Chia sẻ kinh nghiệm học Ngữ Văn
- Viết lách, trình bày vấn đề logic hơn, nhiều cơ hội trong công việc hơn.
(Mọi ngành nghề đều phải viết báo cáo sau khi hoàn thành phần việc. Và người lãnh
đạo sẽ dựa vào bản báo cáo để đánh giá tài năng của người thừa hành. Có thể các
em giỏi, nhưng nếu báo cáo viết không rõ ràng, không suôn, do khả năng viết lách
kém thì công việc cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, chắc chắn sẽ bị sếp đánh giá thấp).
- Dễ rung cảm trước điều thiện và bất bình trước điều xấu ác.
(Cái rung cảm tự nhiên này nhà văn Nguyễn Nhật Ánh gọi là “cái chuông” trong mỗi
con người mà sứ mệnh của mỗi nhà văn là rung nó lên mỗi ngày. Hình ảnh ví von
thật dễ thương, và cũng rất đúng. Một tên gọi khác của cái rung cảm đó là lương
tâm. Khi tâm hồn các em thấm đẫm những tác phẩm văn học có tính nhân văn, tự
nhiên các em sẽ phân biệt đúng – sai (chân) khách quan hơn, phân biệt thiện – ác
(thiện) sâu sắc hơn và phân biệt đẹp – xấu (mỹ) tinh tế hơn. Cái rung cảm này có lợi
gì? Cái rung cảm này tạo nên sức đề kháng giúp các em đứng vững trước những cám
dỗ, trò vui tầm thường, tội lỗi.)
15 Phan Hưng Duy, duyphanhung@gmail.com Page 9 em ráng nhón người để hôn cô bạn gái cao 1m90 vậy đó, hông có tới được, ức chế lắm, trong khi đó chỉ cần khéo léo chia ra thành từng ý nhỏ, tức là chạy đi lấy cái ghế 40cm nữa kê lên, thì bài văn sẽ hợp lý hơn, nụ hôn cũng sẽ. Thôi cái này anh hông biết, hông biết mà diễn tả mấy em cười cho. Kỹ năng soạn dàn bài và phân bố thời gian: Khá giống kỹ năng trên, nhưng kỹ năng này là chia đề bài thành nhiều ý lớn. Và sau khi chia xong ý lớn thành từng ý nhỏ, ta quan tính toán lại xem trong thời gian 60 phút, 90 phút như thế, ta có kịp để viết một bài văn với dàn bài gồm bấy nhiêu ý hay không? Cái này không ai bày ra cho em được. Các em viết nhiều rồi sẽ có cảm giác về thời gian thôi. Giống như cầu thủ ra sân nhiều thì có cảm giác bóng tốt. Kỹ năng tự phản biện: o Mình viết như vậy có ĐÚNG không? o Mình lập luận CHẶT CHẼ TUYỆT ĐỐI không? o Mình có viết SAI CHÍNH TẢ chỗ nào không? Tự phản biện này diễn ra lúc lập dàn bài, quá trình viết và lúc viết xong, kiểm tra lại. Các em vừa tự phản biện để tư duy logic được rèn giũa, vừa phải khiêm tốn cầm bài mình vừa viết đi xin ý kiến, lời bình của Thầy Cô, bạn bè (lựa bạn nào khá giỏi và khách quan). Đừng bao giờ chủ quan, tự mãn về bài làm của mình. Hãy thích nghe lời phê bình, ghiền nghe lời chê, được ai chê mình phải hạnh phúc, biết ơn. Kinh nghiệm: viết và đọc thật nhiều. Đọc thật nhiều: Tại sao các em viết câu cú lủng củng? Tại sao các em bí từ? Tại sao các em hay sai chính tả? [GROUP HỌC NGỮ VĂN: TINYURL.COM/TRUONGLANG] 5:15pm, 15/5/2015 Phan Hưng Duy, duyphanhung@gmail.com Page 10 Tại sao các em viết câu văn khô khan như núi đá? Tại sao các em không sáng tạo được cách hành văn độc đáo của riêng mình? Tất cả những nguyên nhân khác đều là phụ, nguyên nhân chính là các em ĐỌC CHƯA ĐỦ NHIỀU ! Các em chưa đọc nhiều nên chưa hấp thu được các thủ pháp, bút pháp của các nhà văn. Các em phải đọc thật nhiều, đọc có khi thuộc lòng luôn những áng văn hay thì tự nhiên các em sẽ hành văn trôi chảy, điêu luyện và tự tìm ra cho mình một bản sắc tung bút riêng, mà không ai có. Nói theo khoa học, thì khi đọc như vậy, vô tình các thủ pháp của nhà văn sẽ hình thành trong não em, một cách tự nhiên. Còn nói theo luật nhân quả, chính vì khi đọc các em lòng ngưỡng mộ, kính trọng các nhà văn, yêu quý những dòng văn hay, nên điều đó tạo thành cái phúc khiến các em dần dần sẽ viết hay được như thế. Có em sẽ nói: “Anh nói như vậy là mình học thuộc lòng, học vẹt à?”. Không! Có 2 cực đoan trong khi đối diện với những bài văn mẫu: 1 là học thuộc lòng rồi chép lại. Đây là học vẹt. Không hiệu quả và phản giáo dục vô cùng. 2 là không thèm đọc văn mẫu, ỷ sức mình có thể viết hay. Đó là tự cao, thiếu khiêm tốn, người này cũng không thể viết văn hay được. Thái độ đúng đắn nhất là mình đọc thật nhiều và không có ý học thuộc, vô tình em sẽ thuộc, không sao, cứ thuộc. Nhưng khi viết, mình sẽ ráng viết bằng giọng văn của mình. Lúc đó, não bộ sẽ khởi động một “phương trình phản ứng”: mình + thủ pháp của nhà văn thủ pháp của mình + nhà văn (anh dốt hoá lắm, nên thôi các em đừng bắt bẻ tại sao nhà văn lại bay hơi nha, đây có phải là phản ứng thế mà kim loại “mình” đẩy kim loại “nhà văn” ra khỏi gốc acid đâu nhờ T.T). Các em chú ý sản phẩm của “phản ứng” thôi nhé – thủ pháp của các em đã hình thành, đó là điều kì diệu phát sinh sau khi các em đọc thật nhiều đấy ! Viết thật nhiều: [GROUP HỌC NGỮ VĂN: TINYURL.COM/TRUONGLANG] 5:15pm, 15/5/2015 Phan Hưng Duy, duyphanhung@gmail.com Page 11 “Trên con đường đến thành công không có dấu chân kẻ lười biếng”. Các em phải siêng viết. Nhưng phải viết ít hơn đọc. Các em đọc 5 tác phẩm, 5 bài viết của người khác rồi mới tự mình viết 1 bài. Không được viết những gì nhảm nhí, không được sử dụng ngôn ngữ tục tằn, bậy bạ. Và luôn chia sẻ bất kì bài viết nào hay mà các em đọc được. Trước khi viết hay nói, luôn suy nghĩ 5 điều sau, ban đầu sẽ làm các em viết chậm, nói chậm, nhưng khi các em quen rồi thì trong chớp mắt là xong: 1. Điều em nói/viết là đúng hay sai? 2. Điều em nói/viết làm con người thương nhau hay ghét nhau? 3. Đối tượng sẽ nghe/đọc điều em nói/viết có thích hợp không? 4. Em đang nói/viết trong tâm trạng bình an hay phiền não (tức giận, buồn bã, hụt hẫng, )? 5. Những điều em nói/viết nếu lan ra rộng hơn liệu có ảnh hưởng gì tiêu cực không? Phải rất nỗ lực các em nhé. Viết bằng tình yêu văn chương. Viết bằng trái tim. Đừng bao giờ viết để khoe khoang kiến thức, hay để hơn thua nhau trong lời ăn tiếng nói, trong lập luận. Ai viết văn với mục đích không chân chính, vị kỉ, hơn thua, dần dần khả năng viết sẽ sa sút. III. Anh đã học Ngữ Văn như thế nào? Phần nội dung này hơi cá nhân, các em đọc và không nhất thiết phải giống anh, vì mỗi người mỗi vẻ, anh chia sẻ để các em hiểu hơn về phần II ở trên. 1. Cấp tiểu học. Thầy Cô dạy Văn trong lớp bám sát SGK nên anh thấy không hiệu quả lắm. Vô tình được một người bạn giới thiệu, anh đến học thêm (mới có lớp 1 đã học thêm ^^) với một Thầy dạy Toán, Văn. Thầy tên là Dễ, nhưng Thầy rất nghiêm khắc. Những bài văn đầu tiên anh làm, Thầy sửa chi chít mực đỏ và mỗi chỗ sửa là Thầy phạt (đánh roi vào mông) khá đau. Có lần anh viết dở quá, kinh dị quá hay sao đó mà Thầy [GROUP HỌC NGỮ VĂN: TINYURL.COM/TRUONGLANG] 5:15pm, 15/5/2015 Phan Hưng Duy, duyphanhung@gmail.com Page 12 đánh thâm tím cả mông (năm lớp 4). Nhưng sau đó Thầy ôm lại xuýt xoa. Thầy sửa từng chữ một. À! Lạ nha, Thầy sửa anh kĩ đến từng chữ, trong một câu văn mà dùng từ sai, mỗi cái sai là một roi, hay dùng một từ nào đó mà đáng lẽ ra có thể dùng từ khác hay hơn thì vẫn bị trách (cái này Thầy không đánh). Chính nhờ sự nghiêm khắc cực độ trong thương yêu đó của Thầy mà anh viết văn khá dần lên. Thầy dạy theo lối luyện viết từng đoạn ngắn cỡ 10 dòng như anh nói. (bí quyết 7, kỹ năng diễn đạt) Và cũng trong giai đoạn Tiểu học, anh còn may mắn tìm đọc được bộ sách Tâm lý đạo đức của nhà sư Thích Chân Quang – một tu sĩ Phật Giáo. Những kiến giải, luận điểm của Thầy rất chặt chẽ, sâu sắc, biện chứng. Bộ sách đó là nền tảng cho nhân cách, cũng như khả năng lý luận của anh (bí quyết 1, 2, 3). Anh thấy mình thật may mắn. Bộ sách từng được giới thiệu trên VTV1 cách đây hơn 10 năm: https://www.youtube.com/watch?v=9-dTUW5vXr0 Em nào muốn đặt mua bộ sách thì đặt mua online tại www.vidaothieng.com (có gì khó khăn cần anh hướng dẫn thì inbox FB cho anh). Các em cũng có thể nghe Thầy giảng trực tuyến tại đây: https://www.youtube.com/playlist?list=PLXSN_I3JZcxa9cMfXzqzgu1a8cMvl SGS- Còn em nào ngại tiền và sử dụng smartphone android thì có thể download từ CH Play (Play store) về phần mềm cùng tên với từ khoá tìm kiếm “tâm lý đạo đức”. Nhưng anh khuyên là nên mua vì sách khá dày, đọc trên smartphone hại mắt lắm. Các em đã tiếp xúc với máy tính, smartphone nhiều rồi, đọc sách cũng trên đấy luôn thì không hay. Mua sách về, ngồi dưới bóng cây, hay trên ghế đá giở từng trang sách đọc, cảm giác rất tuyệt em ạ. Tổng kết cấp tiểu học: - Anh được rèn luyện 5 năm cực kì nghiêm khắc. - Anh đọc được bộ sách về tâm lý, đạo đức rất sâu sắc nhưng lại rất dễ hiểu và nhiều ví dụ, câu chuyện (nguồn dẫn chứng). [GROUP HỌC NGỮ VĂN: TINYURL.COM/TRUONGLANG] 5:15pm, 15/5/2015 Phan Hưng Duy, duyphanhung@gmail.com Page 13 2. Cấp THCS – THPT: Anh hoàn thiện hơn các kỹ năng (trong 3K mà anh nói) bằng một bộ sách khác, cũng của nhà sư Chân Quang, đó là bộ “Những bài giảng hoằng pháp” – đây là giáo trình mà Thầy dùng để đào tạo những thầy tu trong Phật giáo trở thành những giảng sư, nghĩa là giáo trình về kỹ năng thuyết giảng, diễn giảng trước công chúng. Nhưng kì thật, kỹ năng nói và viết về cơ bản rất giống nhau, bản chất đều là sử dụng vùng não Broca và Wernicke để xử lý ý niệm về ngôn ngữ thành phương tiện biểu đạt nào đó (văn bản tay viết, âm thanh miệng nói). Nên những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm mà nhà sư chia sẻ trong khoá học nói này, các em hoàn toàn có thể áp dụng và việc học viết của mình. Anh đã tạo một playlist, trong đó loại bớt những bài giảng chưa cần thiết cho quá trình luyện viết của các em: https://www.youtube.com/playlist?list=PLBx3Hb_un58o- wejeJk3L_tRNgiqUBL30 Bài giảng về người sắc tộc thiểu số, về đạo Ki-tô và về đạo Hồi là 3 bài giảng cung cấp lượng kiến thức rất hay, gọn nhẹ, vừa đủ về văn hoá, tôn giáo. Ban đầu nghe nhà sư giảng về Thánh kinh anh còn nghĩ nhà sư là một linh mục nữa đấy, Thầy giảng rất hay, dường như Thầy rất ngưỡng mộ Chúa Jesus. Quả thật, chân lý chỉ là một, lời dạy của những bậc Thánh hiền luôn có những điểm chung đồng. [GROUP HỌC NGỮ VĂN: TINYURL.COM/TRUONGLANG] 5:15pm, 15/5/2015 Phan Hưng Duy, duyphanhung@gmail.com Page 14 Tiểu thuyết Trở lại thiên đường của Việt Quang: 4 năm cấp II tác phẩm này đã ảnh hưởng anh rất nhiều, cung cấp cho anh thêm kiến thức, kiến giải về đạo đức và nhiều dẫn chứng thú vị (giống như sự ảnh hưởng của bộ sách Tâm lý đạo đức đối với anh trong 5 năm tiểu học). Một tiểu thuyết tình yêu rất hay, rất lãng mạn và cũng rất siêu thoát. Lúc vừa đọc xong anh đã thốt lên với một người bạn: “Nếu có cuộc bình chọn tiểu thuyết tình yêu hay nhất mọi thời đại, tớ sẽ bỏ một phiếu ngay cho Trở lại thiên đường”. Một tiểu thuyết để lại rất nhiều suy nghĩ, trăn trở lớn lao; kể về câu chuyện tình yêu của một thanh niên 18 tuổi chối Chúa, bỏ nhà ra đi trong cay đắng rồi tìm về với Chúa trong vinh quang và hạnh phúc. Những triết lý nhân sinh ý vị, những khúc mắc éo le trong tình cảm đều được tác giả chạm khắc thành một kiệt tác. 3. Tản mạn về vấn đề ghi chép Ở cấp tiểu học, lúc đó anh còn nhỏ, nên Thầy Cô dạy văn bắt ghi chép như thế nào, anh đều ghi chép đầy đủ như thế. Nhưng khi lên đến cấp THCS, THPT, anh bắt đầu thấy lối học đọc – chép, ghi chép như vậy là không hiệu quả. Vì sao? Vì nó đi ngược lại cách mà não bộ đón nhận, xử lý và hệ thống thông tin. Não bộ ta hệ thống, ghi nhớ thông tin dựa trên sơ đồ nhánh đồng tâm (nói dễ hiểu là sơ đồ tư duy – MindMap) trong khi nhà trường lại bắt học sinh ghi chép theo đoạn (paragraph), nên không hiệu quả! Não bộ ta khắc sâu ký ức tốt dựa trên hình ảnh, màu sắc, âm thanh là chính, khả năng ghi nhớ văn bản ngôn ngữ chỉ là phụ và kém hơn những điều trên rất nhiều. Vậy mà, hễ học sinh chúng ta vẽ vời gì đó vào trong vở, sẽ mang tội “thiếu tôn trọng Thầy Cô”, đúng là oan như Thị Nở mà T.T Vậy anh ghi chép như thế nào? - Thứ nhất, đi học, anh không bao giờ soạn bài ngữ văn. Thầy Cô nào phạt anh vì không soạn bài, thì anh chịu. Ghi tên sổ đầu bài cũng được, hạ hạnh kiểm thì hạ, anh dứt khoát không ghi bài soạn. Vì anh thấy nó vô lý quá! Vấn đề học sinh phải tìm hiểu bài trước khi đi học là đúng, nhưng anh đã [GROUP HỌC NGỮ VĂN: TINYURL.COM/TRUONGLANG] 5:15pm, 15/5/2015 Phan Hưng Duy, duyphanhung@gmail.com Page 15 đọc hết sách giáo khoa từ lâu rồi, hơn nữa tìm hiểu bài đâu nhất thiết phải ghi ra vở, thời gian ghi ra vở, để anh vào thư viện tìm hiểu những tác phẩm khác tương tự, rồi so sánh, phản biện anh thấy vậy mới là chuẩn bị bài. - Thứ hai, đi học, anh không bao giờ chép bài. Những môn khác thì anh còn ghi chép vài bài đầu, rồi nhanh chóng xung phong lên trả bài để sau khi có điểm trả bài rồi là ngưng chép liền. Nên một quyển tập thôi anh có thể học Sử trong 4 năm THCS... Vì sao anh không chép bài? Vì một là, anh muốn tập trung nghe Thầy Cô giảng bài, anh mà ghi chép, anh sẽ không nhớ và có ấn tượng sâu (deep impression) với những lời giảng. Và hai là, ghi chép như Thầy Cô là ghi chép theo lối của Thầy Cô hay của tác giả nào đó biên soạn sách giáo viên, sách hướng dẫn dạy học. Ơ, chứ có phải là cách ghi chép của anh đâu, sao anh phải làm theo? Anh dị ứng với lối truyền thụ kiến thức một chiều, máy móc, rập khuông, cứng nhắc, nặng tính sản xuất hàng loạt, phá hỏng trí nhớ và khả năng sáng tạo, tự lập, phản biện của học sinh! Chính Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, khi trả lời về bức tâm thư của một học sinh ở An Giang, cũng đã thừa nhận sai lầm này – một sai lầm tồn tại từ năm 2002 cho đến tận hôm nay, hơn một thập kỉ rồi. Năm lớp 9, Cô Thuý dạy Văn lớp anh, cô rất thương anh, cô dạy anh 2 năm lớp 8 và lớp 9, từng đặt bút phê anh 2 điểm 10 và tất cả điểm còn lại đều trên 9, chỉ có một hai bài viết là anh xuống mức điểm 8 – 8,5. Hai lần cô phê bình anh lên sổ đầu bài, cô ghi rõ: “em Duy quyết không soạn bài, chép bài”, cô có vẻ buồn, cô không hiểu anh, anh cũng buồn vì thấy cô như thế Nhưng lúc đó anh lì quá, gàn quá. Giờ anh vẫn còn hối hận. (anh xin lỗi nếu các em khó chịu, nghĩ rằng anh khoe khang, anh không có ý khoe, vì tất cả đều do Thầy Cô dạy dỗ anh, anh mới được như vậy, anh có hay có tài gì đâu mà khoe? Nhưng thôi, anh cũng bộc lộ một chút để các em biết những gì anh nói, là những gì anh đã làm được, chứ không phải là lý thuyết suông, là anh “chém gió”, dù những gì anh làm được tự anh thấy nó còn ít thôi, và còn hạn chế lắm em ạ). [GROUP HỌC NGỮ VĂN: TINYURL.COM/TRUONGLANG] 5:15pm, 15/5/2015 Phan Hưng Duy, duyphanhung@gmail.com Page 16 Chính vì trong vở của anh không có sẵn bài phân tích, nên cứ hễ đọc lại, ôn lại bài nào là anh phải ép não bộ nhanh chóng phân tích, triển khai, xâu chuỗi, hệ thống lại từ ký ức – lời giảng của Thầy Cô và sách vở anh từng đọc. Lâu ngày, anh có được phản xạ văn học, đọc qua đề bài nghị luận văn học, sau khi xác định được đề bài, ngay tức khắc anh triển khai ra được ý chính, ý phụ. Và anh vĩnh viễn không bao giờ quên bài văn đó nữa, cách ghi nhớ này rất hiệu quả (very effective), rất sâu (very deep), rất lâu gần như mãi mãi (forever) vì nó rất tự nhiên (very natural). Những nội dung ghi chép của anh khi học Ngữ Văn, lại là những việc ít khi nghe Thầy Cô nhắc đến: nguyên tắc của anh là “nhớ được thì không ghi” - Ghi chép lại quan điểm nghệ thuật của tác giả; - Ghi chép lại những lời bình mà em tâm đắc về tác giả, tác phẩm; - Ghi chép lại những câu nói, câu viết hay trên sách, báo mà em đọc được; - Ghi chép lại những đoạn thơ, bài thơ hay (kèm tên tác giả) mà em tâm đắc; - Ghi chép lại tất cả những gì em thấy là đúng, là nhân văn, là đẹp IV. Thế nào là một bài văn hay? 1. Đúng yêu cầu đề bài. 2. Đủ ý (đến đây, các em đạt mức điểm 7). 3. Diễn đạt ấn tượng (mức điểm 8 – 9). 4. Có thêm sự sáng tạo độc đáo (điểm 10). V. Anh đã học những sách tham khảo nào? - Anh mua rất nhiều tập thơ, đặc biệt là thơ về gia đình, thơ yêu nước. - Anh đọc văn xuôi chủ yếu của các tác giả sau: Nam Cao, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Minh Châu, Kim Lân, Nguyễn Ái Quốc - Sách của TS. Nguyễn Xuân Lạc, Thầy Danh Hiếu, Thầy Khuất Thế Khoa. - Bí quyết thi đậu môn Văn, Thầy Nguyễn Đình Chiến. [GROUP HỌC NGỮ VĂN: TINYURL.COM/TRUONGLANG] 5:15pm, 15/5/2015 Phan Hưng Duy, duyphanhung@gmail.com Page 17 - Truyện dài, truyện ngắn, tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. - Hồ Chí Minh, hành trình 79 mùa xuân. - Võ Nguyên Giáp, chiến thắng bằng mọi giá. - Phạm Xuân Ẩn X6, điệp viên hoàn hảo. - Luận về Nhân Quả, Nghiệp và kết quả, 2 quyển sách Nhân Quả của nhà sư Chân Quang, anh được một người bạn giới thiệu và tải về đọc từ CH Play, anh rất thích. Anh ấn tượng cách tiếp cận, đánh giá vấn đề đa chiều của nhà sư. Đa chiều, nhưng không rơi vào cái dở là mất chính kiến. Khi nào có tiền chắc anh sẽ nhờ bạn ở TP. HCM đến hiệu sách mua giúp anh. - và còn nhiều, nhiều nữa em ạ Anh cảm thấy vui khi có thể gõ đến những dòng này. Anh mong có đôi điều nào đó có thể gợi ý, giúp ích được cho các em. Và nếu có điều gì chưa rõ, hay không đồng tình, các em cứ thẳng thắn nói với anh nha, sự phản biện là động lực để phát triển. Chúc các em định hướng và định hình được cách học văn phù hợp nhất. Anh Duy, gõ xong, 1:19am ngày 16/5/2015. Tái bút: Đừng bao giờ học văn để thi các em nhé. Hãy học văn bằng khát khao cải thiện khả năng viết, khả năng diễn đạt của mình; hãy học văn bằng trái tim cháy bỏng tình yêu thương con người; hãy học văn bằng khối óc khát khao điều thiện, minh triết, lẽ phải Đừng chạy theo điểm số, thì điểm số sẽ chạy theo em. Và đừng quên rèn chữ viết. Chữ đẹp thì tốt. Không đẹp thì cũng đạt được một tiêu chí, đó là dễ đọc và hơi to, tròn một chút. Người viết chữ quá nhỏ thường không học văn tốt. Chọn một quyển sách các em thích nhất, chép tay lại 1 lần thật đẹp nhé. Đó là cách rèn nét chữ tương đối đẹp đủ để tôn trọng Thầy Cô chấm bài đấy, em ạ. Kính trọng vĩ nhân + Giúp bạn bè giỏi hơn em + Từng ngày sửa lỗi + Yêu thương nhiều hơn + Đọc nhiều + Viết nhiều = Những bài văn thật hay, sâu sắc, logic chặt chẽ và thật đạo đức. [GROUP HỌC NGỮ VĂN: TINYURL.COM/TRUONGLANG] 5:15pm, 15/5/2015 Phan Hưng Duy, duyphanhung@gmail.com Page 18 Cảm nhận của em sau khi xem qua những lời chia sẻ của anh? Em có niềm tin mình sẽ viết văn tốt hơn không? Kế hoạch rèn luyện sắp tới của em sẽ là ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... .........................................................................................................................................
File đính kèm:
- Kinh_nghiem_hoc_Ngu_Van_Phan_Hung_Duy.pdf