Biện pháp Sử dụng trò chơi giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hứng thú với hoạt động làm quen chữ cái

Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động làm quen với chữ cái ở lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi đóng vai trò rất quan trọng, nhằm cung cấp cho trẻ những kiến thức ban đầu về chữ cái Tiếng Việt. Là cơ hội để trẻ phát triển vốn từ, khả năng phát âm, đọc – viết chữ Tiếng Việt.

Qua đó giúp trẻ phát triển về ngôn ngữ, mở rộng vốn từ, vốn hiểu biết, giáo dục tình cảm, nhằm góp phần vào việc phát triển toàn diện nhân cách của trẻ, chuẩn bị đầy đủ hành trang để bước vào lớp 1.

Đối với trẻ mầm non “Chơi là hoạt động chủ đạo” trò chơi được xem là ưu thế khi trẻ tham gia các hoạt động, qua đó trẻ được “học mà chơi, chơi mà học”. Việc học chữ cái qua trò chơi sẽ rất sinh động, kích thích trẻ hứng thú nhiều hơn. Các trò chơi cho trẻ đòi hỏi phải thích hợp, được vận dụng một cách linh hoạt theo chủ đề thu hút sự tham gia của trẻ.

Là giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi tôi nhận ra được những tầm quan trọng trên nên bản thân luôn tìm tòi đưa ra những phương pháp giảng dạy sao cho kiến thức trẻ nắm được luôn đạt kết quả cao. Giờ học được phong phú, sôi nổi, trẻ hứng thú tham gia tích cực.

 

pptx14 trang | Chia sẻ: Đức Học | Ngày: 02/03/2024 | Lượt xem: 908 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "Biện pháp Sử dụng trò chơi giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hứng thú với hoạt động làm quen chữ cái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THUYẾT TRÌNH 
BIỆN PHÁP: 
 SỬ DỤNG TRÒ CHƠI GIÚP TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI HỨNG THÚ VỚI HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN CHỮ CÁI 
Giáo viên: Nguyễn Thị Liên 
I. MỞ ĐẦU: 
Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động làm quen với chữ cái ở lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi đóng vai trò rất quan trọng, nhằm cung cấp cho trẻ những kiến thức ban đầu về chữ cái Tiếng Việt. Là cơ hội để trẻ phát triển vốn từ, khả năng phát âm, đọc – viết chữ Tiếng Việt. 
Qua đó giúp trẻ phát triển về ngôn ngữ, mở rộng vốn từ, vốn hiểu biết, giáo dục tình cảm, nhằm góp phần vào việc phát triển toàn diện nhân cách của trẻ, chuẩn bị đầy đủ hành trang để bước vào lớp 1. 
Đối với trẻ mầm non “Chơi là hoạt động chủ đạo” trò chơi được xem là ưu thế khi trẻ tham gia các hoạt động, qua đó trẻ được “học mà chơi, chơi mà học”. Việc học chữ cái qua trò chơi sẽ rất sinh động, kích thích trẻ hứng thú nhiều hơn. Các trò chơi cho trẻ đòi hỏi phải thích hợp, được vận dụng một cách linh hoạt theo chủ đề thu hút sự tham gia của trẻ. 
Là giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi tôi nhận ra được những tầm quan trọng trên nên bản thân luôn tìm tòi đưa ra những phương pháp giảng dạy sao cho kiến thức trẻ nắm được luôn đạt kết quả cao. Giờ học được phong phú, sôi nổi, trẻ hứng thú tham gia tích cực. 
Vì thế, nên tôi chọn biện pháp “Sử dụng trò chơi giúp trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi hứng thú với hoạt động làm quen với chữ cái”. 
Để giờ học của trẻ đạt kết quả cao trước hết giáo viên phải xác định từng mục đích – yêu cầu của tác phẩm và phải thuộc tác phẩm. Từ đó, đưa ra nội dung giáo dục phù hợp với cốt chuyện, phù hợp với lứa tuổicủa trẻ. Bên cạnh đó giáo viên phải chú ý đến giọng đọc kể của mình, diễn cảm, đúng ngữ điệu của từng nhân vật trong câu chuyện, bài thơ, thể hiện nét mặt cử chỉ, điệu bộ phù hợp với diễn biến của câu chuyện mới thu hút sự chú ý của trẻ. 
Thuận lợi 
- Được sự quan tâm và chỉ đạo của nhà trường, năm nay tôi được phân công giảng dạy lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi. 
- Bản thân là giáo viên đứng lớp có trình độ đạt chuẩn và nhiều năm là giáo viên dạy giỏi các cấp do nhà trường và ngành tổ chức nên có kinh nghiệm trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. 
- Hàng năm được học tập bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ. 
- Có ý thức tinh thần trách nhiệm cao, được phụ huynh tin tưởng và tín nhiệm. 
- Trẻ trong lớp được phân chia và được học theo chương trình riêng của từng độ tuổi nên dễ dàng tiếp cận chương trình. 
- Đa số phụ huynh có nhận thức về ngành học mầm non và quan tâm đến hoạt động chăm sóc giáo dục của lớp. 
+ Về cơ sở vật chất: 
- Đồ dùng đồ chơi của trẻ mặc dù được nhà trường đầu tư, mua sắm nhưng vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ, nhiều đồ dùng đã sử dụng nhiều năm nên đã củ và hư hỏng đặc biệt thẻ chữ cái. 
+ Về phụ huynh: 
- Chưa phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm về việc dạy trẻ làm quen với chữ cái. Một số phụ huynh chỉ mong muốn con mình biết đọc và viết thành thạo chữ cái nên đã dạy trước ở nhà, mà phương pháp dạy của phụ huynh không có khoa học nên đến lớp cô sửa lại cho trẻ đó rất khó. 
+ Về phía trẻ: 
- Có 5 cháu mới đến lớp lần đầu nên khó tiếp cận chương trình cùng các bạn, vốn hiểu biết còn hạn chế, khả năng tiếp thu chậm, nhút nhát. 
- Có 3 trẻ phát âm chưa rỏ tiếng, nói ngọng. 
- Có 7 trẻ đã biết được trọn vẹn bảng chữ cái nên khi học thường không tập trung chú ý. 
Khó khăn 
2. Trình bày biện pháp: 
* Biện pháp 1: Sử dụng trò chơi trong giờ học giúp trẻ nhận biết chữ cái. 
Để tổ chức hoạt động có hiệu quả và thu hút trẻ tham gia tích cực điều đầu tiên phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ trong lớp mình. 
+ Trẻ ở độ tuổi này rất thích cái đẹp, mới lạ và có tính hấp dẫn cao nên việc gây hứng thú cho trẻ ở hoạt động này lại càng quan trọng hơn. 
+ Nếu cứ bắt buộc trẻ ngồi học một cách tuân thủ, một tiết dạy không có tính sáng tạo thì trẻ nhàm chán, tiếp thu bài bị hạn chế và không đạt được những yêu cầu mong muốn của cô. 
Vì vậy, tôi đã sử dụng trò chơi để giúp trẻ nhận biết chữ cái nhanh hơn, đúng hơn và hứng thú hơn trong hoạt động học. 
Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động dạy trẻ làm quen chữ cái n m 
+ Trước đây cô cho trẻ ngồi 3 tổ, cô giới thiệu tranh đọc từ dưới tranh, cho trẻ ghép thẻ chữ cái rời và yêu cầu trẻ chọn chữ cái cần dạy ở trong từ. 
+ Bây giờ tôi thay thế bằng trò chơi “Hái quả” để kích thích tính tò mò cho trẻ tôi lồng chữ cái vào bên trong quả, cho trẻ chọn quả và thảo luận theo nhóm (đó là chữ gì, cách phát âm như thế nào, có cấu tạo gồm nét gì (nếu trẻ biết)) sau đó tôi mới tập trung trẻ lại để cũng cố kiến thức cho trẻ. 
+ Khi giới thiệu cấu tạo chữ “n”: Trước đây cô cầm thẻ chữ cái và nói cấu tạo chữ “n” gồm một nét thẳng và một nét móc thì trẻ chỉ nghe và nhanh quên. Để thay đổi phương pháp tôi tiến hành cắt rời ra từng nét rồi khi giới thiệu tôi ghép lại thành chữ “n” hoàn chỉnh, như vậy trẻ được tri giác trực tiếp các nét của chữ “n” và trẻ sẽ nhớ lâu hơn, chính xác hơn. 
+ Khi dạy trẻ so sánh: Trước đây trẻ cầm 2 thẻ chữ cái trên tay để so sánh, nhưng để trẻ được trãi nghiệm và nhớ lâu hơn cấu tạo của chữ n, m tôi cho trẻ chơi trò chơi “Tạo chữ”. Trẻ ghép nét rời thành chữ cái n, m sau đó trẻ tìm ra được đặc điểm giống nhau và khác nhau trên sản phẩm của mình để so sánh. 
Qua việc sử dụng trò chơi trong giờ học để giúp trẻ nhận biết chữ cái trên thì tôi thấy: 
+ Đa số trẻ rất hứng thú tham gia, chăm chú lắng nghe mỗi khi cô giới thiệu bài và rồi say sưa thảo luận cùng bạn. 
+ Đặc biệt còn giúp trẻ ghi nhớ chữ cái lâu hơn có khoa học hơn, chứ không phải bắt trẻ nhớ một cách máy móc, học thuộc. 
Như vậy khi tổ chức hoạt động LQCC lần này hiệu quả đạt được cao hơn sơ với 3 nhóm chữ cái tổ chức lần trước. 
* Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học qua trò chơi đóng kịch . 
 * Biện pháp 2: Sử dụng trò chơi giúp trẻ ôn luyện, ghi nhớ, nhận biết mặt chữ cái. 
Trong tất cả các phương pháp, biện pháp giúp trẻ hiểu và nhớ lâu nhất nội dung đã truyền đạt thì phương pháp dùng trò chơi là phương pháp hiệu quả nhất và gây hứng thú nhất đối với trẻ. 
Trò chơi cũng là cách để giúp trẻ ôn luyện, ghi nhớ, nhận biết mặt chữ cái mà trẻ đã được làm quen trước đó. Nhưng để trò chơi có hiệu quả và trẻ hứng thú suốt cả quá trình chơi thì việc lựa chọn trò chơi và cách tổ chức của cô giáo là hết sức quan trọng và phải có tính sáng tạo. 
Đặc biệt cô phải thay đổi trò chơi liên tục tránh nhàm chán cho trẻ. 
Ví dụ: Trò chơi “Tạo chữ” “i, t, c” không nhất thiết phải sử dựng một số nguyên vật liệu như: que tính, hột hạt, nắp chai, nét rời, phấn,  để dạy trẻ mà tôi thường xuyên thay đổi bằng cách cho trẻ tự trãi nghiệm chơi tạo chữ ngay trên cơ thể mình. Để cho trẻ cảm thấy hứng thú và có điều mới lạ sau mỗi lần chơi trò chơi này. 
Ngoài ra tôi còn sử dụng trò chơi trên phần mềm máy tính (phần mềm kidsmart, phần mềm E Leaning) vì lúc này trẻ sẽ hứng thú nhiều hơn, khả năng ghi nhớ lâu hơn khi được tiếp xúc trực tiếp với máy tính được chọn và nhận được kết quả đúng hoặc sai bằng biểu tượng khuôn mặt và được phép làm lại. Lúc đó trẻ hứng thú hơn nhiều. 
Ví dụ: Trò chơi để ôn luyện chữ cái l, m, n. 
+ Trước đây khi cô yêu cầu trẻ chọn chữ “l” trẻ tìm chữ “l” trong rổ đưa lên và phát âm. 
+ Thay đổi bằng trò chơi “Thả quân zich zăc” Cô cho trẻ chọn bấm vào quân zích zắc, quân zích zắc rơi xuống ô chữ cái nào thì trẻ phát âm chữ cái đó. 
8 
Hoặc trò chơi “Tìm chữ cái còn thiếu”: Cô cho xuất hiện hình ảnh kèm từ có thiếu chữ cái cần chọn, yêu cầu trẻ tìm chữ để điền vào đó, nếu trẻ làm đúng thì có hành động vỗ tay chúc mừng, nếu sai thì xuất hiện mặt mếu và động viên trẻ chọn lại. 
Qua sử dụng các trò chơi này tôi nhận thấy đa số trẻ hứng thú tham gia, chờ đến lượt và ghi nhớ lâu hơn các chữ cái trẻ đã được làm quen. 
Đặc biệt sau mỗi thực hành trên máy tính trẻ sẽ phấn khích nhiều hơn. 
Như vậy khi sử dụng các trò chơi trong giờ ôn luyện, cũng cố giúp trẻ ghi nhớ mặt chữ cái nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn nhưng cần có nhiều thời gian để chuẩn bị. Giáo viên cũng đòi hỏi có kĩ năng sử dụng máy tính thành thạo mới cắt ghép được các hình ảnh, trò chơi đưa vào phần mềm E Leaning đạt hiệu quả. 
III. HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CỦA VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TRONG THỰC TẾ: 
Sau một thời gian áp dụng biện pháp “Sử dụng trò chơi giúp trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi hứng thú với hoạt động làm quen với chữ cái”. 
Kết quả khảo sát cho thấy trẻ có sự tiến bộ rõ rệt: 
Nội dung 
Trẻ nhận biết và phát âm đúng âm các chữ cái 
Trẻ nhận biết được chữ cái có trong từ 
Trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt động làm quen chữ cái 
Trẻ hứng thú tham gia vào các trò chơi ôn luyện chữ cái 
Đầu năm 
30% 
20% 
40% 
40% 
Cuối năm 
98% 
95% 
100% 
100% 
Dựa vào kết quả khảo sát trên: 
* Đối với trẻ: So với 3 lần tổ chức hoạt động làm quen chữ cái đầu năm thì sau khi áp dụng biện pháp này. 
- Trẻ rất hứng thú tham gia vào các hoạt động và có biểu hiện sự chờ đợi mỗi khi đến ngày cô tổ chức hoạt động làm quen chữ cái tiếp theo. 
- Khả năng ghi nhớ các các chữ cái chính xác và nhanh nhạy. 
- Kích thích tính tò mò và rèn luyện được khả năng tập trung trong suốt quá trình diễn ra hoạt động. 
- Đa số trẻ đều tỏ ra hứng thú với việc tìm và đọc chữ cái ở trong môi trường xung quanh. 
* Đối với phụ huynh: 
- Nhận thấy được tầm quan trọng của việc cho trẻ làm quen với chữ cái. 	- Chủ động phối hợp với cô giáo bằng cách tham khảo ở cô giáo các trò chơi về ôn luyện, cũng có chữ cái để dạy con ở nhà. 
- Sẵn sàng giúp đỡ và chia sẽ những khó khăn với cô giáo về việc làm đồ dùng dạy học. 
IV. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: 
1. Ý nghĩa của biện pháp: 
Qua quá trình dạy trẻ làm quen chữ cái, tôi nhận thấy việc cho trẻ làm quen chữ cái là một hoạt động vô cùng quan trọng. Vì thế là một giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi tôi cần phải nắm vững nội dung và phương pháp tổ chức hoạt động này. Thông qua việc áp dụng biện pháp nêu trên tôi nhận thấy giờ học không còn nặng nề, nhàm chán đối với trẻ như trước đây. 
Với phương pháp “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”, trẻ được tự mình tham gia vào hoạt động dưới sự hướng dẫn của cô giáo nên trẻ rất hứng thú, ghi nhớ lâu, được khám phá, trải nghiệm chữ cái thông qua các trò chơi hấp dẫn, mới lạ để lại ấn tượng tốt trong lòng trẻ, và nhu cầu mong muốn được tham gia tiếp vào hoạt động làm quen chữ cái lần sau. 
Tôi rút ra được một số kinh nghiệm như sau: 
- Bản thân phải có năng lực trình độ chuyên môn vững vàng để dạy trẻ. 
- Nắm được nội dung các hoạt động cho trẻ làm quen chữ cái. 
- Biết thiết kế và tổ chức các trò chơi chữ cái theo chủ đề. 
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra về chất lượng trên trẻ để có biện pháp bồi dưỡng cho từng trẻ và có kế hoạch thay đổi trò chơi. 
- Tạo môi trường chữ viết trong và ngoài lớp đẹp mắt, hấp dẫn cho trẻ. 
- Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình để giúp trẻ học tốt hơn. 
- Và đặc biệt luôn nghiên cứu sách báo, tài liệu, tham khảo thông tin qua mạng, dự giờ đồng nghiệp đúc rút kinh nghiệm cho bản thân. Nghiên cứu các phần mềm trò chơi chữ cái để đưa vào hoạt động học cho trẻ, lựa chọn trò chơi phù hợp với từng nhóm chữ cái để tổ chức hoạt động đạt hiệu quả cao. 
2. Kiến nghị đề xuất. 
- Bổ sung, thay thế các đồ dùng, đồ chơi, thẻ chữ cái đã hư hỏng, củ kĩ. 
- Tổ chức nhiều chuyên đề, hoặc sinh hoạt chuyên môn về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ mà đặc biệt là hoạt động làm quen với chữ cái. 
Trên đây là biện pháp “Sử dụng trò chơi giúp trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi hứng thú với hoạt động làm quen với chữ cái” mà tôi đã áp dụng trong quá trình dạy trẻ làm quen chữ cái tại trường. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của Ban giám khảo để bản thân tôi có thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ ngày một tốt hơn. 
	Tôi xin trân thành cám ơn! 
14 
Xin chân thành cảm ơn 
Chúc hội thi thành công tốt đẹp 

File đính kèm:

  • pptxbien_phap_su_dung_tro_choi_giup_tre_mau_giao_5_6_tuoi_hung_t.pptx
Sáng Kiến Liên Quan