Biện pháp Phối hợp giữa nhà trường và gia đình để chăm sóc, giáo dục trẻ 24-36 tháng tuổi

Xã hội ngày càng phát triển, các bậc cha mẹ ngày càng quan tâm hơn đến việc học của các con với mong muốn cho con có một môi trường giáo dục tốt nhất, luôn tạo mọi điều kiện phương tiện cho con học tập. Nhưng bên cạnh đó một số cha mẹ giao trách nhiệm giáo dục con cái cho thầy cô, cho nhà trường. Họ không biết giúp con như thế nào, làm gì để trẻ phát triển tự nhiên hài hòa cân đối. Cách giáo dục quá nuông chiều con hay quá nghiêm khắc đều để lại chấn thương trong nhân cách trẻ. Có những cha mẹ cuộc sống còn khó khăn nên họ làm việc ngày đêm mà nhiều người đã quên đi một vai trò vô cùng quan trọng của mình là việc giáo dục con cái.

pptx33 trang | Chia sẻ: Đức Học | Ngày: 02/03/2024 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Biện pháp Phối hợp giữa nhà trường và gia đình để chăm sóc, giáo dục trẻ 24-36 tháng tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chào mừng hội thi GVDG cấp trường năm học 2022-2023 
BIỆN PHÁP: 
“PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH ĐỂ CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI” 
Giáo viên trình bày: Lê Thị Ngọc Liên 
PHÒNG GD&ĐT HẢI LĂNG 
TRƯỜNG MẦM NON HẢI THƯỢNG 
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HẢI LĂNG 
TRƯỜNG MẦM NON HẢI AN 
CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E.LEARNING CẤP HUYỆN 
NĂM HỌC: 2018-2019 
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC 
HOẠT ĐỘNG: LQVT “GỘP 2 NHÓM THÀNH 1 NHÓM CÓ 9 ĐỐI TƯỢNG BẰNG NHIỀU CÁCH KHÁC NHAU VÀ ĐẾM” 
ĐỐI TƯỢNG: MẪU GIÁO 5-6 TUỔI 
Giáo viên: Nguyễn Thị Loan 
Email: hoanghailoan@gmail.com 
Điện thoại: 0916507234 
Trường Mầm non Hải An – Hải Lăng – Quảng Trị 
 BIỆN PHÁP: 
“PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH ĐỂ CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON HẢI THƯỢNG ” 
 Xã hội ngày càng phát triển, các bậc cha mẹ ngày càng quan tâm hơn đến việc học của các con với mong muốn cho con có một môi trường giáo dục tốt nhất, luôn tạo mọi điều kiện phương tiện cho con học tập. Nhưng bên cạnh đó một số cha mẹ giao trách nhiệm giáo dục con cái cho thầy cô, cho nhà trường. Họ không biết giúp con như thế nào, làm gì để trẻ phát triển tự nhiên hài hòa cân đối. Cách giáo dục quá nuông chiều con hay quá nghiêm khắc đều để lại chấn thương trong nhân cách trẻ. Có những cha mẹ cuộc sống còn khó khăn nên họ làm việc ngày đêm mà nhiều người đã quên đi một vai trò vô cùng quan trọng của mình là việc giáo dục con cái. 
LÝ 
DO CHỌN BIỆN PHÁP 
Thực tế ở lớp tôi cho thấy còn không ít phụ huynh chưa hiểu hết về tầm quan trọng cũng như trách nhiệm của gia đình trong việc phối hợp với nhà trường để giáo dục trẻ. Nhận thức chưa đúng này ảnh hưởng không tốt đến kết quả giáo dục trẻ . Chính vì vậy, bản thân tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình để chăm sóc, giáo dục trẻ 24-36 tháng tuổi tại trường Mầm non Hải Thượng” . Hy vọng rằng đây là đề tài tuy nhỏ nhưng sẽ có đóng góp hữu ích cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ 24-36 tháng tuổi trong trường mầm non. 
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG 
	 * Thuận lợi: 
 - Đội ngũ cán bộ - giáo viên trẻ, sáng tạo, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao. 
- Tất cả các ban nghành, chính quyền, đoàn thể đều tham gia, ủng hộ các hoạt động của nhà trường. 
- Chất lượng chăm sóc, giáo dục của nhà trường ngày một tốt hơn, xứng đáng là nơi phụ huynh đặt trọn niềm tin. 
- Dù đời sống nhân dân còn gặp khó khăn nhưng đa số các bậc cha mẹ trẻ đều quan tâm đến việc học hành của con mình, thường xuyên trao đổi trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm. 
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG 
	 * Khó khăn: 
	 Tại nhóm lớp đa số trẻ 24 -36 tháng lần đầu mới đến trường mầm non nên phụ huynh chưa có kinh nghiệm trong việc phối hợp với nhà trường. 
	Một số trẻ trong lớp sống chung với ông, bà (vì cha, mẹ đi làm ăn xa). 
	Một số cha mẹ trẻ chưa chú trọng đến tầm quan trọng của giáo dục mầm non, có suy nghĩ trẻ còn nhỏ chỉ đưa đến trường để cô chăm sóc, nên việc phối hợp cùng nhà trường để chăm sóc và giáo dục trẻ chưa được tốt và thường xuyên. 
Phụ huynh 
Quan tâm 
Ít quan tâm 
Không quan tâm 
Số lượng 
5 
12 
5 
Tỉ lệ 
22,7% 
54,6% 
22,7% 
Bảng khảo sát đầu năm về trách nhiệm của gia đình trong việc phối hợp với nhà trường để chăm sóc, giáo dục trẻ tại thời điểm 15/9/2021 như sau: (22 trẻ) 
Chính vì vậy, việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình để chăm sóc, giáo dục trẻ 24-36 tháng tuổi tôi rất quan tâm và cần được chú trọng. 
TRÌNH BÀY BIỆN PHÁP 
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch, nội dung, hình thức để tuyên truyền với gia đình trẻ trong lớp 
	Để gia đình trẻ hiểu rõ và có trách nhiệm cùng nhà trường nuôi dạy các cháu khoa học, ngay từ đầu năm tôi xây dựng kế hoạch trong đó xác định rõ nội dung, hình thức, phương pháp để tuyên truyền phối hợp với phụ huynh. 
- Nội dung phối hợp: 
+ Phối hợp giáo dục trẻ theo chương trình trẻ 24-36 tháng. 
+ Phối hợp trong kiểm tra đánh giá thực hiện chương trình. 
+ Phối hợp về vấn đề gia đình tham gia xây dựng cơ sở vật chất cho lớp, trường. 
- Hình thức phối hợp : 
+ Sử dụng bảng thông báo, góc tuyên truyền bố mẹ để thông báo các nội dung giáo dục trẻ theo từng chủ đề, kế hoạch các giờ học trong tháng, kết quả cân đo sức khỏe trẻ, lịch sinh hoạt 1 ngày của bé. 
+ Trao đổi thường xuyên hằng ngày thông qua các buổi đón, trả trẻ. 
+ Tổ chức họp phụ huynh định kì ( 2 lần/năm). 
+ Tổ chức những buổi sinh hoạt, phổ biến kiến thức theo chuyên đề. 
+Thông qua các hoạt động tập thể: Ngày tết cổ truyền, ngày sách của bé. 
+ Thông qua website của trường, số điện thoại, nhóm facebook chung của lớp. 
- Phương pháp phối hợp: 
+Trao đổi tọa đàm cùng phụ huynh: giờ đón trả trẻ, họp phụ huynh. 
+ Tuyên truyền thông qua tờ rơi, pano, apphic 
+ Thực hành: Tổ chức cho phụ huynh trực tiếp tham gia hoạt động cùng lớp để thực hiện phối hợp giáo dục trẻ. 
Biện pháp 2: Phối hợp với gia đình để tuyên truyền, phổ biến kiến thức chăm sóc- giáo dục trẻ 24-36 tháng. 
	 Trẻ 24-36 tháng là lứa tuổi mới lần đầu đến trường nên qua giờ đón trẻ, trả trẻ tôi trao đổi cùng phụ huynh, phát các mẫu tuyên truyền tạo cho trẻ tâm thế thoải mái khi đến trường, bố mẹ nên trò chuyện cùng trẻ về trường mầm non, các hoạt động ở lớp, đồ chơi trong lớp, tên một số bạn trong lớpcho trẻ bớt bỡ ngỡ khi mới đến trường. 
	Thông báo đến bố mẹ trẻ tình hình sức khỏe của trẻ trong ngày như có trẻ ho nhiều, trẻ bị đau bụng để bố mẹ cùng theo dõi. Hỏi cha mẹ trẻ tình hình ăn uống, sức khỏe trẻ ở nhà như thế nào để có cách chăm sóc phù hợp. 
* Tuyên truyền với phụ huynh qua tranh ảnh 
	Ở lớp tôi xây dựng góc tuyên truyền nơi dễ thấy, tất cả các phụ huynh có thể xem được để công khai mục tiêu giáo dục, kế hoạch chủ đề, kế hoạch từng tuần của chủ đề để giúp phụ huynh biết được hôm nay con học bài gì, những bài thơ bài hát gì con được học 
VD: Trong chủ đề đồ chơi của bé: bé được học bài hát: đôi dép xinh, đu quay. Được đọc bài thơ: Đi dép, Chơi với bạn từ đó phụ huynh về rèn luyện thêm cho trẻ ở nhà. Khi kết thúc chủ đề tôi luôn thông báo tiến bộ của trẻ trong lớp, đề nghị phụ huynh phối hợp trong chủ đề tiếp theo. 
	 Bảng tuyên truyền còn công khai kết quả cân đo trẻ theo quý giúp phụ huynh nắm được tình hình sức khỏe của con. Với trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân, thấp còi của lớp, trong giờ đón trẻ tôi trao đổi trực tiếp với bố mẹ cháu: 
+ Tình hình sức khỏe, ăn uống ở nhà của cháu. 
+ Tư vấn phụ huynh nên cho trẻ uống thêm sữa dinh dưỡng, sữa tăng chiều cao. 
+ Nên tăng cường cho trẻ luyện tập thể dục, tắm nắng buổi sáng. 
+ Ở lớp cũng như ở nhà luôn động viên trẻ ăn hết suất. 
	Tuyên truyền một số bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, các loại bệnh theo mùa, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ như: Vào tháng 9 có dịch sốt xuất huyết tôi dán thông báo lên bảng tuyên truyền, phát các bài tuyên truyền về phòng dịch sốt xuất huyết để phụ huynh đề phòng. 
Để phụ huynh phối hợp tốt trong thực hiện nội dung giáo dục thì trong các cuộc họp phụ huynh đầu năm học tôi trao đổi với phụ huynh chương trình giáo dục trẻ 24-36 tháng phải đảm bảo 4 lĩnh vực phát triển: 
+ Phát triển thể chất, Phát triển ngôn ngữ, phát triển nhận thức, phát triển tình cảm kỉ năng xã hội và thẫm mĩ. 
VD: Nội dung giáo dục phát triển nhận thức trẻ 24-36 tháng là: 
luyện tập phối hợp các giác quan: Thị giác, thính giác, xúc giác, khướu giác, vị giác. 
Nhận biết: 
- Một số bộ phận cơ thể. 
Một số đồ dùng, đồ chơi, phương tiện giao thông quen thuộc. 
Một số con vật, hoa, quả quen thuộc. 
Một số màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh. Kích thước to- nhỏ. Hình tròn- hình vuông. Vị trí trên - dưới - trước - sau so với bản thân trẻ. Số lượng một - nhiều. 
Bản thân và một số người gần gũi. 
 Khi phụ huynh nắm rõ chương trình họ sẽ hiểu hơn việc học của con mình ở lớp để có những phương pháp hỗ trợ, giúp trẻ phát triển toàn diện. bên cạnh đó tôi đưa ra một số câu hỏi để phụ huynh thảo luận, đóng góp ý kiến về môi trường lớp học, cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi của lớp, thời gian đưa đón trẻđể nắm bắt mong muốn của phụ huynh từ đó có biện pháp khắc phục tạo cho trẻ một môi trường học tập tốt nhất. 
  * Tuyên truyền qua cuộc họp phụ huynh 
*Tuyên truyền qua nhóm facebook chung của lớp 
Với trẻ lớp tôi ở độ tuổi 24-36 tháng nên cháu nào cũng ngây thơ, hồn nhiên, kĩ năng sống còn ít. Chính điều này đã thúc giục tôi gặp gỡ trao đổi với phụ huynh về việc giúp trẻ có được các kĩ năng sống. Hàng ngày ngoài những hoạt động chủ đạo của trẻ ở trường Mầm non, tôi luôn dạy trẻ các kĩ năng sống như: Thói quen lau mặt, thói quen lễ giáo, thói quen tự phục vụ, thói quen đi vệ sinh đúng nơi quy định qua giờ đón và trả trẻ tôi luôn nhắc nhở khuyến khích phụ huynh cùng phối hợp dạy trẻ kĩ năng sống ở nhà cho trẻ. Tôi tận tình trao đổi với phụ huynh về những việc trẻ đã làm được và chưa làm được ở lớp để kết hợp với phụ huynh giáo dục trẻ ở nhà. 
BIỆN PHÁP 3: 
Vận động cha mẹ trẻ tham gia hỗ trợ về vật chất, tinh thần cho lớp, trường. 
	 Tùy vào từng thời điểm chủ đề tôi vận động bố mẹ tham gia các hoạt động cùng lớp như quyên góp nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi, tranh ảnh, họa báo cũ trang trí chủ đề 
VD: Trong chủ đề “bé đi khắp nơi bằng phương tiện gì?” tôi nhờ phụ huynh xin các hộp sữa to để làm ô tô, làm đoàn tàu.Các họa báo, tranh ảnh về các loại PTGT để cô và trẻ cùng trang trí góc chủ đề của lớp. Đồng thời phối hợp cùng phụ huynh làm đồ dùng đồ chơi cho lớp. 
Việc vận động phụ huynh quyên góp các nguyên vật liệu, phế liệu làm đồ dùng đồ chơi giúp tôi tạo ra được đồ dùng dạy học phong phú tăng hiệu quả hoạt động giáo dục trẻ. Giúp phụ huynh nhận thức sâu sắc hơn về công việc của giáo viên cũng như các hoạt động của trường. 
* Cô và phụ huynh phối hợp làm đồ dùng, đồ chơi 
Vì trường nằm ở khu vực thấp thường xuyên ngập lụt nên sau mỗi đợt lũ lụt, công tác vệ sinh lớp học cho các cháu trở lại trường cũng rất vất vã. Thông qua nhóm facebook của lớp tôi kêu gọi phụ huynh cùng đến hỗ trợ công sức, làm vệ sinh lớp học sạch sẽ giúp cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ đảm bảo. Phụ huynh tham gia hoạt động rất nhiệt tình tạo mối quan hệ gần gũi giữa phụ huynh và cô giáo. Để mọi phụ huynh đều hiểu và cùng đóng góp ngày công lao động, qua các cuộc họp phụ huynh, tôi thường nêu tên, tuyên dương những phụ huynh đã tham gia hoạt động tích cực, nhiệt tình; đồng thời tôi cũng khéo léo nhắc nhở, vận động những phụ huynh khác cùng tham gia. Nhờ đó, càng ngày tôi thấy phụ huynh lớp tôi tham gia các hoạt động của lớp với thái độ vui vẻ, nhiệt tình. 
* Hình ảnh phụ huynh tham gia vệ sinh lớp học sau lũ lụt 
 	 Trong năm học vừa qua nhà trường tổ chức một số hoạt động tập thể như: Ngày sách của bé, Bé vui tết cổ truyền, tổng kết năm họcSau khi xác định nội dung của hoạt động tập thể tôi liên hệ với những phụ huynh có năng khiếu động viên tham gia hoạt động cùng trẻ như làm thiệp, dán hoa, làm hộp quà, tô màu tranh. Qua hoạt động tập thể, các cháu được trải nghiệm rất nhiều hoạt động. Rất nhiều phụ huynh và cộng đồng dân cư quanh khu vực trường học đến xem thấy con mình được tham gia thì rất phấn khởi, càng nâng cao nhận thức quan tâm đến con của mình hơn nữa. 
Thực tế cho thấy nếu như gia đình và nhà trường có sự kết hợp chặt chẽ thì sẽ tạo được một mối quan hệ gần gũi cởi mở giữa 2 bên và cả 2 bên sẽ nhận được những đóng góp chân tình và những kinh nghiệm thiết thực, quý báu trong chăm sóc và giáo dục trẻ. 
Qua việc thực hiện đề tài  “Một số biện pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình để chăm sóc, giáo dục trẻ 24-36 tháng tuổi” . Sau 1 năm áp dụng tại nhóm lớp, tôi nhận thấy sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường đã thu được hiệu quả cao: Các cháu mạnh dạn tự tin, các sản phẩm tô vẽ có tiến bộ hơn, các giờ học thì hăng hái tham gia phát biểu ý kiến và sôi nổi hơn, phụ huynh thì quan tâm đến phong trào của lớp, ủng hộ cho lớp được rất nhiều đặc biệt là ngày công lao động để các cháu có môi trường học tập tốt hơn, giữa cô giáo và phụ huynh luôn có sự gần gũi, cởi mở. 
KẾT QUẢ THỰC HIỆN 
Phụ huynh 
Quan tâm 
Ít quan tâm 
Không quan tâm 
Đầu năm 
Cuối năm 
Đầu năm 
Cuối năm 
Đầu năm 
Cuối năm 
Số lượng 
5 
18 
12 
4 
5 
0 
Tỉ lệ 
22,7% 
81,8% 
54,6% 
18,2% 
22,7% 
0 
KẾT QUẢ SO SÁNH TRƯỚC VÀ SAU KHI ÁP DỤNG BIỆN PHÁP 
Ý NGHĨA CỦA BIỆN PHÁP 
Đối với 
giáo viên 
Bản thân nâng cao kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hoạt động xã hội. 
Tích lũy nhiều kinh nghiệm, nhiều hình thức để phối hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ 
Tạo được niềm tin, mối quan hệ gần gũi, thân thiện với bố mẹ trẻ. 
Đối với 
trẻ 
Các cháu được chăm sóc một cách toàn diện đặc biệt môi trường giáo dục đã được mở rộng không chỉ ở trường mà ngay cả ở nhà, không chỉ ở cô mà còn ở bố mẹ. 
Trẻ thích đến lớp, thích tham gia các hoạt động 
Ý NGHĨA CỦA BIỆN PHÁP 
Đối với 
phụ huynh 
Đa số phụ huynh đã có ý thức trong việc phối hợp với giáo viên và nhà trường trong việc chăm sóc - giáo dục trẻ: Tham gia đầy đủ các buổi họp phụ huynh, các buổi tuyên truyền ở lớp, quan tâm hơn đến góc phụ huynh vào giờ đón và trả trẻ, quan tâm đến sức khỏe và các chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ, tranh thủ thời gian để trao đổi với giáo viên thường xuyên hơn. 
Thu hút sự quan tâm hỗ trợ vật chất cũng như tinh thần của phụ huynh đến với lớp học từ đó góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ 
Ý NGHĨA CỦA BIỆN PHÁP 
KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 
Với những kết quả đạt được sau khi áp dụng các biện pháp phối hợp với phụ huynh để làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ 24-36 tháng tuổi, tôi rất mong các cấp lãnh đạo, ban giám hiệu nhà trường tổ chức những đợt đánh giá, biểu dương, khen thưởng các phụ huynh hoạt động tốt trong công tác phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh. 
Trên đây là một số biện pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình để chăm sóc, giáo dục trẻ 24-36 tháng tuổi. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của Ban giám hiệu nhà trường và cấp trên để đề tài này của tôi được hoàn thiện hơn. 
KÍNH CHÚC CÁC CÔ GIÁO SỨC KHỎE 
CHÚC HỘI THI THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP 
TRÂN TRỌNG CÁM ƠN 

File đính kèm:

  • pptxbien_phap_phoi_hop_giua_nha_truong_va_gia_dinh_de_cham_soc_g.pptx
Sáng Kiến Liên Quan