Báo cáo sáng kiến (Một số giải pháp giúp học sinh chưa hoàn thành nhận biết hình tam giác)
I. Sơ lược lý lịch tác giả:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Như. Nam, nữ: Nữ.
- Ngày tháng năm sinh: 26/05/1980.
- Nơi thường trú: khóm Long Thạnh A – phường Long Thạnh – thị xã Tân Châu – tỉnh An Giang.
- Đơn vị công tác: Trường TH Long Phú.
- Chức vụ hiện nay: Giáo viên.
- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm.
- Lĩnh vực công tác: Giáo viên dạy lớp.
II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị :
Trường tiểu học Long Phú được thành lập theo Quyết định số : 2094/QĐ-UBND ngày 03/06/2015 do Phó chủ tịch UBND thị xã Tân Châu ông Trần Hòa Hợp ký. Trường có 2 điểm, điểm 1 tọa lạc tại khóm Long Quới B, phường Long Phú, cách tỉnh lộ 953 khoảng 100m, điểm 2 tọa lạc tại khóm Long An A. Địa bàn trường quản lý gồm 5 khóm : Long An A, Long An B, Long Quới A, Long Qưới B, trải dài nên khó khăn cho việc huy động học sinh đến trường, học sinh trái địa bàn rất nhiều. Dân cư ở đây đa số sống bằng nghề nông và làm mướn nên cuộc sống khá vất vả, nhiều gia đình phải rời địa phương làm ăn xa nên thiếu quan tâm đến việc học tập của con em. Nhiều em phải bỏ học theo cha mẹ làm thời vụ xa quê phải mang theo con nên đã ảnh hưởng ít nhiều đến việc giảng dạy của nhà trường.
đã quan tâm nên việc học của các em có nhiều tiến triển, Nhà trường đã trang bị cơ sở vật chất đầy đủ cho việc dạy và học. a. Thuận lợi: - Nhờ được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của cấp trên cũng như của Ban giám hiệu nhà trường, tổ Khối trưởng, phụ huynh học sinh nhắc nhở con em học tập tốt hơn, trang bị đầy đủ đồ dùng học tập cho các em. b. Khó khăn: Trong những năm học trước học sinh còn thiếu thốn về vật chất, gia đình ít quan tâm đến việc học của các em, thường phán trắng cho giáo viên và Nhà trường. Năm học 2015-2016 đến nay có sự quan tâm của phụ huynh nhiều hơn trước nhưng vẫn còn một số phụ huynh giao con em cho giáo viên lo hết toàn bộ về vật chất như: tập, sách, viết, - Tên sáng kiến: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH CHƯA HOÀN THÀNH NHẬN BIẾT HÌNH TAM GIÁC - Lĩnh vực: Toán. III. Mục đích yêu cầu của sáng kiến: - Nhằm nâng cao chất lượng học sinh chưa hoàn thành. - Giúp học sinh hình thành kỹ năng, sử dụng thành thạo và vận dụng một cách linh hoạt các công thức trong giải toán. Thông qua các vấn đề vừa nêu, tôi có thể nâng cao kiến thức của bản thân và ý thức được việc nghiên cứu, tìm tòi phương pháp giảng dạy là một nhu cầu cũng như nhiệm vụ của mình. Nhiệm vụ của đề tài là nghiên cứu lí luận, tìm ra những cơ sở lí luận, vai trò vị trí, nhiệm vụ và phương pháp dạy học, hệ thống hóa những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài. Ngoài ra, còn khảo sát quá trình dạy học môn Toán ở Nhà Trường. Tôi tham khảo một số phương pháp của các bạn đồng nghiệp, của các nhà nghiên cứu trên cơ sở tìm ra những cái hay, cái đúng và những cái còn hạn chế, từ đó biết cải tiến, áp dụng vào trường lớp của mình và đề xuất những biện pháp tích cực, khắc phục hạn chế của học sinh, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong giảng dạy. 1). Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến: Toán lớp 5 đã được chỉnh lý và bổ sung thêm nhiều mảng kiến thức mới, quan trọng làm phong phú thêm nội dung môn toán. Đồng thời nâng cao mở rộng sự hiểu biết và tạo điều kiện cho học sinh trong việc tiếp thu kiến thức mới cũng như vận dụng vào giải các bài toán. Hình học là nội dung cơ bản, chủ yếu của chương trình môn Toán ở Tiểu học, nó được rải đều ở tất cả các khối lớp và được nâng cao dần về từng mức độ. Từ nhận diện hình ở lớp 1, 2 sang đến tính chu vi, diện tích ở các lớp 3, 4, 5. Nói chung, hình học là môn học tương đối khó trong chương trình môn Toán, vì nó đòi hỏi người học khả năng tư duy trừu tượng, những em có học lực hoàn thành sẽ rất thích học môn này, ngược lại những em có khả năng tư duy chậm hơn thì rất ngại học dẫn đến tình trạng học sinh chưa hoàn thành môn toán chiếm tỉ lệ khá cao so với các môn học khác. Đứng trước thực trạng đó, nhiệm vụ đặt ra cho ngành giáo dục và cho mỗi giáo viên đứng lớp là làm thế nào để nâng cao chất lượng học sinh, tránh để học sinh ngồi nhầm lớp. Việc tìm hiểu về mức độ kiến thức hình học ở Tiểu học và biết được người ta đưa vào những nội dung nhằm mục đích gì từ đó mà đề ra phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh thì hiệu quả giảng dạy sẽ cao hơn. Trong chương trình Toán 5 việc dạy nội dung hình học cho học sinh không khó, bên cạnh những thành công là giúp học sinh nắm được cách nhận diện hình, tìm diện tích, chu vi, thể tích thì cũng còn những hạn chế là các em chưa nắm rõ bản chất của đơn vị kiến thức, kết quả là chưa đáp ứng được yêu cầu của thực hành. Làm thế nào để các em có thể sử dụng kiến thức cơ bản một cách linh hoạt ở từng trường hợp cụ thể. Đó cũng là trăn trở của bản thân tôi khi dạy cho học sinh kiến thức về nội dung hình học. Bản thân đã được Ban Giám Hiệu phân công dạy lớp 5, lớp tôi chủ nhiệm là lớp có tới 50 % học sinh chưa hoàn thành môn toán (theo kết quả khảo sát đầu năm), trong quá trình giảng dạy tôi rút ra một vài kinh nghiệm trong việc giúp học sinh chưa hoàn thành học tốt các bài có nội dung hình học. Vì vậy tôi chọn đề tài: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH CHƯA HOÀN THÀNH NHẬN BIẾT HÌNH TAM GIÁC”. Trong đề tài này, tôi không đề cập nhiều đến toàn bộ năm học mà chỉ giới hạn trọng tâm ở học kì I để nhằm giúp học sinh kịp thời đáp ứng dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng. 2). Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến Từ thực trạng nêu trên, tôi nghĩ việc giúp học sinh hình thanh và nhận biết hình tam giáclà một việc làm cần thiết của giáo viên đứng lớp và qua đó cũng rèn cho các em có tính cách, phẩm chất tốt như: nhận dạng đúng, làm bài cẩn thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với cô và bạn xem bài của mình, có thể biểu lộ một số cảm xúc mà chính bản thân các em không nói nên lời. Bài làm tốt thể hiện thái độ, tính cách của người làm bài. Đa số những học sinh hoàn thành tốt thường rất cẩn thận, có trách nhiệm sạch sẽ gọn gàng, có khiếu thẩm mỹ và có lòng tự trọng. Giáo viên cũng cần rèn cho mình kiến thức về hình học và số học thường xuyên, vì khi giảng bài giáo viên biểu hiện cho các em hiểu rõ hơn. Kết quả việc phụ đạo cho học sinh không phải ngày một, ngày hai mà có được. Mà đó là kết quả của một quá trình dày công khổ luyện của cả cô và trò, dưới sự dìu dắt, chăm sóc tận tình của chính cô dạy lớp. Như vậy, mỗi giáo viên cần quan tâm đến việc phụ đạo cho học sinh chưa hoàn thành ngày càng tiến bộ hơn. 3). Nội dung sáng kiến: A) Thời gian thực hiện: Từ năm học 2014-2015 đến nay, tại trường Tiểu học Long Phú trong dạy học Toán ở lớp 5G. B) Tiến trình thực hiện: 1. Phương pháp dạy và học môn Toán Trong dạy học Toán ở tiểu học đặc biệt là dạy các bài toán có nội dung hình học thì phương pháp trực quan luôn được sử dụng. Bài dạy hình tam giác thì giáo viên và học sinh đều thao tác trên đồ dùng ngoài ra cần dùng hỗ trợ thêm phương pháp thực hành luyện tập, phương pháp vấn đáp gợi mở, đàm thoại gợi mở, dùng lời, gây hứng thú cho học sinh, phương pháp giảng giải minh hoạ, phương pháp trực quan, phương pháp kiểm tra đánh giá. 2.Giải pháp Ở trường tiểu học hiện nay có thuận lợi là học sinh đã được trang bị đầy đủ dụng cụ học tập, đồ dùng ca nhân thật cần thiết, một số phụ huynh cũng quan tâm nhiều hơn trước, học sinh được học 2 buổi. Vì vậy, giáo viên có đủ thời gian để cung cấp đến các em những đơn vị kiến thức mà giáo viên cho là cần thiết cho các em hoặc là những đơn vị kiến thức mà các em nắm chưa vững. Ở lớp 5, hình tam giác được dạy từ tiết 85 đến tiết 88, trong đó có 1 tiết về nhận dạng và các đặc điểm của hình, các tiết còn lại dành cho việc hình thành và vận dụng công thức tính diện tích. + Bài giới thiệu về hình tam giác (Tiết 85) - Cho học sinh quan sát hình và chỉ ra 3 cạnh, 3 góc, 3 đỉnh sau đó giới thiệu cho học sinh 3 loại hình tam giác, từ đây học sinh nhận diện hình để xác định đâu là tam giác có 3 góc nhọn, đâu là tam giác có 1 góc tù và 2 góc nhọn, đâu là tam giác vuông có 1 góc vuông, 2 góc nhọn ( ở bài tập 1 trang 86). Cho học sinh nhận biết đáy và đường cao tương ứng bằng cách quan sát và dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh đọc tên được các đường cao ứng với đáy (ở bài tập 2 trang 86). Bài này giáo viên cần giúp học sinh : Nhận biết hình và đặc điểm của hình. Phân biệt 3 dạng hình. Nhận biết đáy và xác định đường cao tương ứng. Việc tiến hành dạy bài này như sau: Giáo viên phân tích nội dung, khi các em đã nắm được trọng tâm bài, giáo viên giúp học sinh xác định rõ đường cao xuất phát từ 1 đỉnh luôn vuông góc với đáy tương ứng. Khi giúp học sinh phân biệt 3 dạng hình giáo viên cần tiến hành thêm 1 số công việc như sau: Với tam giác có 3 góc nhọn Sau khi học sinh đã quan sát trong sách giáo khoa về đặc điểm của loại hình này, cô giáo có thể gợi mở bằng 1 số câu hỏi sau: - Ba góc của tam giác lớn hơn hay nhỏ hơn góc vuông? - AH là đường cao tương ứng với đáy BC như hình vẽ trên bảng. Nếu lấy đáy là AC ta sẽ có đường cao nào? Tương tự nếu lấy đáy là AB thì đường cao sẽ hạ từ đâu? Học sinh sẽ suy nghĩ để tìm cách vẽ trong vở hoặc trên bảng lớp với các loại hình đều có đáy BC, AC, AB như hình vẽ dưới đây: A H C B A H C B A H C B Tiếp theo, giáo viên đưa ra 1 số hình tam giác với các vị trí đáy khác nhau, yêu cầu học sinh vận dụng những điều vừa học xác định đường cao lần lượt với các đáy AB, BC, AC. Sau khi đã vẽ xong, giáo viên cùng học sinh thống nhất các đường cao tương ứng với các đáy. Đường cao CH, đáy AB. Đường cao BH, đáy AC. Đường cao AH, đáy BC như hình dưới đây: C H B A A H C B A H C B Cuối cùng giáo viên hỏi: Ba đường cao của tam giác có 3 góc nhọn nằm trong hay ngoài tam giác? Học sinh trả lời: Ba đường cao của tam giác có 3 góc nhọn nằm trong tam giác. Tam giác có 1 góc tù và 2 góc nhọn Với đối tượng học sinh chưa hoàn thành thì việc xác định đường cao trong loại tam giác này thực sự khó khăn, các em sẽ không kẻ được nếu không có sự giúp đỡ của giáo viên. Sách giáo khoa đã giới thiệu đường cao AH tương ứng với đáy BC nhưng giáo viên cần lưu ý học sinh để kẻ được đường cao trước hết ta phải kéo dài đáy sang hai bên, sau đó kẻ đường cao AH từ đỉnh A vuông góc xuống cạnh BC. A C H B Tiếp tục giáo viên cho học sinh kẻ đường cao CH từ đỉnh C vuông góc xuống cạnh AB. Em kẻ đường cao BH từ đỉnh B vuông góc xuống cạnh AC, kéo dài cạnh AC. Tương tự phần trên, giáo viên cũng đưa ra các tam giác với các vị trí đáy khác nhau và yêu cầu học sinh thực hành kẻ đường cao tương ứng với các đáy. Nhưng giáo viên vẫn phải lưu ý học sinh thực hiện theo 2 bước: - Kéo dài đáy sang 2 bên. - Kẻ đường cao từ đỉnh vuông góc xuống đáy. Sau khi các em thực hiện xong, đáp án đúng sẽ là: A C H B A C H B A C H B Đáy BC, đường cao AH Đáy AB, đường cao CH Đáy AC, đường cao BH Cuối cùng, giáo viên hỏi: Em có nhận xét gì về 3 đường cao trong tam giác có 1 góc tù, 2 góc nhọn? Học sinh trả lời: Có 2 đường cao ngoài và 1 đường cao trong tam giác. Việc sử dụng đường cao ngoài của tam giác rất khó cho học sinh chưa hoàn thành tuy nhiên ta vẫn phải cho các em làm quen để học sinh nắm được bản chất từ đó các em có điều kiện học tốt hơn ở các bài học khác. Ví dụ, ở bài học 2, tiết 93 phần ôn tập - luyện tập: Để tính được diện tích hình tam giác BEC học sinh buộc phải dùng đường cao ngoài tam giác từ đỉnh B xuống đáy EC, đó chính là đường cao hình thang ABCD (trang 95). Điều này sẽ thật sự có ích không những ở học sinh chưa hoàn thành mà nó đặc biệt quan trọng cho học sinh hoàn thành, vì đây là tiền đề, là cơ sở cho các em học tốt hơn môn hình học ở lớp trên. Hiện nay, ở các đề thi học sinh giải toán violympic trên mạng hay ở các đề thi nâng cao bậc tiểu học không bao giờ vắng bóng bài toán có nội dung hình học cần sử dụng đường cao ngoài tam giác. Tam giác có 1 góc vuông và 2 góc nhọn: Trong sách giáo khoa chỉ giới thiệu AB là đường cao ứng với đáy BC còn ở bài tập 2 chỉ yêu cầu học sinh xác định đường cao trong tam giác thì giáo viên cho học sinh quan sát và khẳng định thêm: - Nếu xem BC là đáy thì AB là đường cao - Nếu xem AB là đáy thì BC là đường cao Sau khi học sinh nhận biết được đáy, chiều cao của loại tam giác này, giáo viên lại cho học sinh xác định với các tam giác có vị trí đáy khác nhau. Đáp án cuối cùng là: A B C Đáy BC, đường cao AB A B C Đáy AB, đường cao BC A B K Đáy AC, đường cao BK BKBBBBKBKBBK C Nhận xét về các đường trong tam giác vuông: 2 cạnh vuông góc với nhau chính là 2 đường cao tương ứng với đáy và 1 đường cao nữa nằm trong tam giác. Kết luận: Trong 1 tam giác ta có thể kẻ 3 đường cao tương ứng với 3 đáy của nó. Tuỳ vào hình dạng, đặc điểm của tam giác và đáy của nó mà đường cao tam giác có thể nằm trong hay nằm ngoài hay chính là cạnh của tam giác. Bài: Diện tích hình tam giác + Bài diện tích hình tam giác (tiết 86) Dạy bài này bằng cách cắt ghép 2 tam giác bằng nhau, giáo viên thao tác trên đồ dùng cho học sinh quan sát và cho học sinh làm theo, sau đó mới hình thành công thức và nhận xét : Hình chữ nhật ABCD có chiều dài bằng A E B C D H độ dài đáy DC của tam giác EDC, có chiều rộng bằng chiều cao EH của tam giác EDC. Diện tích hình chữ nhật gấp 2 lần diện tích hình tam giác Diện tích hình chữ nhật ABCD là CD x AD = DC x EH Vậy diện tích tam giác EDC là Từ đây mà phát biểu quy tắc và hình thành công thức : Trong đó: S: Diện tích a: Độ dài đáy h: Chiều cao Sau khi có công thức, học sinh lắp số liệu các em sẽ làm được bài tập 1, 2 (tiết 86) bài 1, 2, 3, 4 (tiết 87) và bài 3 (tiết 88). Tiếp theo, giáo viên phải làm rõ cho học sinh 2 nội dung sau: + Cũng như việc tính diện tích hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, để tính được diện tích tam giác thì các số đo: chiều cao, độ dài đáy phải cùng 1 đơn vị đo, nếu vậy các em sẽ làm đúng bài 2a (tiết 86) và bài 1b (tiết 87) + Cho học sinh nhận xét thêm về công thức Ta xem: (a x h) là số bị chia 2 là số chia S là thương Thì a x h = 2 x S a x h là thừa số 2 x S là tích. Nếu a là thành phần chưa biết thì a = 2 x S : h. (1) Nếu h là thành phần chưa biết thì h = 2 x S :a (2) Đến đây học sinh có thể dùng 2 công thức (1) và (2) để làm bài tập dạng: a) Tam giác có diện tích là 39.44 cm2, chiều cao là 5.8 cm. Tính độ dài cạnh đáy? b) Tam giác có diện tích là m2, độ dài đáy là m. Tính chiều cao? Và học sinh thực hành tốt bài tập 1 tiết 103 (trang 106): Tam giác có diện tích 5/8 m2, chiều cao 1/2 m. Tính độ dài đáy của tam giác đó. Từ công thức tổng quát trên, học sinh dễ dàng giải bài toán này. Giải Độ dài của tam giác là: Đáp số: m Tóm lại: Đối với hình tam giác giáo viên cần giúp học sinh làm rõ các nội dung ngoài sách giáo khoa: - Xác định đường cao ngoài. - Các yếu tố độ dài đáy, chiều cao phải cùng đơn vị đo. -Tìm hiểu công thức tính độ dài đáy, chiều cao. - Hai tam giác bất kỳ nếu có chung đáy (đáy bằng nhau), chiều cao bằng nhau (chung chiều cao) thì hai tam giác đó có diện tích bằng nhau. IV. Hiệu quả đạt được: Qua một thời gian áp dụng những giải pháp vừa nêu ở trên, tôi nhận thấy, mức độ nhận biết của tập thể lớp 5G đã đạt được những kết quả cao như sau: - Học sinh chăm chỉ làm bài, có ý thức trong việc nhận dạng hình và trình bày vở sạch đẹp, bài làm của các em có tiến bộ hơn hẳn so với đầu năm học. - Đa số các em nắm được đặc điểm hình, nhận biết được hình theo yêu cầu của giáo viên. - Học sinh làm bài thành thạo, đúng yêu cầu. - Học sinh còn biết tự mình thể hiện bài làm sáng tạo như một bài có thể làm bằng 2 cách. - Năm học 2016-2017 Trước khi áp dụng các giải pháp giúp học sinh chưa hoàn thành nhận biết hình tam tam giác: Sau khi áp dụng các biện pháp trên, các em có tiến bộ: + 3 em làm bài tương đối chính xác. + 14 em làm bài chính xác. + 12 em không nhận biết được hình, cách xác định đường cao, cạnh đáy. + 5 em làm bài tương đối chính xác. + 18 em làm bài chính xác. + 6 em nhận biết được hình, cách xác định đường cao, cạnh đáy hình tam giác. Năm học 2014-2015 tôi cho các em làm bài tập rất tốt. Năm học 2015-2016 tôi tiếp tục rèn luyện cho lớp mình dạy được 26 em hoàn thành môn Toán. Đầu năm học này có nhiều em làm toán không được, nhưng hiện tại qua rèn luyện, áp dụng các biện pháp trên các em có tiến bộ, cách làm bài rõ ràng hơn trước. Những em còn chậm tiến, tôi tiếp tục cho các em làm bài thêm để tất cả các em được hoàn thành nhiều hơn trước trong năm học. - Đầu năm 26 em trong đó: - Sau khi áp dụng các biện pháp trên, các em làm bài và trình bày sạch đẹp, chữ viết các em có tiến bộ: + 4 em hoàn thành tốt. + 12 em hoàn thành. + 10 em chưa hoàn thành. + 7 em hoàn thành tốt. + 15 hoàn thành. + 4 em chưa hoàn thành. V. Mức độ ảnh hưởng: 1) Khả năng áp dụng giải pháp: Qua đề tài này, tôi thấy áp dụng vào dạy môn Toán ở lớp 5 trong Trường Tiểu học Long Phú. Giáo viên cần trang bị cho học sinh các đồ dùng học tập như: Viết, tập, thước kẻ, sách giáo khoa,... Tôi sẽ vận dụng các giải pháp này vào năm học cho lớp mình đang dạy và trao đổi với các đồng nghiệp trong đơn vị nhất là trong tổ khối 5 để cùng nhau thực hiện cho đạt hiệu quả, tạo ra thế hệ tương lai có vốn kiến thức cần thiết. Đồng thời tôi cũng chia sẽ với các đồng nghiệp khối khác, nhất là khối 1, vì các em ở lứa tuổi đầu cấp, rất quan trọng trong việc nhận dạng hình, tạo nền tảng cho thế hệ sau. Ngoài ra, tôi còn trao đổi với các đồng nghiệp dạy ở trường khác để có thêm tư liệu nhằm giúp cho các em có điều kiện học tốt hơn. 2) Những điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp của sáng kiến: Nhằm giúp cho các em có thêm vốn hiểu biết về yếu tố hình học, nắm vững nội dung của SGK Toán 5, biện pháp để phát triển năng lực học tập toán phù hợp với từng đối tượng học sinh. Các em phải tâm huyết với công sức rèn luyện của mình, cẩn thận, không chán nãn những khi các em làm bài sai, nhận dạng chưa chính xác hình, quá trình rèn luyện cho các em cũng là giây phút rèn luyện tính kiên trì của bản thân mình. Không một lúc rèn nhiều hình, nhiều bài, phải bắt đầu rèn từng hình, hiểu rõ rồi học hình tiếp theo. Ngoài ra, tôi phối hợp với gia đình một cách chặt chẽ để giáo dục, rèn luyện cho các em nhận biết được hình học tốt hơn. Trong quá trình các em thực hành cần phải có sự kiểm tra của giáo viên, phụ huynh, để phát hiện những em làm bài chưa đúng, tiếp tục bồi dưỡng cho các em làm bài đúng. Bên cạnh đó, giáo viên nên động viên, khuyến khích các em bằng cách tuyên dương và khen thưởng dù là sự tiến bộ nhỏ. Đó là động lực để thúc đẩy các em học nhanh tiến bộ hơn. VI. Kết luận Để nâng cao chất lượng học sinh, nâng bậc dần học sinh chưa hoàn thành, giúp các em nắm được kiến thức, vận dụng vào thực hành, tôi nhận thấy rằng: Là giáo viên phải luôn nâng cao trình độ bản thân bằng cách tự học qua đồng nghiệp hay tham khảo thêm tài liệu hay trên các phương tiện thông tin đại chúng. Khi lên kế hoạch bài học cần chuẩn bị kỹ nội dung, đồ dùng và các phương pháp dạy học. Mạnh dạn đưa ra các cách làm nhằm củng cố, khắc sâu cho học sinh. - Trong dạy học cần phối hợp nhiều phương pháp nhằm giúp các em học tập tốt hơn. Đối với lớp có nhiều học sinh chưa hoàn thành nên có thời gian kèm cặp nhiều hơn ở mỗi tiết học và có thể giảm bớt thời gian ở 1 số môn học khác. Có như vậy số học sinh này mới có thể giải quyết được các bài tập trong sách giáo khoa trên lớp. Đồng thời phối hợp với Ban Giám Hiệu và Tổ Khối thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho giáo viên. Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Trong quá trình phụ đạo học sinh chưa hoàn thành, tôi nhận ra rằng: Để hoàn thành nhiệm vụ này có hiệu quả cần làm tốt 1 số vấn đề sau: - Kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh thật chính xác ngay từ đầu năm học và có kế hoạch bồi dưỡng các em ngay từ những tuần đầu của năm học. - Kiên trì chịu khó không nôn nóng trước sự phát triển chậm chạp của các em, phải biết ghi nhận từng tiến bộ của các em dù là nhỏ nhất. Đó là điều kiện cần thiết của người giáo viên khi dạy số học sinh này. - Phải nghiên cứu, tìm hiểu nội dung môn học, bài học để đề ra phương pháp giảng dạy cho đối tượng học sinh này: Khi dạy cần kết hợp khắc sâu, mở rộng và chỉ rõ từng bước để các em hiểu, làm theo và dần dần trở thành kỹ năng. - Tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi để đề ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học toán, đặc biệt là hình học ở trường tiểu học cho học sinh chưa hoàn thành là vô cùng cần thiết và phù hợp với yêu cầu thực tiễn. - Trẻ em là tương lai của đất nước, là hạnh phúc của mỗi gia đình, chúng ta hãy trang bị cho các em một hệ thống tri thức cơ bản, vững chắc để các em tự tin bước vào thời đại mới: Thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm nhỏ trong việc bồi dưỡng, phụ đạo môn Toán cho học sinh chưa hoàn thành lớp 5, nội dung phụ đạo thuộc lĩnh vực hình học của cá nhân tôi. Điều không thể không nói đến là vai trò chỉ đạo của Hiệu trưởng, Tổ khối rất quan tâm sâu sát với hoạt động này cộng với sự cộng tác trực tiếp của giáo viên và sự theo dõi, kiểm tra thường xuyên của bản thân tôi, nhờ thế mà tôi đã hoàn thành đề tài nêu trên một cách thuận lợi. Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến Nguyễn Thị Kim Như
File đính kèm:
- SKKN_12496729.doc