Biện pháp Giáo dục hành vi xã hội đơn giản cho trẻ 24-36 tháng tuổi b tại trường mầm non Hải Thượng
Hành vi xã hội là sự tương tác giữa các cá nhân có sự ảnh hưởng của môi trường. Giúp trẻ chủ động, tự tin và biết quản lý cảm xúc, hành vi của bản thân, nhận thức biết đúng - sai.
Giáo dục hành vi xã hội giúp trẻ dễ dàng ứng phó với tình huống trong cuộc sống. Giúp trẻ thích ứng với môi trường bên ngoài từ đó trẻ có một cuộc sống vui tươi hơn, hạnh phúc hơn.
Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp ở độ tuổi 24-36 tháng nhiều năm tôi ý thức được rằng chẳng phải chờ đến khi cháu lớn bốn hay năm tuổi mới có thể dạy hành vi xã hội cho trẻ, mà ngay từ khi trẻ còn nhỏ thì bản thân cô giáo đã phải có trách nhiệm giáo dục trẻ các kỹ năng từ cái đơn giản nhất theo độ tuổi của trẻ, từ đó mới hình thành cho trẻ kỹ năng về sau. Để thực hiện được hành vi xã hội đơn giản thì trẻ phải có thời gian tập luyện thường xuyên và sự hỗ trợ của giáo viên, gia đình, bạn bè.
Thực tế hiện nay, nhiều phụ huynh vì áp lực công việc, cuộc sống thường cho trẻ chơi điện thoại để làm việc. Vì thế nhiều trẻ em thích xem điện thoại ít giao tiếp, quan tâm đến môi trường xung quanh. Đa số trẻ còn nhút nhát, chưa có các kỹ năng hành vi cần thiết như: Chào, tạm biệt, cảm ơn Chưa biết chơi thân thiện cạnh trẻ khác, chưa biết thực hiện một số yêu cầu của người lớn.
Chào mừng hội thi GVDG cấp huyện năm học 2022-2023 BIỆN PHÁP: “GIÁO DỤC HÀNH VI XÃ HỘI ĐƠN GIẢN CHO TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI B TẠI TRƯỜNG MẦM NON HẢI THƯỢNG” Giáo viên trình bày: Lê Thị Ngọc Liên PHÒNG GD&ĐT HẢI LĂNG TRƯỜNG MẦM NON HẢI THƯỢNG Hành vi xã hội là sự tương tác giữa các cá nhân có sự ảnh hưởng của môi trường. Giúp trẻ chủ động, tự tin và biết quản lý cảm xúc, hành vi của bản thân, nhận thức biết đúng - sai. Giáo dục hành vi xã hội giúp trẻ dễ dàng ứng phó với tình huống trong cuộc sống. Giúp trẻ thích ứng với môi trường bên ngoài từ đó trẻ có một cuộc sống vui tươi hơn, hạnh phúc hơn. Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp ở độ tuổi 24-36 tháng nhiều năm tôi ý thức được rằng chẳng phải chờ đến khi cháu lớn bốn hay năm tuổi mới có thể dạy hành vi xã hội cho trẻ, mà ngay từ khi trẻ còn nhỏ thì bản thân cô giáo đã phải có trách nhiệm giáo dục trẻ các kỹ năng từ cái đơn giản nhất theo độ tuổi của trẻ, từ đó mới hình thành cho trẻ kỹ năng về sau. Để thực hiện được hành vi xã hội đơn giản thì trẻ phải có thời gian tập luyện thường xuyên và sự hỗ trợ của giáo viên, gia đình, bạn bè. LÝ DO CHỌN BIỆN PHÁP Thực tế hiện nay, nhiều phụ huynh vì áp lực công việc, cuộc sống thường cho trẻ chơi điện thoại để làm việc. Vì thế nhiều trẻ em thích xem điện thoại ít giao tiếp, quan tâm đến môi trường xung quanh. Đa số trẻ còn nhút nhát, chưa có các kỹ năng hành vi cần thiết như: Chào, tạm biệt, cảm ơnChưa biết chơi thân thiện cạnh trẻ khác, chưa biết thực hiện một số yêu cầu của người lớn. Chính vì vậy, bản thân tôi mạnh dạn lựa chọn biện pháp “Giáo dục hành vi xã hội đơn giản cho trẻ 24-36 tháng tuổi B tại Trường Mầm non Hải Thượng” . Hy vọng rằng đây là đề tài tuy nhỏ nhưng sẽ có đóng góp hữu ích cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ 24-36 tháng tuổi trong trường mầm non. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG * Thuận lợi: - Nhà trường luôn quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. - Giáo viên sáng tạo, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao. - Giáo viên biết dùng thủ thuật để thu hút trẻ tham gia vào các hoạt động. - Trẻ tích cực tham gia hoạt động cùng cô. * Khó khăn: - Tại nhóm lớp đa số trẻ lần đầu mới đến trường mầm non nên trẻ còn nhút nhát, chưa chủ động trong việc thực hiện các kỹ năng như: chào hỏi, tạm biệt, cảm ơn C ó nhiều trẻ tỏ ra hiếu động, thiếu kỷ luật vì quen với môi trường được tự do ở nhà. - Một số phụ huynh có suy nghĩ trẻ còn nhỏ đến trường để cô chăm sóc, nên chưa chú trọng đến việc giáo dục hành vi xã hội cho trẻ. Nội dung Đạt Chưa đạt SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) Thực hiện hành vi xã hội đơn giản 1. Biết chào, tạm biệt, cảm ơn, ạ, vâng ạ. 5 22,7 17 77,3 2. Biết thể hiện một số hành vi xã hội đơn giản qua trò chơi giả bộ (trò chơi bế em, khuấy bột cho em bé, nghe điện thoại) 6 27,3 16 72,7 3. Chơi thân thiện cạnh trẻ khác 7 31,8 15 68,2 4. Thực hiện một số yêu cầu của người lớn 10 45,5 12 54,5 Qua khảo sát đầu năm (gồm 22 trẻ) về thực hiện hành vi xã hội đơn giản như sau: Từ những kết quả trên tôi nhận thấy rằng việc giáo dục hành vi xã hội đơn giản cho trẻ 24-36 tháng tuổi là rất cần thiết. TRÌNH BÀY BIỆN PHÁP Biện pháp thứ nhất: Giáo viên nắm vững đặc điểm phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội của trẻ *Đặc điểm phát triển TCKNXH trẻ 24-36 tháng: + Trẻ tò mò về thế giới xung quanh + Tư duy của trẻ mang tính trực quan cảm tính. + Trẻ hoạt động chủ đạo là giao lưu cảm xúc. Đến cuối nhà trẻ xuất hiện khủng hoảng tuổi lên 3. Biện pháp thứ 2: Lên kế hoạch để xây dựng kế hoạch giáo dục hành vi xã hội: Xây dựng kế hoạch giáo dục hành vi xã hội cho trẻ 24-36 tháng dựa trên các căn cứ sau: - Mục tiêu Chương trình GDMN do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. - Nội dung và kết quả mong đợi lĩnh vực giáo dục trẻ 24 - 36 tháng tuổi thực hiện hành vi xã hội đơn giản. - Kế hoạch giáo dục năm học. - Điều kiện cơ sở vật chất của lớp/ trường. - Đặc điểm văn hoá, xã hội của gia đình, nhà trường, địa phương. - Nhu cầu, khả năng và kinh nghiệm của trẻ tại lớp. *Trong hoạt động chơi tập có chủ định: * Dạy trẻ mọi lúc mọi nơi thông qua các hoạt động trong ngày : Một số kỹ năng: + Kỹ năng bỏ rác đúng nơi quy định + Kỹ năng lau mặt + Bỏ dép lên giá. + thực hiện m ột số hành vi xã hội đơn giản qua trò chơi giả bộ: bế em, khuấy bột cho em bé, nghe điện thoại, ru em ngủ. Đề tài Chủ đề + Dạy bé kỉ năng gấp khăn Chủ đề: Đồ chơi của bé + Dạy trẻ chơi thân thiện cạnh bạn Chủ đề: Những con vật đáng yêu + Dạy trẻ cách chào hỏi lễ phép Chủ đề: Mẹ và những người thân yêu + Bé lễ phép khi nhận quà Chủ đề: Ngày tết và mùa xuân +Thực hiện một số yêu cầu của người lớn Chủ đề: Bé đi khắp nơi bằng phương tiện gì + Bé tập đeo yếm Chủ đề:Cây và những bông hoa đẹp Biện pháp 3: Xây dựng môi trường, phương tiện, đồ dùng, giáo dục hành vi xã hội: Môi trường vật chất - Môi trường xanh - sạch - đẹp - an toàn. - Đồ dùng, đồ chơi, học liệu là một phần không thể thiếu trong giáo dục hành vi xã hội đơn giản cho trẻ. Trẻ học hành vi xã hội thông qua việc tương tác, sử dụng các đồ dùng, đồ chơi, học liệu. Vì vậy, cần chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi phong phú tạo hứng thú cho trẻ tham gia hoạt động. Lựa chọn thiết bị, đồ chơi, học liệu bảo đảm an toàn, phù hợp với mục tiêu giáo dục hành vi xã hội đơn giản . Môi trường xã hội - Giáo viên thân thiện cởi mở gần gũi tạo niềm tin với trẻ. Giáo viên xây dựng các hoạt động giáo dục phù hợp, thoải mái tinh thần, tạo điều kiện cho trẻ trải nghiệm để thực hành các hành vi xã hội đơn giản. - Tạo sự thân thiện, vui vẻ giữa trẻ-trẻ. BIỆN PHÁP 4: Phát triển hành vi xã hội đơn giản thông qua hoạt động chơi tập có chủ định *Để tổ chức cho trẻ trải nghiệm được hành vi xã hội giáo viên phải thực hiện qua 4 bước sau: + Bước 1: Trẻ trải nghiệm thực tế + Bước 2: Suy ngẫm và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân + Bước 3: Rút ra bài học đúng về hành vi xã hội + Bước 4: Thử nghiệm/áp dụng. Chủ đề: Mẹ và những người thân yêu Đề tài: Dạy trẻ cách chào hỏi lễ phép : + Bước 1: Cô cùng trẻ hát vận động bài hát “Lời chào buổi sáng” + Bước 2: Dạy trẻ cách chào hỏi lễ phép với người lớn. - Cô kể câu chuyện “mèo con đi học” - Đàm thoại nội dung câu chuyện. - Xuất hiện tình huống có bà đến thăm - Cô làm mẫu cách chào. - Cho trẻ thực hiện cách chào + Bước 3: Trò chơi cũng cố - Trò chơi 1: Cánh cửa thần kỳ - Trò chơi 2: Tìm bạn + Bước 4: Trẻ chào cô giáo, chào bà kết thúc hoạt động. BIỆN PHÁP 5: Lồng ghép mọi lúc mọi nơi để giáo dục hành vi xã hội đơn giản cho trẻ: Trong giờ đón trẻ: Buổi sáng bố mẹ đưa đến trường cô hướng dẫn trẻ vòng tay trước ngực cúi xuống để chào cô, trước khi vào lớp được cô giáo hướng dẫn cất dép lên giá để cho gọn gàng ngăn nắp từ đó hình thành cho trẻ thói quen bỏ dép lên giá khi vào lớp. Trong giờ trả trẻ: Khi trả trẻ cô luôn tạm biệt trẻ để trẻ cũng tạm biệt cô, tạm biệt bạn từ đó tạo cho trẻ thói quen biết tạm biệt khi ra về và hoạt động này cần được thường xuyên lặp đi lặp lại mọi ngày để hình thành thói quen cho trẻ. Trong hoạt động ngoài trời: Khi ra ngoài trời thấy những chiếc lá vàng trên sân cô hướng dẫn trẻ thực hiện yêu cầu như: hãy nhặt những chiếc lá bỏ vào thùng rác, qua yêu cầu đó giúp trẻ hiểu và thực hiện được yêu cầu của người lớn đồng thời giáo dục ý thức giữ gìn sân trường sạch sẽ. Trong hoạt động góc: Với trò chơi bế em thông qua cách đóng vai với sự hướng dẫn của cô thì trẻ học được các kỹ năng như thể hiện tình cảm yêu thương, thực hiện được một số hành vi như khấy bột cho em, đút cho em bé ăn, hát ru em ngủ, tắm cho em. Giờ ăn, ngủ: Cô yêu cầu trẻ lấy ghế ngồi vào bàn, hướng dẫn trẻ cách cầm thìa xúc cơm ăn, Hướng dẫn trẻ lấy, cất gối... Hoạt động này được lặp lại mỗi ngày giúp hình thành hành vi quen thuộc cho trẻ. BIỆN PHÁP 6: Phối hợp với cha mẹ trẻ để rèn luyện hành vi xã hội đơn giản cho trẻ khi ở nhà. Giáo viên trao đổi về cách giáo dục hành vi xã hội cho trẻ khi trẻ ở nhà. Cha mẹ cần làm gương cho trẻ, cùng thực hiện các kỹ năng với trẻ, tạo điều kiện để trẻ được thực hành trải nghiệm các hành vi xã hội đơn giản khi ở nhà: Chào, tạm biệt, cảm ơn, thực hiện một số yêu cầu của người lớn, dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi xong HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CỦA VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TRONG THỰC TẾ: Nội dung Trước khi chưa áp dụng biện pháp mới Sau khi áp dụng biện pháp mới Số trẻ đạt Tỷ lệ (%) Số trẻ đạt Tỷ lệ (%) Thực hiện hành vi xã hội đơn giản 1. Biết chào, tạm biệt, cảm ơn, ạ, vâng ạ. 5 22,7 20 90,9 2. Biết thể hiện một số hành vi xã hội đơn giản qua trò chơi giả bộ (trò chơi bế em, khuấy bột cho em bé, nghe điện thoại) 6 27,3 21 95,5 3. Chơi thân thiện cạnh trẻ khác 7 31,8 21 95,5 4. Thực hiện một số yêu cầu của người lớn 10 45,5 22 100 KẾT QUẢ SO SÁNH TRƯỚC VÀ SAU KHI ÁP DỤNG BIỆN PHÁP Ý nghĩa của biện pháp * Đối với giáo viên: - Bản thân nâng cao kiến thức, kỹ năng, phương pháp giáo dục hành vi xã hội đơn giản cho trẻ. - Tạo được niềm tin, mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa cô và trẻ, cô với bố mẹ trẻ. * Đối với trẻ: - Trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực chủ động hơn trong các hoạt động. - Trẻ biết tự làm một số công việc tự phục vụ mà không cần đến sự giúp đỡ của cô như: Biết bỏ dép lên giá, sau khi chơi xong biết cất dọn đồ chơi, lấy ghế ngồi vào bàn khi ăn, tự cầm thìa xúc cơm ăn, lấy gối đi ngủ , biết chào cô giáo, chào bố mẹ, chào các bạn khi ra về T rong quá trình chơi với bạn nhường nhịn nhau hơn, biết chơi cùng bạn và biết giúp đỡ bạn. * Đối với phụ huynh: - P hụ huynh nhận thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục hành vi xã hội cho trẻ ở lứa tuổi 24-36 tháng . Phụ huynh quan tâm hơn và thường xuyên trao đổi với giáo viên về cách giáo dục hành vi xã hội cho trẻ khi ở nhà. - Thu hút sự quan tâm hỗ trợ vật chất cũng như tinh thần của phụ huynh đến với lớp học từ đó góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT T ôi rất mong các cấp lãnh đạo, nhà trường, tổ chuyên môn tổ chức chuyên đề giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ 24-36 tháng để giáo viên được giao lưu học hỏi . BIỆN PHÁP: “ GIÁO DỤC HÀNH VI XÃ HỘI ĐƠN GIẢN CHO TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI B TẠI TRƯỜNG MẦM NON HẢI THƯỢNG ” KÍNH CHÚC CÁC CÔ GIÁO SỨC KHỎE CHÚC HỘI THI THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP
File đính kèm:
- bien_phap_giao_duc_hanh_vi_xa_hoi_don_gian_cho_tre_24_36_tha.pptx