Báo cáo tham luận Nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Hóa, Sinh trong điều kiện thiếu trang thiết bị dạy học
1. Thực trạng.
1.1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo của BGH nhà trường trong việc lên kế hoạch và sử dụng thiết bị ĐDDH.
- Trường đã trang bị được các phòng chức năng theo các giai đoạn trong đó có 01 phòng thực hành Sinh – Hoá.
- Máy chiếu và màn hình TV được trang bị dành cho việc dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin.
- GV giảng dạy có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng.
1.2. Khó khăn:
Từ thực tế thiết bị đồ dùng dạy học cũng thiếu (do hỏng hóc trong quá trình sử dụng, hóa chất thí nghiệm hóa học để lâu nên không còn đủ tính chất, việc trang bị mới còn chậm )
TRƯỜNG THCS NGUYỄN THỊ MINH KHAI TỔ: SINH - HÓA – CN - ĐỊA - THỂ DỤC BÁO CÁO THAM LUẬN “ Nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Hóa – Sinh trong điều kiện thiếu trang thiết bị dạy học ” I. ĐẶT VẤN ĐỀ Thiết bị đồ dùng dạy học có vai trò rất lớn trong việc dạy và học. Do các sự vật, hiện tượng trên trái đất rất đa dạng và phức tạp chính vì vậy nhờ có những thiết bị đồ dùng dạy học mà chúng trở nên gần gũi và cụ thể hơn trong nhận thức của học sinh. Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tích cực tính chủ động sáng tạo của học sinh thiết bị đồ dùng dạy học là một trong những điều kiện cơ bản không thể thiếu để giáo viên, học sinh thực hiện mục tiêu dạy học. Thiết bị đồ dùng dạy học vừa là nguồn tri thức, vừa là phương tiện chứa đựng chuyển tải thông tin và điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh như: Tranh ảnh, mô hình, dụng cụ thí nghiệm, hóa chất, băng đĩa, các thiết bị giảng dạy (máy tính, máy chiếu,.... ). Hóa học, Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm, các thiết bị đồ dùng dạy học này nếu được giáo viên sử dụng dưới góc độ đổi mới phương pháp dạy của giáo viên, phương pháp học của học sinh sẽ hỗ trợ và đẩy mạnh các hoạt động nhận thức của học sinh, phát triển óc quan sát, khả năng phân tích, tổng hợp so sánh và tạo hứng thú học tập một cách đáng kể. II. NỘI DUNG: 1. Thực trạng. 1.1. Thuận lợi: - Được sự quan tâm chỉ đạo của BGH nhà trường trong việc lên kế hoạch và sử dụng thiết bị ĐDDH. - Trường đã trang bị được các phòng chức năng theo các giai đoạn trong đó có 01 phòng thực hành Sinh – Hoá. - Máy chiếu và màn hình TV được trang bị dành cho việc dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin. - GV giảng dạy có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng. 1.2. Khó khăn: Từ thực tế thiết bị đồ dùng dạy học cũng thiếu (do hỏng hóc trong quá trình sử dụng, hóa chất thí nghiệm hóa học để lâu nên không còn đủ tính chất, việc trang bị mới còn chậm ) 2. Giải pháp. 1 . Về phía nhà trường. - Ngay từ đầu năm học nhà trường cần bổ sung thêm một số đồ dùng còn thiếu hoặc hư hỏng do đồ dùng dạy học đã cũ không thể sử dụng được nữa. - Để giúp cho việc bảo quản và sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học. Nhà trường nên tạo cho mỗi môn một phòng thí nghiệm để thuận lợi cho giáo viên và học sinh khi sử dụng đồ dùng thiết bị. 2. Với bản thân giáo viên. Mỗi giáo viên phải nắm vững các danh mục đồ dùng dạy học đã được cung cấp, trên cơ sở đó giáo viên hoặc tổ chuyên môn có thể sắp xếp theo từng chủ đề, đề tài. Để giải quyết một số thiết bị đồ dùng còn thiếu, giáo viên trong cùng một tổ phối hợp với nhau sưu tầm, tự làm thêm đồ dùng theo chủ đề, đề tài. 3. Nghiên cứu sử dụng đồ dùng dạy học mới. Vấn đề đổi mới thiết bị đồ dùng dạy học được đặt ra đồng bộ với việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa các môn học. Chính vì vậy sau mỗi đợt tập huấn về thay sách các tổ chuyên môn ở trong trường nên dành thời gian để nghiên cứu kỹ lưỡng, tìm hiểu chi tiết về bộ đồ dùng dạy học để từ đó lĩnh hội đầy đủ về cấu tạo và phạm vi sử dụng đồ dùng dạy học. 4. Việc tổ chức cải tiến và tự làm đồ dùng. Trong các năm gần đây, nhà trường khuyến khích cho giáo viên “Tự làm và cải tiến đồ dùng, thiết bị dạy học”. - Thiết bị đồ dùng dạy học tự làm, tự cải tiến thường sát với nội dung bài học. + Môn Sinh học 6. GV sưu tầm một số đồ dùng như: Ép lá khô ở chương lá. + Làm bảng phụ dạy học ở trong chương trình sinh học 6, 7,.. có nhiều bài cần bảng phụ như bài Biến dạng củ thân ở sinh học 6,.. + Vẽ tranh ảnh như bài Cấu tạo tế bào thực vật. Sự lớn lên và phấn chia của TB thực vật ở sinh 6 - Sưu tầm các vật dụng: Vỏ hộp, can nhựa, vỏ chai... VD làm thí nghiệm sự thoát hơi nước của lá. Chúng ta thiết kế giống như SGK. - Chọn các loại vật liệu sẵn có ở địa phương như: Trái cây, hoa, gỗ, tre, rơm, đất phù hợp với bài dạy. Như bài thân dài ra do đâu ? - Tự làm và cải tiến đồ dùng dạy học phải phù hợp điều kiện kinh tế nhưng vẫn phải đảm bảo được tính chính xác, khoa học, thẩm mĩ. Không có một đồ dùng dạy học nào là vạn năng chỉ có thể sử dụng hợp lí, đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng và kết hợp sự khéo léo mới đem lại hiệu quả thiết thực cho giờ dạy. 5. Sử dụng đồ dùng của học sinh. Nói đến thiết bị đồ dùng dạy học ta không chỉ quan tâm đến thiết bị đồ dùng dạy học của người thầy mà đồ dùng học tập của học sinh cũng giữ một vị trí quan trọng trong việc hình thành kiến thức kỹ năng cho chính bản thân các em. Bởi vì dạy học là tổ chức hoạt động học tập để học sinh tự hình thành kiến thức như vậy đồ dùng học tập của học sinh cũng là phương tiện, là điều kiện vật chất để đổi mới phương pháp dạy học. Nhận thức được tầm quan trọng của đồ dùng dạy học của học sinh. Ngay từ đầu năm học trong các buổi sinh hoạt chuyên môn nên dành một ít thời gian để thảo luận các vấn đề này. VD. Ở sinh học 6 hướng dẫn cho HS là một số thí nghiệm và đồ sau: + Hướng dẫn cho HS là thí nghiệm sự thoát hơi nước của lá. + Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm. + Cho HS ép các bộ phận của cây cho rồi ghi tên các bộ phận và chức năng của chúng. + HS làm vườn thuốc nam trong trường. Qua vườn cây trong trường củng cố kiến thức rễ, thân lá,.. VD. Ở Sinh 7 Hướng dẫn cho HS làm một số đồ dùng dạy học sau: + Sưu tầm vỏ thân mềm rồi ghi tên từng con, cấu tạo vỏ thân mềm,.. + Cho HS làm bảng phụ phục vụ học tập. Bảng phụ thì gần như sử dụng nhiều bài + Cho HS sưu tầm một số chân khớp phơi khô gắn vào bảng ghi tên các con,.. VD. Ở Sinh 8 cho học sinh thí nhiệm Tìm hiểu hoạt động của En zim mamilara trong tuyến nước bọt qua bài tiêu hóa khoang miệng,.. - Tổ chức cho các nhóm, tổ trong lớp thi đua trưng bày sản phẩm, tập hợp thành sản phẩm chung của cả lớp để sử dụng dạy học theo các chủ đề thích hợp, làm phong phú thêm nguồn thiết bị, đồ dùng dạy học. VD. Môn hóa học 8. Hướng dẫn cho HS về nhà làm mô hình phân tử nước. VD. Môn hóa 9. Hướng dẫn cho HS về nhà làm dụng đồ dùng học tập “ Sơ đồ mối quan hệ của các hợp chất vô cơ”. 6. Sử dụng thí nghiệm ảo. Do điều kiện phòng thí nghiệm không đảm bảo, chất lượng của hóa chất nên ta sử dụng thí nghiệm ảo để học sinh tiếp thu kiến thức mới một cách chọn vẹn. VD. Bài tính chất của oxi: Bài điều chế oxi: Bài điều chế hi đrô, - Cách thực hiện GV lên mạng tải về các file hoặc sử dụng một số phần mền làm các thí nghiệm ảo. III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 1.Ưu điểm. - GV bám sát vào kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học chuẩn bị đầy đủ thiết bị và sử dụng thiết bị có hiệu quả khi sử dụng. Khai thác thiết bị dạy học triệt để phục vụ cho việc dạy học. Tổ chức linh hoạt trong việc đổi mới các hình thức dạy học đúng trọng tâm của bài. - Thiết bị dạy học sử dụng gắn liền với nội dung SGK, phù hợp với hình thức dạy học, phù hợp với kế hoạch bài học. - Trong quá trình dạy học ngoài các thiết bị sẵn có giáo viên còn làm thêm các đồ dùng dạy học cần thiết để nâng cao hiệu quả giờ dạy. - Cơ sở vật chất, trên thực tế nhà trường ngoài phòng thiết bị dạy học là nơi trang bị những thiết bị dùng chung ở mỗi phòng học nhà trường còn đặt thêm tủ đựng đồ dùng để giúp giáo viên thuận lợi trong việc sử dụng. Hằng năm nhà trường còn bổ sung nâng cấp một số thiết bị mới có tính hiện đại phù hợp với thực tiễn giáo dục hiện nay và kết quả đạt được ở môn sinh – hóa như sau: a. Kết quả chưa áp dụng. Môn Sĩ số lớp Giỏi Khá TB Yếu, kém SL % SL % SL % SL % Sinh 7 7/3/50 7 14 22 44 21 42 Sinh 7 7/2/45 14 31.1 20 44.4 11 24.4 Sinh 7 7/4/41 6 14.6 22 53.7 12 29.3 1 2.4 b. Kết quả áp dụng. Môn Sĩ số lớp Giỏi Khá TB Yếu, kém SL % SL % SL % SL % Sinh 7 7/3/50 23 46 21 42 6 12 Sinh 7 7/2/45 18 40 25 55.6 2 4.4 Sinh 7 7/4/41 18 43.9 19 46.3 4 9.8 c. Kết quả chưa áp dụng. Môn Sĩ số lớp Giỏi Khá TB Yếu, kém SL % SL % SL % SL % Hóa 8 8/3/42 12 28.6 25 59.5 5 11.9 Hóa 8 8/4/41 11 26.8 20 48.8 10 24.4 b. Kết quả áp dụng. Môn Sĩ số lớp Giỏi Khá TB Yếu, kém SL % SL % SL % SL % Hóa 8 8/3/42 15 35.7 25 59.5 2 4.8 Hóa 8 8/4/41 15 36.6 22 53.7 4 9.8 2. Hạn chế. - Tính thẩm mỹ của các đồ dùng dạy học tự làm chưa cao. - Một số ít GV còn ngại sử dụng thiết bị dạy học hoặc còn lúng túng trong việc sử dụng thiết bị dẫn đến tính hiệu quả kém. IV. ĐỀ NGHỊ - Tiếp tục rèn luyện GV tổ mình phụ trách sử dụng tốt thiết bị hiện có và tự làm thiết bị nâng cao hiệu quả giờ dạy. - Báo cáo kịp thời các thiết bị hỏng hóc về bộ phận thiết bị nhà trường theo định kỳ. - Nhà trường tiếp tục bổ sung mới các thiết bị dạy học mang tính hiện đại để hỗ trợ, khắc phục các thiết bị dễ hỏng qua quá trình sử dụng. Trên đây là toàn bộ nội dung bài báo cáo tham luận “ Nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Hóa – Sinh trong điều kiện thiếu trang thiết bị dạy học”, xin cảm ơn sự theo dõi của các quý đồng nghiệp. Rất mong được sự đóng góp ý kiến về bài tham luận để bài báo cáo được hoàn thiện hơn. NTMK ngày 26 tháng 02 năm 2019 Lê Gia Hiền
File đính kèm:
- bao_cao_tham_luan_nang_cao_hieu_qua_giang_day_mon_hoa_sinh_t.docx