Báo cáo sáng kiến Một số kinh nhiệm trong việc rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non

Trong xã hội hiện nay, sự bùng nổ của thông tin, với những văn hóa không phù hợp thuần phong mỹ tục của dân tộc, với những suy thoái về đạo đức, với sự đua đòi của thế hệ trẻ, cùng với những mặt trái của công nghệ thông tin, mặt trái của xã hội Việc giáo dục trẻ mầm non ngày càng trở nên thiết yếu nhằm góp phần đào tạo "con người mới" với đầy đủ các mặt: "đức, trí, thể, mỹ".

Lâu nay, trong việc giáo dục trẻ em, chúng ta vẫn thường nghe nói đến cụm từ “Kĩ năng sống”. Vậy “kĩ năng sống” là gì và “kĩ năng tự phục vụ” là gì? Có nhiều quan điểm khác nhau:

- Theo quan niệm của tổ chức văn hóa, khoa học giáo dục của Liên Hiệp Quốc (UNESCO): Kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày.

- Theo quan niệm của tổ chức y tế thế giới (WHO): Kỹ năng sống là những kỹ năng mang tính tâm lý xã hội và kỹ năng về giao tiếp được vận dụng trong các tình huống hằng ngày để tương tác có hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày. Kỹ năng tự phục vụ là một trong số hành vi quan trọng nhất mà con bạn cần phải học.

- Kỹ năng tự phục vụ: gồm có mặc quần áo, chải đầu, vệ sinh, ăn uống và tắm đó là những kỹ năng sớm, những kỹ năng mà chúng ta học không cần ghi nhớ và tự động thực hiện hàng ngày. Tự phục vụ bản thân là một trong những kỹ năng quan trọng thúc đẩy trẻ hoàn thiện mình một cách tốt nhất. Đây còn là “cơ hội vàng” giúp trẻ nhanh chóng khôn lớn và trưởng thành trong cuộc sống.

Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi nói riêng, việc dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ là rất cần thiết nhưng dạy trẻ kỹ năng gì? Dạy như thế nào? Thì người giáo viên phải biết lựa chọn nội dung cho phù hợp với lứa tuổi và nhận thức của trẻ như: tự lấy và cất đồ dùng đúng nơi quy định, tự đi giầy, dép, tự cài cúc áo, tự xúc cơm ăn, biết chào hỏi lễ phép với mọi người xung quanh Qua đó phát triển khả năng nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh và có ý nghĩa không nhỏ đối với các lĩnh vực phát triển của trẻ.

 

doc20 trang | Chia sẻ: duongthao25 | Ngày: 08/10/2022 | Lượt xem: 909 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo sáng kiến Một số kinh nhiệm trong việc rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i chúng ta cho trẻ hàng 
ngày được thực hiện. Các cháu có ý thức tự xúc cơm ăn, ăn ngon miệng, ăn nhanh, ăn hết suất.	
 Hình ảnh trẻ giúp cô kê bàn, lau bàn, gấp khăn, chia khay, thìa về bàn
* Thông qua các hoạt động khác : Ngoài giờ học, các hoạt động chơi, cô cần rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mọi lúc mọi nơi. Một ngày của trẻ ở trường, trẻ phải tự làm những công việc tự phục vụ bản thân như: trẻ phải biết tự mình rửa tay trước khi ăn cơm và sau khi đi vệ sinh, phải biết xúc cơm như thế nào cho đúng, biết lấy khăn lau miệng Đây là công việc trẻ phải tự làm chứ không thể nhờ ai làm hộ mình được và đó là kỹ năng không thể thiếu cho mỗi trẻ vì nó còn giúp trẻ hình thành hành vi và thói quen tốt sau này.
Trong giờ ngủ, tôi hướng dẫn và cho trẻ tự đi kê giường, dải chiếu, lấy gối để nằm ngủ; sau khi ngủ dạy trẻ biết tự cất gối của mình. Mùa đông, tôi hướng dẫn trẻ tự cởi bớt áo khi lên giường đi ngủ và tự mặc thêm áo sau khi ngủ dạy. Lúc đầu tôi hướng dẫn để trẻ biết cách làm, sau đó tôi để trẻ tự mặc, cởi áo nhưng tôi luôn quan sát, giúp đỡ mỗi khi trẻ chưa tự làm được. Ngoài ra, với những trẻ đã làm tốt, tôi có thể cho trẻ giúp bạn tự mặc và cởi áo,. 
 Hình ảnh trẻ kê giường và tự lấy gối
Trong giờ thể dục sáng, trước khi tập thể dục, tôi cho trẻ tự lấy dụng cụ thể dục rồi xếp hàng tập thể dục, sau khi tập thể dục xong, tôi yêu cầu trẻ tự cất dụng cụ thể dục rồi xếp hàng đi vào lớp.
Trong các giờ vệ sinh cá nhân, tôi luôn hướng dẫn và thực hiện cùng trẻ các công việc như khi tay bị bẩn thì tự rửa tay, khi áo quần bị ướt thì tự lấy quần 
áo để thay, sau khi đi vệ sinh xong biết tự xả nước. Đặc biệt với trẻ tự kỉ ở lớp, muốn trẻ làm được một số công việc tự phục vụ bản thân, ngoài việc làm mẫu kết hợp hướng dẫn trẻ các thao tác bằng lời thì cô giáo còn phải kiên nhẫn cho trẻ lặp đi lặp lại rất nhiều lần thao tác đó thì trẻ mới có thể làm được và giúp trẻ biết làm những công việc tự phục vụ bản thân phù hợp với hoàn cảnh. 
 Không chỉ vậy, trong năm học này, Nhà trường tổ chức trung thu và noel cho trẻ, trẻ lớp tôi đã tham gia, các cháu cảm thấy rất thích thú, qua đó trẻ không chỉ thể hiện được tài năng tinh thần đồng đội và sự tự tin đứng trên sân khấu.
Hình ảnh cô và trò trường tôi tham gia hoạt động Noel
Và còn nhiều hoạt động khác nữa trong một năm học, cả cô và trẻ lớp tôi được tham gia, trẻ được thử sức như thi giáo viên giỏi cấp trường, lên tiết kiến tập chuyên đề tích hợp kĩ năng tự phục vụ trong các hoạt động đều đạt kết quả tốt. -Trong năm học 2018-2019 này, nhà trường còn tổ chức Hội chợ quê cho trẻ tham gia. Được tham gia Hội chợ quê, trẻ thực sự rất thích thú, thoải mái vui chơi mà vẫn được đảm bảo an toàn vì có sự bao quát, theo dõi của các cô giáo và sự hỗ trợ nhiệt tình của rất nhiều các bậc phụ huynh.
Kết quả: Qua việc tổ chức cho trẻ các giờ học, các hoạt động trong ngày ở trường mầm non, qua các hoạt động ngoại khóa đã rèn luyện cho trẻ nề nếp thói quen tốt, ngoài việc rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống tự tin, còn hình thành cho trẻ tính tự lập không ỷ lại vào người khác, đây chính là những kỹ năng cơ bản để sống và làm việc sau này. 
3.6. Biện pháp 6: Cô giáo gương mẫu trong việc thực hiện các công việc tự phục vụ bản thân:
Để giúp trẻ hình thành những kỹ năng tự phục vụ một cách tốt nhất cô giáo luôn là người bạn, là tấm gương để trẻ soi vào, để trẻ học tập theo. Chính vì vậy không phương pháp nào hiệu quả bằng phương pháp “ dùng nhân cách để giáo dục nhân cách”. Khi cô là người bạn thật sự gần gũi với trẻ thì trẻ mới thật sự tự tin thể hiện hết tính cách và năng lực của mình. Cô giáo cần là tấm gương mẫu mực về hành vi, lời ăn tiếng nói, cách ứng sử, cách giải quyết vấn đề. Đây là những yêu cầu rất cao và đòi hỏi mỗi cô giáo cũng luôn tự rèn luyện mình để công tác giáo dục trẻ hiệu quả hơn.
Trẻ mẫu giáo có đặc điểm là hay bắt chước, có thể bắt chước cái đúng, cái
tốt, nhưng cũng có thể bắt chước cái sai, cái không tốt. Vì vậy trẻ thường hay bắt trước tất cả mọi cử chỉ, lời nói, hành động của cô giáo ở lớp nên mọi tính cách, thói quen của cô giáo có ảnh hưởng rất nhiểu đến sự hình thành thói quen cho trẻ. Hàng ngày trẻ đến lớp phần lớn thời gian trong ngày trẻ được học tập và sinh hoạt cùng cô. Cô giáo vừa là bạn, vừa là người mẹ hiền thứ hai của trẻ, cùng chơi, cùng học, chăm chút từ bữa ăn, giấc ngủ cho trẻ. Vì vậy vai trò của cô giáo rất quan trọng trong việc hình thành những thói quen nề nếp cho trẻ, là tấm gương cho trẻ noi theo. Nếu cô sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ thì cháu cũng sẽ gọn gàng như cô. Ngược lại, nếu cô để đồ đạc lung tung, nói năng không lễ phép thì trẻ trong lớp cũng vứt rác lung tung, hay nói tục, chử bậy. Vì vậy cô giáo và mọi người xung quanh thực sự là tấm gương sáng cho các cháu noi theo.
 Với kỹ năng tự phục vụ hay vệ sinh cá nhân, tôi cũng luôn có ý thức cất
đồ dùng đúng quy định như cất túi sách gọn gàng vào tủ của giáo viên, khi ngồi xong đứng lên tôi luôn cất ghế vào đúng chỗ, trước khi chia cơm cho trẻ hoặc sau khi cho trẻ đi vệ sinh xong tôi rửa tay bằng xà phòng Qua những hành động đó của cô trẻ nhìn thấy được hằng ngày cùng với sự giảng giải của cô giáo dần dần giúp trẻ hiểu, bắt chước và hình thành ý thức cất đồ dùng gọn gàng như; cất ba lô đúng quy định, xếp dép lên giá gọn gàng, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh Trong trường hợp trẻ có hành vi không tốt nào đó tôi cũng có phản ứng lại làm gương cho trẻ để trẻ biết cách ứng xử và giải quyết vấn đề. 
Ví dụ: Trước giờ ăn, cô rửa tay trước khi chia cơm và nhắc trẻ rửa tay sạch sẽ trước khi ăn cơm. Ăn cơm xong nhắc trẻ cất ghế, cất bát lau miệng, súc miệng bằng nước muối.
Trong mọi hoạt động học tập, sinh hoạt, cô giáo luôn là tấm gương trong việc giữ gìn sạch sẽ môi trường lớp học. 
Kết quả: Với cách làm gương và luôn là người bạn gần gũi nhất với trẻ như vậy tôi đã giúp trẻ lớp tôi có kỹ năng tự phục vụ bản thân, vệ sinh cá nhân, hoạt động theo tập thể. Mọi hoạt động, hành vi, ngôn ngữ ứng xử chuẩn mực của cô đã giúp trẻ có nhiều tiến bộ, trẻ có thói quen, nếp tốt trong mọi hoạt động. 
3.7. Biện pháp 7: Quan tâm giáo dục kĩ năng sống tới trẻ cá biệt
 Lớp tôi có một số cháu cá biệt như cháu Đức Anh, Gia Bảo, Tùng Lâm, Công Minh tăng động... vì vậy các cháu rất hiếu động thường không tập trung, không nghe lời... Để thu hút sự chú ý của các cháu, trước tiên chúng tôi tìm hiểu mong muốn sở thích của các bé và cùng các bé đề ra những qui định chung của lớp như: ‘‘Đồ chơi phải biết cất gọn gàng, quần áo gập ngăn nắp, đoàn kết với các bạn, nhường đồ chơi cho bạn” vào thứ hai hàng tuần. Đến cuối tuần chúng tôi tập trung trẻ lại cho trẻ tự nhận xét xem mình đã thực hiện tốt nội qui chưa. Bé nào tiến bộ sẽ được cắm 1 bông hoa ở bảng bé ngoan, còn những bé chưa thực hiện tốt nội qui thì vẫn phải phấn đấu bao giờ ngoan mới được thưởng. Bạn nào được cắm hoa thấy rất vui. Đấy là động lực để các bạn phấn đấu giành được nhiều hoa vào cuối tuần.
 3.8. Biện pháp 8: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.
Cùng với mục tiêu xã hội hoá giáo dục, các bậc phụ huynh có vai trò không nhỏ trong việc giáo dục trẻ. Cô giáo cần trao đổi với phụ huynh thường xuyên để phụ huynh thấy tầm quan trọng của việc dạy trẻ thực hiện các công việc tự phục vụ bản thân. 
 Gia đình và nhà trường là nhân tố quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ. Vì vậy việc giáo dục trẻ phải kết hợp giữa gia đình và nhà trường mới đạt được kết quả tốt. Chính vì vậy tôi đã tuyên truyền và kết hợp với phụ huynh đưa ra những biện pháp cụ thể sau:
- Đối với những phụ huynh chưa có nhiều thời gian quan tâm đến con tôi tuyên truyền và nhấn mạnh về vai trò của cha mẹ đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Qua đó giúp phụ huynh có sự hiểu biết đúng đắn về giáo dục, quan tâm đến con hơn.
Ví dụ: trong các giờ đón trả trẻ, họp phụ huynh tôi trao đổi và nắm bắt tình hình của trẻ ở nhà và từ đó có những biện pháp giáo dục đối với từng trẻ. 
- Trong buổi họp mặt đầu năm tôi mạnh dạn trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của việc hình thành các kĩ năng tự phục vụ với trẻ mẫu giáo.Yêu cầu phụ huynh cần theo dõi giúp đỡ và cho biết tình hình thực hiện các kỹ năng của trẻ ở nhà để cùng phối hợp giáo dục rèn luyện cho trẻ.
- Ở góc tuyên truyền của lớp, tôi thông báo từng tháng, từng tuần trẻ được
rèn những kĩ năng tự phục vụ nào để các bậc phụ huynh biết và phối hợp rèn luyện những kĩ năng đó cho trẻ ở nhà, trong thời gian trẻ ở nhà không làm hộ trẻ để trẻ ỷ lại, nên khuyến khích trẻ tự phục vụ, giúp đỡ bố mẹ những công việc vừa sức với trẻ như trông em, nhặt rau, quét nhà và PH dành thời gian chăm sóc con cái như vệ sinh thân thể, chải răng đúng cách, phụ huynh phải luôn mẫu mực trong giao tiếp ở nhà để trẻ noi theo. Đồng thời chú ý sửa sai trẻ kịp thời những thiếu sót của trẻ đối với bạn bè, đối với người lớn
Ví dụ: Trong giờ nêu gương tôi thường nêu tên những bạn chăm ngoan biết giúp đỡ bố mẹ, giúp đỡ cô giáo, biết tự làm những công viếc vừa sức của mình.
- Ngoài việc tuyên truyền với các bậc phụ huynh kiến thức chăm sóc nuôi dạy trẻ thông qua các giờ đón, trả trẻ, tôi còn lập 1 nhóm riêng của lớp trên zalo. Trong nhóm này, các bậc phụ huynh có thể trao đổi thẳng thắn với giáo viên chủ nhiệm lớp hoặc với các bậc phụ huynh khác những thắc mắc, những điều còn chưa rõ về việc chăm sóc giáo dục trẻ nói chung cũng như việc rèn luyện cho trẻ những kĩ năng tự phục vụ nói riêng. Bằng việc trao đổi thông tin trực tiếp trên nhóm. Cháu Đức Anh, từ chỗ không biết làm những công việc tự phục vụ đơn giản nhất đến nay cháu đã biết biết làm 1 số việc như: tự xúc cơm, tự đi vệ sinh, tự bê ghế ngồi vào bàn,..
- Qua đó các bậc phụ huynh hiểu hơn về công tác chăm sóc giáo dục trẻ
và phối hợp với các cô giáo để việc chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả tốt nhất.
Kết quả: Một số phụ huynh trước đây có sự giáo dục chưa đúng đắn, chưa khoa học, không cho con làm những việc mà giáo viên giao cho trẻ thực hiện khi về nhà nay đã nhận thức được vấn đề, họ đã rất nhiệt tình phối hợp và rất yên tâm khi đưa con đến lớp. Phụ huynh hưởng ứng, thường xuyên trao đổi và cùng phối kết hợp với giáo viên để cùng rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ và rất tin tưởng cô giáo bởi họ tự nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của con mình. Với những kết quả khả quan như vậy tôi thấy mình cần phải phát huy hơn nữa, nghiên cứu tài liệu và tích cực hơn nữa trong việc tiếp tục giáo dục và rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ để làm tốt nhiệm vụ của mình. Qua đó giúp trẻ trở thành một công dân tốt, có ích cho xã hội.
4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm:
Sau một thời gian áp dụng và thực hiện các biện pháp trên vào quá trình giáo dục và rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 5 - 6 tuổi. Tôi đã thu được kết quả như sau: 
4.1. Về phía trẻ:
 - Trẻ khỏe mạnh, có thói quen vệ sinh mọi lúc mọi nơi, có ý thức học tập nắm được kiến thức độ tuổi, ngoan ngoãn, biết vâng lời ông bà bố mẹ, người lớn 
tuổi. Trẻ đi học đều hơn, đạt tỷ lệ chuyên cần đạt từ 90% trở lên. 
- Trẻ tự rửa mặt, rửa tay, biết giữ nhà cửa, đồ dùng, đồ chơi sạch sẽ, biết đi tiêu tiểu đúng nơi quy định, biết tự xúc cơm ăn, khi ăn cơm trẻ không làm rơi vãi, nếu làm vãi cơm thì biết nhặt vào đĩa, tự mặc, cởi quần áo, biết đòi hỏi người lớn phải cho mình ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, biết tự đi và cởi giầy, dép, tự cất và lấy đồ dùng đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp, biết bỏ rác đúng nơi quy định không vứt rác bừa bãi, khi ra nắng biết đội mũ nón và biết mặc áo mưa khi trời mưa, biết giúp cô lau bàn , kê bàn ghế xếp lại giá đồ chơi gọn gàng ngăn nắp.
- Đặc biệt cháu tự kỉ ở lớp đã có nhiều tiến bộ so với thời điểm đầu năm. Từ chỗ cháu không hòa nhập với các bạn ở lớp, không biết làm những công việc tự phục vụ bản thân (không biết tự bê ghế ngồi vào bàn, không biết nói với cô khi muốn đi vệ sinh,) đến nay cháu đã tiến bộ rất nhiều. Cháu đã bước đầu biết thực hiện một số công việc đơn giản như: tự xúc cơm ăn, tự lấy - cất balô đúng nơi quy định, tự đi – cởi giầy dép,
	Chất lượng đánh giá khảo sát trẻ cuối năm của lớp cao hơn so với đầu năm. Kết quả được thể hiện cụ thể trong bảng sau:
Số
trẻ
Trẻ biết tự rửa tay, lau mặt
Trẻ biết tự xúc cơm ăn
Trẻ biết mặc, cởi quần áo
Trẻ biết tự đi, tháo giầy, dép
Trẻ biết vứt rác đúng nơi quy định
Trẻ biết lấy, cất đồ dùng đúng nơi quy định
46
Đ
CĐ
Đ
CĐ
Đ
CĐ
Đ
CĐ
Đ
CĐ
Đ
CĐ
45
1
46
0
44
2
45
1
46
0
44
2
TL%
97,8
2,1
100
0
95,7
4,3
97,8
2,1
100
0
95,7
4,3
4.2. Về phía giáo viên:
- Khi dạy trẻ các kĩ năng tự phục vụ, giáo viên có điều kiện trò chuyện với trẻ, trả lời những câu hỏi vụn vặt của trẻ, không quát mắng trẻ, giải quyết hợp lý, công bằng với mọi tình huống xảy ra giữa các trẻ trong lớp.
- Trong giảng dạy, giáo viên hiểu hơn về tâm lý của trẻ theo từng độ tuổi, chú ý đến hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhiều hơn, mạnh dạn, tự tin điều khiển các cuộc họp phụ huynh học sinh
biết tự chuẩn bị, phối hợp chặt chẽ, trao đổi thường xuyên với cha mẹ trẻ.
	- Có nhiều kinh nghiệm hơn trong công tác giảng dạy cũng như trong công tác nuôi dưỡng. Giáo viên biết mình cần làm gì để tốt nhất cho trẻ. Vì vậy các đợt thanh tra, kiểm tra đột xuất của trường cũng như của phòng giáo dục lớp tôi được xếp loại tốt.
- Trong năm học 2018 – 2019 này, lớp tôi đạt loại Tốt trong các phong trào thi đua, đạt loại tốt Hội thi Quy chế Chăm sóc nuôi dưỡng trẻ và Phong trào thực
hiện Chuyên đề Lồng ghép kĩ năng tự phục vụ vào hoạt động cho trẻ. 
	4.3. Về phía phụ huynh:
- Phụ huynh cảm thấy tin tưởng vào kết quả giáo dục của nhà trường, không chê bai chỉ trích cô giáo ngược lại luôn thông cảm, chia sẻ những khó khăn của cô giáo, cung cấp nguyên vật liệu giúp giáo viên trang trí lớp, làm đồ chơi. Phụ huynh thấy yên tâm khi gửi con mình cho nhà trường, cho cô giáo.
- Phụ huynh hiểu được vấn đề nên giáo dục cho trẻ những kỹ năng tự phục vụ tốt nhất ngay khi trẻ còn bé. Số lượng phụ huynh tham gia dự họp đông hơn so với những năm trước. 
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Việc dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, việc đứa trẻ thích nghi nhanh hay chậm, hình thành những kỹ năng sống phụ thuộc rất nhiều vào mức độ đúng đắn trong việc dạy trẻ của mỗi chúng ta. 
Thực tế, kỹ năng tự phục vụ của trẻ 5- 6 tuổi chỉ đơn giản là tự rửa mặt, rửa tay, tự xúc cơm ăn, tự mặc, cởi quần áo, tự đi và cởi giầy, dép Để giúp trẻ hình thành kỹ năng tự phục vụ chúng ta cần tìm hiểu thật kỹ đặc điểm tâm lý của trẻ theo từng độ tuổi để từ đó giúp trẻ có kỹ năng tự phục vụ thật tốt. Để dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ, chính người lớn chúng ta hãy chứng tỏ mình là người sống có kỹ năng và hình thành kỹ năng cho trẻ thông qua mọi hoạt động bắt đầu từ việc nhỏ nhất, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của trẻ và tạo dần cho trẻ các thói quen tốt. Đó chính là những lợi ích về lâu dài để các bậc phụ huynh ngày nay quan tâm nhiều hơn đến việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho con ngay từ tuổi mầm non. 
Giáo dục, rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5- 6 tuổi nói riêng cũng như trẻ lứa tuổi mầm non nói chung chính là cơ sở giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ là nền tảng cho quá trình học tập suốt đời của trẻ. Người lớn hãy luôn khuyến khích trẻ mạnh dạn tham gia các hoạt động, tự tin vào bản thân đồng thời khuyến khích trẻ khi tham gia vào các hoạt động luôn chủ động tìm tòi, khám phá để tìm ra cách giải quyết. Đây chính là những kỹ năng cơ bản để sống và làm việc sau này. Bên cạnh những lời nói khích lệ, nêu gương, khuyến khích những hành vi, lời nói tốt của trẻ. Các bậc làm cha mẹ, cô giáo, những người lớn cần nhẹ nhàng, khéo léo khi rèn luyện các công việc tự phục cho trẻ, không nên hạ thấp khả năng của trẻ, không doạ nạt hay bắt trẻ phải làm những việc quá sức của trẻ. Người lớn không nên nuông chiều, bao bọc trẻ thái quá, mà nên cho trẻ tự làm những công việc vừa sức của mình. Người lớn cần sử dụng lời nói rõ ràng, câu hỏi gợi mở phối hợp cùng các cử chỉ, điệu bộ phù hợp nhằm khuyến khích trẻ thực hiện và hiểu ý nghĩa của những công việc tự phục vụ mà trẻ làm. Song công việc thật không đơn giản. Trình độ nhận thức tiếp thu của mỗi cháu khác nhau, điều kiện hoàn cảnh sống từng gia đình mỗi cháu không đồng đều vì vậy qua quá trình thực hiện tôi nhận thấy muốn thực hiện tốt việc này, không chỉ bản thân mỗi giáo viên nỗ lực mà còn cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ từ phía các cấp lãnh đạo, nhà trường và đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh mới có thể đem lại kết quả cao trong việc hình thành cho trẻ những kỹ năng tự phục vụ.
2. Bài học kinh nghiệm:
Sau một năm học áp dụng các biện pháp rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo lớn, bản thân tôi đã đã rút ra một số kinh ngiệm như sau:
- Người lớn luôn là tấm gương sáng mẫu mực cho trẻ noi theo, luôn yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ. 
 - Giáo viên cần trau dồi kiến thức và nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lí, năng lực của trẻ, cần linh hoạt sáng tạo trong quá trình tổ chức các hoạt động rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.
- Cô giáo phải hết lòng yêu thương các cháu, với tinh thần là người mẹ thứ hai, cô dành thời gian chú ý nhiều hơn đến những cháu cá biệt để có biện pháp giáo dục phù hợp, phải động viên khen thưởng, sửa lại kịp thời cho trẻ nhằm kích thích những việc làm tốt, và hạn chế những hành vi xấu của trẻ.
- Cô giáo phải luôn tìm tòi học hỏi, luôn có biện pháp sáng tạo mới trong giảng dạy và chăm sóc giáo dục trẻ. Không ngừng học hỏi kinh 
nghiệm của đồng nghiệp để phát huy những mặt tốt, rút kinh nghiệm những việc chưa làm được.
- Bên cạnh đó, cần phải có sự phối – kết hợp giữa giáo viên cùng lớp và sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu thì việc dạy trẻ sẽ đạt kết quả cao hơn.
- Cần phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong công tác
chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nhất là rèn luyện các kĩ năng tự phục vụ cho trẻ. Để đạt được điều đó, đòi hỏi phải làm tốt công tác tuyên truyền – vận động tới toàn thể các bậc phụ huynh để họ nhận thức đúng đắn về việc dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ quan trọng như thế nào?
Muốn giáo dục chăm sóc trẻ đạt kết quả tốt thì phải có sự thống nhất phương pháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
- Gia đình phải thật sự là mái ấm tình thương của trẻ, bố mẹ phải là tấm gương sáng để trẻ noi theo, phải quan tâm, yêu thương trẻ, có trách nhiệm giáo dục trẻ ngay từ khi mới chào đời.
3. Khuyến nghị:
 Để giáo dục và rèn luyện giúp trẻ biết thực hiện các công việc tự phục vụ
bản thân, tôi rất mong : 
- Phòng giáo dục mở các lớp bồi dưỡng cho giáo viên kiến thức dạy trẻ kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ một cách bài bản, chuyên sâu.
- Phòng Giáo dục tổ chức các buổi học tập, phát huy kết quả sáng kiến kinh nghiệm đạt giải cấp thành phố về lĩnh vực kĩ năng sống – kĩ năng tự phục vụ để giáo viên học tập, trao đổi.
- Thường xuyên tổ chức kiến tập cấp trường các hoạt động chuyên đề giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ để mọi giáo viên có điều kiện học tập nâng cao kiến thức, kĩ năng dạy trẻ kĩ năng sống, kĩ năng tự phục vụ.
- Nhà trường trang bị thêm cho giáo viên các loại tài liệu bồi dưỡng kiến thức giáo dục và rèn luyện kĩ năng phục vụ cho giáo viên.
 - Tích cực tham khảo sách báo, học hỏi đồng nghiệp, luôn tìm tòi, sáng
tạo... để bổ sung kiến thức, nâng cao hiệu quả lồng ghép kĩ năng sống, kĩ năng tự phục vụ vào các hoạt động dạy trẻ hàng ngày. 
Với kết quả đạt được của bản thân tôi cũng như của lớp A3 được thể hiện ở sáng kiến cho thấy nếu biết phối hợp rèn các kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nói chung, cho trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng sẽ đạt được kết quả cao.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân đã áp dụng vào việc rèn luyện những kĩ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo lớn và cũng có một số kinh nghiệm rút ra từ thực tế của lớp học để áp dụng vào việc hình thành cho trẻ những thói quen thực hiện các công việc tự phục vụ bản thân.
Bản thân tôi sẽ cố gắng học hỏi hơn nữa để tìm ra những giải pháp tối ưu
nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc giáo dục trẻ theo chương trình hiện hành. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docbao_cao_sang_kien_mot_so_kinh_nhiem_trong_viec_ren_luyen_ki.doc
Sáng Kiến Liên Quan