Báo cáo sáng kiến Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng cho học sinh qua một số dạng bài toán 6 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

* Thuận lợi:

 - Được sự quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ của Phòng GD & ĐT, BGH, PHHS, được tham dự đầy đủ các lớp tập huấn công tác giảng dạy, được dự giờ thăm lớp của các đồng nghiệp có tay nghề tốt, dày dặn kinh nghiệm trong trường, trong quận được trang bị đầy đủ tài liệu, sách nâng cao, sách tham khảo, máy chiếu phục vụ cho việc dạy học.

 - Bản thân được đồng nghiệp góp ý chân thành, thấy được mặt mạnh, mặt yếu trong quá trình dạy học để từ đó khắc phục những mặt yếu; phát huy thế mạnh trong dạy học.

 - Học sinh: Có ý thức tự giác học tập, nhận thức nhanh, có đầy đủ sách vở, đồ dùng, thiết bị học tập có kết nối mạng internet phục vụ tốt nhất cho việc học.

 * Khó khăn:

 - Là năm học đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 và thực hiện bộ sách giáo khoa mới.

 - Ngay từ đầu năm học, học sinh đã phải học online, chưa quen trường, lớp.

 - Do mạng internet quá tải nên chất lượng của đường truyền kém nên hay bị gián đoạn quá trình dạy và học của thầy và trò.

 - Trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều.

 - Kiến thức cơ bản hổng, kĩ năng tính toán còn kém

 - Một số học sinh còn lười học chưa tự giác

 - PH chưa hợp tác cùng với giáo viên trong việc đôn đốc con học bài.

 

docx13 trang | Chia sẻ: duongthao25 | Lượt xem: 1579 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo sáng kiến Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng cho học sinh qua một số dạng bài toán 6 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tiếc cho bản thân học sinh và người dạy. Nếu trong quá trình dạy học toán, ta đưa ra những tình huống có vấn đề mà học sinh dễ bị mắc phải, chỉ rõ và phân tích cho các em thấy được chỗ sai, điều đó sẽ giúp cho các em không những khắc phục được lỗi mà còn hiểu kĩ hơn bài học. 
b. Cơ sở thực tiễn
Qua thời gian giảng dạy thực tế tôi nhận thấy rằng học sinh hay mắc lỗi sai trong tính toán hoặc trình bày một bài toán số học.
Nguyên nhân chủ yếu là :
Trong quá trình học toán, học sinh hiểu phần lý thuyết có khi chưa chắc chắn hoặc còn mơ hồ về các định nghĩa, các khái niệm, các công thứcnên thường dẫn đến sai khi làm bài tập.
Có những dạng bài tập, nếu học sinh không chú tâm để ý hay chủ quan xem nhẹ hoặc làm theo cảm nhận tương tự là có thể vấp phải lỗi sai .
Bản thân học sinh lại không tích cực đọc - hiểu các định nghĩa, khái niệm, nên trong quá trình giải bài tập gặp rất nhiều khó khăn và hay dễ mắc phải những lỗi sai .
Về nhà thì không chịu học bài và làm bài tập, không xem bài trước khi đến lớp nên dẫn đến tình trạng các em bị hổng kiến thức
Một phần gia đình chưa thực sự quan tâm, nhắc nhở con em mình trong việc học tập
Việc học online kéo dài nên một bộ phận học sinh chưa tự giác học hoặc do lỗi đường truyền kém học sinh không nghe được đầy đủ bài giảng của thầy cô; hoặc do thiết bị học còn thiếu thốn nên việc tương tác với giáo viên kém.
Chính vì vậy, giáo viên phải có phương pháp giảng dạy thích hợp để truyền thụ hết cho học sinh kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa và còn dạy cho các em cách giải và trình bày bài giải của mình một cách chuẩn xác. Khuyến khích các em tìm tòi các cách giải khác của bài toán để phát huy khả năng tư duy, suy luận logic tạo được lòng say mê học tập của các em. Với tâm huyết của một giáo viên dạy môn Toán, tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng cho học sinh qua một số dạng bài toán 6 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018”. Bài viết là những kinh nghiệm mà tôi rút ra được trong quá trình giảng dạy bộ môn Toán lớp 6A1 năm học 2021 – 2022.
2. Mục đích của viết sáng kiến kinh nghiệm
	Do nhiều nguyên nhân như đã trình bày ở trên nên để nâng cao chất lượng môn Toán, trong phạm vi đề tài này tôi mong muốn có thể chia sẻ những kinh nghiệm thực tế chỉ mong qua mỗi tiết học, tiết luyện tập sẽ giúp học sinh làm tốt được các dạng toán cơ bản ở lớp 6 tạo tiền đề cho các năm học tiếp theo cho học sinh học tập môn Toán được thuận lợi.
3. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp khảo sát thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng số liệu
- Phương pháp phân tích tổng kết
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Học sinh lớp 6
- Phạm vi nghiên cứu: Trong suốt quá trình của năm học 2021 - 2022
5. Kế hoạch nghiên cứu
Đề tài này được tôi ấp ủ khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, từ năm học 2021 - 2022 tôi bắt đầu nghiên cứu. Cụ thể:
Tháng 9 – 10: khảo sát thực tế.
Tháng 11 – 12: Nghiên cứu tìm giải pháp khắc phục những lỗi sai khi học sinh làm các dạng bài toán 
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
Những ưu điểm và bất cập khi thực hiện vấn đề nghiên cứu 
* Thuận lợi:
 - Được sự quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ của Phòng GD & ĐT, BGH, PHHS, được tham dự đầy đủ các lớp tập huấn công tác giảng dạy, được dự giờ thăm lớp của các đồng nghiệp có tay nghề tốt, dày dặn kinh nghiệm trong trường, trong quận được trang bị đầy đủ tài liệu, sách nâng cao, sách tham khảo, máy chiếu phục vụ cho việc dạy học.
 - Bản thân được đồng nghiệp góp ý chân thành, thấy được mặt mạnh, mặt yếu trong quá trình dạy học để từ đó khắc phục những mặt yếu; phát huy thế mạnh trong dạy học.
 - Học sinh: Có ý thức tự giác học tập, nhận thức nhanh, có đầy đủ sách vở, đồ dùng, thiết bị học tập có kết nối mạng internet phục vụ tốt nhất cho việc học.
 * Khó khăn:
 - Là năm học đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 và thực hiện bộ sách giáo khoa mới.
 - Ngay từ đầu năm học, học sinh đã phải học online, chưa quen trường, lớp.
 - Do mạng internet quá tải nên chất lượng của đường truyền kém nên hay bị gián đoạn quá trình dạy và học của thầy và trò.
 - Trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều.
 - Kiến thức cơ bản hổng, kĩ năng tính toán còn kém
 - Một số học sinh còn lười học chưa tự giác
 - PH chưa hợp tác cùng với giáo viên trong việc đôn đốc con học bài.
Những kết quả và số liệu điều tra ban đầu
Đầu năm học 2021 - 2022, qua học bạ của học sinh tôi đã điều tra kết quả môn Toán ở lớp 5 của học sinh lớp 6A1, cụ thể như sau: 
Khối lớp
Tổng số học sinh
KẾT QUẢ XẾP LOẠI
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
6A1
41
13
28,3
22
47,8
7
15,2
4
8,7
Với kết quả thông qua học bạ của học sinh cũng chưa thể đánh giá được cụ thể lực học một cách chính xác nhưng tuy nhiên đó cũng là một căn cứ để tôi có những đánh giá bước đầu. Do vậy để khắc phục hạn chế của học sinh, nâng cao chất lượng dạy và học đòi hỏi giáo viên phải có những giải pháp hợp lí.
2. Các giải pháp
a) Về phía giáo viên:
Nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông 2018 nói chung và môn Toán nói riêng.
Nghiên cứu sách giáo khoa môn Toán gồm 3 bộ: Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống.
Cùng tổ nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học trước khi năm học bắt đầu.
Nghiên cứu bài học để soạn giáo án, làm phiếu chuẩn bị bài cho học sinh.
Trang bị các thiết bị dạy học như: bảng điện tử GAOMON, phần mềm viết bảng như scble lnk; phần mềm hỗ trợ dạy học trực tuyến: classpoint, OLM, azota...
b) Về phía học sinh:
Sau khi học sinh nắm được lý thuyết thì việc rèn luyện kĩ năng vận dụng lý thuyết vào bài tập là vô cùng quan trọng, vì vậy người giáo viên không chỉ đơn thuần cung cấp lời giải mà quan trọng hơn là dạy cho các em biết suy nghĩ tìm ra con đường hợp lí để giải bài toán, tránh những lỗi sai trong trình bày bài giải.
Tư duy sáng tạo luôn bắt nguồn từ tình huống có vấn đề, nêu tình huống có vấn đề để gợi cho các em nhu cầu nhận thức, đôi lúc làm bộc lộ sự thiếu sót về kiến thức và kĩ năng của học sinh để học sinh thấy cần thiết phải bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện tri thức, kĩ năng bằng cách tham gia giải quyết vấn đề nảy sinh. Để tạo hứng thú trong học tập của học sinh, các em được phản biện, được tương tác với bạn bè và thầy cô nhiều hơn, giúp các em tham gia trực tiếp vào hoạt động học và tránh những lỗi sai khi làm bài. Vì thế tôi đã thực hiện giải pháp như sau:
 Thứ nhất và là cơ sở quan trọng nhất là các em phải nắm chắc được các kí hiệu, các công thức và quy tắc trong môn số học 6 bằng phương pháp đọc, hiểu, ghi nhớ và tổ chức trò chơi.
Thứ hai, đưa những tình huống học sinh thường mắc lỗi sai vào các bài tập trắc nghiệm “ đúng hay sai” như một tình huống có vấn đề để đưa vào ngay bài giảng trên lớp trong phần củng cố bài hoặc có thể đưa vào phần đặt vấn đề của bài tạo sự hấp dẫn cho bài học. Từ bài toán “đúng hay sai” này các em sẽ tự nhận ra lỗi sai của bài toán và biết sửa lại cho đúng, điều này giúp cho tư duy của các em khắc sâu kiến thức và tự điều chỉnh tránh những lỗi sai cơ bản. 
Thứ ba là đối với những bài toán có trình bày lời giải hay lập luận như bài toán giải áp dụng ƯCLN hoặc BCNN các em vẫn còn lúng túng trong trình bày bài toán thì giáo viên nên cụ thể các bước trình bày cho học sinh để tránh những thiếu sót trong làm bài và luyện giải một số bài toán bằng lời.
  NỘI DUNG ÁP DỤNG CỤ THỂ:
1. Khắc phục lỗi thường gặp khi dùng kí hiệu trong tập hợp:
Trong phần tập hợp, các em thường mắc lỗi về dùng kí hiệu để thể hiện mối quan hệ giữa phần tử với tập hợp, tập hợp với tập hợp. 
 Ví dụ : Khi gặp bài toán: Điền kí hiệu vào chỗ trống:
 3 . N ; {2} . N ; 1,5 . N
 Nhiều học sinh có thể điền sai là: {2} N hoặc 3 N
* Nguyên nhân sai lầm:
 Do học sinh chưa hiểu rõ quan hệ giữa phần tử với tập hợp và tập hợp với tập hợp, chưa xác định được đâu là phần tử, đâu là tập hợp. Dẫn tới dùng kí hiệu sai của dạng bài tập này.
* Biện pháp khắc phục:
- Ở đây giáo viên cần chỉ cho học sinh quan hệ giữa phần tử với tập hợp chỉ dùng kí hiệu ; còn quan hệ giữa tập hợp với tập hợp là dùng kí hiệu , = . Chỉ cho học sinh thấy các phần tử nằm trong hai dấu ngoặc nhọn là một tập hợp và một tập hợp không thể thuộc một tập hợp khác. 
- Giáo viên phải thường xuyên cho học sinh sử dụng các kí hiệu quen thuộc này thông qua các bài tập trắc nghiệm để giúp các em sửa sai trong cách ghi.
- Giáo viên đã tạo tài khoản cho học sinh trên OLM .vn đây là web rất uy tín về chất lượng học liệu và giao bài để học sinh được luyện tập, sau đó giáo viên kiểm tra được những câu sai của học sinh và chữa chốt kiến thức cần nhớ.
2. Khắc phục lỗi thường gặp khi giải bài toán tìm x.
Lỗi hay gặp trong bài toán tìm x là rất đa dạng, tuy nhiên có những lỗi mà nhiều em mắc phải và giống nhau là bài tìm x trong bài toán phối hợp các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia và nâng lên lũy thừa. Nguyên nhân đầu tiên là các em chưa nắm được thứ tự thực hiện các phép tính. Nguyên nhân thứ hai là các em chưa xác định được vai trò của số x trong thành phần nào của phép tính
 Ví dụ: Học sinh thường mắc lỗi sai khi giải bài tập tìm x sau:
 5x – 36 : 18 = 13
 5x – 36 = 13 . 18
 5x – 36 = 234
 5x = 234 + 36
 x = 270 : 5
 x = 54
*Nguyên nhân sai:
 Do học sinh xác định số 18 trong biểu thức là số chia và xem (5x -36) là số bị chia nên dẫn đến sai.
* Biện pháp khắc phục:
 Ở đây giáo viên nên đưa ra hai đề bài:
 5x - 36 : 18 = 13 và (5x - 36):18 = 13
 Yêu cầu học sinh nêu sự khác nhau của hai đề bài .
 GV đưa ra cách giải đúng cho các bài tập trên để HS so sánh.
 5x – 36 : 18 = 13 (5x-36):18 = 13
 5x – 2 = 13 5x – 36 = 13 . 18 
 5x = 13 + 2 5x – 36 = 234
 x = 15 : 5	 5x = 234 + 36
 x = 3 x = 270 : 5
	 x = 54
 Từ đó đi đến nhấn mạnh sự khác nhau giữa hai đề bài, giữa hai kết quả và kết hợp chỉ ra cho học sinh thấy lỗi sai trên để học sinh rút kinh nghiệm. 
 Giáo viên soạn phiếu bài tập liên quan đến dạng bài, tạo đường link bài tập trên AZOTA để học sinh làm bài rồi chụp gửi lại qua đó giáo viên sẽ đánh giá được mức độ hiểu bài và những khó khăn học sinh vẫn còn vướng mắc để tiếp tục rèn thêm.
3. Khắc phục lỗi thường gặp trong bài toán về lũy thừa.
* Học sinh thường mắc lỗi sai khi tính luỹ thừa:
 Ví dụ học sinh tính 23= 2.3 = 6, 52.55=510
* Nguyên nhân dẫn đến sự sai này là các em chưa ghi nhớ công thức lũy thừa với số mũ tự nhiên (tích của n thừa số a và n 0) nên dẫn đến các em làm theo cảm tính lấy cơ số nhân số mũ, còn bài nhân hai lũy thừa cùng cơ số các em giữ nguyên cơ số và nhân số mũ trong khi công thức nhân hai lũy thừa cùng cơ số là giữ nguyên cơ số và cộng các số mũ. 
* Biện pháp khắc phục: Giáo viên đưa ra hai cách làm sau:
 Cách 1: 23 = 2.2.2 = 8 Cách 2: 23 = 2 . 3 = 6 
Yêu cầu học sinh xác định cách làm đúng, cách làm sai ? Tại sao?
Từ đó giáo viên nhắc học sinh không được tính 23 bằng cách lấy cơ số nhân với số mũ.
Để khắc phục lỗi thường gặp trong bài toán về lũy thừa giáo viên yêu cầu học sinh nắm kĩ công thức về tính lũy thừa và nhân hai lũy thừa cùng cơ số, về nhà ôn bài và làm bài tập đầy đủ. 
Bài tập 1: Điền chữ Đ( đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô trống, câu nào sai thì hãy sửa lại cho đúng.
 Câu 
 Đúng/ Sai
 Sửa lại
a) = 6.3 =18
b) 
c) 
Nhờ vào kiến thức trong bài học mà học sinh có thể phát hiện ra cái sai của bài toán để điều chỉnh sửa lại cho đúng.
 Trong bài “Chia hai lũy thừa cùng cơ số các em cũng hay sai khi không nhớ công thức, để khắc phục điều này giáo viên cho học sinh áp dụng làm bài tập nhiều để sửa lỗi sai kịp thời cho các em, giáo viên nên cho thêm dạng bài tập sau:
Bài tập 2: Điền chữ Đ( đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô trống, câu nào sai thì hãy sửa lại cho đúng.
Câu 
 Đúng / Sai
 Sửa lại
Một dạng bài tập nữa về lũy thừa mà học sinh rất hay sai đó là tìm giá trị của biểu thức khi thay các giá trị là số âm. 
Ví dụ khi làm bài tập: Cho a = -7; b = 4 . Tính giá trị của biểu thức 
 Học sinh đã làm như sau: Thay a = -7; b = 4 vào biểu thức ta được:
 = -49 -16 = -65 
 Vậy biểu thức có giá trị bằng -65 khi a = -7; b = 4.
Ở đây rõ ràng chỉ vì không đóng ngoặc số âm dẫn đến kết quả sai bởi :
 Với a = -7 thì và 
Để khắc phục lỗi này giáo viên nên chú ý cho học sinh khi viết lũy thừa với cơ số âm thì phải đóng ngoặc cơ số âm. Sau đó giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi thông qua nội dung như sau:
+ Hình thức: nhóm 1 gồm tổ 1 và tổ 2; nhóm 2 gồm tổ 3 và tổ 4
Mỗi nhóm chuẩn bị 20 câu hỏi về chủ đề lũy thừa nguồn lấy ở SGK, SBT, internet. 
(Trong đó mỗi tổ chuẩn bị 10 câu, tổ trưởng giao nhiệm vụ cho từng thành viên chuẩn bị và gửi lại về cho tổ trưởng rồi đến nhóm trưởng. Nhóm trưởng gửi lại giáo viên để kiểm tra tính chính xác của câu hỏi và đáp án; sau đó tổ trưởng sẽ làm trên phần mềm Quizizz rồi gửi lại giáo viên.)
+ Luật chơi: Nhóm 1 sẽ chơi trên sản phẩm của nhóm 2 và ngược lại 
Những bạn đứng thứ 1,2,3 sẽ được thưởng điểm
Mục đích qua trò chơi này để học sinh được ôn tập lại lần nữa nhằm khắc sâu kiến thức về lũy thừa.
4. Khắc phục lỗi thường gặp khi phân tích một số ra thừa số nguyên tố:
Học sinh dễ mắc lỗi sai khi phân tích một số ra thừa số nguyên tố .
 Ví dụ: Có học sinh thực hiện phân tích số 120 ra thừa số nguyên tố:
120 = 2 . 3 . 4 . 5 
* Nguyên nhân sai:
Do học sinh chưa nhớ được hết các số nguyên tố bé hơn 100 hoặc chưa hiểu được định nghĩa thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố, nên không thể xác định tích (2 .3 . 4 . 5) trong đó có thừa số 4 là hợp số.
* Biện pháp khắc phục:
Ở đây giáo viên chỉ cần đưa ra hai cách làm khi phân tích số 120 ra TSNT
 Cách 1: 120 = 2.3.4.5 Cách 2: 120 = 2.2.2.3.5.
Yêu cầu học sinh xác định :
 Xét các tích trên xem có còn thừa số nào là hợp số không ?
 Cách nào làm sai ? Vì sao sai ?
Từ đó giáo viên chỉ ra nguyên nhân của cách làm sai, để học sinh rút kinh nghiệm. Yêu cầu học sinh ghi nhớ các số nguyên tố nhỏ hơn 100 
Sau đó giáo viên kết hợp cho học sinh làm bài trên OLM để giúp học sinh ôn luyện thêm
5. Khắc phục lỗi trong tìm: “Bội và ước của một số nguyên”
 Ví dụ : Tìm tất cả các ước của 6.
 Nhiều học sinh thực hiện: ước của 6 là 1; 2; 3; 6
* Nguyên nhân sai:
 Do học sinh có thói quen tìm các ước của một số tự nhiên, nên khi tìm các ước của một số nguyên, HS thường quên đi các ước là các số âm. (Tương tự với tìm bội của số nguyên)
* Biện pháp khắc phục:
 Trong bài học này giáo viên đưa ra hai cách làm tìm tất cả các ước của 6.
 Cách 1: ước của 6 là 1;2;3;6
 Cách 2: ước của 6 là 1;-1;2;-2;3;-3;6;-6
 Trong các cách làm trên cách nào làm đúng, cách nào làm sai ? Tại sao
 Yêu cầu học sinh xác định kĩ yêu cầu đề bài. học sinh chỉ ra được cách 1 sai, cách 2 đúng
 Từ đó rút ra kinh nghiệm cho loại bài tập này. Hình thức giáo viên sẽ làm câu hỏi tương tác trên classpoint để học sinh thực hiện, qua đó giáo viên sẽ đánh giá được việc tiếp thu của học sinh đồng thời chỉ ra lỗi và yêu cầu học sinh khắc phục.
6. Trong bài: “Rút gọn phân số”
 Học sinh dễ mắc lỗi sai sau: Khi rút gọn phân số 
* Nguyên nhân sai:
 Do học sinh chưa nắm vững tính chất cơ bản của phân số và chỉ thấy rất thuận tiện khi đem 4:2 và 9:3 nên dẫn đến sai.
* Biện pháp khắc phục: Giáo viên đưa ra tình huống 
 Yêu cầu học sinh xác định cách làm này đúng hay sai,nếu sai vì sao sai và sửa lại cho đúng?
 Từ đó giáo viên cho học sinh rút kinh nghiệm không được chia cả tử và mẫu của phân số như cách làm trên.
Trong bài học này học sinh còn dễ mắc sai khi rút gọn một biểu thức
* Nguyên nhân:
 Học sinh chưa hiểu được biểu thức trên có thể coi là một phân số. Nên chỉ cần nhìn thấy các số giống nhau ở tử và mẫu là rút gọn, cho dù ở tử hay mẫu đang ở dạng tổng.
* Biện pháp khắc phục:
 Giáo viên chỉ cần đưa ra hai cách làm bài rút gọn biểu thức 
 Cách 1: Cách 2: 
 Giáo viên yêu cầu học sinh xác định: 
 Biểu thức trên có phải là phân số không?
 Cách nào làm đúng, cách nào làm sai? Vì sao?
 Từ đó giáo viên nhấn mạnh: Rút gọn như cách 1 là sai vì các biểu thức trên có thể coi là một phân số, phải biến đổi tử và mẫu thành tích mới rút gọn được. Bài này sai vì đã rút gọn ở dạng tổng. Cách 2 mới là cách làm đúng và giáo viên rút ra các bước thực hiện để học sinh dễ ghi nhớ.
Sau đó giáo viên cho học sinh luyện tập trên OLM, AZOTA để củng cố thêm
7. Khắc phục lỗi sai khi đổi hỗn số âm ra phân số
Học sinh dễ sai khi viết: 
* Nguyên nhân sai:
Do học sinh có thói quen khi làm và chưa hiểu được hết bản chất của một hỗn số âm.
* Biện pháp khắc phục:
Giáo viên đưa ra hai cách làm bài tập sau:
 Cách 1: Cách 2: 
 Hỏi cách nào làm đúng? cách nào sai? Vì sao?
Từ đó giáo viên nên nhấn mạnh lại cách làm 2 cho học sinh chú ý để rút kinh nghiệm. Sau đó giáo viên tiếp tục cho học sinh ôn luyện trên các nền tảng trực tuyến để củng cố thêm kiến thức, kĩ năng.
 III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết quả sau khi thực hiện đề tài
Khi áp dụng biện pháp này trong giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh đã có khả năng hạn chế những lỗi sai đáng tiếc trong khi làm bài tập ở nhà, ở lớp hoặc bài kiểm tra.Tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp học sinh vẫn còn mắc phải sai lầm bởi sự nhận thức còn hạn chế hoặc có tính chủ quan, xem nhẹ hay làm bài theo cảm nhận thói quen. Ví dụ như khi tính luỹ thừa: 23 = 2.3 = 6 với những nguyên nhân và biện pháp khắc phục lỗi sai đã được mổ xẻ phân tích làm cho học sinh thêm hiểu bài học, nắm vững phần lý thuyết để trong quá trình làm bài tập được dễ dàng hơn và không bị mắc lỗi sai, giúp cho học sinh rất nhiều trong quá trình học tập như: 
Nắm vững các kiến thức, tư duy, hứng thú và sáng tạo trong học tập.
Học sinh định hướng một cách chính xác các dạng bài toán.
Trình bày một cách chặt chẽ, hợp lí và logic.Tăng chất lượng dạy và học.
Kết quả được kiểm chứng của việc thực hiện đề tài qua bài kiểm tra giữa kì I, cuối kì I và giữa kì II, cụ thể như sau:
lớp 6A2
Tổng số học sinh
KẾT QUẢ XẾP LOẠI
8 -> 10
7 -> 7,75
5 -> 6.75
< 5
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
Giữa kì I
41
29
70,7
5
12,2
7
17,1
0
0
Cuối kì I
41
39
95,1
2
4,9
0
0
0
0
Giữa kì II
42
38
90,5
1
2,4
2
4,7
1
2,4
So với khi chưa thực hiện đề tài, kết quả sau khi thực hiện đề tài đã có thay đổi rõ rệt, tỉ lệ khá giỏi tăng, tỉ lệ trung bình, yếu giảm. Tuy nhiên giữa học kì II có 1 học sinh bị điểm yếu một phần nguyên nhân đó là thời gian học online kéo dài lâu nên học sinh bắt đầu xao nhãng học tập, trong khi đó bố mẹ đã đi làm trở lại nên không có người giám sát việc học của con.
2. Khuyến nghị và đề xuất.
a. Đối với giáo viên
- Đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh là một việc làm cần thiết và phải được thực hiện trong suốt quá trình dạy - học. Để kết quả bài làm của các em được tốt, giáo viên nên giới thiệu với học sinh những tài liệu tham khảo cần thiết, có giá trị, hướng dẫn các em cách tự học trên các phần mềm học trực tuyến uy tín như OLM, azota, ôn luyện,...
- Từng bước hình thành và củng cố phương pháp học tập bộ môn cho học sinh. Khi dạy học, cần hướng dẫn kĩ cho học sinh cả kĩ năng phân tích bài, hướng suy nghĩ.
- Cần thiết rèn luyện khả năng tự học, tự tìm tòi suy nghĩ từ đó phát hiện và bồi dưỡng học sinh dự thi học sinh giỏi các cấp.
b. Đối với học sinh:
- Có phương pháp học tập đúng. Nêu cao tính tự giác tích cực, chủ động trong học tập hình thành thói quen học tập tốt.
- Nắm chắc lí thuyết và vận dụng vào các dạng bài tập.
- Chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên một cách tích cực.
- Từng bước biết vận dụng kiến thức môn Toán vào giải quyết một số bài toán có nội dung thực tế.
 c. Đối với Phòng Giáo dục
 Phòng giáo dục tiếp tục xây dựng và tổ chức các chuyên đề cụ thể thiết thực để giáo viên được tham khảo và học tập. 
Trên đây chỉ là một số lỗi sai học sinh hay mắc phải và biện pháp khác phục nhằm năng cao chất lượng học tập cho học sinh trong một số bài toán 6. Tuy nhiên những lỗi sai cùng với những nguyên nhân và biện pháp khắc phục tôi đưa ra không phải là hoàn toàn hữu hiệu. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý vị và các bạn đồng nghiệp. 
 Xin chân thành cám ơn! 
 Thượng Thanh, ngày 25 tháng 3 năm 2022
 Tác giả 
 Trần Thị Hương Giang 

File đính kèm:

  • docxbao_cao_sang_kien_mot_so_kinh_nghiem_ren_ki_nang_cho_hoc_sin.docx
Sáng Kiến Liên Quan