Biện pháp nghệ thuật so sánh trong ca dao ở chương trình THPT

1. Lý do chọn đề tài

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, ca dao luôn được coi là viên ngọc quý long lanh ngời sáng. Đó là viên ngọc toả chiếu vẻ đẹp thuần khiết, thanh cao trong tâm hồn tình cảm và trí tuệ con người Việt Nam, trải qua nhiều thế hệ. Biểu hiện qua văn hoá ứng xử trong cuộc sống; qua tình yêu thắm thiết đối với thiên nhiên, với quê hương gia đình; qua tình yêu lứa đôi, hôn nhân - hạnh phúc Ca dao vì thế thực sự gắn liền và trở thành một bộ phận không thể tách rời với đời sống tinh thần của nhân dân ta. Kể từ khi lọt lòng mẹ cho tới lúc trưởng thành, có ai trong mỗi chúng ta chưa từng được một lần lạc vào thế giới của con “cò bay lả bay la” qua lời ru âu yếm của bà của mẹ. Những lời ru thấm đẫm yêu thương cứ thế từng ngày bồi đắp trong ta tình yêu mến, tự hào đối với ca dao dân tộc.

Trải qua thời gian với bao thăng trầm, ca dao vẫn tồn tại và giữ nguyên sức sống của nó. Đó không chỉ nhờ vào nội dung đặc sắc mà còn vì cả một thế giới nghệ thuật ngôn từ tinh tuý, trong sáng đến mức tự nhiên.

Sức sống mạnh mẽ, bất diệt của ca dao được tạo nên bởi nhiều giá trị, mà trước hết và chủ yếu là giá trị nội dung và nghệ thuật. Trong các đặc trưng nghệ thuật của thể loại này phải kể tới biện pháp so sánh. Không phải ngẫu nhiên mà ca dao có nơi còn gọi là hát ví “ những câu hát ví chất ba đình” đầy nghệ thuật so sánh đã tạo ra rất nhiều cách nói, cách diễn đạt với hiều sắc thái tinh tế khác nhau để biểu thị nội dung ca dao, làm cho việc diễn đạt trở nên sâu sắc, phong phú, sinh động, bóng bẩy và tế nhị. Bằng thế giới hình ảnh so sánh vừa đa dạng, dồi dào vừa thân thuộc, gần gũi, những ý niệm trừu tượng, mơ hồ như những cung bậc tình cảm: yêu, ghét chẳng hạn được cụ thể một cách độc đáo, sâu sắc và bình dị. Chúng ta sẽ khám phá được những liên tưởng độc đáo, bất ngờ và lối nói quen thuộc nhưng sắc sảo của người lao động, từ đó cảm nhận được đặc thù về tư tưởng, tình cảm của họ.

 

docx43 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 5989 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Biện pháp nghệ thuật so sánh trong ca dao ở chương trình THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 chứa đựng biết bao phẩm chất, niềm tin của cô về nhân phẩm của mình.
Mặt khác, “nước” còn là biểu trưng cho số phận hẩm hiu của những cuộc đời mồ côi lạc lõng.
Chàng ơi! Thương thiếp mồ côi,
Như bèo cạn nước biết trôi đằng nào.
Phản ánh sự phong phú trong biểu hiện của “sông nước” nhân dân ta đồng thời cũng bộc lộ khả năng quan sát tinh tường của mình trong cuộc sống hàng ngày.
Chỉ có khi nắm vững những đặc tính của thiên nhiên thì nhân dân ta mới có thể đưa vào những hình tượng này những ý nghĩa biểu trưng đa dạng như vậy.
Nhìn chung, tác giả dân gian đã thật sự phát huy đặc trưng bản chất của so sánh. Trong thế giới hình tượng thuộc về thiên nhiên, nhân dân ta đã đưa vào đó tất cả những tâm tình, những kinh nghiệm sống của mình. Bằng những biểu tượng nghệ thuật đa dạng.
2.Hệ thống hình ảnh so sánh thuộc thế giới thực vật.
Hình tượng
Số lần xuất hiện
Hoa
Bèo
Sen
8
9
5
Khác với nề văn chương bác học, ca dao ta sử dụng một hệ thống hình tượng rất dân dã. Thật vậy, chúng ta hãy thử nhìn lại bảng thống kê. Bước vào ca dao, không phải là những thứ cao sang, quyền quý hay cổ điển ước lệ mà đó là một hình ảnh rất giản dị, gần gũi. Trong nhóm này, “hoa” là hình tượng được nói đến nhiều nhất.
Một dòng sông dài ngun ngút, một cánh bèo trôi dạt lênh đênh. Tất cả đã đem lại nguồn cảm hứng vô tận cho cho những tâm hồn nhạy cảm. Thế nhưng cảm hứng chung mà người nghệ sĩ dân gian gửi vào cánh “bèo” là sự thấp kém, nghèo khó, là thân phận hẩm hiu.
Để nói về thân phận bấp bênh của người phụ nữ ngày xưa, cánh bèo đã hiện lên với tất cả sự vô định, lạc loài của mình.
Thân em như thể cánh bèo,
Ngược xuôi, xuôi ngược theo chiều nước trôi.
Hay:
Thiếp than cha mẹ thiếp nghèo,
Thiếp than phận thiếp như bèo trôi sông.
Cùng có nét tương đồng là sự thấp kém, lạc lõng nên “cánh bèo” cũng được biểu trưng cho những người mồ côi.
Chàng ơi! Thương thiếp mồ côi,
Như bèo cạn nước biết trôi đằng nào.
Trên mặt nước “bèo” đã lênh đênh vô định nhưng dù sao đó cũng là cuộc sống chính. Nhưng khi nước cạn rồi thì thân phận ấy sẽ ra sao?. Vì vậy, “cánh bèo cạn nước” là biểu trưng cho sự đau khổ, bơ vơ đến tột cùng.
Trên dòng chảy chung của cảm hứng về thân phận con người qua hình ảnh “cánh bèo” thì “sen” cũng được nhắc đến. Bởi lẽ, đối lập với ý nghĩa về sự thấp kém của bèo là sự thanh khiết, cao quý của “sen”:
Thân chị như cánh hoa sen,
Chúng em như bèo bọt chẳng chen được vào.
Nhưng cũng có khi dựa vào ý nghĩa thường trực là sự thanh khiết thì “sen” cũng được so sánh để chỉ sự oen ố.
Đem thân vào chốn cát lầm,
Cho thân lấm láp như mầm hoa sen.
Nhìn chung, viết về “cánh bèo, hoa sen” ta thường bắt gặp hai ý nghĩa biểu trưng đối lập nhau. Thế nhưng cả hai hình tượng này đều có chung một điểm là thường được so sánh với người phụ nữ. Dù là những thực vật sông nước, vốn nhỏ bé, yếu ớt nhưng “bèo, sen” cũng đã trở thành những hình tượng quen thuộc mà xúc động trong lòng của mỗi người khi tiếp nhận ca dao.
Phần lớn, “hoa” thường biểu trưng cho người con gái, “hoa” được so sánh đi liền với cái đẹp:
Nhát trông thấy bóng một người
Răng đen nhưng nhứt, miệng cười như hoa
Trong tình yêu, hoa còn là hình tượng luôn đi liền với “bướm”. Vì vậy, “hoa - bướm” là hình ảnh biểu tượng cho người con trai và người con gái.
Em như hoa nở trên cành,
Anh như con bướm lượn vành trên hoa.
Khi đôi trai gái được gắn bó bên nhau hoa cũng được dùng làm biểu tượng ẩn dụ:
Mình với ta như con một nhà,
Như áo một mắc như hoa một chùm
1. Hệ thống hình ảnh so sánh thuộc thế giới động vật.
Hình tượng
Số lần xuất hiện
Cá
Chim
Bướm
8
6
4
Không chỉ thế giới thực vật mà thế giới động vật cũng là mãnh đất phì nhiêu cho vườn cây tâm hồn của thi sĩ đơm hoa kết trái. Nhiều nhất trong nhóm hình tượng này là “chim” và “cá”.
Cánh “chim” thường tự do tung bay trên bầu trời cao rộng bao la. Vì thế, cánh chim như chở lấy ước mơ của nhân dân ta về một cuộc sống thanh bình, hạnh phúc.
Trong ca dao, đặc biệt là ca dao về tình yêu đôi lứa, hình tượng “chim” đã chở lấy những cung bậc tình cảm, những nỗi buồn, niềm vui mà bao trái tim yêu hằng ấp ủ.
“Cánh chim” cũng được nói đến với niềm vui và niềm hạnh phúc :
Sao cho trong ấm ngoài êm,
Như thuyền có bến, như chim có bầy
Nếu “chim có bầy” là hình ảnh biểu tượng cho niềm vui, hạnh phúc thì “chim lạc đàn” là ẩn dụ, biểu tượng cho nỗi buồn, cho sự nhớ mong xa cách.
Thương nhau nên phải đi tìm,
Nhớ nhau một lúc như chim lạc đàn.
Hình tượng “chim” bước vào ca dao không chỉ là những hình tượng đơn lẽ mà nó còn kết hợp với các yếu khác để tạo ra một ý nghiã biểu trưng phù hợp. So sánh là một biện pháp dựa trên sự tương đồng, nhưng so sánh cũng dựa vào sự tương đồng đó để tạo ra sự đối lập. Đó là lí do biến hình tượng “chim” thành hình ảnh ẩn dụ cho người phụ nữ đã có chồng ngày xưa.
Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng, như cá cắn câu.
Hình ảnh so sánh “chim vào lồng” như đã nói lên được tất cả sự tù túng mất tự do. Cánh chim không còn được làm chủ cả một bầu trời rộng lớn thì cũng như cô gái không còn có được sự tự do trong cuộc sống của mình.
Với đặc trưng là công khai hai vế nên so sánh đã giúp ta xác định chính xác đối tượng được nói đến, xác định ý nghĩa biểu trưng của hình tượng. Cũng như “cánh chim” thường là hình ảnh ẩn dụ cho người con gái. Nhưng cái quan trọng hơn trong biện pháp này không phải là ý nghĩa bề nổi đó mà là những màu sắc tình cảm bên trong. Vì vậy, “cá” cũng được nói đến và thường là hình ảnh ẩn dụ cho người con gái. Nhưng ẩn sau ý nghĩa đó là cả một thế giới tâm hồn phức tạp của người nghệ sĩ. Trong phạm vi tài liệu, những hình ảnh so sánh dùng hình tượng “cá” cũng khá nhiều. Điều này làm cho hình tượng “cá” trở nên rất quen thuộc trong ca dao.
Nói đến “cá” thì chúng ta thường liên tưởng ngay đến môi trường sống, đó là “nước”. Trong ca dao, hình ảnh “cá, nước” kết hợp với nhau để biểu trưng cho hạnh phúc, cho sự gắn bó lâu dài của đôi trai gái.
Tình cờ bắt gặp mình đây,
Như cá gặp nước, như mây gặp rồng.
Hay:
Đôi ta gắn bó dài đồng,
Như cá gặp nước, như rồng gặp mây.
Nếu nói “cá” thường biểu trưng cho người con gái thôi thì vẫn chưa đủ. Bởi lẽ trong so sánh “cá” còn là hình ảnh chỉ người con gái với đặc trưng là đối tượng săn đuổi của các chàng trai.
Em như con cá giữa vời,
Ai nhanh tay thì được, ai chậm lời thì thôi.
Rõ ràng “cá” không hề khô cứng với ý nghĩa bề nổi mà chúng ta còn bắt gặp ở đây bóng dáng của cảm hứng về thân phận. Con cá rơi vào tay ai thì vẫn còn tuỳ thuộc vào từng người bắt cũng như cuộc đời của cô gái vậy. Chính vì vậy, người bắt được thì mãn nguyện, hạnh phúc nhưng ai không bắt được thì tiếc rẽ vô cùng
Em như cá lượn đầu cầu,
Anh về lấy lưới, người câu mất rồi.
Chương 3
Ý NGHĨA, GIÁ TRỊ CỦA BIỆN PHÁP
NGHỆ THUẬT SO SÁNH TRONG CA DAO.
1. Giá trị tạo hình.
Như chúng ta đã biết, nói đến văn chương là nói đến tính hình tượng. Muốn hiểu được những trăn trở, tâm tư của người nghệ sĩ thì nhất thiết phải thông qua hệ thống hình tượng. Trong ca dao, đặc biệt ở biện pháp nghệ thuật so sánh, tính hình tượng đã tạo nên những giá trị nghệ thuật độc đáo.
So sánh là cách đối chiếu giữa hai đối tượng khác loại, một bên là thế giới hiện thực mà nhân dân ta rút ra từ cuộc sống và một bên là tâm trạng, tình cảm của con người. Dựa trên sự liên tưởng tương đồng để nhân dân ta có thể phản ánh một cách sâu sắc tâm trạng của mình. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nhân dân ta đã xây dựng một hệ thống hình ảnh bên ngoài mà sức sống của hình ảnh đó lại là điều mà nhân dân ta muốn giãi bày. Nhiệm vụ của chúng ta là dựa trên những hình ảnh đó để tìm hiểu nội dung phản ánh của vấn đề. Với đặc trưng đó, bao giờ cũng vậy, so sánh có giá trị tạo hình rất cao . Ví dụ:
Thương ai rồi lại nhớ ai,
Mặt buồn rười rượi như khoai mới trồng.
Ở đây, nỗi nhớ thương của nhân vật trữ tình được gửi vào hình ảnh “khoai mới trồng”. Dựa vào kinh nghiệm rút ra được từ cuộc sống của mỗi người để từ hình ảnh này ta cảm nhận được nỗi buồn chất chứa trong lòng của tác giả dân gian.Tâm tư, tình cảm là những cái vốn rất trừu tượng, khó nói hoặc không thể nói.Thông qua hình ảnh bên ngoài đó mà tâm tình của nhân dân ta hiện lên thật cụ thể.
Có thể nói, cùng với những biện pháp nghệ thuật cụ thể là những biện pháp nghệ thuật tu từ thì so sánh có giá trị tạo hình rất cao. Bao giờ so sánh cũng công khai hai vế khi đối chiếu và chỉ đối chiếu với một đặc điểm nào đó của sự vật hiện tượng. Đó là lí do làm cho đối tượng được so sánh (sự vật hiện tượng) hiện lên rất cụ thể, chân thật bởi dễ cảm nhận, dễ có những tác động vào sự liên tưởng của con người. Và như một chìa khoá mở cánh cửa bí mật, những hình ảnh sóng động đó đã mang lại sự biểu hiện sâu sắc cho nội dung tình cảm.
So với nền văn chương bác học, thì giá trị tạo hình của so sánh trong ca dao có gì đặc biệt không?
Có thể nói, để phản ánh những nội dung vừa phong phú, vừa sâu sắc thì so sánh đã thực sự chứng minh khả năng nghệ thuật của mình. Hàng loạt những hình ảnh gần gũi, quen thuộc thừ thế giới tự nhiên như ùa vào ôm lấy tâm trạng con người.
Điều đó đã làm xuất hiện một hệ thống hình ảnh hết sức thân quen. Đây là nhân tố quan trọng để góp phần hiểu sâu sắc hơn, chính xác hơn về tình cảm của nhân dân ta. Hay nói khác hơn, thế giới hình tượng trong ca dao là thế giới cụ thể, không xa lạ với cuộc sống con người. Thế giới đó đã không ngừng phản ánh những tình cảm hết sức tự nhiên, mộc mạc mà lại sâu sắc của nhân dân lao động Việt Nam.
Còn trong văn chương bác học, đặc biệt là thơ. Vì những quy định chặt chẽ đối với người cầm bút nên thế giới hình tượng được nằm trong khuôn khổ nhất định.
Đặc biệt hơn, những hình ảnh được dùng làm hình tượng mang nặng tính chất ước lệ, cổ điển. Chính điều đó làm nên vẻ uyên bác, hàn lâm cho thơ xưa. Nhưng trái lại thế giới đó đôi khi mang lại sự khó hiểu cho người tiếp nhận hoặc hiểu nhưng không cặn kẽ vấn đề.
Thật ra trong ca dao, so sánh không phải không sử dụng những hình ảnh ước lệ, cổ điển. Vẫn còn ở đó những: rồng – mây, trúc – mai, loan – phụng, nhưng chúng luôn được sử dụng trong tiêu chí kết hợp với những hình ảnh hay những tình cảm gần gũi, giản dị khác.
Vì thế, có thể thấy qua ca dao, tình cảm, ước muốn, tâm trạng của nhân dân ta hiện lên như một bức tranh, một thế giới màu sắc, sóng động. Thiên nhiên, ngoại cảnh như có hồn, có sức sống vì được nói tiếng nói của con người, được đập những nhịp đập thổn thức của trái tim khi con người có nỗi buồn hoặc niềm vui.
Chỉ một vài câu ca dao ngắn ngủi nhưng so sánh đã thực sự tạo ra những hình tượng
hoàn chỉnh nhờ giá trị tạo hình mà nội dung thể hiện thì lại không hề đơn giản. Vả lại, thiên nhiên là nguồn nguyên liệu vô tận để nhân dân ta vận dụng khi so sánh.
Chính vì thế, hiện lên trong ca dao là kho tàng hình tượng phong phú. Điều đó phần nào nói lên được nhu cầu biểu hiện tình cảm mạnh mẽ của nhân dân ta.
Tóm lại, giá trị tạo hình không chỉ riêng trong ca dao mới có cũng như không chỉ so sánh mới tạo được giá trị này. Nhưng ở đây nó được biểu hiện rõ nhất, cụ thể nhất, sinh động nhất.
2. Giá trị nhận thức.
Bất kỳ người nghệ sĩ nào cũng vậy, khi muốn nói lên một vấn đề gì thì lại rất mong người tiếp nhận có thể hiểu nó để từ đó chia sẻ với anh ta niềm vui hoặc nỗi buồn. Ca dao ta cũng không nằm ngoài điều đó. Dù người nghệ sĩ dân gian có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào đi chăng nữa thì ở đó vẫn thấm nhuần ước muốn giãi bày được lòng mình và có người đồng cảm với nỗi lòng đó. Và như một quy luật, trong so sánh, nhờ những hình ảnh cụ thể, gần gũi ở giá trị tạo hình mà việc tìm hiểu nội dung ca dao thêm phần phong phú. Chính điều đó đã mang lại giá trị nhận thức sâu sắc.
Như đã trình bày, văn chương là một hình thức nghệ thuật mà ở đó đòi hỏi cao khả năng tư duy của người nghệ sĩ. Ca dao ta cũng không ngoại lệ. Cũng được ra đời nhằm đáp ứng cho nhu cầu tinh thần, tình cảm của con người. Và vì thế, dù là những nghệ sĩ dân gian nhưng mỗi tác phẩm họ tạo ra dều chứa đựng ở đó những tình cảm, những trăn trở về một vấn đề gì đó trong cuộc sống. Đặc biệt qua biện pháp so sánh, mỗi câu ca dao là những giá trị nhận thức to lớn.
Trước hết, đó là nhận thức của người nghệ sĩ. Tuy ai cũng có thể sáng tác ca dao nhưng qua những câu ca dao sử dụng biện pháp so sánh, chúng ta có dịp nhìn lại khả năng sáng tạo, hiểu biết của dân tộc.
Ca dao vốn nặng chất trữ tình, thiên về tình cảm. Điều đó đã phần nào lí giải cho những âm điệu ngọt ngào, êm ả ở ca dao. Việc bày tỏ tình cảm là chủ yếu vàthiên nhiên đối với nhân dân ta là đối tượng tin cậy để trút cạn bầu tâm sự của mình.
Có thể nói, ca dao ta đã vận dụng rất thành công biện pháp so sánh. Để làm được điều này so sánh đã mang lại rất nhiều giá trị cho nội dung diễn đạt của ca dao. Việc sử dụng so sánh trong ca dao đã tạo nên một phương thức diễn đạt ngắn gọn, súc tích làm thành đặc trưng của thể loại trữ tình dân gian này.
Như nhà văn hiện thực Nga A.P. Sêkhôp đã từng đưa ra quan điểm nghệ thuật đặc biệt của mình: “Biết nói ngắn về những chuyện dài; Nghệ thuật viết là nghệ thuật rút gọn”. Để thực hiện điều này thì lại không hề đơn giản. Thế nhưng trong ca dao, so sánh đã làm được điều đó.
Bằng bức tranh thiên nhiên mà hình ảnh so sánh gợi ra tuy rất giản đơn, ngắn gọn về ngôn từ nhưng ẩn sâu ở đó là cả một thế giới vô cùng hấp dẫn. Tuy nói ít nhưng lại được hiểu nhiều, nói giản đơn mà lại thấm rất sâu. Tuỳ vào khả năng liên tưởng của mỗi người mà ý nghĩa của câu ca dao sẽ được khai thác sâu cạn nhất định.
Tóm lại, là một bộ phận của văn học nghệ thuật nói chung, ca dao mang những giá trị nhận thức sâu sắc. Rõ ràng không chỉ có so sánh mới có giá trị nhận thức. Bởi lẽ bất kỳ một biện pháp nghệ thuật nào cũng được dùng đẻ diễn tả một điều gì đó, điều mà chúng ta cần khám phá, tìm hiểu. Thế nhưng ở so sánh, vì giữa cái so sánh và cái được so sánh luôn song hành với nhau. Điều đó cũng có nghĩa là phạm vi đối tượng đã bị giới hạn lại. Đây là đặc điểm quan trọng để mỗi chúng ta có thể đi thẳng, đi nhanh, đi sâu vào nội dung được diễn đạt. Nếu văn chương là một “cuốn sách giáo khoa về đời sống” thì ca dao là “cuốn sách giáo khoa về tình cảm con người”. Cuốn sách ấy đến với bao lớp người và trở thành công cụ thẩm mỹ giúp người tiếp nhận nhận thức được những giá trị tình cảm quý báu của dân tộc. Đọc cuốn sách ấy tâm hồn con người thêm bay bổng, mở rộng chân trời tình cảm.
3. Giá trị thẩm mỹ.
Bằng việc khám phá thế giới tự nhiên, đem lại cho thế giới ấy diện mạo mới, sát nhập thế giới tự nhiên với thế giới tình cảm con người nhưng điều đó phải tuân theo quy luật của cái đẹp. Là một biện pháp được nhân dân ta sử dụng thường xuyên trong việc thể hiện nội dung ca dao thì cái đẹp ( giá trị thẩm mỹ) cũng là giá trị to lớn mà so sánh có được.
Có thể nhận thấy rằng, nói đến giá tri thẩm mỹ là nói đến cái đẹp nhưng không chỉ văn chương nghệ thuật mới có cái đẹp. Mọi hoạt động thực tiễn vật chất của con người đều có ý nghĩa thẩm mỹ. Tuy vậy, phải công nhận rằng cái đẹp trong nghệ thuật là tập trung nhất, mãnh liệt nhất, biểu hiện rõ nhất của quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực. Ca dao cũng là một hình thức nghệ thuật mà trong đời sống tinh thần của nhân dân ta ca dao đảm đương trọng trách biểu hiện và truyền thụ giá trị thẩm mỹ, trong đó cái đẹp là trung tâm.
Giá trị thẩm mỹ được bộc lộ bằng việc làm thoả mãn nhu cầu về lí tưởng thẩm mỹ, ước mơ, sự hoàn thiện hoàn mỹ của con người trước thế giới. Trong thế giới trữ tình của ca dao Việt Nam, giá trị thẩm mỹ được biểu hiện rõ nhất là việc biểu lộ, bày tỏ tình cảm của con người. Hay cụ thể hơn đó là việc biểu hiện tâm trạng con người.
Chúng ta – những người tìm hiểu ca dao, tiếp nhận tâm trạng, tình cảm đó của nhân dân cũng có nghĩa là tiếp nhận giá trị thẩm mỹ sâu sắc. Đến với giá trị thẩm mỹ đó nó có thể đem đến cho ta một khoái cảm hay một niềm xúc động. Vì một lẽ, nếu đã gọi là cái đẹp thì nhất thiết nó phải chân thực, sinh động, có khả năng tác động trực tiếp vào các giác quan của con người.
Đó cũng là nhiệm vụ được đặt ra cho bất kỳ một biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng – so sánh là tiêu biểu.
Dùng đặc trưng cơ bản của mình là cụ thể hoá một cách hình ảnh những tâm trạng của nhân dân ta, so sánh đã không ngừng giúp tác giả dân gian thể hiện tình cảm, ước muốn của mình. Mỗi hình ảnh, sự vật, hiện tượng từ thế giới tự nhiên bước vào ca dao làm thành hình ảnh so sánh là mỗi biểu hiện khác nhau của trạng thái tình cảm con người.
Chúng ta cần nhận ra rằng, tạo hình, nhận thức, thẩm mỹ là ba giá trị của biện pháp so sánh. Chúng luôn tác động vào nhau và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Giá trị này làm nền tảng, cơ sở để xây dựng giá trị kia. Gía trị thẩm mỹ có thể phát huy tác dụng mãnh liệt khi so sánh đạt được giá trị nhận thức cao và ngược lại.
Nhưng muốn nhận thức được thì giá trị tạo hình cũng không thể xem nhẹ. Vả lại, một khi ở so sánh, giá trị tạo hình và nhận thức được biểu hiện tập trung, rõ nét thì điều đó cũng mang lại giá trị thẩm mỹ đầy ý nghĩa.
Nhìn chung, ca dao ta có thể sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật nào đó để đáp ứng nhu cầu tình cảm một cách hết sức cô đọng, tinh tế, cụ thể nhưng không thể bỏ qua so sánh. Đây là hình thức nghệ thuật khi sử dụng đạt hiệu quả rất cao. Nhờ sự vận dụng những hình ảnh gần gũi, quen thuộc mà so sánh đã giúp tác giả dân gian nói lên ước mơ, khát vọng hạnh phúc, của mình một cách mãnh liệt.
Qua đó thế giới tự nhiên như được gần gũi hơn, đẹp hơn và thật sự hoà nhập với con người hơn. Làm được điều này, so sánh đã đem lại gía trị to lớn – giá trị thẩm mỹ.
KẾT LUẬN
Nếu ai đã từng không biết nhớ khi phải sống xa quê, từng ruồng bỏ nơi chôn nhau cắt rốn của mình mà không thấy tiếc thì hẳn kẻ đó chưa từng được tiếp xúc với ca dao dân tộc. Đến với ca dao là đến với sự ấm áp nghĩa tình, những kỷ niệm vui buồn từ đồng ruộng, từ luỹ tre làng, đến với con người Việt Nam cần cù chân chất mà có thế giới tâm hồn vô cùng phong phú. Có thể nói, ca dao như một bức tranh lưu giữ tất cả những kinh nghiệm làm ăn, tâm trạng, tình cảm của dân tộc ta. Có nhiều chất liệu để vẽ lên bức tranh ấy mà biện pháp nghệ thuật so sánh là chất liệu tiêu biểu.
Tìm hiểu biện pháp nghệ thuật so sánh, chúng ta không thể bỏ qua hệ thống kết cấu đa dạng lại càng không thể bỏ qua những hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng phong phú. Bởi lẽ, đây là hai yếu tố quan trọng của so sánh trong việc giúp tác giả dân gian thể hiện những trăn trở, những tâm tình của mình trước cuộc sống hay cuộc đời.
Nếu chúng ta dễ dàng nhận ra biện pháp này với những từ quan hệ cụ thể thì vẫn còn ở đó hình thức so sánh chẳng có từ chỉ quan hệ nào. Mặt khác, so sánh là cách đối chiếu giữa hai đối tượng khác loại, và bao giờ cũng vậy, những hình ảnh mà nhân dân ta rút ra từ thực tế cuộc sống vẫn được đi vào ca dao làm hình ảnh so sánh nhiều nhất. Đó là những hiện tượng tự nhiên, những vật thể vũ trụ, môi trường địa lý hay cây cỏ, loài vật gắn chặt với đời sống của con người. Bên cạnh đó là những hình ảnh ước lệ, cổ điển góp phần làm nên vẻ trang trọng mà gần gũi cho ca dao.
Cũng như những biện pháp nghệ thuật khác, nghĩa là so sánh cũng mang nhiệm vụ đưa cái trừu tượng trở về với sự cụ thể, gần gũi. Nhưng cái riêng của so sánh là việc công khai hai vế khi đối chiếu. Chính vì vậy, hình ảnh đã cụ thể thì lại càng cụ thể hơn, tình cảm đã sâu sắc thì lại càng sâu sắc hơn. Mỗi hình ảnh tuy chỉ được nói đến với một đặc trựng nào đó nhưng đó là bản chất, là hoà hợp với tình cảm con người. Cũng từ đây, việc chọn lựa cho mình một thuộc tính của đối tượng đã để lại khả năng sáng tạo đến tinh tường và đã đi sâu vào sự khám phá hiện thực của nhân dân ta.
Đến với “Biện pháp nghệ thuật so sánh trong ca dao”, chúng ta có dịp tìm hiểu một thứ tình cảm thiêng liêng nhất của con người. Có dịp nhìn lại sự phong phú mà sáng tạo trong tâm hồn, trí tuệ của người dân lao động Việt Nam ngày xưa. Hơn bao giờ hết, việc tìm hiểu tâm hồn dân tộc trong ca dao như tìm hiểu một quyển sách quý để có thể mở mang và cảm nhận.
Ca dao ta như một mạch nước ngầm mà làm nên sự trong trẻo, vị ngọt ngào cho mạch nước ấy, so sánh đã không ngừng thay hình đổi dạng để làm tròn nhiệm vụ nghệ thuật của mình.

File đính kèm:

  • docxbien_phap_nghe_thuat_so_sanh_trong_ca_dao_o_chuong_trinh_thpt_517.docx
Sáng Kiến Liên Quan