Biện pháp Gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tích cực tham gia hoạt động học

Đối với trẻ mầm non, hoạt động học là một trong những giờ sinh hoạt một ngày của cô và cháu ở trường. Qua hoạt động học sẽ giúp trẻ có thêm một số kiến thức mới về sự vật, hiện tượng xung quanh và kỹ năng cần thiết. Nhưng trẻ của lớp còn hiếu động không chịu ngồi yên, hay đùa nghịch, nói tự do không tập trung chú ý, nên tôi nghĩ việc gây hứng thú cho trẻ trong hoạt động học là rất quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng buổi học cho trẻ.

 Trong thực tế hiện nay, ở trường mầm non nói chung và lớp 5 – 6 tuổi nói riêng thì việc cho trẻ tham gia vào hoạt động học còn khô khan nhàm chán, chưa gây được hứng thú cho trẻ. Là một giáo viên, tôi luôn trăn trở làm thế nào để gây hứng thú cho trẻ khi tham gia các hoạt động học. Chính vì vậy tôi chọn biện pháp “gây hứng thú cho trẻ 5 -6 tuổi tích cực tham gia vào hoạt động học”

 

ppt16 trang | Chia sẻ: Đức Học | Ngày: 02/03/2024 | Lượt xem: 328 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Biện pháp Gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tích cực tham gia hoạt động học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THUYẾT TRÌNH 
Giáo viên: Nguyễn Thị Hải Dương 
Năm học : 2022 - 2023 
BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ CHO TRẺ 
MẪU GIÁO 5-6 TUỔI 
TÍCH CỰC THAM GIA HOẠT ĐỘNG HỌC 
Nội dung 
Mở đầu 
Đánh giá thực trạng 
Trình bày biện pháp 
Hiệu quả thực hiện của việc áp dụng biện pháp trong thực tế 
Kết luận – Kiến nghị 
Phần I: Mở đầu 
 Đối với trẻ mầm non, h oạt động học là một trong những giờ sinh hoạt một ngày của cô và cháu ở trường. Qua hoạt động học sẽ giúp trẻ có thêm một số kiến thức mới về sự vật, hiện tượng xung quanh và kỹ năng cần thiết. Nhưng trẻ của lớp còn hiếu động không chịu ngồi yên, hay đùa nghịch, nói tự do không tập trung chú ý, nên tôi nghĩ việc gây hứng thú cho trẻ trong hoạt động học là rất quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng buổi học cho trẻ. 
 Trong thực tế hiện nay, ở trường mầm non nói chung và lớp 5 – 6 tuổi nói riêng thì việc cho trẻ tham gia vào hoạt động học còn khô khan nhàm chán, chưa gây được hứng thú cho trẻ. Là một giáo viên, tôi luôn trăn trở làm thế nào để gây hứng thú cho trẻ khi tham gia các hoạt động học. Chính vì vậy tôi chọn biện pháp “gây hứng thú cho trẻ 5 -6 tuổi tích cực tham gia vào hoạt động học” 
Phần II: Nội dung 
1. Đánh giá thực trạng 
 Năm học 2022-2023, được sự phân công của Ban Giám Hiệu nhà trường nhà trường, bản thân phụ trách lớp Mẫu giáo 5 - 6 tuổi với 35 trẻ / lớp .Trong quá trình tổ chức hoạt động học cho trẻ thì bản thân tôi có những thuận lợi như sau: 
* Thuận lợi: 
- N hà trường luôn quan tâm, đầu tư về cơ sở vật chất và đồ dùng phục vụ cho trẻ trong hoạt động học . 
- Ban Giám Hiệu nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề, đưa ra những sáng kiến hữu ích, đúc rút kinh nghiệm cho cách tổ chức hoạt động hứng thú hơn. 
- Một số trẻ ở lớp mạnh dạn, tự tin, tích cực tham gia vào các hoạt động. 
- Tỷ lệ trẻ chuyên cần tương đối cao, được làm quen và củng cố thường xuyên nên đã thành hệ thống. 
* Khó khăn: 
- Trẻ còn thụ động, chưa chủ động trong các hoạt động, trẻ chủ yếu làm theo cô. 
- Trong lớp còn nhiều trẻ nhút nhát không tham gia hoạt động cùng các bạn. Lớp có nhiều trẻ hiếu động, khả năng tập trung chú ý thấp. . 
Khảo sát sự hứng thú của trẻ đầu năm học : 
Nội dung 
Đạt 
Chưa đạt 
Ghi chú 
SL 
Tỷ lệ (%) 
SL 
Tỷ lệ (%) 
Ý thức về bản thân 
1.Trẻ mạnh dạn, tính mạnh dạn tự tin bày tỏ ý kiến. 
14 
40 
21 
60 
2.Thực hiện công việc được giao (trực nhật, xếp dọn đồ chơi...). 
20 
57,1 
15 
42,9 
3. Chủ động và độc lập trong một số hoạt động 
18 
51,4 
17 
48,6 
- Trẻ chưa hứng thú vào hoạt động học 
16 
45,7 
19 
54,3 
Từ những kết quả trên tôi nhận thấy rằng cần phải gây hứng th ú cho trẻ mẫu gi á o để t í ch cực tham gia v à o hoạt động l à rất cần thiết l à rất cần thiết 
2. Trình bày biện pháp: 
 Nghệ thuật tạo hứng thú cho trẻ trong hoạt động học vừa dễ lại vừa khó. Vì trẻ rất thích những điều mới lạ nhưng dễ chán với những gì quen thuộc. Cho nên, tôi luôn suy nghĩ thay đổi một số hình thức trong hoạt động học để thu hút sự chú ý của trẻ , tạo không khí giờ học trở nên hào hứng, sôi nổi, không gò bó mà vẫn đạt kết quả cao. Cụ thể: tôi cho trẻ chuyền tay nhau những chiếc vòng làm bằng lá dừa, trẻ rất thích và từ đó trẻ sáng tạo hơn , hứng thú hơn trong làm ra sản phẩm. 
2. 1. Gây hứng thú cho, trẻ thông qua đồ dùng, đồ chơi, vật thật 
 Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo, đặc biệt là lứa tuổi 5 – 6 tuổi, tư duy của trẻ chủ yếu là tư duy trực quan , hình ảnh. Việc cung cấp cho trẻ các hình ảnh trực quan sinh động, nhiều màu sắc sẽ thu hút sự chú ý của trẻ.Vì vây, để cung cấp kiến thức cho trẻ tôi quan tâm đến các đồ dùng trực quan ở trường, ở lớp cũng như tạo ra các đồ dùng đồ chơi đẹp mắt để thu hút trẻ, khi trẻ tận mắt nhìn thấy và tận tay sờ mó, tìm tòi khám phá trên các đồ dùng sẽ khích thích sự hứng thú, sáng tạo của trẻ, từ đó trẻ tham gia học tích cực hơn. 
Tận dụng các nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ, ngoài những đồ dùng đồ chơi có sẳn, tôi tận dụng những nguyên vật liệu ở địa phương: chai nhựa, võ hộp, đĩa nhạc,....tất cả những nguyên vật liệu cần đảm bảo an toàn về tính mạng, không gây độc hại, không sắc nhọn, không nặng nề đối với trẻ. 
Việc sử dụng đồ chơi rất hiệu quả và cần thiết nhưng sử dụng sao cho hiệu quả lại là một vấn đề, vì vậy mổi giờ học tôi luôn suy nghĩ vận dụng sao cho hợp lý, khoa học, phát huy hết tác dụng của nó. 
Ví dụ: 
- Trong hoạt động kể chuyện: Tôi dùng bìa cứng, giấy màu, xốp, hộp, chai nhựa, vải, len, nỉ, các hột hạt tạo thành những nhân vật rối que, rối tay để làm đồ dùng trực quan gây hứng thú cho trẻ. 
Chẳng hạn với câu chuyện “ Cô bé quàng khăn đỏ ” tôi dùng vải vụn, bông gòn, vải nỉ, hột hạt tạo những nhân vật rối như cô bé quàng khăn đỏ , chó sói, mẹ, để cho trẻ đoán câu chuyện cô sắp kể, từ đó trẻ sẽ chú ý lắng nghe câu chuyện cô sắp kể với các nhân vật đó. 
- Trong hoạt động môi trường xung quanh “ Trò chuyện về tết trung thu ”Tôi chuẩn bị đầu lân, mặt nạ ông địa, gối để làm bụng ông địa và các bạn nhảy lân . Hỏi trẻ trong đội múa lân có gì? Và bắt đầu trò chuyện về ngày tết trung thu. 
Cùng với đồ dùng tự tạo đó tôi chú ý đến việc sử dụng giới thiệu cho trẻ bằng nhiều hình thức khác nhau để gây hứng thú cho trẻ. 
- Trong hoạt động âm nhạc: Tôi dùng quả bóng , vải nỉ làm mũ bạn trai , mũ bạn gái( chủ đề bản thân), mũ các cô chú công nhân (tạo cho trẻ hứng thú ngay từ đầu hoạt động) , tạo cho trẻ hứng thú ngay từ đầu hoạt động. 
- Trong hoạt động tạo hình: Với đề tài “ Nặn vòng cho bé ” tôi cho trẻ chuyền tay nhau những chiếc vòng làm bằng lá dừa, trẻ rất thích và từ đó trẻ sáng tạo hơn , hứng thú hơn trong làm ra sản phẩm. 
2.2.Gây hứng thú thông qua trò chơi 
 Ở lứa tuổi mầm non thì việc “ Chơi là học - Học mà chơi” sẽ giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và sâu sắc nhất. Việc tổ chức trò chơi nhằm ổn định và tạo sự hứng thú cho trẻ tập trung vào hoạt động học là rất quan trọng. 
Vì những đặc thù như vậy đòi hỏi tôi - người giáo viên mầm non luôn luôn tìm tòi những trò chơi mới lạ để hấp dẫn trẻ, tránh tình trạng trẻ bị nhàm chán, mệt mỏi trong hoạt động, Tuy nhiên tôi cũng chú ý đến việc lựa chọn nội dung trò chơi phù hợp với chủ đề, với bài dạy cụ thể giúp trẻ tập trung vào giờ học cũng như giúp trẻ tiếp thu những kiến thức một cách dễ dàng nhất. Từ nội dung của hoạt động, tôi chuyển sang trò chơi một cách nhẹ nhàng để thông qua chơi mà trẻ học. Hay thông qua chơi trẻ sẽ được cảm giác thoải mái để tiếp tục tham gia hoạt động. 
Ví dụ 1: 	 
- Trong bài thơ “ Làm anh ” tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ Ô cửa bí mật ”. Sau khi cô đọc thơ cho trẻ nghe, cô xuất hiện ô cửa, cho trẻ chọn mở ô cửa, trong mổi ô cửa có hộp quà hoặc tấm thiệp tăng cho trẻ, trong mổi hộp quà hoặc tấm thiệp là những câu hỏi đàm thoại về bài thơ, từ trò chơi trẻ sẽ hứng thú trả lời câu hỏi mà cô đưa ra. 
Trò chơi cô đưa vào tiết học phải phù hợp với đặc điểm nhận tức của trẻ, với chủ đề. Mổi tiết học phải thay đổi trò chơi khác nhau, thường xuyên, không lặp đi lặp lại nhiều lần để hấp dẫn gây hứng thú, phát huy tính tích cực của trẻ vào hoạt động. 
Ví dụ 2: 
- Trong hoạt cho trẻ làm quen với toán, tổ chức cho trẻ chơi với trò chơi sau : 
+ Trò chơi “đi chợ”: cô yêu cầu trẻ đi chợ mua đ ồ dung( đồ vật) mà cô yêu cầu . 
+ Trò chơi “ Về đúng nhà”: Cô yêu cầu trẻ tìm về đúng nhà có chữ số giống với chấm tròn cầm trên tay trẻ 
+ Trò chơi “ Thi xem đội nào nhanh”: cô yêu cầu trẻ gắn đồ dùng (đồ vật) đúng với yêu cầu của cô 
- Trong hoạt động âm nhạc: Đề tài: “ hát: cháu yêu cô chú công nhân” sau khi trẻ hát thuộc bài hát, cô tổ chức trò chơi âm nhạc bằng trò chơi: “Xúc xắc vui nhộn”, trẻ lắc xúc xắc rơi trúng hình ảnh nghề gì, thì sẽ hát hoặc vận động theo nhạc bài hát về nghề đó. 
 Hay tôi sử dụng trò chơi “ úm ba la”, trời tối , trời sáng” để gây bất ngờ cho trẻ khi xem một đồ vật (sự việc) gì đó. 
- Trong hoạt cho trẻ làm quen với chữ viết , tổ chức cho trẻ chơi với trò chơi sau : 
+ Trò chơi “ xúc xắc vui nhộn” đẻ trẻ cùng ôn lại chữ cái đã học 
+ Trò chơi “Ai nhanh nhất” để tìm chữ cái giống với chữ cái cô yêu cầu 
+ Trò chơi “ Về đúng nhà”: Cô yêu cầu trẻ tìm về đúng nhà có chữ cái giống với chấm tròn cầm trên tay trẻ 
Như vậy có rất nhiều trò chơi để gây hứng thú nhưng tùy theo hoạt động học mà tôi vận dụng một cách sáng tạo để luôn đem lại hứng thú cho trẻ. 
2. 3. Gây hứng th ú thông qua sử dụng âm nhạc, thơ, v è , kể chuyện 
Âm nhạc l à hoạt động thường mang t í nh vui tươi, nh í nhảnh, mang lại sự hứng th ú cho trẻ rất cao. V ì vậy, tôi thường d ù ng âm nhạc v à o hoạt động học để gây hứng th ú cho trẻ. 
V í dụ 
 Chủ đề “ Bản thân ” tôi cho trẻ h á t v à vận động b à i h á t “ Kh ú c h á t đôi b à n tay ” , sau đ ó c ù ng trò chuyện với trẻ về c á c bộ phận trên cơ thể, biết bảo vệ v à yêu quý đôi b à n tay, dẫn dắt cho trẻ v à o hoạt động nặn vòng tặng bạn. 
Hay cho trẻ h á t b à i h á t “ Tập đếm ” sau đ ó dẫn dắt v à o hoạt động đếm đến 2. 
Việc sử dụng âm nhạc, thơ ca, hò v è , câu chuyện c ó liên quan đến hoạt động học tạo cho trẻ được nhiều hứng th ú . 
- Chẳng hạn như ở hoạt động “ T ì m hiểu một số nghề ” đầu tiên trò chuyện về nghề nông , tiếp theo l à trò chuyện về nghề thợ may , nhưng nếu để trẻ ngồi một chỗ trò chuyện từ nghề n à y sang nghề kh á c th ì trẻ rất dễ nh à m ch á n, không hứng th ú v à o hoạt động nữa nên tôi cho trẻ đứng lên c ù ng đọc b à i đồng d í ch d í ch dắc dắc để di chuyển đến mô h ì nh c á c nghề, trẻ rất th í ch. Hay sau khi cung cấp kiến thức xong, tôi cho cả lớp c ù ng đọc b à i đồng dao “ k é o cưa lừa xẻ ” để về 3 đội thi đua. 
Hay trong hoạt động t ì m hiểu về nghề trồng l ú a: Kể cho trẻ nghe câu chuyện sự t í ch hạt l ú a, sau đ ó c ù ng trẻ t ì m hiểu về nghề trồng l ú a. 
2. 4. Gây hứng th ú thông qua sử dụng t ì nh huống 
 Để mở đầu cho hoạt động, tạo được hứng th ú cho trẻ, tôi dựa v à o nội dung yêu cầu để sử dụng những h ì nh thức k í ch th í ch trẻ suy nghĩ, ph á n đo á n v à c ó nhu cầu muốn được t ì m hiểu, kh á m ph á . Sử dụng t ì nh huống c ó vấn đề l à đưa ra t ì nh huống c ó vấn đề v à gợi ý để trẻ t ì m ra c á ch giải quyết. Trẻ c ó thể đưa ra nhiều phương á n kh á c nhau, cô v à trẻ c ù ng thử thực hiện v à chọn c á ch giải quyết hiệu quả nhất. 
V í dụ 
- Ở hoạt động “ T ì m hiểu về gi ó ” , tôi tắt hết quạt, đ ó ng cửa sổ, cô v à trẻ c ù ng chơi trò chơi: Cây cao – cỏ thấp , rồi gợi hỏi trẻ: 
+ Con cảm thấy không kh í của lớp như thế n à o? 
+ Muốn m á t m ì nh phải l à m sao? 
Rồi cô v à trẻ thử mở cửa sổ, d ù ng quạt giấy, lấy khăn ướt lau mặt,  Sau đ ó , cả lớp c ù ng thử mở quạt m á y. Cô hỏi trẻ chọn c á ch n à o l à m á t nhất. 
- Hay t ì nh huống: B ạn b ú p bê v à bạn Gấu rất vui v ì được học c ù ng ch ú ng m ì nh, cô v à ch ú ng m ì nh sẽ mang qu à đến để c á m ơn bạn b ú p bê v à bạn Gấu đã tặng cho ch ú ng m ì nh nh é ! Cho trẻ chọn b á nh h ì nh vuông tặng bạn b ú p bê, b á nh h ì nh tròng tặng cho bạn Gấu (Hoạt động: nhận biết h ì nh tròn v à h ì nh vuông ),... 
Phần III: Hiệu quả thực hiện của việc áp dụng biện pháp trong thực tế: 
Sau thời gian áp dụng “Biện pháp gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua các hoạt động học”, tôi đạt được một số kết quả như sau: 
* Đối với giáo viên: 
- Tôi có thêm kinh nghiệm hơn trong việc gây hứng thú cho trẻ trong hoạt động học. 
- Các hoạt động học đạt hiệu quả và thu hút trẻ tham gia tích cực hơn. 
* Đối với trẻ: 
- Đa số trẻ tham gia hoạt động học, trong đó có 91 ,4% trẻ có hứng thú học tập và tham gia học tập một cách tích cực, tự giác, trẻ trở nên mạnh dạn, tự tin hơn khi tham gia các hoạt động, trẻ biết thể hiện khả năng, nói lên ý thích của bản thân, trẻ có nề nếp, ý thức học tập tốt, kỹ năng thực hành, luyện tập ở trẻ thành thạo hơn. 
* Khảo sát sự hứng thú của trẻ giữa học kỳ:  
: 
Nội dung 
Đạt 
Ghi chú 
SL 
Tỷ lệ (%) 
-Ý thức về bản thân 
1.Trẻ mạnh dạn, tính mạnh dạn tự tin bày tỏ ý kiến. 
32 
91,4 
3 
2.Thực hiện công việc được giao (trực nhật, xếp dọn đồ chơi...). 
33 
94,3 
2 
3. Chủ động và độc lập trong một số hoạt động 
35 
100 
- Trẻ chưa hứng thú vào hoạt động học 
32 
91,4 
3 
P hần IV: Kết luận 
1. Ý nghĩa của biện ph á p 
 Trong gần 1 học kỳ vừa qua, tôi đã đưa ra biện ph á p “ Gây hứng th ú cho trẻ 5 - 6 tuổi tham gia v à o hoạt động học ” đã triển khai thực hiện trên trẻ tại lớp. Sau thời gian tổ chức thực hiện đã đem lại hiệu quả rất tốt, đa số trẻ thật sự đã hứng th ú v à o hoạt động. 
2 . Kiến nghị, đề xuất 
* Đối với giáo viên: 
 Luôn nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, tích cực tìm tòi, học hỏi, nhận thức sâu sắc những nội dung giáo dục và lựa chọn nội dung phù hợp đưa vào lớp mình để truyền đạt cho trẻ. 
* Đối với nhà trường: 
 - Cần tăng cường đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất, mua sắm đồ dùng đồ chơi cần thiết phục vụ cho hoạt động học tập và vui chơi của trẻ. 
- Cần trang bị thêm phần mềm cho chơi kidsmart để thu hút trẻ trong quá trình học tập, đồng thời góp phần tạo môi trường hoạt động của trẻ được phong phú đa dạng hơn. 
* Đối với phụ huynh và các đoàn thể xã hội: 
 Cần quan tâm phối hợp chặt chẻ với nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Thường xuyên hợp tác giúp đỡ nhà trường về CSVC, trang thiết bị để tạo một môi trường giáo dục hoàn thiện, giúp trẻ tự tin hơn và hoạt động một cách tích cực mang lại hiệu quả cao hơn. 
Trên đây là toàn bộ biện pháp “ Gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động học” mà tôi đã thực hiện và thành công ở lớp tôi. Rất mong được sự quan tâm giúp đở của các cấp lãnh đạo. Tôi xin chân thành cảm ơn. 
Bài thuyết trình đến đây kết thúc! 
Chúc ban giám kháo và tất cả giáo viên sức khỏe !! 
Chúc hội thi thành công tốt đẹp 

File đính kèm:

  • pptbien_phap_gay_hung_thu_cho_tre_mau_giao_5_6_tuoi_tich_cuc_th.ppt
Sáng Kiến Liên Quan