Báo cáo sáng kiến Thực hiện sáng tạo phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong giảng dạy môn Khoa học ở trường Tiểu học
Giáo viên:
- Phải có lòng nhiệt tình, yêu nghề, tâm huyết trong giảng dạy, chịu khó học hỏi, tìm tòi khám phá để tìm ra những biện pháp, những cách làm thích hợp, áp dụng hiệu quả trong quá trình giảng dạy.
- Người giáo viên phải nắm vững lý luận dạy học môn Khoa học, rèn cho mình những kỹ năng cần thiết để tổ chức, hướng dẫn HS học tập, nhất là kỹ năng thảo luận nhóm, quan sát và làm thí nghiệm
* Học sinh:
- Phải tích cực, tự giác học tập, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho mỗi tiết học cụ thể.
- Mỗi học sinh cũng như mỗi nhóm phải có những ý kiến những ý kiến những quan điểm của mình trước những vấn đề mà giáo viên đưa ra.
- Cuối mỗi tiết học học sinh phải thu gom, cất giữ dụng cụ, đồ dùng dạy học.
* Môi trường học tập:
- Lớp học có đủ bàn ghế đúng quy cách, dễ dàng di chuyển.
- Đồ dùng dạy học phải đầy đủ vì nếu thiếu thì không thể tiến hành dạy học theo phương pháp này được.
- Có chỗ dành riêng để vật liệu lớp học.
Ngườ i thực hiện: Phạm Thị Mai Giáo viên trường tiểu học Tân Thành T HỰC HIỆN SÁNG TẠO PHƯƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT” TRONG GIẢNG DẠY MÔN KHOA HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NỘI DUNG BIỆN PHÁP HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CẤU TRÚC T HỰC HIỆN SÁNG TẠO PHƯƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT” TRONG GIẢNG DẠY MÔN KHOA HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC - Giáo viên được tham dự tập huấn chuyên đề phương pháp: “ Bàn tay nặn bột ”. - Các GV vận dụng linh hoạt vào từng bài dạy, dự giờ, rút kinh nghiệm đồng nghiệp. - Tham gia sinh hoạt chuyên môn để đánh giá việc thực hiện dạy học PP Bàn tay nặn bột theo từng phần, từng bài, từng chương. - Nhà trường khuyến khích giáo viên đăng ký thao giảng cấp tổ, cấp trường dạy tiết TN&XH hoặc Khoa học theo phương pháp: “ Bàn tay nặn bột ”. NỘI DUNG BIỆN PHÁP ƯU ĐIỂM HẠN CHẾ: + Đối với giáo viên : - H ạn chế về kiến thức khoa học tự nhiên.. - Hiểu biết về phương pháp Bàn tay nặn bột và những ưu việt của nó nhưng còn dè dặt trong việc áp dụng. - K hả năng ứng dụng công nghệ thông tin của một số giáo viên còn hạn chế. + Đối với học sinh - Khi bộc lộ quan điểm các em chưa tự tin. - Vốn kiến thức thực tế của HS chưa phong phú.Việc xác lập mục đích quan sát và mục đích của thí nghiệm còn kém . - Tổ chức lớp học: Tổ chức lớp học chưa thực sự gây được hứng thú cho học sinh. Đối với khả năng vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột - Bộc lộ quan điểm ban đầu : HS chưa tự tìm được tình huống có vấn đề liên quan đến bài học . - Chọn ý tưởng và đề xuất thí nghiệm: HS đi quá xa yêu cầu nội dung bài học; Các phương án tìm ra câu trả lời hay qua thí nghiệm còn hạn chế . - Hoạt động nhóm: Học sinh hoạt động chủ yếu theo nhóm vì vậy sẽ có những học sinh không có cơ hội làm việc mà chủ yếu là nhóm trưởng và thư ký thực hiện. - Phân tích thông tin kiểm tra giả thiết: Đối với học sinh tiểu học phân tích thông tin, hiện tượng quan sát khi nghiên cứu để đưa ra kết luận tương ứng với câu hỏi còn lúng túng, các em chưa đề xuất được phương án thực nghiệm, sẽ không dự báo được kết quả thực nghiệm a. Đối với giáo viên - Giáo viên chuẩn bị bài chu đáo, xây dựng kế hoạch bài dạy, phân bố thời gian hợp lý cho các hoạt động. - Tạo tình huống để học sinh phát hiện ra vấn đề trong bài học. - Giáo viên nêu vấn đề hay câu hỏi xuất phát phù hợp là câu hỏi tương thích với trình độ nhận thức của học sinh, sao cho các em có khả năng giải quyết. - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, trang thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ cho bài dạy - Tích cực nghiên cứu học tập, cập nhật kiến thức, nâng cao tay nghề áp dụng phương pháp dạy học đổi mới . - Tác phong cử chỉ, lời nói phù hợp, truyền cảm, thân thiện, khơi gợi sự hứng thú, chủ động tìm tòi, khám phá học tập của học sinh. - Cùng với giáo viên khác và đồng nghiệp trong tổ chuyên môn, nhà trường từng bước rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai giảng dạy . Các biện pháp mới - Học sinh thực sự tiếp cận và tìm tòi - nghiên cứu; cố gắng để hiểu kiến thức. ĐỐI VỚI HỌC SINH - Học sinh cần phải có nhiều kĩ năng như: kĩ năng trả lời, đề xuất các dự đoán, giả thiết, phương án thí nghiệm, phân tích dữ liệu, giải thích và bảo vệ các kết luận của mình thông qua trình bày nói hoặc viết - Học sinh cần thiết phải tự thực hiện các thí nghiệm của mình phù hợp với hiện tượng. - Được khuyến khích đề xuất ý kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy học có hiệu quả ngày càng cao. - Tích cực chuẩn bị bài, chuẩn bị tâm thế để lĩnh hội kiến thức bài giảng. - Học sinh hăng hái đảm nhận nhiệm vụ, gặp khó khăn, nảy sinh vấn đề cần tìm tòi giải quyết. Dưới sự chỉ đạo của giáo viên, vấn đề được diễn đạt chính xác hóa, phù hợp với mục tiêu dạy học và các nội dung cụ thể đã xác định. c. Nâng cao khả năng vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột. * Tổ chức lớp học - Bố trí bàn ghế theo nhóm. - GV tạo sự thoải mái để tất cả HS ham thích các hoạt động: thực hiện thí nghiệm, suy nghĩ, thảo luận, trao đổi, trình bày bằng lời nói hoặc viết... * Giúp học sinh bộc lộ quan niệm ban đầu - GV khuyến khích HS trình bày ý kiến của mình, biết chấp nhận và tôn trọng những quan điểm sai của HS khi các em trình bày biểu tượng ban đầu. - GV khi đặt câu hỏi cần lưu ý: + Câu hỏi luôn đủ “mở” để kích thích sự tự vấn của HS. * Hướng dẫn chọn ý tưởng và đề xuất thí nghiệm - Khi một HS nào đó đã nêu ý kiến, GV yêu cầu HS khác trình bày các ý kiến khác hay bổ sung cho ý kiến mà HS trước đã trình bày. - Đối với những ý tưởng phức tạp hay có nhiều ý kiến khác biệt, GV ghi chú tóm tắt lại ở một góc trên bảng để HS dễ theo dõi. - Đối với ý kiến hay vấn đề đặt ra đơn giản, ít phương án hay thí nghiệm chứng minh, có thể cho HS trả lời trực tiếp phương án mà HS đề xuất. - Đối với các kiến thức phức tạp, thí nghiệm cần thực hiện để kiểm chứng, HS khó đề xuất đầy đủ và chuẩn xác. - Thầy cô theo dõi, xoáy sâu vào các điểm khác biệt gây tranh cãi để giúp HS tự đặt câu hỏi thắc mắc và thôi thúc HS đề xuất các phương án để tìm ra câu trả lời. * Hướng dẫn học sinh phân tích thông tin hiện tượng nghiên cứu để đưa ra kết luận - Lệnh của GV phải rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu để giúp học sinh nhớ, hiểu và làm theo hướng dẫn của giáo viên - GV hướng dẫn HS kĩ năng chú ý đến các thông tin chính để rút ra kết luận tương ứng với câu hỏi trong khi làm thí nghiệm, quan sát hoặc nghiên cứu tài liệu để tìm ra câu trả lời. - GV giới thiệu thêm sách, tài liệu hay thông tin trên internet mà HS có thể có điều kiện tiếp cận được để giúp các em hiểu sâu hơn các kiến thức được học, không bằng lòng và dừng lại với những hiểu biết yêu cầu trong chương trình. III. Hiệu quả đạt được Giáo viên: - GV tiểu học có thêm phương pháp để tổ chức lớp học một cách nhẹ nhàng, hiệu quả. - Việc ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các thiết bị dạy học thường xuyên liên tục. - Nhà trường có nhiều tiết dạy đạt loại Tốt. Trong đó 100% các tiết dạy môn Khoa học đạt loại Tốt. - GV tự tin tham gia các chuyên đề cũng như các hoạt động chuyên môn khác trong nhà trường. Học sinh; Phát triển nhiều kĩ năng năng lực của HS rất rõ rệt cụ thể như: - Năng lực hợp tác. (khi HS làm thí nghiệm, hoạt động nhóm) - Năng lực ngôn ngữ. (khi HS thảo luận, trình bày ý tưởng, trình bày kết quả thí nghiệm) - Năng lực giải quyết vấn đề. (khi HS tìm ý tưởng, thảo luận, làm thí nghiệm) - Năng lực giao tiếp. (khi HS hoạt động nhóm) - Năng lực tự học. (khi HS tìm ý tưởng, giải quyết các dự đoán ) IV. Điều kiện và khả năng áp dụng 1. Điều kiện thực hiện: * Giáo viên: - Phải có lòng nhiệt tình, yêu nghề, tâm huyết trong giảng dạy, chịu khó học hỏi, tìm tòi khám phá để tìm ra những biện pháp, những cách làm thích hợp, áp dụng hiệu quả trong quá trình giảng dạy. - Người giáo viên phải nắm vững lý luận dạy học môn Khoa học, rèn cho mình những kỹ năng cần thiết để tổ chức, hướng dẫn HS học tập, nhất là kỹ năng thảo luận nhóm, quan sát và làm thí nghiệm * Học sinh: - Phải tích cực, tự giác học tập, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho mỗi tiết học cụ thể. - Mỗi học sinh cũng như mỗi nhóm phải có những ý kiến những ý kiến những quan điểm của mình trước những vấn đề mà giáo viên đưa ra. - Cuối mỗi tiết học học sinh phải thu gom, cất giữ dụng cụ, đồ dùng dạy học. * Môi trường học tập: - Lớp học có đủ bàn ghế đúng quy cách, dễ dàng di chuyển. - Đồ dùng dạy học phải đầy đủ vì nếu thiếu thì không thể tiến hành dạy học theo phương pháp này được. - Có chỗ dành riêng để vật liệu lớp học. 2. Khả năng áp dụng của biện pháp : Các biện pháp “ T hực hiện sáng tạo phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong giảng dạy môn Khoa học ở trường Tiểu học” Không chỉ áp dụng riêng cho các bài khi dạy theo phương pháp BTNB mà còn áp dụng được cho tất cả các bài học khi đặt vấn đề vào bài ở các môn học khác. Sáng kiến này có thể áp dụng rộng rãi trong các trường Tiểu học TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!
File đính kèm:
- bao_cao_sang_kien_thuc_hien_sang_tao_phuong_phap_ban_tay_nan.pptx