến thức thật tốt trước khi đi thi, rèn luyện kỹ năng thật thuần 
thục khi luyện tập như đã nói ở trên, điều đó giúp các em tự tin khi làm bài. 
 Tuy nhiên, các em cần phải chuẩn bị sẵn những đồ dùng học tập được phép mang vào phòng thi 
như bút mực, bút chì mềm, tẩy chì, máy tính cầm tay ... và đều có thể sử dụng tốt. 
 Đối với máy tính cầm tay phải lưu ý là dòng máy tính mình sử dụng thành thạo là máy được phép 
mang vào phòng thi. Không nên thay một dòng máy tính hiện đại hơn trước buổi thi vì chúng ta không 
thể nào quen ngay được với máy tính mới (trăm hay không bằng tay quen). Đảm bảo rằng máy tính 
phải còn đủ pin cho buổi thi, nếu thấy số trên màn hình máy tính bị mờ phải thay pin trước buổi thi để 
đảm bảo an toàn. 
 Đối với bút chì, công cụ chính để làm bài trắc nghiệm khách quan, các em nên chọn loại chì từ 2B 
đến 6B (tốt nhất nên chọn loại 4B), nên chuẩn bị từ hai được gọt sẵn trở lên, đồng thời cũng cần dự 
phòng thêm một chiếc gọt bút chì. Các em không nên gọt đầu bút chì quá nhọn, mà nên gọt hơi tù để 
giúp cho việc tô các phương án trả lời được nhanh và không làm rách giấy. 
 Đối với tẩy, không nên sử dụng tẩy liền với bút chì mà nên sử dụng gôm tẩy rời. 
TB: Các em thân mến! 
 Trên đây là một số trao đổi của thầy về những kinh nghiệm tích lũy được khi ôn luyện cho học sinh 
thi Đại học – Cao đẳng với hình thức thi trắc nghiệm khách quan suốt mấy năm vừa qua. Thầy hi vọng 
rằng những kinh nghiệm đó sẽ giúp ích được phần nào cho các em trong kì thi đầy thử thách, cam go 
nhưng cũng đầy hi vọng sắp tới. Chúc các em thành công! 
Hà Nội, 6/ 6/ 2011 

File đính kèm:

  • pdfKinh_nghem_lam_bai_thi_trac_nghiem_mon_Vat_ly.pdf
Sáng Kiến Liên Quan