Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7

- Lý Lan sinh ra tại Thủ Dầu Một, Bình Dương. Quê mẹ ở Lái Thiêu, quê cha ở huyện Triều Dương, thành phố Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Tám năm đầu đời Lý Lan sống ở quê mẹ, sau khi mẹ mất thì gia đình về Chợ Lớn định cư. Lý Lan học khoảng một năm ở trường làng, nửa năm ở trường Trung Chánh, và Tiểu học Chợ Quán, Trung học Gia Long, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, và cao học Anh văn ở Đại học Wake Forest (Mỹ).

- Từ năm 1980 Lý Lan bắt đầu dạy ở trường Trung học Cần Giuộc – Long An), năm 1984 chuyển về trường Trung học Hùng Vương, thành phố Hồ Chí Minh. Năm1991, chuyển qua trường Trung học Lê Hồng Phong, năm 1995 sang dạy ở Đại học Văn Lang, đến năm 1997 thì nghỉ dạy. Lý Lan lập gia đình với Mart Stewart, một người Mỹ và hiện định cư ở cả hai nơi, Mỹ và Việt Nam.

- Các tác phẩm chính:

+ Truyện dài đầu tay của Lý Lan là “Chàng Nghệ Sĩ” in trên báo tuổi trẻ và được viết trong hoàn cảnh chưa đầy đủ giải thưởng (năm 1978).

+ Tập truyện ngắn đầu tay Cỏ Hát (in chung với Trần Thùy Mai) xuất bản năm 1983 (Nhà xuất bản Tác Phẩm Mới, Hà Nội).

 

doc89 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 06/12/2023 | Lượt xem: 570 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĩ là phong thái ung dung, bản lĩnh phi thường, tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng
Triển khai ý 2: Câu chủ đề: Bài thơ còn giúp ta cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp con người Hồ Chí Minh với biết bao niềm ngưỡng mộ, tự hào
ý nhỏ 1: Câu chủ đề: Trước hết là một tâm hồn nghệ sĩ đắm say trước vẻ đẹp thiên nhiên: 
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ”
	Đêm chiến khu đẹp như một bức tranh làm sao không say đắm lòng người! Cụm từ người chưa ngủ đã khép lại vẻ đẹp của bức tranh đêm trăng làm hiện lên thật rõ nét chân dung người nghệ sĩ. Trong đêm khuya tĩnh lặng của núi rừng Việt Bắc, Hồ Chí Minh đã dành những phút giây để thả hồn mình cùng trăng. Trong thơ của người, thiên nhiên luôn là người bạn tri âm tri kỉ gắn bó. Để có sự liên tưởng độc đáo, thú vị Tiếng suối - tiếng hát xa, những hình ảnh đầy gợi cảm Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa, người nghệ sĩ phải thực sự rung động mãnh liệt trước âm thanh của tiếng suối rừng; xôn xao, thầm lặng trước vẻ đẹp của đêm trăng rừng chiến khu. Dường như đó là những khoảnh khắc thiên nhiên trong bộn bề việc nước, người tâm tình, bầu bạn cùng trăng. Qua cái nhìn ăm ắp yêu thương của người nghệ sĩ, bức tranh cảnh khuya hiện lên thật có hồn, gợi cảm. Đó là những rung động vô cùng tinh tế của một tâm hồn vĩ đại gợi trong ta bao cảm xúc trân trong, tự hào. 
Như vậy, chỉ một câu thơ ngắn gọn, hàm súc, giàu ý nghĩa khái quát đã làm nhiệm vụ câu bản lề thật tài tình. Câu thơ không chỉ cho ta cảm nhận được cốt cách người nghệ sĩ mà còn mở ra một cung bậc cảm xúc mới làm nổi bật vẻ đẹp tuyệt đỉnh của con người Hồ Chí Minh. - Không chỉ vậy, bài thơ còn cho ta cảm nhận một cách rõ nét vẻ đẹp phẩm chất chiến sĩ ở Hồ Chí Minh.
+ Đó là phẩm chất chiến sĩ của một vị chủ tịch suốt đời lo cho dân, cho nước
“Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
	Nỗi nước nhà là nỗi niềm lo dân, lo nước, một tâm sự lớn luôn canh cánh, thường trực trong trái tim HCM. Trong hoàn cảnh lúc bấy “lo nỗi nước nhà” là lo cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp còn nhiều khó khăn, thử thách chưa đến ngày thắng lợi. Vì thế nỗi lòng ấy luôn trĩu nặng trong lòng Bác không một chút nguôi ngoai. Ba tiếng “ nỗi nước nhà” vang lên trong câu thơ thật xúc động. Đó là lòng yêu nước vĩ đại của một trái tim suốt đời “ chỉ biết quen mình cho hết thảy”.Sự hi sinh cao cả của người mãi mãi để lại trong lòng bao thế hệ lòng biết ơn và cảm xúc sâu sắc 
+ Phẩm chất chiến sĩ ở HCM còn thể hiện ở phong thái ung dung, đường hoàng của một người chiến sĩ cách mạng kiên cường. Trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ, khó khăn gian khổ chồng chất, để có những rung động mãnh liệt trước vẻ đẹp thiên nhiên phải có một bản lĩnh cách mạng phi thường, tinh thần lạc quan vồ bờ bến. Nếu không chủ động, bình tĩnh trước những tình huống cách mạng, làm sao có thể ung dung để thả hồn mình cùng trăng suối. 
Ý 3: Đánh giá, khái quát: Chính cốt cách thi sĩ và phẩm chất chiến sĩ kết hợp hài hoà đã làm nên vẻ đẹp con người HCM vĩ đại. Vẻ đẹp ấy không chỉ có ở bài thơ Rằm tháng Giêng mà còn được thể hiện ở rất nhiều bài thơ khác của Người. 
2. Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng Giêng
A. Mở bài: 
- Trực tiếp: 1 câu
- Gián tiếp: 2, 3 câu
	+ Dẫn dắt: Tác giả Hồ Chí Minh
	+ Nêu đối tượng biểu cảm, cảm xúc bài Rằm tháng Giêng
B. Thân bài: 
1. Khái quát: Nghệ thuật, nội dung (3- 5 câu)
Tham khảo: Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam, một danh nhân văn hóa thế giới và là một nhà thơ lớn. Bài thơ Rằm tháng Giêng được Người sáng tác ở chiến khu Việt Bắc những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Bài thơ đã để lại trong lòng người độc nhiều ấn tượng sâu sắc.
2. Triển khai các ý lớn:
 ý 1: Trước hết, đến với bài thơ, ta cảm nhận được vẻ đẹp của đêm rằm tháng Giêng say đắm lòng người.
* Đêm trăng rằm đầu năm mới được ghi nhận bằng hình ảnh : Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên. Cụm từ Nguyệt chính viên – trăng rất tròn cho ta cảm nhận được đây là vầng trăng đẹp nhất, viên mãn nhất, xinh tươi toả sáng khắp bao la đất trời. Vầng trăng ấy đã gợi lên trước mắt ta một không gian cao rộng, mênh mông, bát ngát, tràn ngập ánh trăng. 
* Câu thơ thứ hai đã mở ra sắc thái đặc biệt của đêm trăng rằm tháng giêng: “Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên”. Đó là một không gian mùa xuân thật diệu kì, chứa đựng sức sống bất tận của mùa xuân. Trong cái ánh sáng trong trẻo của đêm trăng rằm, một không gian ngập tràn ánh sáng rực rỡ: Từ dòng sông, mặt nước cho đến bầu trời bao la đều được tắm mình trong sức sống bất tận của mùa xuân. Điệp từ “xuân” được lặp lại ba lần càng nhấn mạnh, làm nổi bật hơn vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt đang trỗi dậy khắp mọi nơi. Ba từ “xuân” liền mạch, nối nhau, ngân nga như một dòng nhạc xanh êm dịu. Câu thơ bảy tiếng thì năm tiếng có thanh không gợi cảm giác trong trẻo, thanh bình, thú vị làm sao.
* Hình ảnh trăng ngân đầy thuyền là một hình đẹp. Ánh trăng ắm ắp đầy cả khoang thuyền cho thấy đêm càng khuya, vầng trăng như càng tròn hơn, sáng hơn, ánh trăng ăm ắp đầy cả khoang thuyền. 
=> Khái quát: Bức tranh đêm rằm tháng giêng thật đẹp, một vẻ đẹp, trong trẻo, viên mãn, tràn đầy sức sống gợi cho người đọc nhiều cảm xúc khó tả. Phải chăng niềm vui, niềm tự hào sau chiến thắng làm cho cảm xúc thăng hoa trở nên say đắm trước vẻ đẹp của đêm rằm. 
 Ý 2: Đến với bài thơ, ta còn xúc động và ngưỡng mộ trước vẻ đẹp con người Hồ Chí Minh
- Đó là tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm với cái đẹp và có tình yêu thiên nhiên say đắm. Đêm rằm tháng giêng đẹp như một bức tranh làm sao không say đắm lòng người! Trong bao nỗi bộn bề việc nước, Hồ Chí Minh đã dành những phút giây để thả hồn mình cùng trăng. Trong thơ của Người, thiên nhiên luôn là người bạn tri âm tri kỉ gắn bó, trăng luôn là người bạn tâm giao. Để có được những hình ảnh đầy gợi cảm nguyệt chính viên, Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên người nghệ sĩ phải thực sự rung động mãnh liệt trước vẻ đẹp của đêm trăng đêm rằm, xôn xao trước sức sống mãnh liệt của mùa xuân. Hình ảnh con người ra về trong ánh sáng lung linh, rực rỡ của đêm trăng rằm, trăng ăm ắp cả khoang thuyền: trăng ngân đầy thuyền đã cho thấy sự hoà quyện giữa con người hoà quyện với thiên nhiên làm nên vẻ đẹp nên thơ, lãng mạn. Con người mở lòng đón nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, thiên lặng lẽ đi bên cạnh con người. Có thể nói, qua cái nhìn ăm ắp yêu thương của người nghệ sĩ, bức tranh đêm rằm tháng giêng hiện lên thật có hồn, gợi cảm. Đó là những rung động vô cùng tinh tế của một tâm hồn vĩ đại gợi trong ta bao cảm xúc trân trọng, tự hào. 
- Không chỉ vậy, bài thơ còn cho ta cảm nhận một cách rõ nét vẻ đẹp phẩm chất chiến sĩ ở Hồ Chí Minh.
+ Vẻ đẹp ấy được thể hiện qua nỗi niềm lo nước, lao dân luôn thường trực trong lòng Bác:
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Yên ba thâm xứ ở đây là bàn bạc việc quân, việc kháng chiến. Đặt bài thơ vào hoàn cảnh ra đời thì đây là công việc vô cùng hệ trọng của đất nước lúc bấy giờ. Cuộc họp bàn ấy được diễn ra ở nơi sâu thẳm, mịt mù khói sóng: Yên ba thâm xứ - một không gian bí mật, thiêng liêng. Ngày xưa, đây là không gian gợi buồn, nơi ẩn dật của những người buồn. Còn trong thơ Bác lại nó trở thành nơi bàn bạc việc hệ trọng: việc đời, việc nước. Đây là không gian có ý nghĩa đặc biệt thể hiện lòng yêu nước, nỗi niềm lo nước lo dân của Người. Đó là lòng yêu nước vĩ đại của một trái tim suốt đời “chỉ biết quên mình cho hết thảy”. Sự hi sinh cao cả của người mãi mãi để lại trong lòng bao thế hệ lòng biết ơn và cảm xúc sâu sắc 
+ Phẩm chất chiến sĩ ở Hồ Chí Minh còn thể hiện ở phong thái ung dung, đường hoàng của một người chiến sĩ cách mạng kiên cường. Trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ, khó khăn gian khổ chồng chất, để có những rung động mãnh liệt trước vẻ đẹp thiên nhiên, để có những phút giây hoà hợp với thiên nhiên thì phải có một bản lĩnh cách mạng phi thường, tinh thần lạc quan vồ bờ bến. Nếu không chủ động, bình tĩnh trước những tình huống cách mạng, làm sao có thể ung dung để thả hồn mình cùng trăng suối. 
Ý 3: Chính cốt cách thi sĩ và phẩm chất chiến sĩ lết hợp hài hoà đã làm nên vẻ đẹp con người HCM vĩ đại. Vẻ đẹp ấy không chỉ có ở bài thơ Rằm tháng Giêng mà còn được thể hiện ở rất nhiều bài thơ khác của Người. 
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM BÀI PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ BIỂU ĐẠT
CỦA BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG ĐOẠN THƠ, ĐOẠN VĂN
I. Cách làm chung
1. Mở đoạn
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, Câu thơ, đoạn thơ (câu văn, đoạn văn) cần phân tích tác dụng của biện pháp tu từ. (Nghĩa là trả lời cho câu hỏi: Câu thơ, đoạn thơ (câu văn, đoạn văn) đó nằm trong văn bản nào, của tác giả nào?)
- Giới thiệu, gọi tên các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ, đoạn thơ (câu văn, đoạn văn).
- Nêu cảm nhận chung.
Ví dụ: Cảm nhận của em về cái hay trong cách sử dụng các biện pháp tu từ ở hai câu đầu bài Cảnh khuya.
Tham khảo: 
Cách 1: Trong hai câu đầu của bài “Cảnh khuya”, tác giả Hồ Chí Minh đã sử dụng biện pháp so sánh và điệp ngữ thật đặc sắc và ý nghĩa
Cách 2: Trong văn bản “Cảnh khuya”, tác giả Hồ Chí Minh đã sử dụng các biện pháp so sánh, diệp ngữ đặc sắc, giàu ý nghĩa ở hai câu đầu.
Cách 3: Trong văn bản “Cảnh khuya”, tác giả Hồ Chí Minh đã sử dụng các biện pháp so sánh, diệp ngữ đặc sắc, giàu ý nghĩa để miêu tả vẻ đẹp bức tranh cảnh khuya núi rừng Việt Bắc ở hai câu đầu.
2. Thân đoạn: Gồm các bước:
Bước 1: Chỉ ra biểu hiện cụ thể của phép tu từ. Nghĩa là chỉ rõ, biện pháp tu từ đó đó được tác giả sử dụng như thế nào trong câu thơ, đoạn thơ.
Chẳng hạn:
	+ Nếu là so sánh thì so sánh cái gì với nhau?
	+ Nếu là ẩn dụ thì phải chỉ ra được hình ảnh ẩn dụ là hình ảnh nào?
	+ Nếu là nhân hóa thì cái gì được nhân hóa?
	+ Nếu là điệp từ thì phải chỉ ra là điệp từ nào? Điệp bao nhiêu lần?
Ví dụ: Với đề trên
- So sánh: Tiếng suối – tiếng hát
- Điệp từ “lồng”
Bước 2: Nêu rõ tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó
* Dựa vào đặc điểm của các biện pháp tu từ để nêu tác dụng
Chẳng hạn: 
+ Nếu là so sánh, thì phải chỉ rõ
	Giá trị gợi hình: Hình ảnh so sánh giúp người đọc có sự hình dung như thế nào?
	Giá trị gợi cảm: Từ hình ảnh so sánh, người viết đã bày tỏ thái độ và tình cảm gì? 
+ Nếu là nhân hóa: 
	Làm cho sự vật vô tri, vô giác bỗng trở nên gần gui, quen thuộc, sống động, có hồn, có cảm xúc
	Thể hiện tình cảm của người viết một cacchs sâu sắc và tế nhị
+ Nếu là điệp từ: nhấn mạnh, làm nổi bật sự vật, tính chất, đặc điểm của sự vật.
Lưu ý: nếu đoạn văn, đoạn thơ sư dụng nhiều biện pháp nghệ thuật thì:
+ Lần lượt chỉ ra và phân tích hiệu quả thẩm mĩ của từng biện pháp
+ Khái quát hiệu quả chung của các biện pháp nghệ thuật đó trong toàn đoạn
Ví dụ: Đối với đề trên, có thể chỉ ra tác dụng của các biện pháp nghệ thuật như sau:
+ Biện pháp so sánh: Tiếng suối như tiếng hát
Cách so sánh này giúp ta hình dung được: âm thanh tiếng suối từ xa vọng lại êm ái, trong trẻo, ngọt ngào như tiếng hát của con người. 
 Đọc câu thơ, người đọc như cảm nhận được, tiếng suối vô hồn, lạnh lẽo bỗng trở nên sống động, có hồn.
 So sánh kết hợp với nghệ thuật lấy động tả tĩnh làm nổi bật sự yên tĩnh, vẻ đẹp tĩnh lặng của đêm trăng rừng. Tiếng suối được ví như tiếng hát cho thấy con người là trung tâm của bức tranh thiên nhiên. Không gian chìm trong yên tĩnh mà vẫn mang hơi ấm của con người, vẫn ấm tiếng người, tiếng hát. Làm cho cảnh núi rừng đêm khuya mà xiết bao gần gũi, yêu thương, đêm chiến khu mà bình yên quá đỗi.
=> Như vậy, chỉ bằng biện pháp so sánh ở câu thơ đầu, Hồ Chí Minh đã gợi vẻ đẹp đêm trăng rừng Việt Bắc qua ấn tượng âm thanh.
+Điệp từ: Từ lồng được nhắc lại 3 lần trong một câu thơ
 Giúp ta hình dung: ánh trăng lồng vào cổ thụ, bóng cổ thụ lồng vào những bông hoa hay ánh trăng lồng vào cổ thụ, bóng cổ thụ in hình xuống mặt đất như những bông hoa xinh xắn tạo nên bức tranh trăng lung linh, huyền ảo.
 Điệp từ “lồng” có tác dụng làm cho cảnh vật đan lồng vào nhau tạo nên bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối lung linh ánh sáng. Nét đậm là dáng hình cổ thụ trên cao lấp lánh ánh sáng, nét nhạt là bóng cây là lung linh xao động trên mặt đất.
 Điệp từ “lồng” còn có tác dụng, làm cho ba vật thể (Trăng, cổ thụ, hoa) vốn dĩ cách xa nhau đan cài quấn quýt, hoà quyện vào nhau, soi sáng cho nhau rất hữu tình.
Lưu ý: nếu người đưa ra đoạn văn, đoạn thơ là một nhân vật trong tác phẩm thì sau khi phân tích xong tác dụng, phải chỉ ra tình cảm của người đó trước khi đánh giá tác giả.
Bước 3: Đánh giá tác giả: tài năng và tấm lòng.
Ví dụ: Với đề trên
- Tài năng: Các biện pháp tu từ đó góp phần tạo nên bức tranh trăng đêm rừng Việt bắc rất đẹp, nên thơ, lung linh ánh sáng. 
- Tấm lòng: Qua đó cho thấy tâm hồn nhà thơ- tâm hồn thi sĩ nhạy cảm với cái đẹp và có tìnhyêu thiên nhiên say đắm.
3. Kết đoạn: Nêu cảm nghĩ của em về biện pháp tu từ được sử dụng 
II. Luyện tập
1. Cảm nhận của em về cái hay trong cách sử dụng điệp từ “vì” trong bài thơ Tiếng gà trưa của tác giả Xuân Quỳnh: 
 “Cháu chiến đấu hôm nay
 Vì lòng yêu Tổ Quốc
 Vì xóm làng thân thuộc
 Bà ơi cũng vì bà
 Vì tiếng gà cục tác
 Ô trứng hồng tuổi thơ”
Gợi ý:
Bước 1: Khổ cuối bài TGT tác giả XQ đã sử dụng biện pháp điệp từ vì thật đặc sắc và ý nghĩa.
Bước 2: Chỉ rõ: Điệp từ vì được nhắc lại 4 lần chủ yếu là đầu mỗi dòng thơ
Bước 3: Tác dụng: 
	Nhấn mạnh những lí do cầm súng của người chiến sĩ: rất lớn lao cao cả nhưng cũng rất bình thường, giản dị.
	Làm nổi bật, khắc sâu mối quan hệ giữa các tình cảm đó, tình yêu Tổ quốc bắt nguồn từ những điều bình thường, giản dị: tình cảm dành cho người thân ruột thịt, những kỉ niệm bình dị của tuổi thơ. Những tình cảm đó là cội nguồn sâu xa của tình yêu tổ quốc, làm ch tình yêu tổ quốc nồng nàn hơn, tha thiết hơn trong trái tim người chiến sĩ.
- Diễn tả tình yêu tổ quốc thiết tha, cháy bỏng, thôi thúc người chiến sĩ cầm chắc tay súng, chiến thắng kẻ thù.
- Góp thêm một định nghĩa về tình yêu Tổ quốc đơn sơ, giản dị mà sâu sắc.
=> Mục đích chiến đấu cao cả của người chiến sĩ là lẽ sống cao đẹp của cả dân tộc ta thời đại đánh Mĩ anh hùng.
Bước 4: Đánh giá:
- Tài năng: Ngòi bút tài hoa của nữ sĩ XQ trong việc sử dụng thơ ngũ ngôn với biện pháp tu từ đặc sắc để diễn tả tình cảm cao đẹp.
- Tấm lòng: Trái tim yêu thương, tấm lòng gắn bó sâu nặng với đất nước
2. Cảm nhận của em về cái hay trong cách sử dụng biện pháp tu từ trong khổ đầu bài thơ Tiếng gà trưa của tác giả Xuân Quỳnh: 
Gợi ý:
Bước 1: Trong khổ thơ đầu bài “TGT”, tác giả Xuân Quỳnh đã sử dụng biện pháp tu từ thật đặc sắc và ý nghĩa.
Bước 2, 3: Chỉ rõ và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ 
* Điệp từ nghe được nhắc lại 3 lần, đầu mỗi dòng thơ, gợi cảm giác tiếng gà như ngưng lại, lắng đọng lại trong không gian và đọng lại trong lòng người. Diễn tả được cảm xúc đang trào dâng dào dạt trong lòng người chiến sĩ.
* Kết hợp với nghệ thuật: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác và đảo ngữ: xao động nắng trưa co thấy, người chiến sĩ cảm nhận âm thanh tiếng gà trưa không chỉ bằng tai, bằng mắt mà bằng mọi giác quan, bằng cả tâm hồn, bằng hồi tưởng
=> Diễn tả tác động diệu kì của âm thanh tiếng gà: Âm thanh Tiếng gà trưa cất lên làm cho nắng trưa trở nên lung linh, xao động, không gian trưa yên ắng bỗng trở nên sống động lạ tương; xua đi bao vất vả mệt nhọc trên đường hành quân, nâng đỡ bước chân người chiến sĩ và tiếp thêm sức mạnh cho họ. Đặc biệt, âm thanh ấy còn gọi về cả một trời kỉ niệm tuổi tơ yêu dấu ở làng quê, về những năm tháng ấu thơ sống bên bà.
=> Tâm trạng của người chiến sĩ: Bồi hồi, bâng khuâng, xao xuyến, hạnh phúc
Bước 4: Đánh giá:
- Tài năng: Ngòi bút tài hoa của nữ sĩ XQ trong việc sử dụng thơ ngũ ngôn với biện pháp tu từ đặc sắc để diễn tả tình cảm cao đẹp.
- Tấm lòng: Trái tim yêu thương, tấm lòng gắn bó sâu nặng với quê hương, với những kỉ niệm tuổi thơ.
3. Cái hay trong cách sử dụng biện pháp tu từ trong hai câu đầu bài Cảnh khuya
Bước 1: Trong hai câu đầu bài cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hoá thật hay và giàu ý nghĩa.
Bước 2, 3: Nêu và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ
* Biện pháp so sánh: Tiếng suối như tiếng hát
- Cách so sánh này giúp ta hình dung được: âm thanh tiếng suối từ xa vọng lại êm ái, trong trẻo, ngọt ngào như tiếng hát của con người. 
- Đọc câu thơ, người đọc như cảm nhận được, tiếng suối vô hồn, lạnh lẽo bỗng trở nên sống động, có hồn.
- So sánh kết hợp với nghệ thuật lấy động tả tĩnh làm nổi bật sự yên tĩnh, vẻ đẹp tĩnh lặng của đêm trăng rừng. Tiếng suối được ví như tiếng hát cho thấy con người là trung tâm của bức tranh thiên nhiên. Không gian chìm trong yên tĩnh mà vẫn mang hơi ấm của con người, vẫn ấm tiếng người, tiếng hát. Làm cho cảnh núi rừng đêm khuya mà xiết bao gần gũi, yêu thương, đêm chiến khu mà bình yên quá đỗi.
=> Như vậy, chỉ bằng biện pháp so sánh ở câu thơ đầu, Hồ Chí Minh đã gợi vẻ đẹp đêm trăng rừng Việt Bắc qua ấn tượng âm thanh.
* Điệp từ: Từ lồng được nhắc lại 3 lần trong một câu thơ
- Giúp ta hình dung: ánh trăng lồng vào cổ thụ, bóng cổ thụ lồng vào những bông hoa hay ánh trăng lồng vào cổ thụ, bóng cổ thụ in hình xuống mặt đất như những bông hoa xinh xắn tạo nên bức tranh trăng lung linh, huyền ảo.
- Điệp từ lồng có tác dụng làm cho cảnh vật đan lồng vào nhau tạo nên bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối lung linh ánh sáng. Nét đậm là dáng hình cổ thụ trên cao lấp lánh ánh sáng, nét nhạt là bóng cây là lung linh xao động trên mặt đất.
- Điệp từ lồng còn có tác dụng, làm cho ba vật thể (Trăng, cổ thụ, hoa) vốn dĩ cách xa nhau đan cài quấn quýt, hoà quyện vào nhau, soi sáng cho nhau rất hữu tình.
Bước 4: Khái quát: 
- Các biện pháp tu từ đó góp phần tạo nên bức tranh trăng đêm rừng Việt bắc rất đẹp, nên thơ, lung linh ánh sáng. 
- Qua đó cho thấy tâm hồn nhà thơ- tâm hồn thi sĩ nhạy cảm với cái đẹp và có tìnhyêu thiên nhiên say đắm.
4. Cái hay trong cách sử dụng cụm từ ta với ta qua hai bài thơ qua đèo Ngang và Bạn đến chơi nhà (So sánh cụm từ ta với ta trong bài thơ qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan và cụm từ ta với ta trong bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến).
Dàn ý: 
A. Mở bài:
- Văn học Trung đại Việt nam thế kỉ XIX đánh dấu những mốc son chói lọi của văn học Việt nam suốt hàng chục thế kỉ qua gắn liền với hai tên tuổi nổi bật là Bà Huyện Thanh Quan và tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến.
- Điểm gặp gỡ kì diệu của hai bài thơ “Qua đèo Ngang” và “Bạn đến chơi nhà” là hai bài đều sử dụng cụm từ “ta với ta”. Tuy nhiên, sắc thái biểu cảm của hai cụm từ này trong hai bài thơ lại rất khác nhau.
B. Thân bài:
* Sắc thái biểu cảm:
- Cụm từ “ta với ta trong bài “Qua đèo Ngang” chỉ mộ người và một tâm trạng. “ta - Bà Huyện Thanh Quan, một lữ khách xa nhà, là nhân vật trữ tình của bài thơ đang đối diện với lòng mình giữa đất trời bao la, mênh mông, vắng lặng, hoang sơ chốn đèo Ngang. Một mình ôn nỗi hoài cổ không biết chia sẻ cùng ai và cô đơn đến tê lòng. Hình tượng con người cô đơn đến tuyệt đỉnh giữa bóng chiều tà ở đèo Ngang.
- Trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến, cụm từ “ta với ta” được hiểu theo cách khác:
+ Ta với ta chỉ hai người: là nhà thơ Nguyễn Khuyến và người bạn của mình, là chủ và khách, là tôi và bác,
+ Cụm từ ta với ta ở đây là những người bạn hiểu nhau, gắn bó tri kỉ, tri âm với nhau. Cụm từ này đã giao hòa tuyệt đối giữa hai người bạn tri âm, tri kỉ.
+ Khi xưng hô “tôi và bác” tách bạch làm hai. Khi nói “ta với ta” thì hai người đã gắn bó làm một.
+ Đại từ “ta” được sử dụng linh hoạt, uyển chuyển, sáng tạo: vừa là ngôi thứ nhất vừa là ngôi thứ hai, vừa số ít vừa số nhiều. Cách sử dụng cụm từ này thể hiện rõ nét niềm tự hào, kiêu hãnh của Nguyễn Khuyến về tình bạn của mình, một tình bạn thủy chung, gắn bó, đồng điệu về tâm hồn, lẽ sống. Tình bạn vượt lên mọi giá trị vật chất, chỉ cần tôi và bác, chỉ cần “ta với ta” là có tất cả. Tình bạn tự nó là một bữa tiệc tình thần, cần gì đến mâm cao cỗ đầy.
* Đánh giá, nâng cao:
- Đây là sự gặp gỡ của những tâm hồn thi sĩ lớn.
- Sự kì diệu ấy xảy ra bởi sự giàu đẹp của tiếng việt.
- Cách sử dụng đại từ “ta với ta” đã góp phần làm nên cái hay của hai bài thơ và để lại suy ngẫm cho nhiều thế hệ độc giả.
.....................................o0o...............................................

File đính kèm:

  • docboi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_7.doc
Sáng Kiến Liên Quan